Tổ chức theo dõi nhân quyền Amnesty International vào ngày 22 tháng 10 gửi thư ngỏ đến các đại biểu quốc hội Việt Nam về quan ngại đối với vấn đề nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam.
Theo thư của Ân Xá Quốc Tế thì quan ngại của tổ chức này là Luật An Ninh Mạng không tuân thủ luật pháp quốc tế và chính Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam.
Một điều luật cụ thể trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được Ân Xá Quốc Tế chỉ rõ là Điều 8 đưa ra các hành vi và hoạt động như ‘xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’, ‘phát tán thông tin gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội’. Từ ngữ như thế bị Amnesty International cho là mơ hồ và giới chức trách được trao thẩm quyền quá mức và tùy tiện để có thể quyết định những gì cấu thành nên hành vi bị cấm.
Ngoài ra Điều 16 bị nói đưa ra một định nghĩa quá rộng về những gì cấu thành hành vi bị cho ‘tuyên truyền chống nhà nước’ gồm ‘xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.’Theo đó thì điều khoản này không đủ chính xác để một cá nhận có thể điều chỉnh hành vi của bản thân.
Theo quan ngại của Ân Xá Quốc Tế thì Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật An Ninh Mạng của Việt Nam sẽ còn áp đặt thêm những hạn chế nữa đối với tự do mạng và có thể ảnh hưởng đáng sợ đến nhân quyền khi truy cập vào mạng Internet tại Việt Nam.
Quan ngại đối với Dự Thảo là điều 58 khoản 5 buộc mọi công ty Internet hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ và giao nộp dữ liệu của người sử dụng cho Cục An Ninh Mạng khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Thống kê của Ân xá Quốc tế cho thấy hiện nay có hơn 60 triệu trên tổng số dân chừng 96 triệu người tại Việt Nam sử dụng Internet.
Việt Nam là một thành viên của Công ước Quốc Tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị (ICCPR) nên có nghĩa vụ pháp lý phải bảo đảm quyền tự do biểu đạt, quyền riêng tư cả trên mạng lẫn ngoài đời thực.
October 23, 2018
Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức theo dõi nhân quyền Amnesty International vào ngày 22 tháng 10 gửi thư ngỏ đến các đại biểu quốc hội Việt Nam về quan ngại đối với vấn đề nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam.
Theo thư của Ân Xá Quốc Tế thì quan ngại của tổ chức này là Luật An Ninh Mạng không tuân thủ luật pháp quốc tế và chính Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam.
Một điều luật cụ thể trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được Ân Xá Quốc Tế chỉ rõ là Điều 8 đưa ra các hành vi và hoạt động như ‘xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’, ‘phát tán thông tin gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội’. Từ ngữ như thế bị Amnesty International cho là mơ hồ và giới chức trách được trao thẩm quyền quá mức và tùy tiện để có thể quyết định những gì cấu thành nên hành vi bị cấm.
Ngoài ra Điều 16 bị nói đưa ra một định nghĩa quá rộng về những gì cấu thành hành vi bị cho ‘tuyên truyền chống nhà nước’ gồm ‘xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.’Theo đó thì điều khoản này không đủ chính xác để một cá nhận có thể điều chỉnh hành vi của bản thân.
Theo quan ngại của Ân Xá Quốc Tế thì Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật An Ninh Mạng của Việt Nam sẽ còn áp đặt thêm những hạn chế nữa đối với tự do mạng và có thể ảnh hưởng đáng sợ đến nhân quyền khi truy cập vào mạng Internet tại Việt Nam.
Quan ngại đối với Dự Thảo là điều 58 khoản 5 buộc mọi công ty Internet hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ và giao nộp dữ liệu của người sử dụng cho Cục An Ninh Mạng khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Thống kê của Ân xá Quốc tế cho thấy hiện nay có hơn 60 triệu trên tổng số dân chừng 96 triệu người tại Việt Nam sử dụng Internet.
Việt Nam là một thành viên của Công ước Quốc Tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị (ICCPR) nên có nghĩa vụ pháp lý phải bảo đảm quyền tự do biểu đạt, quyền riêng tư cả trên mạng lẫn ngoài đời thực.