Dù tỉ lệ đóng BHXH tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới – lên đến 32,5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng BHXH đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ BHXH.
Thường Sơn, Việt Nam Thời báo, ngày 16/11/2018
Mồ hôi xương máu nhìn từ vụ ALC II
Không phải bỗng dưng mà vào tháng Mười Một năm 2018, khi nổ ra vụ khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiêm Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam là Lê Bạch Hồng liên quan vụ Công ty ALC II (công ty Cho Thuê Tài Chính II) của ngân hàng thuộc loại lớn nhất quốc gia – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) – bị phát hiện đã làm biến mất hàng ngàn tỷ đồng bảo hiểm xã hội, đã tràn ngập thông tin ngoài lề về ‘Agribank sắp phá sản’.
Mặc dù chưa thực sự bị cho phá sản, nhưng Agribank lại là quán quân về mức độ tham nhũng, thất thoát cùng số cán bộ bị xử án trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Agribank cũng nằm trong số những ngân hàng nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao – không phải là ‘nợ khó thu hồi’ mà nói trắng ra ‘nợ không thể thu hồi’, tương tự cái cách mà Công ty ALC II đã ‘hô biến’ hàng ngàn tỷ đồng đóng BHXH của người lao động.
Con số gần 1.000 tỷ đồng tiền BHXH mà Lê Bạch Hồng rất có thể đã thông đồng với ALC II ‘hô biến’ – tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số dư đầu tư quỹ luỹ kế gần 610.000 tỷ đồng theo báo cáo của BHXH Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2017, nhưng là một chứng cứ hùng hồn và tàn bạo về hành vi cơ quan BHXH Việt Nam đã lợi dụng và vô trách nhiệm đến thế nào đối với số tiền còm cõi mồ hôi xương máu đóng BHXH của hàng chục triệu người lao động trên rẻo đất hình chữ S bị xé tơi tả bởi các nhóm lợi ích – chính sách lồng lộn cùng lòng tham không đáy.
Nhưng vô trách nhiệm hơn cả, thậm chí rất đáng nghi ngờ về động cơ trục lợi của BHXH Việt Nam, là cho tới nay và bất chấp rất nhiều đề nghị, kiến nghị của giới chuyên gia phản biện độc lập cùng đông đảo người lao động, Quỹ BHXH ở Việt Nam vẫn không hề công khai báo cáo tài chính hàng năm.
Tất cả vẫn bị giấu biệt!
‘Mật quỹ’ và thói bưng bít từ trên xuống dưới
Hàng năm, chỉ có những con số chung nhất từ báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH. Nhưng lại không một báo cáo nào của chính phủ và các cơ quan chức năng dám công khai về sự thật cơ quan BHXH dùng tiền này đầu tư vào ALC II, và đã mất trắng gần 1.000 tỷ đồng!
Dù tỉ lệ đóng BHXH tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới – lên đến 32,5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng BHXH đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ BHXH. Việc sử dụng quỹ BHXH để đầu tư cụ thể ra sao không ai được biết. Lãi hay lỗ, hiệu quả hay không chỉ có cơ quan BHXH biết.
Chính những tờ báo viết về công nhân như Người Lao Động và Lao Động đã phải kêu lên rằng điều này thật vô lý, đây là tiền của người dân đóng, họ có quyền được biết nó đang được sử dụng như thế nào, có an toàn hay không bởi nếu xảy ra rủi ro thì chính người dân nhận hậu quả chứ không phải những người đang quản lý nó.
Nhưng sau một chuỗi phản ứng của dư luận, tất cả vẫn chỉ như hòn đá ném xuống ao bèo. Mức độ lì lợm và vô sỉ của giới quan chức mang trên mình mác cộng sản là một trong những gene trội nhất của chế độ này.
Chỉ đến khi vụ ALC II và Lê Bạch Hồng nổ ra mà không còn giấu diếm được nữa, lần đầu tiên một quan chức cao cấp của BHXH Việt Nam là Phó tổng giám đốc Đào Việt Ánh mới hiện ra để trấn an: “hiện 90% tiền của BHXH Việt Nam được đầu tư vào trái phiếu chính phủ”, và thanh minh rằng cơ quan này đã đầu tư theo quy định của Chính phủ, tức “nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi”.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, số dư đầu tư quỹ luỹ kế đến cuối năm 2017 là gần 610.000 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2012 (gần 234.000 tỷ đồng). Lợi nhuận đầu tư trong giai đoạn 2013-2017 là gần 150.000 tỷ đồng. Riêng năm 2017, lãi đầu tư là 37.500 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2012 (gần 19.000 tỷ đồng). Tỷ lệ tiền lãi thu được tính trên số dư nợ đầu tư bình quân đạt 7,23%, trong đó lãi suất đầu tư bình quân năm 2017 là 7,25%.
Và để tăng tính thuyết phục cho “nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi”, ông Đào Việt Ánh giải thích “khi BHXH Việt Nam đầu tư vào trái phiếu chính phủ, vừa đảm bảo hiệu quả an toàn cho Quỹ, vừa tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng cho việc tái cơ cấu nợ công và bội chi”.
Vậy thực tế ‘đầu tư vào trái phiếu chính phủ’ có hiệu quả đến đâu?
November 16, 2018
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ vỡ quỹ theo cách nào? (Phần 1)
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Dù tỉ lệ đóng BHXH tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới – lên đến 32,5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng BHXH đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ BHXH.
Thường Sơn, Việt Nam Thời báo, ngày 16/11/2018
Mồ hôi xương máu nhìn từ vụ ALC II
Không phải bỗng dưng mà vào tháng Mười Một năm 2018, khi nổ ra vụ khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiêm Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam là Lê Bạch Hồng liên quan vụ Công ty ALC II (công ty Cho Thuê Tài Chính II) của ngân hàng thuộc loại lớn nhất quốc gia – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) – bị phát hiện đã làm biến mất hàng ngàn tỷ đồng bảo hiểm xã hội, đã tràn ngập thông tin ngoài lề về ‘Agribank sắp phá sản’.
Mặc dù chưa thực sự bị cho phá sản, nhưng Agribank lại là quán quân về mức độ tham nhũng, thất thoát cùng số cán bộ bị xử án trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Agribank cũng nằm trong số những ngân hàng nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao – không phải là ‘nợ khó thu hồi’ mà nói trắng ra ‘nợ không thể thu hồi’, tương tự cái cách mà Công ty ALC II đã ‘hô biến’ hàng ngàn tỷ đồng đóng BHXH của người lao động.
Con số gần 1.000 tỷ đồng tiền BHXH mà Lê Bạch Hồng rất có thể đã thông đồng với ALC II ‘hô biến’ – tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số dư đầu tư quỹ luỹ kế gần 610.000 tỷ đồng theo báo cáo của BHXH Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2017, nhưng là một chứng cứ hùng hồn và tàn bạo về hành vi cơ quan BHXH Việt Nam đã lợi dụng và vô trách nhiệm đến thế nào đối với số tiền còm cõi mồ hôi xương máu đóng BHXH của hàng chục triệu người lao động trên rẻo đất hình chữ S bị xé tơi tả bởi các nhóm lợi ích – chính sách lồng lộn cùng lòng tham không đáy.
Nhưng vô trách nhiệm hơn cả, thậm chí rất đáng nghi ngờ về động cơ trục lợi của BHXH Việt Nam, là cho tới nay và bất chấp rất nhiều đề nghị, kiến nghị của giới chuyên gia phản biện độc lập cùng đông đảo người lao động, Quỹ BHXH ở Việt Nam vẫn không hề công khai báo cáo tài chính hàng năm.
Tất cả vẫn bị giấu biệt!
‘Mật quỹ’ và thói bưng bít từ trên xuống dưới
Hàng năm, chỉ có những con số chung nhất từ báo cáo của chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH. Nhưng lại không một báo cáo nào của chính phủ và các cơ quan chức năng dám công khai về sự thật cơ quan BHXH dùng tiền này đầu tư vào ALC II, và đã mất trắng gần 1.000 tỷ đồng!
Dù tỉ lệ đóng BHXH tại Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới – lên đến 32,5% mức tiền lương tháng, nhưng tuyệt đại đa số người đóng BHXH đến nay không được biết gì về việc quản lý và vận hành của nguồn quỹ BHXH. Việc sử dụng quỹ BHXH để đầu tư cụ thể ra sao không ai được biết. Lãi hay lỗ, hiệu quả hay không chỉ có cơ quan BHXH biết.
Chính những tờ báo viết về công nhân như Người Lao Động và Lao Động đã phải kêu lên rằng điều này thật vô lý, đây là tiền của người dân đóng, họ có quyền được biết nó đang được sử dụng như thế nào, có an toàn hay không bởi nếu xảy ra rủi ro thì chính người dân nhận hậu quả chứ không phải những người đang quản lý nó.
Nhưng sau một chuỗi phản ứng của dư luận, tất cả vẫn chỉ như hòn đá ném xuống ao bèo. Mức độ lì lợm và vô sỉ của giới quan chức mang trên mình mác cộng sản là một trong những gene trội nhất của chế độ này.
Chỉ đến khi vụ ALC II và Lê Bạch Hồng nổ ra mà không còn giấu diếm được nữa, lần đầu tiên một quan chức cao cấp của BHXH Việt Nam là Phó tổng giám đốc Đào Việt Ánh mới hiện ra để trấn an: “hiện 90% tiền của BHXH Việt Nam được đầu tư vào trái phiếu chính phủ”, và thanh minh rằng cơ quan này đã đầu tư theo quy định của Chính phủ, tức “nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi”.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, số dư đầu tư quỹ luỹ kế đến cuối năm 2017 là gần 610.000 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2012 (gần 234.000 tỷ đồng). Lợi nhuận đầu tư trong giai đoạn 2013-2017 là gần 150.000 tỷ đồng. Riêng năm 2017, lãi đầu tư là 37.500 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2012 (gần 19.000 tỷ đồng). Tỷ lệ tiền lãi thu được tính trên số dư nợ đầu tư bình quân đạt 7,23%, trong đó lãi suất đầu tư bình quân năm 2017 là 7,25%.
Và để tăng tính thuyết phục cho “nguyên tắc chỉ đầu tư tiền nhàn rỗi”, ông Đào Việt Ánh giải thích “khi BHXH Việt Nam đầu tư vào trái phiếu chính phủ, vừa đảm bảo hiệu quả an toàn cho Quỹ, vừa tăng huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng cho việc tái cơ cấu nợ công và bội chi”.
Vậy thực tế ‘đầu tư vào trái phiếu chính phủ’ có hiệu quả đến đâu?