Tổ chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, hôm 18 tháng 10 ra thông cáo hối thúc chính quyền Việt Nam mở ngay cuộc điều tra rốt ráo về vụ việc 11 người Tày bản xứ bao gồm cả phụ nữ và trẻ em bị bảo vệ công ty khai thác đá RK Việt Nam đánh bị thương khi phản đối các hoạt động mà người dân cho gây ô nhiễm môi trường.
Theo thông cáo của Amnesty International, yêu cầu cụ thể được nêu ra là chính quyền Việt Nam cần có các biện pháp cụ thểđể đảm bảo rằng, những tác động về môi trường và quyền con người trong việc khai thác mỏ đá phải được đánh giá, giải quyết đúng cách; đồng thời bồi thường công bằng cho bất kỳ đất đai và di sản văn hóa nào bị lấy đi hoặc bị làm hư hại mà không có sự tự nguyện và tán thành của người Tày bản địa.
Hôm 27 tháng 9 năm 2018, hàng trăm người ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã tập trung phản đối công ty đá cẩm thạch RK Việt Nam, bị người dân cho là nghi phạm gây ô nhiễm nguồn nước duy nhất dành cho sinh hoạt và chăn nuôi, và khiến một số lượng lớn cá và gia cầm bị chết.
Đáp lại, những nhân viên bảo vệ Đông Á làm việc cho công ty RK Việt Nam – vốn thuộc sở hữu của Ấn Độ đã tấn công những người biểu tình ôn hòa với súng, dùi cui và roi điện.
Tổ chức này dẫn báo cáo của truyền thông cho biết có ít nhất 11 người bị thương. Một đoạn phim cho thấy vụ tấn công diễn ra trước sự chứng kiến của cảnh sát phản ứng nhanh, làm dấy lên câu hỏi tại sao họ không can thiệp để ngăn chặn những cuộc tấn công.
Sau đó chính quyền huyện Lục Yên yêu cầu công ty dừng khai thác đá để đối thoại với người dân, tuy nhiên nhiều người ở địa phương đã báo cáo rằng công an đã đến nhà họ và yêu cầu phải xóa các bài đã đăng trên mạng xã hội về sự kiện này.
Ngày 4/10, Chủ tịch huyện Lục Yên cũng ra văn bản chính thức yêu cầu lực lượng công an địa phương tập hợp thông tin về những ai nói về sự kiện này trên Facebook để xử lý.
Cho đến ngày 19/10, báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng tiết lộ việc người dân bản Nà Kèn lập ra nhiều chòi canh hô ứng lẫn nhau trên con đường độc đạo lên núi để đề phòng doanh nghiệp đưa máy móc vào khai thác đá cẩm thạch.
October 20, 2018
Ân xá Quốc tế yêu cầu điều tra vụ 11 người Tày bị đánh ở núi Nà Kèn
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, hôm 18 tháng 10 ra thông cáo hối thúc chính quyền Việt Nam mở ngay cuộc điều tra rốt ráo về vụ việc 11 người Tày bản xứ bao gồm cả phụ nữ và trẻ em bị bảo vệ công ty khai thác đá RK Việt Nam đánh bị thương khi phản đối các hoạt động mà người dân cho gây ô nhiễm môi trường.
Theo thông cáo của Amnesty International, yêu cầu cụ thể được nêu ra là chính quyền Việt Nam cần có các biện pháp cụ thểđể đảm bảo rằng, những tác động về môi trường và quyền con người trong việc khai thác mỏ đá phải được đánh giá, giải quyết đúng cách; đồng thời bồi thường công bằng cho bất kỳ đất đai và di sản văn hóa nào bị lấy đi hoặc bị làm hư hại mà không có sự tự nguyện và tán thành của người Tày bản địa.
Hôm 27 tháng 9 năm 2018, hàng trăm người ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã tập trung phản đối công ty đá cẩm thạch RK Việt Nam, bị người dân cho là nghi phạm gây ô nhiễm nguồn nước duy nhất dành cho sinh hoạt và chăn nuôi, và khiến một số lượng lớn cá và gia cầm bị chết.
Đáp lại, những nhân viên bảo vệ Đông Á làm việc cho công ty RK Việt Nam – vốn thuộc sở hữu của Ấn Độ đã tấn công những người biểu tình ôn hòa với súng, dùi cui và roi điện.
Tổ chức này dẫn báo cáo của truyền thông cho biết có ít nhất 11 người bị thương. Một đoạn phim cho thấy vụ tấn công diễn ra trước sự chứng kiến của cảnh sát phản ứng nhanh, làm dấy lên câu hỏi tại sao họ không can thiệp để ngăn chặn những cuộc tấn công.
Sau đó chính quyền huyện Lục Yên yêu cầu công ty dừng khai thác đá để đối thoại với người dân, tuy nhiên nhiều người ở địa phương đã báo cáo rằng công an đã đến nhà họ và yêu cầu phải xóa các bài đã đăng trên mạng xã hội về sự kiện này.
Ngày 4/10, Chủ tịch huyện Lục Yên cũng ra văn bản chính thức yêu cầu lực lượng công an địa phương tập hợp thông tin về những ai nói về sự kiện này trên Facebook để xử lý.
Cho đến ngày 19/10, báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng tiết lộ việc người dân bản Nà Kèn lập ra nhiều chòi canh hô ứng lẫn nhau trên con đường độc đạo lên núi để đề phòng doanh nghiệp đưa máy móc vào khai thác đá cẩm thạch.