Thảo Vy, Việt Nam Thời báo, ngày 05/11/2018
Nếu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP, thì có thể phải mất 5 năm tiếp theo, Việt Nam mới có những tổ chức công đoàn độc lập thực sự, chứ không phải là cánh tay nối dài của đảng và nhà nước dưới màu áo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như lâu nay.
Cần tỉnh táo trước những ‘lời có cánh’
Trong một phấn khích ban đầu về việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP] chuẩn bị được Quốc hội phê chuẩn, có đại biểu cử tri dường như đã cảm tính với những phát biểu khiến người dân ngỡ rằng chuyện dân chủ đang đứng sát bên mình chỉ trong gang tấc.
Bà Trương Thị Mai – Trưởng ban Dân vận Trung ương cho rằng, khi Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP thì “phải chấp nhận không còn duy nhất một tổ chức công đoàn. Người lao động tham gia công đoàn hay tổ chức ngoài công đoàn đều được hưởng quyền bình đẳng như nhau”. Bà Mai đề nghị các cơ quan chức năng cần có đánh giá và chuẩn bị cho phép tổ chức của người lao động liên kết với nhau theo ngành hoặc theo vùng, trong một khu vực hay cả nước để thành lập tổ chức của ngành hoặc vùng.
|
Ảnh minh họa. |
“Công đoàn đang đứng trước thách thức rất lớn để người lao động lựa chọn hay họ tự thành lập tổ chức đại diện”, “Người lao động sẽ đứng về phía công đoàn khi đại diện một cách thực chất cho họ”. Bà Trương Thị Mai nói tại buổi thảo luận ở tổ Quốc hội hôm 2-11 về việc phê chuẩn CPTPP.
Nhà báo Lưu Trọng Văn hồ hỡi nhận định: “Chỉ cách đây không lâu nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân đã bị bắt giam và chịu tù tội vì cái tội kêu gọi công nhân lập công đoàn riêng. Ý nghĩa của việc người lao động được chính danh thành lập công đoàn của mình hoặc được tự do lựa chọn tham gia tổ chức công đoàn nào mà mình tin cậy và các tổ chức công đoàn cơ sở được pháp luật bảo vệ có quyền liên kết theo ngành, theo vùng chính là tiền đề cho sự ra đời hợp pháp của xã hội dân sự.
Khi xã hội dân sự hình thành tự nó sẽ đào thải các loại cặn bã, lợi ích ích kỷ và tự nó cạnh tranh để chinh phục người dân- người lao động theo tổ chức của mình. Khi xã hội dân sự hình thành, pháp luật sẽ chế tài tổ chức nào đi ngược lại hiến pháp, đạo đức, nhân phẩm và quyền lợi quốc gia dân tộc. Chính nhân dân- những người lao động chân chính sẽ tẩy chay các tổ chức xã hội ấy”.
5 năm hay 7 năm: vấn đề là muốn như thế nào?
Trong lĩnh vực lao động, công đoàn, CPTPP đề cập đến các nội dung cơ bản (có liên quan đến Việt Nam) gồm: Thực hiện tất cả các tiêu chuẩn lao động quốc tế; thời gian không áp dụng trừng phạt thương mại là 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực đối với việc thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở (ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện tại), thời gian không trừng phạt thương mại là 7 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với nghĩa vụ cho phép các tổ chức của người lao động tại cơ sở được phép liên kết với nhau. Ngoài ra còn các vấn đề như đàm phán thỏa thuận lao động tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương tối thiểu…
Dĩ nhiên thời gian này vẫn có thể nhanh hơn nhiều nếu như Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Cải cách Tư pháp Trung ương của Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng, đều cùng quan điểm là gấp rút chỉnh sửa một số điều luật liên quan về tổ chức công đoàn ở Hiến pháp 2013. Cụ thể, Điều 9 của Hiến pháp nói rằng công đoàn Việt Nam “thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Điều 9 cũng nói rằng “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền”.
Công đoàn độc lập phải là tổ chức thuần túy xã hội dân sự, hoạt động theo sự điều chỉnh của pháp luật. Còn quy định pháp luật về công đoàn độc lập như thế nào, đó là câu chuyện đang được bàn luận cho soạn thảo.
Chỉ biết rằng pháp luật về công đoàn trong tương lai sẽ không có chuyện dành đặc quyền, đặc lợi cho tổ chức công đoàn hiện tại tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia, hay là nhóm đại diện công đoàn thảo luận để tư vấn Chính phủ công bố tiền lương tối thiểu; đại diện trong xử lý tranh chấp lao động; trong tố tụng lao động; thương lượng thoả ước lao động tập thể.
Mà tất cả những điều kể trên đều có sự tham gia của tất cả các đại diện tổ chức công đoàn. Đại diện đó có tên gọi là gì, tổ chức như thế nào sẽ là chuyện dành cho những chuyên gia pháp luật trong thời gian tới căn cứ trên sửa đổi toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan. Lộ trình với những mốc thời gian cụ thể bắt tay sửa đổi cần công bố để người dân giám sát. Bằng không, sẽ là sức ì của chuyện ‘sợi dây kinh nghiệm rút hoài vẫn không hết’ (!?).
Một lưu ý khác, CPTPP đúng là có trao quyền khởi kiện cho các quốc gia thành viên, nếu họ có tranh chấp pháp lý với quốc gia khác về việc vi phạm điều khoản lao động. Tuy nhiên, các công đoàn, nhóm vận động hoặc liên đoàn thương mại chỉ có thể kiến nghị, vận động hành lang các quốc gia thành viên thực thi quy định CPTPP; họ không phải chủ thể được trao quyền nộp đơn khiếu nại theo Hiệp định.
Trong khi đó thì các nhà đầu tư và các công ty đa quốc gia lại có thể tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp với các quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia (Investor-State Dispute Resolution – ISDR). Cho tới nay, không một thành viên nào trong danh sách CPTPP có tiền lệ trong việc khởi kiện vụ việc thương mại để nhằm thực thi chương lao động của các hiệp định kinh tế khác.
CPTPP có điều khoản ngoại lệ về an ninh. Nhà nước Việt Nam đã áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật này với lý do để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia. Chính điều đó cho thấy với các ám ảnh quy định về “tự diễn biến” mà đảng cộng sản đặt để, thì Luật An ninh mạng sắp hiệu lực chính là một đe dọa sát sườn nhất cho bất kỳ những ai đứng ra vận động cho thành lập các tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn độc lập.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đánh tiếng hôm 2-11 tại nghị trường Quốc hội khi Công đoàn Việt Nam không còn là đại diện duy nhất của người lao động thì sẽ hình thành nên một loại tổ chức gọi là công đoàn vàng. Ở đó giới chủ tự thành lập và thao túng, biến công đoàn ấy là tay chân của mình. Không chỉ vậy, sẽ mượn cớ hình thành tổ chức đại diện cho người lao động, nhưng lại tham gia hoạt động chính trị, chống phá, gây phức tạp cho trật tự xã hội.
“Nguy hiểm, nhất là tổ chức dù dứng dưới danh nghĩa đại diện của người lao động nhưng do các tổ chức, phần tử phản động thành lập, núp bóng, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. Một báo cáo của ông Bùi Văn Cường – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, viết như vậy.
Để giám thiểu những lực cản từ hệ thống pháp luật kiểu như Luật An ninh mạng, như các quy định “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của Bộ Chính trị, cho thấy cần thiết ngừng “Đảng hóa” các tổ chức dân sự, thực hiện việc tư nhân báo chí, loại bỏ cơ chế “đảng cử, dân bầu”. Đây là những yêu cầu tối thiểu cần thiết song hành cùng với xây dựng những điều luật liên quan đến thực thi thỏa thuận CPTPP mà Quốc hội Việt Nam chuẩn bị phê chuẩn vào cuối tháng 11 này.
November 5, 2018
Vì sao đảng cộng sản Việt Nam không quá ngán ngại công đoàn độc lập?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thảo Vy, Việt Nam Thời báo, ngày 05/11/2018
Nếu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP, thì có thể phải mất 5 năm tiếp theo, Việt Nam mới có những tổ chức công đoàn độc lập thực sự, chứ không phải là cánh tay nối dài của đảng và nhà nước dưới màu áo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như lâu nay.
Cần tỉnh táo trước những ‘lời có cánh’
Trong một phấn khích ban đầu về việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP] chuẩn bị được Quốc hội phê chuẩn, có đại biểu cử tri dường như đã cảm tính với những phát biểu khiến người dân ngỡ rằng chuyện dân chủ đang đứng sát bên mình chỉ trong gang tấc.
Bà Trương Thị Mai – Trưởng ban Dân vận Trung ương cho rằng, khi Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP thì “phải chấp nhận không còn duy nhất một tổ chức công đoàn. Người lao động tham gia công đoàn hay tổ chức ngoài công đoàn đều được hưởng quyền bình đẳng như nhau”. Bà Mai đề nghị các cơ quan chức năng cần có đánh giá và chuẩn bị cho phép tổ chức của người lao động liên kết với nhau theo ngành hoặc theo vùng, trong một khu vực hay cả nước để thành lập tổ chức của ngành hoặc vùng.
“Công đoàn đang đứng trước thách thức rất lớn để người lao động lựa chọn hay họ tự thành lập tổ chức đại diện”, “Người lao động sẽ đứng về phía công đoàn khi đại diện một cách thực chất cho họ”. Bà Trương Thị Mai nói tại buổi thảo luận ở tổ Quốc hội hôm 2-11 về việc phê chuẩn CPTPP.
Nhà báo Lưu Trọng Văn hồ hỡi nhận định: “Chỉ cách đây không lâu nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân đã bị bắt giam và chịu tù tội vì cái tội kêu gọi công nhân lập công đoàn riêng. Ý nghĩa của việc người lao động được chính danh thành lập công đoàn của mình hoặc được tự do lựa chọn tham gia tổ chức công đoàn nào mà mình tin cậy và các tổ chức công đoàn cơ sở được pháp luật bảo vệ có quyền liên kết theo ngành, theo vùng chính là tiền đề cho sự ra đời hợp pháp của xã hội dân sự.
Khi xã hội dân sự hình thành tự nó sẽ đào thải các loại cặn bã, lợi ích ích kỷ và tự nó cạnh tranh để chinh phục người dân- người lao động theo tổ chức của mình. Khi xã hội dân sự hình thành, pháp luật sẽ chế tài tổ chức nào đi ngược lại hiến pháp, đạo đức, nhân phẩm và quyền lợi quốc gia dân tộc. Chính nhân dân- những người lao động chân chính sẽ tẩy chay các tổ chức xã hội ấy”.
5 năm hay 7 năm: vấn đề là muốn như thế nào?
Trong lĩnh vực lao động, công đoàn, CPTPP đề cập đến các nội dung cơ bản (có liên quan đến Việt Nam) gồm: Thực hiện tất cả các tiêu chuẩn lao động quốc tế; thời gian không áp dụng trừng phạt thương mại là 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực đối với việc thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở (ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện tại), thời gian không trừng phạt thương mại là 7 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với nghĩa vụ cho phép các tổ chức của người lao động tại cơ sở được phép liên kết với nhau. Ngoài ra còn các vấn đề như đàm phán thỏa thuận lao động tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương tối thiểu…
Dĩ nhiên thời gian này vẫn có thể nhanh hơn nhiều nếu như Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Cải cách Tư pháp Trung ương của Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng, đều cùng quan điểm là gấp rút chỉnh sửa một số điều luật liên quan về tổ chức công đoàn ở Hiến pháp 2013. Cụ thể, Điều 9 của Hiến pháp nói rằng công đoàn Việt Nam “thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Điều 9 cũng nói rằng “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền”.
Công đoàn độc lập phải là tổ chức thuần túy xã hội dân sự, hoạt động theo sự điều chỉnh của pháp luật. Còn quy định pháp luật về công đoàn độc lập như thế nào, đó là câu chuyện đang được bàn luận cho soạn thảo.
Chỉ biết rằng pháp luật về công đoàn trong tương lai sẽ không có chuyện dành đặc quyền, đặc lợi cho tổ chức công đoàn hiện tại tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia, hay là nhóm đại diện công đoàn thảo luận để tư vấn Chính phủ công bố tiền lương tối thiểu; đại diện trong xử lý tranh chấp lao động; trong tố tụng lao động; thương lượng thoả ước lao động tập thể.
Mà tất cả những điều kể trên đều có sự tham gia của tất cả các đại diện tổ chức công đoàn. Đại diện đó có tên gọi là gì, tổ chức như thế nào sẽ là chuyện dành cho những chuyên gia pháp luật trong thời gian tới căn cứ trên sửa đổi toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan. Lộ trình với những mốc thời gian cụ thể bắt tay sửa đổi cần công bố để người dân giám sát. Bằng không, sẽ là sức ì của chuyện ‘sợi dây kinh nghiệm rút hoài vẫn không hết’ (!?).
Một lưu ý khác, CPTPP đúng là có trao quyền khởi kiện cho các quốc gia thành viên, nếu họ có tranh chấp pháp lý với quốc gia khác về việc vi phạm điều khoản lao động. Tuy nhiên, các công đoàn, nhóm vận động hoặc liên đoàn thương mại chỉ có thể kiến nghị, vận động hành lang các quốc gia thành viên thực thi quy định CPTPP; họ không phải chủ thể được trao quyền nộp đơn khiếu nại theo Hiệp định.
Trong khi đó thì các nhà đầu tư và các công ty đa quốc gia lại có thể tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp với các quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia (Investor-State Dispute Resolution – ISDR). Cho tới nay, không một thành viên nào trong danh sách CPTPP có tiền lệ trong việc khởi kiện vụ việc thương mại để nhằm thực thi chương lao động của các hiệp định kinh tế khác.
Những lực cản
CPTPP có điều khoản ngoại lệ về an ninh. Nhà nước Việt Nam đã áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật này với lý do để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia. Chính điều đó cho thấy với các ám ảnh quy định về “tự diễn biến” mà đảng cộng sản đặt để, thì Luật An ninh mạng sắp hiệu lực chính là một đe dọa sát sườn nhất cho bất kỳ những ai đứng ra vận động cho thành lập các tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn độc lập.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đánh tiếng hôm 2-11 tại nghị trường Quốc hội khi Công đoàn Việt Nam không còn là đại diện duy nhất của người lao động thì sẽ hình thành nên một loại tổ chức gọi là công đoàn vàng. Ở đó giới chủ tự thành lập và thao túng, biến công đoàn ấy là tay chân của mình. Không chỉ vậy, sẽ mượn cớ hình thành tổ chức đại diện cho người lao động, nhưng lại tham gia hoạt động chính trị, chống phá, gây phức tạp cho trật tự xã hội.
“Nguy hiểm, nhất là tổ chức dù dứng dưới danh nghĩa đại diện của người lao động nhưng do các tổ chức, phần tử phản động thành lập, núp bóng, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. Một báo cáo của ông Bùi Văn Cường – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, viết như vậy.
Để giám thiểu những lực cản từ hệ thống pháp luật kiểu như Luật An ninh mạng, như các quy định “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của Bộ Chính trị, cho thấy cần thiết ngừng “Đảng hóa” các tổ chức dân sự, thực hiện việc tư nhân báo chí, loại bỏ cơ chế “đảng cử, dân bầu”. Đây là những yêu cầu tối thiểu cần thiết song hành cùng với xây dựng những điều luật liên quan đến thực thi thỏa thuận CPTPP mà Quốc hội Việt Nam chuẩn bị phê chuẩn vào cuối tháng 11 này.