Ít nhất bốn lý do để Việt Nam bãi bỏ Luật An ninh mạng
Theo kiến nghị, có các lý do như sau: Thứ nhất, Luật An ninh mạng gồm nhiều điều khoản vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của công dân, cụ thể: Khoản 1 Điều 8 Luật này quy định các hành vi bị nghiêm cấm một cách rất mơ hồ, như “phá hoại thuần phong, mỹ tục” và “xuyên tạc lịch sử”.
Tương tự, nội dung quy định tại Điều 16 cũng yêu cầu phòng ngừa và xử lý những hành vi mơ hồ như “xúc phạm vĩ nhân” hay “tuyên truyền xuyên tạc”. Điều này có thể trao cho cơ quan chấp pháp khả năng lạm dụng quyền lực để xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, vốn được bảo vệ theo Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Không chỉ vậy, Khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng còn buộc doanh nghiệp mạng phải cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan chấp pháp, đồng thời ngăn chặn và xoá bỏ thông tin đăng tải trên mạng theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp mà không thông qua tòa án.
Như vậy, không có bất cứ thủ tục cụ thể nào được quy định để các công dân có thể bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân của mình theo một quy trình tư pháp công bằng và minh bạch.
Thứ hai, các điều khoản nêu trên của Luật An ninh mạng đã đi ngược lại các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền quy định “mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm” tại Điều 19.
Điều 19 Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị ICCPR, mà Việt Nam tham gia từ năm 1982, cũng ghi rõ rằng “mọi người đều có quyền tự do ngôn luận”. Chính vì lý do này, 17 nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi lãnh đạo các công ty Facebook và Google “chống lại những thay đổi được quy định tại Luật An ninh mạng của Việt Nam”.
|
Ảnh minh họa. |
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 5-9-2018, khi được hỏi về Luật An ninh mạng Việt Nam, đại diện Facebook đã tuyên bố “sẽ không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, trừ những ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi”, và “chỉ hoạt động tại những quốc gia nào mà Facebook có thể gìn giữ được những giá trị của mình”.
Thứ ba, việc thực thi Luật An ninh mạng sẽ tạo ra rào cản thương mại đối với các doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, khi buộc các doanh nghiệp này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, theo Khoản 3 Điều 26.
Điều khoản này đòi hỏi phải địa phương hóa dữ liệu, làm tăng chi phí của doanh nghiệp khi hoạt động tại Việt Nam. Chính vì vậy, Luật An ninh mạng sẽ trở thành một lực cản rất lớn đối việc phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam theo hướng toàn cầu hóa.
Thứ tư, Luật An ninh mạng còn đe dọa đến khả năng ký kết hiệp định EVFTA. Vào ngày 17-9-2018, 32 Nghị sỹ đến từ các đảng lớn của Liên minh Châu Âu đã gửi thư đến Cao ủy Mogherini và Ủy viên Malmstrom nhằm đặt ra các điều kiện trước khi phê chuẩn hiệp định EVFTA, trong đó yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sửa đổi Luật An ninh mạng theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Người viết cho rằng cần bãi bỏ văn bản có tên Luật An ninh mạng. Lý thuyết pháp lý cho biết “hủy bỏ” là biện pháp xử lý văn bản pháp luật có khiếm khuyết.
Còn “bãi bỏ” là nội dung văn bản không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; nội dung văn bản không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; phần lớn nội dung không đảm bảo quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động của văn bản, hoặc không phù hợp với thực trạng kinh tế – xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; hay phần lớn nội dung văn bản không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập…
Từ cách hiểu thuần lý thuyết nói trên, cho thấy với đường lối, chính sách của Đảng như tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm làm việc chính thức Vương quốc Bỉ từ ngày 16 đến ngày 18-10-2018: “Hai thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn về Quyền con người và cam kết quốc tế mà hai bên đã tham gia” [Nguồn: http://bit.ly/2PbVeBg].
|
TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VNG |
Và trước đó trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tại Hà Nội ngày 16-7-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Ngay cả trường hợp chính sách, pháp luật đúng rồi mà nhân dân chưa hiểu, chưa đồng tình thì cũng phải ra sức tuyên truyền, vận động, giải thích, hoặc biết chờ đợi dân, không gò ép áp đặt một cách thô bạo”. [Nguồn: http://bit.ly/2P9t0ah]
Thực hiện theo huấn thị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cá nhân người viết tin rằng nếu Đảng, Quốc hội và Nhà nước đã có căn cứ pháp lý vững chắc về sự tuân thủ Hiến pháp 2013, về Luật Điều ước quốc tế 2016… của Luật An ninh mạng, thì một mặt cần có phúc trình giải thích cặn kẽ các thắc mắc của nội dung “Kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành Luật An ninh mạng để sửa đổi” đang được thu thập chữ ký của cộng đồng mạng tại địa chỉ: http://bit.ly/2yn47OI.
Mặt khác, thay vì trấn áp, bắt bớ, hình sự hóa các người dân phản đối Luật An ninh mạng, thì Đảng, Quốc hội và Nhà nước cần tìm mọi phương thức hữu hiệu để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về Luật An ninh mạng; kể cả việc tổ chức trưng cầu dân ý về luật này.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Cộng sản, tác giả ký tên PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, có đề xuất rằng: “Cần phải coi trọng thích đáng việc thể chế hóa và thực hiện các quyền dân sự, chính trị, vì chúng là tiền đề trực tiếp của các quyền sống, phát triển,… Việc xử lý vấn đề này thể hiện trình độ khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, không chỉ trong việc giải quyết mối quan hệ của quyền con người với các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, tiếp cận thông tin…”. [Nguồn: http://bit.ly/2QZBb6g]
Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có cả hai lợi ích chính trị và kinh tế, nếu…
Hy vọng rằng nếu sắp tới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được sự tín nhiệm của Quốc hội để tuyên thệ nhận trọng trách Chủ tịch nước, thì với tư cách là Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ mạnh dạn đề xuất Quốc hội ra nghị quyết bãi bỏ Luật An ninh mạng, lý do “không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng”.
Một lưu ý, biện pháp ‘bãi bỏ’ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản bị bãi bỏ đó. Đây chính là điều mà tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể an tâm cho đề xuất bãi bỏ Luật An ninh mạng. Và nó còn mang lại cho cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng lợi ích chính trị của việc được lòng dân; và lợi ích kinh tế từ việc phù hợp với các thỏa thuận thương mại quốc tế, cũng như với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà kỳ họp tháng 10-2018, Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn.
“Kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành Luật An ninh mạng để sửa đổi” đang được thu thập chữ ký của cộng đồng mạng tại địa chỉ: http://bit.ly/2yn47OI.
October 21, 2018
Đã có thể bãi bỏ Luật An ninh mạng?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ít nhất bốn lý do để Việt Nam bãi bỏ Luật An ninh mạng
Theo kiến nghị, có các lý do như sau: Thứ nhất, Luật An ninh mạng gồm nhiều điều khoản vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của công dân, cụ thể: Khoản 1 Điều 8 Luật này quy định các hành vi bị nghiêm cấm một cách rất mơ hồ, như “phá hoại thuần phong, mỹ tục” và “xuyên tạc lịch sử”.
Tương tự, nội dung quy định tại Điều 16 cũng yêu cầu phòng ngừa và xử lý những hành vi mơ hồ như “xúc phạm vĩ nhân” hay “tuyên truyền xuyên tạc”. Điều này có thể trao cho cơ quan chấp pháp khả năng lạm dụng quyền lực để xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, vốn được bảo vệ theo Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Không chỉ vậy, Khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng còn buộc doanh nghiệp mạng phải cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan chấp pháp, đồng thời ngăn chặn và xoá bỏ thông tin đăng tải trên mạng theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp mà không thông qua tòa án.
Như vậy, không có bất cứ thủ tục cụ thể nào được quy định để các công dân có thể bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân của mình theo một quy trình tư pháp công bằng và minh bạch.
Thứ hai, các điều khoản nêu trên của Luật An ninh mạng đã đi ngược lại các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền quy định “mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm” tại Điều 19.
Điều 19 Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị ICCPR, mà Việt Nam tham gia từ năm 1982, cũng ghi rõ rằng “mọi người đều có quyền tự do ngôn luận”. Chính vì lý do này, 17 nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi lãnh đạo các công ty Facebook và Google “chống lại những thay đổi được quy định tại Luật An ninh mạng của Việt Nam”.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 5-9-2018, khi được hỏi về Luật An ninh mạng Việt Nam, đại diện Facebook đã tuyên bố “sẽ không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, trừ những ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi”, và “chỉ hoạt động tại những quốc gia nào mà Facebook có thể gìn giữ được những giá trị của mình”.
Thứ ba, việc thực thi Luật An ninh mạng sẽ tạo ra rào cản thương mại đối với các doanh nghiệp quốc tế đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, khi buộc các doanh nghiệp này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, theo Khoản 3 Điều 26.
Điều khoản này đòi hỏi phải địa phương hóa dữ liệu, làm tăng chi phí của doanh nghiệp khi hoạt động tại Việt Nam. Chính vì vậy, Luật An ninh mạng sẽ trở thành một lực cản rất lớn đối việc phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam theo hướng toàn cầu hóa.
Thứ tư, Luật An ninh mạng còn đe dọa đến khả năng ký kết hiệp định EVFTA. Vào ngày 17-9-2018, 32 Nghị sỹ đến từ các đảng lớn của Liên minh Châu Âu đã gửi thư đến Cao ủy Mogherini và Ủy viên Malmstrom nhằm đặt ra các điều kiện trước khi phê chuẩn hiệp định EVFTA, trong đó yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sửa đổi Luật An ninh mạng theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Hủy bỏ hay bãi bỏ?
Người viết cho rằng cần bãi bỏ văn bản có tên Luật An ninh mạng. Lý thuyết pháp lý cho biết “hủy bỏ” là biện pháp xử lý văn bản pháp luật có khiếm khuyết.
Còn “bãi bỏ” là nội dung văn bản không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; nội dung văn bản không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; phần lớn nội dung không đảm bảo quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động của văn bản, hoặc không phù hợp với thực trạng kinh tế – xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; hay phần lớn nội dung văn bản không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập…
Từ cách hiểu thuần lý thuyết nói trên, cho thấy với đường lối, chính sách của Đảng như tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm làm việc chính thức Vương quốc Bỉ từ ngày 16 đến ngày 18-10-2018: “Hai thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn về Quyền con người và cam kết quốc tế mà hai bên đã tham gia” [Nguồn: http://bit.ly/2PbVeBg] .
Và trước đó trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tại Hà Nội ngày 16-7-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Ngay cả trường hợp chính sách, pháp luật đúng rồi mà nhân dân chưa hiểu, chưa đồng tình thì cũng phải ra sức tuyên truyền, vận động, giải thích, hoặc biết chờ đợi dân, không gò ép áp đặt một cách thô bạo”. [Nguồn: http://bit.ly/2P9t0ah]
Thực hiện theo huấn thị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cá nhân người viết tin rằng nếu Đảng, Quốc hội và Nhà nước đã có căn cứ pháp lý vững chắc về sự tuân thủ Hiến pháp 2013, về Luật Điều ước quốc tế 2016… của Luật An ninh mạng, thì một mặt cần có phúc trình giải thích cặn kẽ các thắc mắc của nội dung “Kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành Luật An ninh mạng để sửa đổi” đang được thu thập chữ ký của cộng đồng mạng tại địa chỉ: http://bit.ly/2yn47OI.
Mặt khác, thay vì trấn áp, bắt bớ, hình sự hóa các người dân phản đối Luật An ninh mạng, thì Đảng, Quốc hội và Nhà nước cần tìm mọi phương thức hữu hiệu để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về Luật An ninh mạng; kể cả việc tổ chức trưng cầu dân ý về luật này.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Cộng sản, tác giả ký tên PGS, TS. Nguyễn Thanh Tuấn, có đề xuất rằng: “Cần phải coi trọng thích đáng việc thể chế hóa và thực hiện các quyền dân sự, chính trị, vì chúng là tiền đề trực tiếp của các quyền sống, phát triển,… Việc xử lý vấn đề này thể hiện trình độ khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, không chỉ trong việc giải quyết mối quan hệ của quyền con người với các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, tiếp cận thông tin…”. [Nguồn: http://bit.ly/2QZBb6g]
Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có cả hai lợi ích chính trị và kinh tế, nếu…
Hy vọng rằng nếu sắp tới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được sự tín nhiệm của Quốc hội để tuyên thệ nhận trọng trách Chủ tịch nước, thì với tư cách là Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ mạnh dạn đề xuất Quốc hội ra nghị quyết bãi bỏ Luật An ninh mạng, lý do “không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng”.
Một lưu ý, biện pháp ‘bãi bỏ’ không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản bị bãi bỏ đó. Đây chính là điều mà tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể an tâm cho đề xuất bãi bỏ Luật An ninh mạng. Và nó còn mang lại cho cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng lợi ích chính trị của việc được lòng dân; và lợi ích kinh tế từ việc phù hợp với các thỏa thuận thương mại quốc tế, cũng như với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà kỳ họp tháng 10-2018, Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn.
“Kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành Luật An ninh mạng để sửa đổi” đang được thu thập chữ ký của cộng đồng mạng tại địa chỉ: http://bit.ly/2yn47OI.