Người Bảo vệ Nhân quyền: Một bài viết hay của ông Đinh Hồng Kỳ-một doanh nhân và phó chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Sài Gòn, được đăng trên VnExpress.net phiên bản tiếng Anh. Vì bài viết không có phiên bản tiếng Việt nên Người Bảo vệ Nhân quyền chuyển ngữ để phục vụ những bạn đọc có hạn chế về tiếng Anh.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư chỉ là một khái niệm, không phải là một cây đũa thần, và các doanh nghiệp cần phải nỗ lực liên tục để tồn tại.
Gần đây tôi đã đến thăm một công ty ở Bologna (Italia) và đã rất ấn tượng với những gì tôi thấy: Họ đã tạo ra một ứng dụng để thiết kế và xây dựng các vật liệu bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn.
Người dùng có thể tìm thấy thông tin về vật liệu xây dựng từ các thương hiệu trên toàn thế giới và sử dụng nó để tạo ra thiết kế nội thất của riêng mình. Vì vậy, lần đầu tiên, một người bình thường có thể làm công việc của một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, nhờ ứng dụng này.
Tôi ngưỡng mộ công việc của họ và hỏi họ làm thế nào có thể tạo ra một sản phẩm như vậy. Họ nói với tôi rằng họ đã xây dựng và cập nhật nó trong vài năm khi công nghệ thông tin tiến triển nhanh chóng.
Và vì vậy tôi háo hức bắt đầu thảo luận về ngành công nghiệp 4.0, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet, điện toán đám mây và số hóa, và nhận ra rằng họ không biết gì về những xu hướng đó. Họ chỉ làm những gì họ luôn làm và tiếp tục học hỏi từ những điều mới mẻ.
Nhờ hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tôi có cơ hội gặp gỡ những người kinh doanh từ nhiều quốc gia khác nhau. Điềulàm tôi kinh ngạc là mỗi khi chúng tôi đề cập đến khái niệm “Cách mạng công nghiệp thứ tư,” các công ty đến từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Italia không hiểu ý của chúng tôi.
Khi tôi giải thích với họ về “cơ hội và thách thức,” họ nói họ không chú ý quá nhiều đến cuộc cách mạng này, và công nghệ thông tin đã thay đổi trong 20 năm qua và họ chỉ theo kịp xu hướng mới nhất như họ có thể.
Nhưng ở Việt Nam, tôi nghe cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” hầu như mỗi ngày. Trong hơn một năm nay, từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, mọi người đã liên tục nói về cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư.
Trước một chuyến bay tôi đọc tin tức và thấy ban giám khảo hỏi một thí sinh tại một cuộc thi sắc đẹp về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khi tôi hạ cánh, tôi nhận được một email từ Đảng bộ quận Bình Thạnh của Tp. Hồ Chí Minh mời các doanh nghiệp tham gia một hội thảo với tựa đề “Cách mạng Công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức.”
Dường như tất cả các ban ngành của Việt Nam đã vào cuộc, háo hức nắm lấy cách mạng công nghiệp 4.0, với suy nghĩrằng cuộc cách mạng này đã bùng nổ trên toàn thế giới.
Tôi nghĩ những gì chúng ta thực sự cần là hành động cụ thể.
Ví dụ, một nhiệm vụ đơn giản là tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn và cung cấp hỗ trợ thiết thực cho các công ty và các doanh nghiệp khởi nghiệp để họ có thể tồn tại thay vì phải phá sản nửa chừng.
Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở chính thay vì đất nước mình. Singapore đã tạo ra một môi trường kinh doanh với chính sách thuế hợp lý và thủ tục hành chính nhanh gọn.
Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) năm 2015 đã khởi xướng một dựán trị giá 225 triệu đô la để giúp các công ty tài chính thiết lập nhiều phòng thí nghiệm đổi mới và quỹ cơ sở hạ tầng để cung cấp các dịch vụ tài chính (fintech).
Và không chỉ Singapore: nhiều nước khác ở Đông Nam Á cũng có nhiều chính sách cụ thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp của họ tận dụng tốt các công nghệ mới.
Nhưng ở Việt Nam, rất khó để thấy hành động như vậy từ chính phủ.
Mặt khác, nỗi ám ảnh với cuộccách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến nhiều người nhìn nó như một loại thuốc chữa bách bệnh. Tại một diễn đàn Microsoft gần đây, tôi thấy một công ty cam kết sẽ trải qua một sự chuyển đổi sang kỹ thuật số và tuyên bố phương châm của nó là “thay đổi hoặc chết.”
Tôi cũng điều hành một công ty và tôi nghĩ số hóa là tốt nhưng điều đó không có nghĩa là số hóa tự động đảm bảo thành công cho một công ty.
Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của một công ty là để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và làm ra lợi nhuận vẫn là một mối quan tâm hàng đầu.
Một công ty tìm kiếm số hóa nên trở thành chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên đủnăng lực và được biết đến trên thị trường về khả năng tạo ra sản phẩm tốt và cạnh tranh.
Trong số hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt Nam đang vật lộn để tồn tại, có bao nhiêu doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển? Tuyên truyền quá mức và kết luận vội vàng về “cuộc cách mạng công nghiệp” có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn và bất ổn trong cộng đồng doanh nghiệp.
Sẽ có những công ty nhỏ với nguồn lực hạn chế, nhưng suy nghĩ “thay đổi hay chết” có nghĩa là họ sẽ không ngần ngại chi một khoản tiền lớn vào cuộc đua để trang bị cho họ những công nghệ mới, mà những công nghệ này không phải lúc nào cũng cần thiết.
Chúng ta không nên cường điệu bất kỳ cuộc cách mạng nào vì cuộc sống của chúng ta không đứng một chỗ mãi mãi và cũng không thay đổi trong chớp mắt.
Nếu như điện thoại di động là một món hàng xa xỉ vài năm trước đây, thì giờ đây nó là một vật thông dụng ở khắp ngõ ngách trên cả nước, và không ai nhắc đến một cuộc cách mạng công nghiệp nào khi sự thay đổi này xảy ra.
Trong thời gian gần đây đã có nhiều hội nghị và hội thảo về quản trị điện tử và thành phố thông minh. Tôi không thể biết được cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra chưa, nhưng điều tôi biết chắc chắn là chiếc xe tự lái của Tesla không bao giờ có thể di chuyển trên những con phố bị kẹt và bị ngập lụt ở Tp. HCM, và nhiều kỹ sư vi tính thường sợ phải làm việc ở Việt Nam vì thức ăn không an toàn.
Không có cuộc cách mạng 4.0 trong giáo dục để đảm bảo trẻ em ở miền núi và vùng sâu vùng xa không bỏ học hoặc phải bơi qua suối, trèo lên vách đá và lội qua bùn để đến trường, hoặc chăm sóc sức khỏe để đảm bảo mỗi bệnh nhân có giường riêng và không phải chia sẻ giường bệnh với người khác.
Nâng cao chất cuộc sống cho mọi người và mỗi ngày nên là mục tiêu chính của chính quyền. Khi bạn cụ thể hoá mục tiêu phát triển thì 4.0 hay 5.0 chỉ là một cái tên.
Nguồn: VnExpress.net
October 25, 2018
Đại ảo tưởng của Việt Nam về cách mạng công nghiệp 4.0
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Người Bảo vệ Nhân quyền: Một bài viết hay của ông Đinh Hồng Kỳ-một doanh nhân và phó chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Sài Gòn, được đăng trên VnExpress.net phiên bản tiếng Anh. Vì bài viết không có phiên bản tiếng Việt nên Người Bảo vệ Nhân quyền chuyển ngữ để phục vụ những bạn đọc có hạn chế về tiếng Anh.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư chỉ là một khái niệm, không phải là một cây đũa thần, và các doanh nghiệp cần phải nỗ lực liên tục để tồn tại.
Gần đây tôi đã đến thăm một công ty ở Bologna (Italia) và đã rất ấn tượng với những gì tôi thấy: Họ đã tạo ra một ứng dụng để thiết kế và xây dựng các vật liệu bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn.
Người dùng có thể tìm thấy thông tin về vật liệu xây dựng từ các thương hiệu trên toàn thế giới và sử dụng nó để tạo ra thiết kế nội thất của riêng mình. Vì vậy, lần đầu tiên, một người bình thường có thể làm công việc của một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, nhờ ứng dụng này.
Tôi ngưỡng mộ công việc của họ và hỏi họ làm thế nào có thể tạo ra một sản phẩm như vậy. Họ nói với tôi rằng họ đã xây dựng và cập nhật nó trong vài năm khi công nghệ thông tin tiến triển nhanh chóng.
Và vì vậy tôi háo hức bắt đầu thảo luận về ngành công nghiệp 4.0, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet, điện toán đám mây và số hóa, và nhận ra rằng họ không biết gì về những xu hướng đó. Họ chỉ làm những gì họ luôn làm và tiếp tục học hỏi từ những điều mới mẻ.
Nhờ hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tôi có cơ hội gặp gỡ những người kinh doanh từ nhiều quốc gia khác nhau. Điềulàm tôi kinh ngạc là mỗi khi chúng tôi đề cập đến khái niệm “Cách mạng công nghiệp thứ tư,” các công ty đến từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Italia không hiểu ý của chúng tôi.
Khi tôi giải thích với họ về “cơ hội và thách thức,” họ nói họ không chú ý quá nhiều đến cuộc cách mạng này, và công nghệ thông tin đã thay đổi trong 20 năm qua và họ chỉ theo kịp xu hướng mới nhất như họ có thể.
Nhưng ở Việt Nam, tôi nghe cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” hầu như mỗi ngày. Trong hơn một năm nay, từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, mọi người đã liên tục nói về cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư.
Trước một chuyến bay tôi đọc tin tức và thấy ban giám khảo hỏi một thí sinh tại một cuộc thi sắc đẹp về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khi tôi hạ cánh, tôi nhận được một email từ Đảng bộ quận Bình Thạnh của Tp. Hồ Chí Minh mời các doanh nghiệp tham gia một hội thảo với tựa đề “Cách mạng Công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức.”
Dường như tất cả các ban ngành của Việt Nam đã vào cuộc, háo hức nắm lấy cách mạng công nghiệp 4.0, với suy nghĩrằng cuộc cách mạng này đã bùng nổ trên toàn thế giới.
Tôi nghĩ những gì chúng ta thực sự cần là hành động cụ thể.
Ví dụ, một nhiệm vụ đơn giản là tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn và cung cấp hỗ trợ thiết thực cho các công ty và các doanh nghiệp khởi nghiệp để họ có thể tồn tại thay vì phải phá sản nửa chừng.
Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở chính thay vì đất nước mình. Singapore đã tạo ra một môi trường kinh doanh với chính sách thuế hợp lý và thủ tục hành chính nhanh gọn.
Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) năm 2015 đã khởi xướng một dựán trị giá 225 triệu đô la để giúp các công ty tài chính thiết lập nhiều phòng thí nghiệm đổi mới và quỹ cơ sở hạ tầng để cung cấp các dịch vụ tài chính (fintech).
Và không chỉ Singapore: nhiều nước khác ở Đông Nam Á cũng có nhiều chính sách cụ thể được thiết kế để giúp doanh nghiệp của họ tận dụng tốt các công nghệ mới.
Nhưng ở Việt Nam, rất khó để thấy hành động như vậy từ chính phủ.
Mặt khác, nỗi ám ảnh với cuộccách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến nhiều người nhìn nó như một loại thuốc chữa bách bệnh. Tại một diễn đàn Microsoft gần đây, tôi thấy một công ty cam kết sẽ trải qua một sự chuyển đổi sang kỹ thuật số và tuyên bố phương châm của nó là “thay đổi hoặc chết.”
Tôi cũng điều hành một công ty và tôi nghĩ số hóa là tốt nhưng điều đó không có nghĩa là số hóa tự động đảm bảo thành công cho một công ty.
Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của một công ty là để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường và làm ra lợi nhuận vẫn là một mối quan tâm hàng đầu.
Một công ty tìm kiếm số hóa nên trở thành chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên đủnăng lực và được biết đến trên thị trường về khả năng tạo ra sản phẩm tốt và cạnh tranh.
Trong số hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt Nam đang vật lộn để tồn tại, có bao nhiêu doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển? Tuyên truyền quá mức và kết luận vội vàng về “cuộc cách mạng công nghiệp” có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn và bất ổn trong cộng đồng doanh nghiệp.
Sẽ có những công ty nhỏ với nguồn lực hạn chế, nhưng suy nghĩ “thay đổi hay chết” có nghĩa là họ sẽ không ngần ngại chi một khoản tiền lớn vào cuộc đua để trang bị cho họ những công nghệ mới, mà những công nghệ này không phải lúc nào cũng cần thiết.
Chúng ta không nên cường điệu bất kỳ cuộc cách mạng nào vì cuộc sống của chúng ta không đứng một chỗ mãi mãi và cũng không thay đổi trong chớp mắt.
Nếu như điện thoại di động là một món hàng xa xỉ vài năm trước đây, thì giờ đây nó là một vật thông dụng ở khắp ngõ ngách trên cả nước, và không ai nhắc đến một cuộc cách mạng công nghiệp nào khi sự thay đổi này xảy ra.
Trong thời gian gần đây đã có nhiều hội nghị và hội thảo về quản trị điện tử và thành phố thông minh. Tôi không thể biết được cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra chưa, nhưng điều tôi biết chắc chắn là chiếc xe tự lái của Tesla không bao giờ có thể di chuyển trên những con phố bị kẹt và bị ngập lụt ở Tp. HCM, và nhiều kỹ sư vi tính thường sợ phải làm việc ở Việt Nam vì thức ăn không an toàn.
Không có cuộc cách mạng 4.0 trong giáo dục để đảm bảo trẻ em ở miền núi và vùng sâu vùng xa không bỏ học hoặc phải bơi qua suối, trèo lên vách đá và lội qua bùn để đến trường, hoặc chăm sóc sức khỏe để đảm bảo mỗi bệnh nhân có giường riêng và không phải chia sẻ giường bệnh với người khác.
Nâng cao chất cuộc sống cho mọi người và mỗi ngày nên là mục tiêu chính của chính quyền. Khi bạn cụ thể hoá mục tiêu phát triển thì 4.0 hay 5.0 chỉ là một cái tên.
Nguồn: VnExpress.net