(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc với nhà vận động dân chủ Huỳnh Thục Vy, người sắp bị đưa ra xét xử theo điều 276 của Bộ luật Hình sự năm 1999 vì bị cho là đã xúc phạm quốc kỳ. Cô phải đối mặt với mức án tù có thể lên đến ba năm nếu bị Tòa án Nhân dân Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk kết luận có tội tại phiên xử vào ngày 22 tháng Mười một.
“Nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã tìm mọi cớ để trừng phạt Huỳnh Thục Vy vì cô đã vận động không mệt mỏi cho nhân quyền và dân chủ, và trong cơn vùng vẫy tuyệt vọng, giờ đây họ bám lấy hành vi xịt sơn trắng lên một lá cờ,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu nói. “Đặt nhu cầu bảo vệ một biểu tượng quốc gia lên trên nhu cầu bảo vệ quyền của quốc dân là một việc sai trái.”
Hôm trước ngày Lễ Quốc khánh vào tháng Chín năm 2017, Huỳnh Thục Vy phản đối chính quyền bằng việc xịt sơn trắng lên lá quốc kỳ. Cô viết trên Facebook rằng: “Quốc gia Khánh tận! Có chi mà lễ với lạc. Formosa, nhiễm độc toàn diện, ung thư, thuốc giả, tù nhân lương tâm, vi phạm nhân quyền, cận cảnh mất nước… Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng.”
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, coi hành vi phỉ báng quốc kỳ là một tội hình sự. Điều 276 của Bộ luật hình sự 1999 ghi rằng “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Tháng Tám năm 2018, nhà cầm quyền thị xã Buôn Hồ khởi tố vụ án đối với Huỳnh Thục Vy theo điều 276 về hành vi “xúc phạm quốc kỳ” và ra lệnh cấm rời khỏi địa bàn cư trú trong thời gian điều tra. Tháng Mười, công an gửi hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát.
Công an tỉnh Đắk Lắk cáo buộc cô “móc nối với các phần tử xấu bên ngoài, nhiều lần trao đổi, trả lời phỏng vấn, viết bài, làm các video clip phát tán trên blog và các trang mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật ở Việt Nam, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước”.
Huỳnh Thục Vy, 33 tuổi, là người viết blog chính trị có các bài viết được chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Cha cô, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, đã bị đi tù 10 nămtừ năm 1992 đến năm 2002 vì tìm cách gửi một cuốn tiểu thuyết và một số truyện ngắn phê phán chính sách nhà nước Việt Nam tới các độc giả hải ngoại. Do thân thế của người cha là tù nhân chính trị, Huỳnh Thục Vy và gia đình đã phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và phân biệt đối xử vì lý do chính trịcủa nhà cầm quyền từ thời thơ ấu.
Cô bắt đầu đăng tải các bài viết trên mạng từ cuối năm 2008. Các bài viết của cô đề cập tới nhiều vấn đề chính trị xã hội và kêu gọi một hệ thống chính trị đa đảng, tự do và tôn trọng nhân quyền. Cô cũng động viên những người trẻ tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị. Cô thường xuyên viết để ủng hộ những nhà hoạt động đang bị giam giữ vì hoạt động ôn hòa. Năm 2015, một tuyển tập các bài viết của cô, với tiêu đề Nhận định Sự thật – Tự do & Nhân quyềnđược xuất bản ở nước ngoài.
Tháng Năm năm 2011, nhận xét về cuộc bầu cử toàn quốc phi dân chủ ở Việt Nam, khi Đảng Cộng sản cầm quyền quyết định ai được ra tranh cử, Huỳnh Thục Vy viết,
Ở Việt Nam, đi bầu cử là một chuyện không thể không làm – dù có muốn hay không. Đơn giản vì chuyện bầu bán ở đây không có gì quan trọng bởi nó hoàn toàn không thay đổi hay ảnh hưởng gì đến bất cứ vấn đề lớn nhỏ nào liên quan đến quốc gia ở tầm vĩ mô, nó cũng chẳng liên quan gì đến đời sống của từng cộng đồng dân cư cụ thể nào… Im lặng trước nghịch lý chính là đồng ý với sự nghịch lý đang diễn ra và điều ấy là thiếu trách nhiệm với bản thân mình, cũng như thiếu tinh thần xã hội với đất nước. Chúng ta phải lựa chọn cho chính mình một xã hội tiến bộ, trong đó quyền bầu cử, ứng cử phải được diễn ra trong công bằng, dân chủ và tự do đúng nghĩa.”
Tháng Mười hai năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam ra quyết định phạt hành chính gia đình họ Huỳnh tổng số tiền 270.000.000 đồng (tương đương khoảng 13.500 đô la Mỹ vào thời điểm đó) vì đã sử dụng công nghệ phát tán thông tin bị chính quyền gọi là “tuyên truyền” chống nhà nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Huỳnh Thục Vy và gia đình đã phải chịu nhiều năm sách nhiễu và xâm phạm dưới bàn tay của nhà cầm quyền vì các hoạt động chính trị của họ. Ví dụ như, vào tháng Mười hai năm 2013, một nhóm người lạ mặt hành hung cha cô, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, khi ông đang trên đường đi vận động thành lập Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Tháng Hai năm 2014, côn đồ lạ mặt ném đá vào nhà họ ở thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháng Bảy năm 2015, công an ở sân bay Tân Sơn Nhất cấm Huỳnh Thục Vy rời Việt Nam đi Băng Cốc để dự một khóa tập huấn do Phóng viên Không Biên giới tổ chức. Lần đó công an cũng tịch thu hộ chiếu của cô, và nói rằng họ làm theo lệnh của công an tỉnh Quảng Nam.
Tháng Mười một năm 2013, Huỳnh Thục Vy và các nhà hoạt động bạn hữu khởi xướng một nhóm lấy tên là Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Mục tiêu của nhóm là “nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về phẩm giá con người và những quyền con người cơ bản của chính mình cũng như của người khác, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội tôn trọng nhân quyền.”
Trần Thị Nga, nhà đồng sáng lập và thành viên điều hành của nhóm, hiện đang thụ án 9 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Tháng Mười, chồng bà Trần Thị Nga, ông Phan Văn Phong, nói ông rất lo lắng về sức khỏe và đời sống trong tù của bà, vì bà bị các tù nhân khác đe dọa trong khi quản giáo không làm gì để ngăn chặn. Cán bộ quản lý trại giam không cho gia đình gặp bàtrong các đợt thăm nuôi vào tháng Tám và tháng Chín năm 2018, với lý do họ nêu ra là chị “không chấp hành nội quy của trại.”
“Đưa bằng được Huỳnh Thục Vy ra tòa và đối mặt với việc vào tù cho thấy chính quyền Việt Nam đang cố tìm mọi cách để bịt miệng các nhà hoạt động nhằm hạn chế ảnh hưởng của họ tới xã hội và chính trị,” ông Robertson nói. “Liên minh Châu Âu và các nhà tài trợ, đối tác thương mại quốc tế cần lên tiếng với Việt Nam và yêu cầu chính quyền nước này thực hiện những lời hứa cải thiện hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình nếu muốn có các mối quan hệ chính trị và kinh tế tốt đẹp hơn.”
November 20, 2018
Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà vận động dân chủ ra toà về hành vi xúc phạm quốc kỳ
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc với nhà vận động dân chủ Huỳnh Thục Vy, người sắp bị đưa ra xét xử theo điều 276 của Bộ luật Hình sự năm 1999 vì bị cho là đã xúc phạm quốc kỳ. Cô phải đối mặt với mức án tù có thể lên đến ba năm nếu bị Tòa án Nhân dân Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk kết luận có tội tại phiên xử vào ngày 22 tháng Mười một.
“Nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã tìm mọi cớ để trừng phạt Huỳnh Thục Vy vì cô đã vận động không mệt mỏi cho nhân quyền và dân chủ, và trong cơn vùng vẫy tuyệt vọng, giờ đây họ bám lấy hành vi xịt sơn trắng lên một lá cờ,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu nói. “Đặt nhu cầu bảo vệ một biểu tượng quốc gia lên trên nhu cầu bảo vệ quyền của quốc dân là một việc sai trái.”
Hôm trước ngày Lễ Quốc khánh vào tháng Chín năm 2017, Huỳnh Thục Vy phản đối chính quyền bằng việc xịt sơn trắng lên lá quốc kỳ. Cô viết trên Facebook rằng: “Quốc gia Khánh tận! Có chi mà lễ với lạc. Formosa, nhiễm độc toàn diện, ung thư, thuốc giả, tù nhân lương tâm, vi phạm nhân quyền, cận cảnh mất nước… Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng.”
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, coi hành vi phỉ báng quốc kỳ là một tội hình sự. Điều 276 của Bộ luật hình sự 1999 ghi rằng “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Tháng Tám năm 2018, nhà cầm quyền thị xã Buôn Hồ khởi tố vụ án đối với Huỳnh Thục Vy theo điều 276 về hành vi “xúc phạm quốc kỳ” và ra lệnh cấm rời khỏi địa bàn cư trú trong thời gian điều tra. Tháng Mười, công an gửi hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát.
Công an tỉnh Đắk Lắk cáo buộc cô “móc nối với các phần tử xấu bên ngoài, nhiều lần trao đổi, trả lời phỏng vấn, viết bài, làm các video clip phát tán trên blog và các trang mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật ở Việt Nam, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước”.
Huỳnh Thục Vy, 33 tuổi, là người viết blog chính trị có các bài viết được chia sẻ rộng rãi trên mạng internet. Cha cô, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, đã bị đi tù 10 nămtừ năm 1992 đến năm 2002 vì tìm cách gửi một cuốn tiểu thuyết và một số truyện ngắn phê phán chính sách nhà nước Việt Nam tới các độc giả hải ngoại. Do thân thế của người cha là tù nhân chính trị, Huỳnh Thục Vy và gia đình đã phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và phân biệt đối xử vì lý do chính trịcủa nhà cầm quyền từ thời thơ ấu.
Cô bắt đầu đăng tải các bài viết trên mạng từ cuối năm 2008. Các bài viết của cô đề cập tới nhiều vấn đề chính trị xã hội và kêu gọi một hệ thống chính trị đa đảng, tự do và tôn trọng nhân quyền. Cô cũng động viên những người trẻ tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị. Cô thường xuyên viết để ủng hộ những nhà hoạt động đang bị giam giữ vì hoạt động ôn hòa. Năm 2015, một tuyển tập các bài viết của cô, với tiêu đề Nhận định Sự thật – Tự do & Nhân quyềnđược xuất bản ở nước ngoài.
Tháng Năm năm 2011, nhận xét về cuộc bầu cử toàn quốc phi dân chủ ở Việt Nam, khi Đảng Cộng sản cầm quyền quyết định ai được ra tranh cử, Huỳnh Thục Vy viết,
Tháng Mười hai năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam ra quyết định phạt hành chính gia đình họ Huỳnh tổng số tiền 270.000.000 đồng (tương đương khoảng 13.500 đô la Mỹ vào thời điểm đó) vì đã sử dụng công nghệ phát tán thông tin bị chính quyền gọi là “tuyên truyền” chống nhà nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Năm 2012, Huỳnh Thục Vy được nhận giải thưởng Hellman Hammett, dành cho các nhà văn bị đàn áp, cùng với cha mình là ông Huỳnh Ngọc Tuấn. Tháng 12 năm 2012, công an ở sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, ngăn cấm Huỳnh Trọng Hiếu, em trai Huỳnh Thục Vy đi Mỹ để nhận giải Hellman/Hammett thay cho cha và chị mình, và tịch thu hộ chiếu của anh. Chính quyền nói rằng họ làm theo yêu cầu của công an tỉnh Quảng Nam, nơi gia đình họ Huỳnh đang sinh sống khi đó.
Huỳnh Thục Vy tham gia các cuộc biểu tìnhphản đối dự luật về đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng với nhiều vấn đề. Cô vận động phản đối những tác động tiêu cực đến quyền lợi và điều kiện sinh sống của người dân do công ty Formosa, một công ty thép của Đài Loan đã xả chất thải độc hại xuống biển dọc bờ biển miền Trung Việt Nam vào tháng Tư năm 2016, gây ra một thảm họa môi trường lan rộng.
Cô liên tục vận động nhằm chấm dứt nạn công an sử dụng vũ lực quá mức, bạo hànhvà tra tấn trong khi giam giữ. Cô lên tiếng đòi chính quyền chấm dứt sách nhiễu và theo dõi, và ngay lập tức phóng thích các tù nhân chính trị như Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Lê Đình Lượngvà nhiều người khác. Cô cũng nỗ lực nghiên cứu tình trạng của những nhà hoạt động người Thượng không được nhiều người biết đến, và nâng cao nhận thức về tình trạng chính quyền đè nén quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Tây Nguyên.
Huỳnh Thục Vy và gia đình đã phải chịu nhiều năm sách nhiễu và xâm phạm dưới bàn tay của nhà cầm quyền vì các hoạt động chính trị của họ. Ví dụ như, vào tháng Mười hai năm 2013, một nhóm người lạ mặt hành hung cha cô, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, khi ông đang trên đường đi vận động thành lập Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Tháng Hai năm 2014, côn đồ lạ mặt ném đá vào nhà họ ở thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháng Bảy năm 2015, công an ở sân bay Tân Sơn Nhất cấm Huỳnh Thục Vy rời Việt Nam đi Băng Cốc để dự một khóa tập huấn do Phóng viên Không Biên giới tổ chức. Lần đó công an cũng tịch thu hộ chiếu của cô, và nói rằng họ làm theo lệnh của công an tỉnh Quảng Nam.
Tháng Mười một năm 2013, Huỳnh Thục Vy và các nhà hoạt động bạn hữu khởi xướng một nhóm lấy tên là Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Mục tiêu của nhóm là “nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về phẩm giá con người và những quyền con người cơ bản của chính mình cũng như của người khác, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội tôn trọng nhân quyền.”
Trần Thị Nga, nhà đồng sáng lập và thành viên điều hành của nhóm, hiện đang thụ án 9 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Tháng Mười, chồng bà Trần Thị Nga, ông Phan Văn Phong, nói ông rất lo lắng về sức khỏe và đời sống trong tù của bà, vì bà bị các tù nhân khác đe dọa trong khi quản giáo không làm gì để ngăn chặn. Cán bộ quản lý trại giam không cho gia đình gặp bàtrong các đợt thăm nuôi vào tháng Tám và tháng Chín năm 2018, với lý do họ nêu ra là chị “không chấp hành nội quy của trại.”
“Đưa bằng được Huỳnh Thục Vy ra tòa và đối mặt với việc vào tù cho thấy chính quyền Việt Nam đang cố tìm mọi cách để bịt miệng các nhà hoạt động nhằm hạn chế ảnh hưởng của họ tới xã hội và chính trị,” ông Robertson nói. “Liên minh Châu Âu và các nhà tài trợ, đối tác thương mại quốc tế cần lên tiếng với Việt Nam và yêu cầu chính quyền nước này thực hiện những lời hứa cải thiện hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình nếu muốn có các mối quan hệ chính trị và kinh tế tốt đẹp hơn.”