Ngọc Nga Nguyên, Việt Nam Thời báo, ngày 19/10/2018
Việt Nam đã trả tự do cho một blogger nổi tiếng sau hai năm tù giam.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được gọi là “Nấm Mẹ”, bị bắt vào tháng 10 năm 2016 và bị kết án 10 năm tù vì cáo buộc chống lại chính phủ Cộng sản. Mẹ Nấm là một nhà hoạt động nổi tiếng, người viết về nhân quyền và ô nhiễm công nghiệp (Formosa), người đã thu hút sự ủng hộ từ một số chính phủ phương Tây và các nhóm nhân quyền quốc tế.
Bạn bè của blogger 39 tuổi nói rằng cô đến Mỹ với mẹ và hai đứa con.
“Sau nhiều nỗ lực, gia đình của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được đoàn tụ trong một đất nước tự do,” người bạn của cô Nguyễn Tín đã viết trên trang Facebook của mình. “Chúc mừng gia đình nhỏ của cô ấy.”
Luật sư của Quỳnh, Hà Huy Sơn, cho biết việc trả tự do cho Mẹ Nấm là tin tốt nhưng điều đó không dỡ bỏ những trở ngại mà những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam phải đối mặt.
|
Mẹ Nấm và người con gái của mình. Ảnh: FB |
Nicholas Bequelin, Giám đốc khu vực Đông Á và Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói trong một tuyên bố, “Trong khi Mẹ Nấm không còn bị cầm tù với điều kiện buộc bà phải tha hương, thì nhà tù Việt Nam vẫn giam giữ hơn một trăm người vì bất đồng chính kiến. ”
Vào tháng 6, các nhà chức trách Cộng sản Việt Nam đã trả tự do cho luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và buộc ông phải tỵ nạn đến Đức.
Việc trả tự do cho Quỳnh diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đến thăm Việt Nam.
Trong khi đó, một tòa án ở Bình Dương đã kết án một nhà hoạt động đến 7 năm tù hôm thứ Tư, vì tội ấn hành hơn 3.300 tờ rơi với nội dung kêu gọi công nhân phản đối luật về đặc khu.
Nguyễn Đình Thành, 27 tuổi, đã bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước trong phiên tòa kéo dài một ngày.
Các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc vào tháng 6 nhằm chống lại dự luật đặc khu, mà những người chỉ trích Chính phủ cho rằng, văn bản này nhằm ‘ủng hộ các nhà đầu tư Trung Quốc’.
Việt Nam đã đẩy mạnh cuộc đàn áp về bất đồng chính kiến trong hai năm qua với hàng chục nhà hoạt động và các blogger được đưa ra xét xử với các tội danh liên quan đến luật an ninh quốc gia.
Bất chấp những cải cách kinh tế sâu rộng kể từ giữa thập niên 1980, chính quyền Cộng sản vẫn giữ nguyên tắc bất di bất dịch về một đảng
Có hơn 100 “tù nhân lương tâm” trong các nhà tù Việt Nam, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.
October 19, 2018
Trả tự do Mẹ Nấm và tuyên án tù Nguyễn Đình Thành
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngọc Nga Nguyên, Việt Nam Thời báo, ngày 19/10/2018
Việt Nam đã trả tự do cho một blogger nổi tiếng sau hai năm tù giam.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được gọi là “Nấm Mẹ”, bị bắt vào tháng 10 năm 2016 và bị kết án 10 năm tù vì cáo buộc chống lại chính phủ Cộng sản. Mẹ Nấm là một nhà hoạt động nổi tiếng, người viết về nhân quyền và ô nhiễm công nghiệp (Formosa), người đã thu hút sự ủng hộ từ một số chính phủ phương Tây và các nhóm nhân quyền quốc tế.
Bạn bè của blogger 39 tuổi nói rằng cô đến Mỹ với mẹ và hai đứa con.
“Sau nhiều nỗ lực, gia đình của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được đoàn tụ trong một đất nước tự do,” người bạn của cô Nguyễn Tín đã viết trên trang Facebook của mình. “Chúc mừng gia đình nhỏ của cô ấy.”
Luật sư của Quỳnh, Hà Huy Sơn, cho biết việc trả tự do cho Mẹ Nấm là tin tốt nhưng điều đó không dỡ bỏ những trở ngại mà những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam phải đối mặt.
Nicholas Bequelin, Giám đốc khu vực Đông Á và Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói trong một tuyên bố, “Trong khi Mẹ Nấm không còn bị cầm tù với điều kiện buộc bà phải tha hương, thì nhà tù Việt Nam vẫn giam giữ hơn một trăm người vì bất đồng chính kiến. ”
Vào tháng 6, các nhà chức trách Cộng sản Việt Nam đã trả tự do cho luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và buộc ông phải tỵ nạn đến Đức.
Việc trả tự do cho Quỳnh diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đến thăm Việt Nam.
Trong khi đó, một tòa án ở Bình Dương đã kết án một nhà hoạt động đến 7 năm tù hôm thứ Tư, vì tội ấn hành hơn 3.300 tờ rơi với nội dung kêu gọi công nhân phản đối luật về đặc khu.
Nguyễn Đình Thành, 27 tuổi, đã bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước trong phiên tòa kéo dài một ngày.
Các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc vào tháng 6 nhằm chống lại dự luật đặc khu, mà những người chỉ trích Chính phủ cho rằng, văn bản này nhằm ‘ủng hộ các nhà đầu tư Trung Quốc’.
Việt Nam đã đẩy mạnh cuộc đàn áp về bất đồng chính kiến trong hai năm qua với hàng chục nhà hoạt động và các blogger được đưa ra xét xử với các tội danh liên quan đến luật an ninh quốc gia.
Bất chấp những cải cách kinh tế sâu rộng kể từ giữa thập niên 1980, chính quyền Cộng sản vẫn giữ nguyên tắc bất di bất dịch về một đảng
Có hơn 100 “tù nhân lương tâm” trong các nhà tù Việt Nam, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.