BBC, ngày 23 tháng 10 2018
Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) vừa gửi một lá thư ngỏ cho Quốc hội Việt Nam, trong bối cảnh đang diễn ra kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, kêu gọi lần cuối các đại biểu có hành động đảm bảo luật An ninh mạng tôn trọng quyền lợi của người dân Việt Nam.
“Ân xá Quốc tế quan ngại rằng Luật An ninh mạng không tuân thủ luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013,” lá thư do Nicholas Bequelin, Giám đốc vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương của AI ký.
Lá thư nêu một số điều khoản như Điều 8 về “Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng”, Điều 16 về “Phòng ngừa xử lý thông tin …tuyên truyền chống Nhà nước…” và Điều 58(5) trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng.
Lá thư “kêu gọi các đại biểu hãy có hành động tức thì và có hiệu quả nhằm đảm bảo rằng Luật An ninh mạng mới và Nghị định hướng dẫn luật này tôn trọng và bảo vệ quyền của mọi người dân tại Việt Nam”.
Lá thư của Ân xá Quốc tế là tiếng nói mới nhất của các tổ chức quốc tế đã lên tiếng về luật an ninh mạng của Việt Nam. Trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã kêu gọi Quốc hội Việt Nam không thông qua luật vào 8/6 và sau đó Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại về luật an ninh mạng, hai ngày sau khi luật được thông qua vào 12/6.
‘Kêu gọi và tiếp tục kêu gọi’
Lá thư này là một trong những lời kêu gọi từ quốc tế dường như không bao giờ được chính quyền Việt Nam hồi đáp, tuy nhiên Nguyễn Trường Sơn, đại diện của AI về Việt Nam cho rằng việc kêu gọi đóng một vai trò nhất định.
“Vai trò của Ân xá Quốc tế là kêu gọi và kêu gọi. Chúng tôi không tin vào bất cứ hình thức đấu tranh cho nhân quyền bằng bạo lực. Chúng tôi tin vào đấu tranh ôn hòa, trong đó việc kêu gọi chính phủ tôn trọng và cải thiện vấn đề về nhân quyền.”
“Đúng là việc đó mất rất nhiều thời gian và thường xuyên kết quả không như mong đợi nhưng không thế vì thế mà việc tôn trọng nhân quyền bị xem nhẹ.”
“Dù đã rất nhiều lần, thậm chí là không đếm được, chúng tôi đã kêu gọi chính phủ tôn trọng nhân quyền mà không đạt được nhiều thành tựu nhưng chúng tôi vẫn buộc phải lên tiếng bởi vì ngày nào chúng ta im lặng, ngày nào chúng tôi từ bỏ kêu gọi chính quyền về bổn phận tôn trọng nhân quyền của họ thì ngày đó chúng tôi sẽ thất bại.”
Những bài đăng, video, hình ảnh nhạy cảm về chính trị giờ có thể khiến nhiều người rơi vào vòng lao lý?
Luật ANM đe dọa tất cả người dân VN?
Theo ông Sơn, bất cứ quốc gia nào cũng cần phải thành lập một bộ luật an ninh mạng, nhưng là để bảo vệ người dân, như thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, những quyền riêng tư khỏi sự tấn công của các tội phạm mạng.
Tuy luật an ninh mạng Việt Nam đề cập những vấn đề này nhưng “nó đi vượt quá khuôn khổ và lấn vào quyền riêng tư của người dân,” và có một số điều luật có nguy cơ bị lam dụng và giới hạn quyền tự do của người dân Việt Nam.
“Cần phải nhấn mạnh rằng từ trước khi có sự xuất hiện của luật an ninh mạng đã Bộ Công an đã có những lần bắt bớ truy tố người sử dụng internet để thực hiện quyền tự do ngôn luận.”
“Việc thông qua luật an ninh mạng, trước hết, nó hợp pháp hóa sự đàn áp đó,”
“Thứ hai là trao cái quyền trấn áp cho bên phía công tố, rõ ràng với công cụ mới thì Bộ Công an nói riêng và nhà nước Việt Nam có thêm công cụ để gia tăng sự trần áp với những người bất đồng chính kiến, hoặc với những người thường xuyên có tiếng nói phản biện và chỉ trích chính quyền.”
VN ‘dẫn đầu’ ASEAN về an ninh mạng?
Một điều khác ông Sơn chỉ ra rằng kể từ khi Việt Nam thông qua luật an ninh mạng, Việt Nam đã tạo ra xu hướng ở Đông Nam Á, lan đến Thái Lan, Indonesia và giờ Campuchia cũng đang có động thái theo bước Việt Nam.
“Trước giờ chúng ta vẫn thường nghe chính phủ Việt Nam nói về khát vọng lãnh đạo cộng đồng Đông Nam Á, vậy thì Việt Nam đang muốn trở thành lãnh đạo ĐNA theo hướng nào?
“Nếu vẫn muốn duy trì luật an ninh mạng thì vai trò lãnh đạo của việt Nam không tích cực cho lắm.”
“Còn nếu sửa đổi thì các ước muốn trở thành quốc gia lãnh đạo ĐNA sẽ không khó khăn gì cả.” Ông Sơn nhận định.
October 25, 2018
Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam đình chỉ thực thi luật An ninh mạng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BBC, ngày 23 tháng 10 2018
Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) vừa gửi một lá thư ngỏ cho Quốc hội Việt Nam, trong bối cảnh đang diễn ra kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, kêu gọi lần cuối các đại biểu có hành động đảm bảo luật An ninh mạng tôn trọng quyền lợi của người dân Việt Nam.
“Ân xá Quốc tế quan ngại rằng Luật An ninh mạng không tuân thủ luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013,” lá thư do Nicholas Bequelin, Giám đốc vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương của AI ký.
Lá thư nêu một số điều khoản như Điều 8 về “Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng”, Điều 16 về “Phòng ngừa xử lý thông tin …tuyên truyền chống Nhà nước…” và Điều 58(5) trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng.
Lá thư “kêu gọi các đại biểu hãy có hành động tức thì và có hiệu quả nhằm đảm bảo rằng Luật An ninh mạng mới và Nghị định hướng dẫn luật này tôn trọng và bảo vệ quyền của mọi người dân tại Việt Nam”.
Lá thư của Ân xá Quốc tế là tiếng nói mới nhất của các tổ chức quốc tế đã lên tiếng về luật an ninh mạng của Việt Nam. Trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã kêu gọi Quốc hội Việt Nam không thông qua luật vào 8/6 và sau đó Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại về luật an ninh mạng, hai ngày sau khi luật được thông qua vào 12/6.
‘Kêu gọi và tiếp tục kêu gọi’
Lá thư này là một trong những lời kêu gọi từ quốc tế dường như không bao giờ được chính quyền Việt Nam hồi đáp, tuy nhiên Nguyễn Trường Sơn, đại diện của AI về Việt Nam cho rằng việc kêu gọi đóng một vai trò nhất định.
“Vai trò của Ân xá Quốc tế là kêu gọi và kêu gọi. Chúng tôi không tin vào bất cứ hình thức đấu tranh cho nhân quyền bằng bạo lực. Chúng tôi tin vào đấu tranh ôn hòa, trong đó việc kêu gọi chính phủ tôn trọng và cải thiện vấn đề về nhân quyền.”
“Đúng là việc đó mất rất nhiều thời gian và thường xuyên kết quả không như mong đợi nhưng không thế vì thế mà việc tôn trọng nhân quyền bị xem nhẹ.”
“Dù đã rất nhiều lần, thậm chí là không đếm được, chúng tôi đã kêu gọi chính phủ tôn trọng nhân quyền mà không đạt được nhiều thành tựu nhưng chúng tôi vẫn buộc phải lên tiếng bởi vì ngày nào chúng ta im lặng, ngày nào chúng tôi từ bỏ kêu gọi chính quyền về bổn phận tôn trọng nhân quyền của họ thì ngày đó chúng tôi sẽ thất bại.”
Những bài đăng, video, hình ảnh nhạy cảm về chính trị giờ có thể khiến nhiều người rơi vào vòng lao lý?
Luật ANM đe dọa tất cả người dân VN?
Theo ông Sơn, bất cứ quốc gia nào cũng cần phải thành lập một bộ luật an ninh mạng, nhưng là để bảo vệ người dân, như thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, những quyền riêng tư khỏi sự tấn công của các tội phạm mạng.
Tuy luật an ninh mạng Việt Nam đề cập những vấn đề này nhưng “nó đi vượt quá khuôn khổ và lấn vào quyền riêng tư của người dân,” và có một số điều luật có nguy cơ bị lam dụng và giới hạn quyền tự do của người dân Việt Nam.
“Cần phải nhấn mạnh rằng từ trước khi có sự xuất hiện của luật an ninh mạng đã Bộ Công an đã có những lần bắt bớ truy tố người sử dụng internet để thực hiện quyền tự do ngôn luận.”
“Việc thông qua luật an ninh mạng, trước hết, nó hợp pháp hóa sự đàn áp đó,”
“Thứ hai là trao cái quyền trấn áp cho bên phía công tố, rõ ràng với công cụ mới thì Bộ Công an nói riêng và nhà nước Việt Nam có thêm công cụ để gia tăng sự trần áp với những người bất đồng chính kiến, hoặc với những người thường xuyên có tiếng nói phản biện và chỉ trích chính quyền.”
VN ‘dẫn đầu’ ASEAN về an ninh mạng?
Một điều khác ông Sơn chỉ ra rằng kể từ khi Việt Nam thông qua luật an ninh mạng, Việt Nam đã tạo ra xu hướng ở Đông Nam Á, lan đến Thái Lan, Indonesia và giờ Campuchia cũng đang có động thái theo bước Việt Nam.
“Trước giờ chúng ta vẫn thường nghe chính phủ Việt Nam nói về khát vọng lãnh đạo cộng đồng Đông Nam Á, vậy thì Việt Nam đang muốn trở thành lãnh đạo ĐNA theo hướng nào?
“Nếu vẫn muốn duy trì luật an ninh mạng thì vai trò lãnh đạo của việt Nam không tích cực cho lắm.”
“Còn nếu sửa đổi thì các ước muốn trở thành quốc gia lãnh đạo ĐNA sẽ không khó khăn gì cả.” Ông Sơn nhận định.