BPSOS công bố “Đề Án Dân Quyền Việt Nam”

BPSOS, thông cáo báo chí, ngày 19 tháng 10, 2018

 

Sau 9 tháng thử nghiệm, BPSOS hôm nay công bố “Đề Án Dân Quyền Việt Nam” (Vietnam Civil Rights Project, viết tắt là VNCRP) mà mục đích là thúc đẩy nhà nước Việt Nam thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ nghĩa vụ phục vụ và bảo vệ quyền của công dân theo đúng hiến pháp và luật pháp của Việt Nam.

Đề án này là yếu tố cần thiết để phát huy tác dụng những thành quả về vận động nhân quyền. Trong một thập niên qua, BPSOS đã vận động quốc tế áp lực Việt Nam phải tăng dần các cam kết về tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và “luật hoá” các cam kết ấy. Tác dụng của công cuộc quốc tế vận này là nâng “ngưỡng trần” của khung luật Việt Nam ngày càng gần với những tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế về nhân quyền.

Tuy nhiên, nâng ngưỡng trần sẽ không giúp ích gì một cách thực tiễn cho người dân nếu như chính quyền không thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ các điều cam kết đã được “luật hoá”.

“Nếu mức thực thi luật pháp được xem là ‘ngưỡng đáy’ thì tác dụng của đề án dân quyền sẽ là nâng dần ngưỡng đáy ấy lên để theo sát với ngưỡng trần,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.

Để đạt mục đích này, Đề Án Dân Quyền Việt Nam có 3 lĩnh vực hoạt động:

(1)    Nâng sự hiểu biết của người dân nói chung về những khía cạnh luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ;

(2)    Tư vấn cách ứng dụng luật pháp để người dân đặt vấn đề với chính quyền các cấp về nghĩa vụ bảo lệ quyền và lợi ích của công dân;

(3)    Hỗ trợ pháp lý cho một số trường hợp tiêu biểu dùng làm phép thử để đo lường vị trí của ngưỡng đáy.

Các lĩnh vực hoạt động này tương đồng với chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của cụ Phan Chu Trinh.

Trong 9 tháng qua, BPSOS đã thử nghiệm Đề Án Dân Quyền qua các hoạt động sau:

(1)    Mở trang Facebook thí điểm và huấn luyện trực tuyến cho nhân sự lõi của một số cộng đồng người dân về kiến thức pháp lý căn bản.

(2)    Sắp xếp để các luật sư và luật gia tình nguyện tư vấn cho một số người dân.

(3)    Thu xếp để luật sư hỗ trợ một vụ kiện dân sự và một nhóm giáo dân tố giác hành vi bạo lực của giới chức chính quyền.

Trong 12 tháng tới, mục tiêu của Đề Án Dân Quyền bao gồm:

(1)    Phổ biến trang Facebook của đề án (https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/) để qua đó người dân có thể đặt câu hỏi, và kêu gọi các luật sư và luật gia có kinh nghiệm trả lời hay góp ý;

(2)    Hoàn thành trang mạng http://vncrp.org để trở thành nơi lưu trữ các bài giảng, các hướng dẫn căn bản, danh sách hỏi đáp, và các thư và đơn từ mẫu;

(3)    Hỗ trợ pháp lý: (1) một số vụ kiện dân sự nhắm vào các tác nhân ngoài chính quyền đã vi phạm quyền và lợi ích của những tín đồ theo tôn giáo độc lập; một số đồng bào bị đẩy vào tình trạng “vô tổ quốc” vì không chịu bỏ đạo; một số nạn nhân của chính sách cưỡng chế đất đai trái phép bởi chính quyền địa phương.

Các hồ sơ pháp lý sẽ được dùng làm phép thử để đo lường mức tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam có trách nhiệm thi hành. Diễn tiến và kết cục của các hồ sơ này sẽ đóng góp cho các bản báo cáo gửi LHQ để can thiệp cho nạn nhân hoặc sử dụng tại các cuộc kiểm điểm đối với Việt Nam. Tương tự, các thông tin này sẽ được chia sẻ với các chính quyền Phương Tây và các tổ chức nhân quyền quốc tế để giúp họ có được những quyết định thích đáng đối với Việt Nam.

Đề Án Dân Quyền Việt Nam nhận được sự hợp tác quý báu của Liên Minh Chống Tra Tấn — Việt Nam.

Mọi ý kiến và thông tin đóng góp với Đề Án Dân Quyền, xin gửi cho Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none;”>danquyen@bpsos.org (tiếng Việt) hoặc Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. ” style=”margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; font-size: 12px; background-color: transparent; color: rgb(21, 74, 127); text-decoration: none;”>civilrights@bpsos.org (tiếng Anh).

Bài liên quan:

Từ độc tài đến dân chủ: chúng ta là yếu tố quyết định
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1401-2018-10-14-01-23-48.html

BPSOS: Báo cáo tài chánh năm 2017 cho các hoạt động dân chủ hoá Việt Nam
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1400-2018-10-10-20-24-13.html