Dự thảo lần 2 của Nghị định “Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng” mà Bộ Công an vừa đưa ra lấy ý kiến, cho thấy tất cả những hành vi có “tác động đến sự tồn tại của chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đều phạm vào an ninh quốc gia. [http://bit.ly/2AK49lo]
|
Công đoàn độc lập có đe dọa sự tồn vong của chế độ? |
Điều này hàm ý đe dọa rằng mọi ý kiến ‘bàn ra – tán vào’ dính líu tới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản Việt Nam, có thể bị chụp chiếc mũ ‘an ninh quốc gia’. Và điều đó cho thấy các vấn đề liên quan đến thành lập những tổ chức công đoàn độc lập nêu ở bài viết “Vì sao đảng cộng sản Việt Nam không quá ngán ngại công đoàn độc lập?” đăng trên Việt Nam Thời báo [http://www.vietnamthoibao.org/2018/11/vntb-vi-sao-ang-cong-san-viet-nam-khong.html], có thể bị giá họa là “tác động đến sự tồn tại của chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nên sẽ trong ‘tầm ngắm’ của Luật An ninh mạng (!?).
Cần chấm dứt “đảng hóa” các tổ chức xã hội dân sự
Nói một cách ví von, cần loại bỏ “căn cước đảng” trong vấn đề nhân sự, bao gồm cả nhân sự các tổ chức công đoàn độc lập hình thành ở tương lai. Chuyện ngừng “đảng hóa” các tổ chức dân sự phải được thể hiện bằng việc chấm dứt những quy định mang tính ràng buộc về ‘phát triển đảng viên’ trong các hội, đoàn xã hội dân sự.
Lâu nay, hầu như mọi hiệp hội nghề nghiệp xã hội đều có sự quản lý trực tiếp của đảng như Đoàn Luật sư, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu, thậm chí kể cả Hội Sinh viên hay Hội Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng.
Thế nhưng để làm được chuyện loại bỏ “căn cước đảng”, cần đến sự bình đẳng trong quyền công dân về chính trị đã ghi ở Điều 14.1, Hiến pháp 2013. Có nghĩa một chủ tịch công đoàn độc lập không là đảng viên, vẫn ngang bằng quyền lợi chính trị với chủ tịch công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tạm gọi là công đoàn quốc doanh.
Nghiệp đoàn không phải là ‘cơ sở’ của công đoàn
Trong cách hiểu và vận hành lâu nay của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thì “Nghiệp đoàn” là tổ chức cơ sở cấp dưới của Công đoàn; nơi tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có 10 đoàn viên trở lên, và được công đoàn cấp trên là Liên đoàn lao động cấp huyện, hoặc công đoàn ngành địa phương trực tiếp quyết định thành lập (hoặc giải thể) và chỉ đạo hoạt động.
Tuy nhiên theo cách hiểu chung ở các quốc gia, thì “nghiệp đoàn” là các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp; hoạt động vì quyền lợi người lao động theo đúng quy định pháp luật, chứ không phụ thuộc vào sự chỉ đạo hoạt động của cấp trên, đảng phái nào hết.
Nghiệp đoàn: nhìn từ Nhật, Úc, Singapore
Chính cách hiểu như vừa nói ở phần trên nên tại Nhật Bản (Nhật là thành viên của CPTPP), thi thoảng truyền thông vẫn công bố danh sách những “Nghiệp đoàn đen”, theo nghĩa các nghiệp đoàn này o ép người lao động bằng mọi cách nhằm phục vụ lợi ích của chủ doanh nghiệp.
Ở Úc (cũng là thành viên CPTPP), các tổ chức nghiệp đoàn ở doanh nghiệp sẽ tập họp lại chung thành Hội đồng các Nghiệp đoàn Thương mại Úc – ACTU. Hội đồng này sẽ gắn bó chặt chẽ về các quyền lợi cho người lao động, bao gồm cả yêu cầu tăng lương với Ủy ban Việc làm Công bằng [Fair Work Commission,https://www.fairwork.gov.au/].
Tương tự, Singapore (thành viên CPTPP) có tổ chức mang tên (tạm dịch) Liên minh quốc gia các tổ chức nghiệp đoàn [Singapore National Trades Union Congress- SNTUC; https://www.ntuc.org.sg/wps/portal/up2/home/]. SNTUC vận hành không chịu sự phụ thuộc vào Đảng Hành động Nhân dân, hay Đảng Công nhân (hai chính đảng chủ yếu của Singapore).
Triết lý phát triển của SNTUC là để đạt được sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, cần có sự hợp tác và hình thành mối quan hệ giữa quản lý và lao động một cách chặt chẽ để tạo ra môi trường làm ăn thông thoáng.
Singapore đã thành lập các thiết chế mang tính chất ba bên quan trọng, là Tòa án trọng tài lao động (Industrial Arbitration Court), Uỷ ban năng suất quốc gia (National Productivity Board), và Hội đồng quốc gia về tiền lương (National Wages Council).
Các cơ quan này có chức năng giải quyết, xây dựng và thực hiện các chính sách được xem xét theo quan điểm và sự quan tâm của ba bên. Trên cơ sở sự tham gia và nhất trí của ba bên, các biện pháp và chính sách được hình thành bởi những bên liên quan sẽ nhận được sự chấp nhận cao hơn và như vậy có thể được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. SNTUC góp phần thực thi những điều đó cho lợi ích của cả người lao động và chủ doanh nghiệp.
Nếu chưa có ‘dân chủ thực thụ’ thì không thể có công đoàn độc lập
Để tránh bị chụp mũ ‘diễn biến hòa bình’, trước tiên cần luật hóa về “sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản” đối với Nhà nước và xã hội như quy định tại Điều 4.1, Hiến pháp. Nếu vẫn tiếp tục chưa có luật về hoạt động của đảng chính trị, coi như đây là một ‘quyền treo’ của đảng cộng sản đối với nhiệm vụ ‘lãnh đạo toàn diện’.
Do đó, nếu việc thành lập các công đoàn độc lập có ít nhiều đi ngược lại với Nghị quyết đảng, thì điều đó không thể gọi là ‘tự chuyển hóa’, ‘tự diễn biến’, mà cần tìm hiểu làm rõ xem những việc ‘đi ngược’ ấy đã vi phạm cụ thể những điều luật nào trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành. Nếu tòa án xác định là không vi phạm vào điều hạn chế nào của luật pháp, thì hoạt động của những tổ chức công đoàn độc lập đó được quyền hoạt động, và được bảo hộ bởi những điều được nêu trong CPTPP.
Công bằng nhìn nhận, các nội dung như vừa nêu còn là sự thể hiện của sự tôn trọng vào đảng cầm quyền. Bởi với quy trình “quốc hữu hóa” những tổ chức đáng lẽ phải được tự thân vận hành và phát triển, cũng tương tự như quá trình tập trung và quốc hữu hóa kinh tế trước đây, làm mất đi tính sáng tạo và trách nhiệm xã hội vốn có của chúng. Cần trả lại chức năng là tổ chức xã hội dân sự của những hội đoàn, trong đó có tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn.
Tổ chức công đoàn, dù tên gọi nào, ‘độc lập’, hay ‘quốc doanh’, thì đều cần hướng đến làm quen với một mô hình dân chủ thực thụ. Việc này đồng thời giúp nhà nước tận dụng được những ý kiến cải cách, tạo không gian chính trị nơi mà hiệu quả và khả năng hoạt động, bảo vệ công dân của các tổ chức dân sự được đặt lên hàng đầu sẽ quyết định sự thành công của tổ chức đó.
Cả CPTPP và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) đều có chung yêu cầu ‘dân chủ thực thụ’ đối với Việt Nam.
November 6, 2018
Công đoàn độc lập có đe dọa sự tồn vong của chế độ?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Dự thảo lần 2 của Nghị định “Quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng” mà Bộ Công an vừa đưa ra lấy ý kiến, cho thấy tất cả những hành vi có “tác động đến sự tồn tại của chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đều phạm vào an ninh quốc gia. [http://bit.ly/2AK49lo]
Điều này hàm ý đe dọa rằng mọi ý kiến ‘bàn ra – tán vào’ dính líu tới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản Việt Nam, có thể bị chụp chiếc mũ ‘an ninh quốc gia’. Và điều đó cho thấy các vấn đề liên quan đến thành lập những tổ chức công đoàn độc lập nêu ở bài viết “Vì sao đảng cộng sản Việt Nam không quá ngán ngại công đoàn độc lập?” đăng trên Việt Nam Thời báo [http://www.vietnamthoibao. org/2018/11/vntb-vi-sao-ang- cong-san-viet-nam-khong.html], có thể bị giá họa là “tác động đến sự tồn tại của chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nên sẽ trong ‘tầm ngắm’ của Luật An ninh mạng (!?).
Cần chấm dứt “đảng hóa” các tổ chức xã hội dân sự
Nói một cách ví von, cần loại bỏ “căn cước đảng” trong vấn đề nhân sự, bao gồm cả nhân sự các tổ chức công đoàn độc lập hình thành ở tương lai. Chuyện ngừng “đảng hóa” các tổ chức dân sự phải được thể hiện bằng việc chấm dứt những quy định mang tính ràng buộc về ‘phát triển đảng viên’ trong các hội, đoàn xã hội dân sự.
Lâu nay, hầu như mọi hiệp hội nghề nghiệp xã hội đều có sự quản lý trực tiếp của đảng như Đoàn Luật sư, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu, thậm chí kể cả Hội Sinh viên hay Hội Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng.
Thế nhưng để làm được chuyện loại bỏ “căn cước đảng”, cần đến sự bình đẳng trong quyền công dân về chính trị đã ghi ở Điều 14.1, Hiến pháp 2013. Có nghĩa một chủ tịch công đoàn độc lập không là đảng viên, vẫn ngang bằng quyền lợi chính trị với chủ tịch công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tạm gọi là công đoàn quốc doanh.
Nghiệp đoàn không phải là ‘cơ sở’ của công đoàn
Trong cách hiểu và vận hành lâu nay của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thì “Nghiệp đoàn” là tổ chức cơ sở cấp dưới của Công đoàn; nơi tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có 10 đoàn viên trở lên, và được công đoàn cấp trên là Liên đoàn lao động cấp huyện, hoặc công đoàn ngành địa phương trực tiếp quyết định thành lập (hoặc giải thể) và chỉ đạo hoạt động.
Tuy nhiên theo cách hiểu chung ở các quốc gia, thì “nghiệp đoàn” là các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp; hoạt động vì quyền lợi người lao động theo đúng quy định pháp luật, chứ không phụ thuộc vào sự chỉ đạo hoạt động của cấp trên, đảng phái nào hết.
Nghiệp đoàn: nhìn từ Nhật, Úc, Singapore
Chính cách hiểu như vừa nói ở phần trên nên tại Nhật Bản (Nhật là thành viên của CPTPP), thi thoảng truyền thông vẫn công bố danh sách những “Nghiệp đoàn đen”, theo nghĩa các nghiệp đoàn này o ép người lao động bằng mọi cách nhằm phục vụ lợi ích của chủ doanh nghiệp.
Ở Úc (cũng là thành viên CPTPP), các tổ chức nghiệp đoàn ở doanh nghiệp sẽ tập họp lại chung thành Hội đồng các Nghiệp đoàn Thương mại Úc – ACTU. Hội đồng này sẽ gắn bó chặt chẽ về các quyền lợi cho người lao động, bao gồm cả yêu cầu tăng lương với Ủy ban Việc làm Công bằng [Fair Work Commission,https://www. fairwork.gov.au/].
Tương tự, Singapore (thành viên CPTPP) có tổ chức mang tên (tạm dịch) Liên minh quốc gia các tổ chức nghiệp đoàn [Singapore National Trades Union Congress- SNTUC; https://www.ntuc.org. sg/wps/portal/up2/home/]. SNTUC vận hành không chịu sự phụ thuộc vào Đảng Hành động Nhân dân, hay Đảng Công nhân (hai chính đảng chủ yếu của Singapore).
Triết lý phát triển của SNTUC là để đạt được sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, cần có sự hợp tác và hình thành mối quan hệ giữa quản lý và lao động một cách chặt chẽ để tạo ra môi trường làm ăn thông thoáng.
Singapore đã thành lập các thiết chế mang tính chất ba bên quan trọng, là Tòa án trọng tài lao động (Industrial Arbitration Court), Uỷ ban năng suất quốc gia (National Productivity Board), và Hội đồng quốc gia về tiền lương (National Wages Council).
Các cơ quan này có chức năng giải quyết, xây dựng và thực hiện các chính sách được xem xét theo quan điểm và sự quan tâm của ba bên. Trên cơ sở sự tham gia và nhất trí của ba bên, các biện pháp và chính sách được hình thành bởi những bên liên quan sẽ nhận được sự chấp nhận cao hơn và như vậy có thể được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn. SNTUC góp phần thực thi những điều đó cho lợi ích của cả người lao động và chủ doanh nghiệp.
Nếu chưa có ‘dân chủ thực thụ’ thì không thể có công đoàn độc lập
Để tránh bị chụp mũ ‘diễn biến hòa bình’, trước tiên cần luật hóa về “sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản” đối với Nhà nước và xã hội như quy định tại Điều 4.1, Hiến pháp. Nếu vẫn tiếp tục chưa có luật về hoạt động của đảng chính trị, coi như đây là một ‘quyền treo’ của đảng cộng sản đối với nhiệm vụ ‘lãnh đạo toàn diện’.
Do đó, nếu việc thành lập các công đoàn độc lập có ít nhiều đi ngược lại với Nghị quyết đảng, thì điều đó không thể gọi là ‘tự chuyển hóa’, ‘tự diễn biến’, mà cần tìm hiểu làm rõ xem những việc ‘đi ngược’ ấy đã vi phạm cụ thể những điều luật nào trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành. Nếu tòa án xác định là không vi phạm vào điều hạn chế nào của luật pháp, thì hoạt động của những tổ chức công đoàn độc lập đó được quyền hoạt động, và được bảo hộ bởi những điều được nêu trong CPTPP.
Công bằng nhìn nhận, các nội dung như vừa nêu còn là sự thể hiện của sự tôn trọng vào đảng cầm quyền. Bởi với quy trình “quốc hữu hóa” những tổ chức đáng lẽ phải được tự thân vận hành và phát triển, cũng tương tự như quá trình tập trung và quốc hữu hóa kinh tế trước đây, làm mất đi tính sáng tạo và trách nhiệm xã hội vốn có của chúng. Cần trả lại chức năng là tổ chức xã hội dân sự của những hội đoàn, trong đó có tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn.
Tổ chức công đoàn, dù tên gọi nào, ‘độc lập’, hay ‘quốc doanh’, thì đều cần hướng đến làm quen với một mô hình dân chủ thực thụ. Việc này đồng thời giúp nhà nước tận dụng được những ý kiến cải cách, tạo không gian chính trị nơi mà hiệu quả và khả năng hoạt động, bảo vệ công dân của các tổ chức dân sự được đặt lên hàng đầu sẽ quyết định sự thành công của tổ chức đó.
Cả CPTPP và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) đều có chung yêu cầu ‘dân chủ thực thụ’ đối với Việt Nam.