Ủy ban Châu Âu (EC), vào ngày 17 tháng 10 thông qua việc đệ trình lên Hội đồng Châu Âu Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam, đề xuất ký kết và hoàn tất để đưa vào thực thi, một khi được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn.
Truyền thông trong nước, vào ngày 18 tháng 10 dẫn lời của Cao ủy Thương mại của Châu Âu, bà Cecilia Malmstrom rằng bà mong muốn Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu nhanh chóng phê duyệt hai hiệp định được cho là “tiến bộ và rất giá trị” này.
Hôm 17/10, EC phổ biến một thông cáo cho biết hai bên đồng ý đảm bảo việc thực thi đầy đủ các quyền của người lao động theo nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Thỏa thuận cũng bao gồm hợp tác về nhân quyền cho phép Châu Âu có các biện pháp cần thiết, thậm chí dẫn đến ngưng hiệp định khi có các trường hợp vi phạm nhân quyền.
Tại cuộc họp báo ở Bruxells, Bỉ, diễn ra vào ngày 17 tháng 10, Cao ủy Thương mại Cecilia Malmstrom nhìn nhận có những vấn đề về nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên bà nói rằng EVFTA sẽ giúp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ nhì của EU trong khối ASEAN, sau Singapore với thương mại hàng hóa trị giá gần 50 tỷ Euro và thương mại dịch vụ ở mức 3,6 tỷ Euro/năm.
Theo EC, Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) xóa bỏ trên 99% thuế quan đối với hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và EU, đồng thời áp dụng hàng rào phi thuế quan trong ngành ô tô và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 169 sản phẩm của Châu Âu, tạo điều kiện cho các công ty EU được đấu thầu bình đẳng với công ty Việt Nam trong hợp đồng công.
October 19, 2018
Ủy ban Châu Âu kêu gọi ký kết FTA với Việt Nam dù nhìn nhận còn vi phạm nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ủy ban Châu Âu (EC), vào ngày 17 tháng 10 thông qua việc đệ trình lên Hội đồng Châu Âu Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam, đề xuất ký kết và hoàn tất để đưa vào thực thi, một khi được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn.
Truyền thông trong nước, vào ngày 18 tháng 10 dẫn lời của Cao ủy Thương mại của Châu Âu, bà Cecilia Malmstrom rằng bà mong muốn Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu nhanh chóng phê duyệt hai hiệp định được cho là “tiến bộ và rất giá trị” này.
Hôm 17/10, EC phổ biến một thông cáo cho biết hai bên đồng ý đảm bảo việc thực thi đầy đủ các quyền của người lao động theo nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Thỏa thuận cũng bao gồm hợp tác về nhân quyền cho phép Châu Âu có các biện pháp cần thiết, thậm chí dẫn đến ngưng hiệp định khi có các trường hợp vi phạm nhân quyền.
Tại cuộc họp báo ở Bruxells, Bỉ, diễn ra vào ngày 17 tháng 10, Cao ủy Thương mại Cecilia Malmstrom nhìn nhận có những vấn đề về nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên bà nói rằng EVFTA sẽ giúp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ nhì của EU trong khối ASEAN, sau Singapore với thương mại hàng hóa trị giá gần 50 tỷ Euro và thương mại dịch vụ ở mức 3,6 tỷ Euro/năm.
Theo EC, Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) xóa bỏ trên 99% thuế quan đối với hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và EU, đồng thời áp dụng hàng rào phi thuế quan trong ngành ô tô và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 169 sản phẩm của Châu Âu, tạo điều kiện cho các công ty EU được đấu thầu bình đẳng với công ty Việt Nam trong hợp đồng công.