Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 25/11/2018
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” tại Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An), đang gặp nguy hiểm do Chính quyền Việt Nam tăng cường sức ép nhằm buộc ông phải nhận tội như một điều kiện để được trả tự do trước thời hạn.
Ông Thức, 56 tuổi, nghi ngờ rằng ông đã bị đầu độc hôm 20/11, khi ông có nhiều triệu chứng đau đớn. Bình phục vào ngày hôm sau, ông quyết định không ăn thức ăn của trại giam mà chỉ ăn thức ăn khô do gia đình cung cấp. Tuy nhiên, trại giam lại từ chối cung cấp nước nóng để ông chế mỳ ăn liền. Ông cho biết ông bị đối xử tồi trong thời gian gần đây khi trại giam từ chối chuyển thư cho ông, và thông báo về ý định không cho ông dùng đèn pin để đọc sách, hoặc thiết bị đo huyết áp và chỉ số đường huyết.
Chính quyền Việt Nam đã không cho cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà nhập cảnh sau 5 tháng sống lưu vong ở Đức. Ngày 21/11, cựu phát ngôn viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) xuống sân bay Nội Bài và bị an ninh cửa khẩu giữ lại, sau đó cô bị buộc phải lên máy bay đi Bangkok và sau đó là trở về Đức. Trong tháng Sáu, sau phiên xử phúc thẩm năm thành viên chủ chốt của HAEDC mà tại đó cô bị kết án 9 năm tù giam về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” Lê Thu Hà được phóng thích cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nhưng bị buộc sống lưu vong ở Đức.
Công an tỉnh Đồng Tháp đã kết thúc điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” đối với ông Huỳnh Trương Ca, người bị bắt đầu tháng 9 vừa qua. Phía công an đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đề nghị truy tố ông theo tội danh quy định ở Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.” Phiên toà xử ông Ca dường như sẽ được tiến hành sớm, và ông có thể bị mức án cao nhất là 12 năm nếu bị kết tội.
Trong khi đó, Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hô, Dak Lak, đã quyết định dời ngày xử nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy sang chiều ngày 30/11. Nữ hoạt động nhân quyền có khả năng phải đối mặt với mức án tù cao nhất là 3 năm về cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của BLHS 1999.
Toà án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã hoãn phiên phúc thẩm đối với cựu phát ngôn viên của HAEDC Nguyễn Trung Trực về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và chưa công bố ngày xử. Ông Trực bị bắt ngày 04/8/2017 và bị kết án 12 năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 12/9/2018. Điều đáng chú ý là luật sư Nguyễn Văn Miểng, người bào chữa cho ông Trực tại hai phiên toà, không được thông báo về kế hoạch xét xử phúc thẩm mà toà định tiến hành vào ngày 05/11.
Ngày 21/11, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên phúc thẩm đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015, và y án 4 năm tù giam đưa ra bởi Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn trong phiên sơ thẩm trước đó.
Một ngày sau đó, Toà án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã bác bỏ kháng cáo của Facebooker Nguyễn Hồng Nguyên về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015, giữ nguyên mức án hai năm tù giam mà Toà án Nhân dân quận Cái Răng đã tuyên trong phiên sơ thẩm. Trong cả hai phiên xử, Nguyễn Hồng Nguyên không có luật sư bảo vệ.
Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và là chủ tịch của Đảng Cộng hoà, đã bị chuyển đến Trại giam Ba Sao mà gia đình ông không được thông báo. Việc chuyển trại này sẽ làm khó cho gia đình khi thăm nuôi vì trại giam này cách nhà hơn 200 km.
Trong đêm muộn của 21/11, công an thành phố HCM đã câu lưu hai mẹ con nhà báo tự do Lê Thị Thư và đưa về đồn công an thuộc quận 12 để tra khảo cho tới sáng hôm sau thì trả tự do cho cô. Đây là lần bắt giữ thứ hai trong vòng 2 tuần. Lần trước vào ngày 09/11, cô bị bắt khi đang phỏng vấn gia đình của 15 người biểu tình ôn hoà bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” trong phiên phúc thẩm của họ tại thành phố Biên Hoà. Cô bị đánh đập bởi an ninh Đồng Nai, còn điện thoại của cô bị nhúng vào nước.
===== 19/11=====
Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị chuyển trại giam, gia đình không được thông báo
Chính quyền Việt Nam đã đưa nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng đi thụ án tù tại Trại giam Ba Sao ở tỉnh Hà Nam mà không thông báo cho gia đình của anh biết việc chuyển trại.
Ngày 19/11, ông Nguyễn Viết Hùng, bố của Nguyễn Viết Dũng, đi thăm con ở Trại tạm giam Nghi Kim của Sở Công an Nghệ An, nơi anh bị giam giữ kể từ khi bị bắt vào tháng 9 năm 2017, thì được biết Nguyễn Viết Dũng đã bị chuyển đi đến trại giam mới, cách 200 km tính từ huyện Yên Thành, là nơi gia đình anh đang ở.
Ông Hùng cho biết gia đình ông không nhận được bất thông báo bằng miệng hay bằng văn bản nào củaCông an Nghệ An về việc Dũng bị chuyển trại.
Ông nói việc chuyển Dũng đi thụ án tại Trại giam Ba Sao sẽ gây không ít khó khăn, vất vả và trở ngại cho gia đình Dũng mỗi lần thăm gặp.
Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và là chủ tịch của Đảng Cộng hoà, bị bắt cóc bởi mật vụ Nghệ An trong buổi sáng ngày 27/9/2017. Sau đó, công an tỉnh Nghệ An thông báo anh bị bắt và bị cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Ngày 12/4/2018, Dũng bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết tội và kết án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bốn tháng sau, vào ngày 15/8, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã giảm án tù xuống còn 6 năm trong phiên xử phúc thẩm.
Dũng từng bị mật vụ đánh đập trong ngày bị bắt cóc, và từng bị tra tấn trong thời gian bị tạm giam ở Nghi Kim khi bị tra hỏi về nhà hoạt động Lê Đình Lượng, người sau đó bị kết án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Đây cũng là lần thứ hai Dũng bị khép án tù. Lần thứ nhất là vào năm 2015, sau khi anh bị bắt trong một cuộc biểu tình phản đối chính quyền Hà Nội chặt 6.700 cây cổ thụ trong nội đô và bị kết án 15 tháng tù giam về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
——————–
Công an Đồng Tháp đề nghị truy tố nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca
Công an tỉnh Đồng Tháp đã kết thúc điều tra đối với nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân, đề nghị truy tố ông theo tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Theo văn bản gửi cho gia đình, phía công an nói đã “làm rõ hành vi phạm tội” của ông và đã chuyển toà bộ hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát của tỉnh.
Theo luật hiện hành của Việt Nam, ông Huỳnh Trương Ca, sinh năm 1971, sẽ phải đối mặt với mức án tù từ 7 đến 12 năm nếu bị kết tội.
Ông Huỳnh Trương Ca là thành viên của nhóm Hiến Pháp, một nhóm của 18 người hoạt động thành lập vào giữa năm 2017 với mục tiêu phổ biến quyền con người và quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 2013. Theo một thành viên chưa bị bắt thì các thành viên của nhóm Hiến Pháp đóng vai trò tích cực trong cuộc biểu tình ngày 10/6 tại Sài Gòn.
Ông và tám thành viên khác của nhóm này bị bắt giữ trong tháng 9 và 10. Những người khác bị bắt bao gồm Ngô Văn Dũng và Hồ Đình Cương- với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118, Lê Minh Thể- với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Hiện công an còn giam giữ bốn thành viên của nhóm là cô Đoàn Thị Hồng, Đỗ Thế Hoá, Trần Hoàng Lan và Trần Thanh Phương mà không thông báo việc bắt giữ và giam giữ cho gia đình cũng như chưa đưa ra cáo buộc nào chống lại họ. Công an Việt Nam chỉ mới trả tự do cho Facebooker Hưng Hùng sau nhiều ngày giam giữ.
Việc bắt giữ tám thành viên của nhóm Hiến Pháp là một phần của chiến dịch đàn áp chống lại giới bất đồng chính kiến của chế độ cộng sản Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã bắt giữ 26 nhà hoạt động và kết án 39 người với tổng mức án tù là 294.5 năm tù giam và 66 năm quản chế với những tội danh trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.
====== 21/11 =====
Toà án Cấp cao tại Đà Nẵng hoãn phiên phúc thẩm của Nguyễn Trung Trực
Toà án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã hoãn phiên toà phúc thẩm xử Phát ngôn nhân Nguyễn Trung Trực của Hội Anh em Dân chủ mà không đưa ra ngày xử cụ thể mới.
Trước đó, toà này định mở phiên phúc thẩm vào ngày 05/11. Lý do hoãn được đưa ra là Hội đồng xét xử cần phải “xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa.”
Đáng chú ý là luật sư Nguyễn Văn Miểng, người được gia đình của ông Trực thuê để bảo vệ ông tại phiên sơ thẩm và phiên phúc thẩm, không được thông báo về kế hoạch mở phiên phúc thẩm vào ngày 05/11. Ông chỉ được thông báo là người tham gia tố tụng ở phiên phúc thẩm với tư cách là người bào chữa vào ngày 15/11.
Ông Trực là phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ cho tới khi ông bị bắt ngày 04/8/2017 với cáo buộc “thực hiệc hành vi nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999 vì “… sử dụng máy tính xách tay và điện thoại smartphone cá nhân để truy cập mạng xã hội, liên lạc, nhóm họp trực tuyến với các thành viên và đăng tải các bài viết, hạn chế sự di chuyển, đi lại nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Mục đích nhằm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản hướng đến xây dựng chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập.”
Ngày 12/9/2018, ông bị Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình kết án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế trong một phiên toà chỉ kéo dài 3 giờ và chỉ có con trai ông là Nguyễn Minh Tâm được phép vào phòng xử án để theo dõi phiên toà.
Một ngày trước phiên toà sơ thẩm, tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo yêu cầu Hà Nội trả tự do cho ông và nhiều tù nhân lương tâm khác.
Ngay sau phiên toà, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra thông cáo báo chí nêu lên mối quan tâm và lo ngại về bản án dành cho ông dựa trên những cáo buộc mơ hồ, và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.
Ông Trực là một nhà hoạt động nhân quyền và cổ suý dân chủ. Ông đã nhiều lần bị sách nhiễu trước khi bị bắt, trong đó có một lần ông cùng 7 nhà hoạt động khác bị mật vụ tỉnh Nghệ An bắt cóc, đánh đập và lột hết giấy tờ, tiền bạc rồi bỏ lại ở một khu rừng hẻo lánh trong năm 2016.
Ông là một trong chín người thuộc Hội Anh em Dân chủ bị bắt trong hai năm 2017-2018. Chín người trong số đó, bao gồm cả luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, bị kết án với mức án từ 7 đến 15 năm tù giam và ba năm quản chế vì cáo buộc theo Điều 79.
——————–
Kháng cáo của nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị bác bỏ
Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã giữ nguyên bản án 4 năm tù giam mà Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn đã tuyên đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự 2015.
Ông Đương bị bắt ngày 24/1/2018 khi đang quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn. Ông bị hai cáo buộc: gây rối trật tự công cộng, và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật hình sự.
Trong phiên sơ thẩm ngày 17/9/2018 cho cáo buộc thứ nhất, Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn đã kết án ông Đương 4 năm tù giam trong một phiên toà không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của quốc tế về xét xử công bằng. Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đương ở cả ba phiên toà, cho biết ngay sau phiên toà sơ thẩm này, ông Đương đã nộp đơn kháng án.
Luật sư Sơn đã đưa ra bản bào chữa, khẳng định thân chủ của ông vô tội vì ông Đương không tổ chức hay tham gia việc phản đối cưỡng chế đất đai của người dân Tam Dương, và việc quay phim cảnh cưỡng chế không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hội đồng xét xử đánh đồng ông với những người phản đối chiếm đoạt đất đai của chính quyền thị xã Từ Sơn, và giữ nguyên bản án 4 năm tù giam.
Ngoài bản án này, ông Đương còn bị toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh kết án 5 năm tù giam về cáo buộc thứ hai trong phiên toà sơ thẩm ngày 12/10/2018. Theo gia đình thì ông cũng đã kháng cáo bản án này.
Việc bắt giữ và kết án ông Được nhằm bịt miệng ông vì ông là một trong số ít người dân địa phương dám đứng lên tố cáo việc cưỡng chế đất đai và tham ô của quan chức địa phương.
Ông Đương là nạn nhân của thu hồi đất đai của chính quyền thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh mà không được đền bù thoả đáng theo giá thị trường. Từ đó, ông trợ giúp những nạn nhân bị cướp đất khác, giúp họ làm đơn tố cáo lên cấp cao hơn.
Ông cũng là một nhà báo công dân, phanh phui những vụ tiêu cực của địa phương và đưa những tin tức về tài sản bất minh của nhiều cán bộ đứng đầu tỉnh Bắc Ninh.
Ông được tổ chức Ân xá Quốc tế và Chiến dịch Now!Campaign, một liên minh của 14 tổ chức dân sự Việt Nam và quốc tế, coi là tù nhân lương tâm.
===== 22/11 =====
Toà phúc thẩm Cần Thơ y án 2 năm tù giam đối với Facebooker Nguyễn Hồng Nguyên về tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Ngày 22/11, trong phiên phúc thẩm xét xử Facebooker Nguyễn Hồng Nguyên về cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” Toà án nhân dân thành phố Cần Thơ đã giữ nguyên mức án 2 năm tù giam đối với nhà hoạt động này.
Nguyễn Hồng Nguyên bị bắt vào ngày 16/6/2018 chỉ vì những bài viết của mình trên tài khoản Facebook Bồ Công Anh để nói lên sự thật của xã hội, phản ánh những vấn nạn, bất công xảy ra trong chế độ mà anh đang sống cũng như những trăn trở của anh cho vận mệnh của đất nước. Ngày 22/9, anh bị Toà án nhân dân quận Cái Răng kết án hai năm tù giam.
Nguyễn Hồng Nguyên sinh ngày 10/7/1980, nguyên quán và thường trú tại TP. Cần Thơ. Anh là người từng sinh sống nhiều năm ở Úc châu, và trở lại Việt Nam định cư vào năm 2002. Trước khi bị bắt, anh làm nghề tài xế, thường chạy xe thuê chở hàng cho chủ xe tư nhân, hoặc doanh nghiệp vận tải từ TP. Cần Thơ đi các tỉnh và ngược lại
Anh từng bị nhà cầm quyền sách nhiễu nhiều lần trước khi bị bắt.
Theo một số nhà hoạt động thì Nguyễn Hồng Nguyên không được bảo vệ bởi luật sư trong cả hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm dù anh đã yêu cầu nhiều lần.
Nguyên là lao động chính trong gia đình. Từ lúc anh bị bắt, mọi gáng nặng trong gia đình dồn lên vai người vợ trẻ trong việc nuôi mẹ già và chăm sóc hai con còn nhỏ.
Nguyên là một trong bốn Facebooker bị bắt và kết án ở Cần Thơ gần đây vì những bài viết cổ suý nhân quyên và dân chủ. Ba người còn lại là Trương Đình Khang, Bùi Mạnh Đồng và Đoàn Khánh Vinh Quang.
——————–
Nhà báo tự do Lê Thị Thư lại bị câu lưu, tra khảo trong đêm
Lực lượng an ninh ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ nhà báo tự do Lê Thị Thư và con gái trong đêm 21/11, giữ hai mẹ con cô nhiều giờ trong đồn công an trước khi trả tự do cho họ vào sáng hôm sau.
Cô Thư, một người viết tin về nhiều đề tài mà báo chí quốc doanh thường né tránh, nói rằng cô và con gái không ở nhà trọ mà đi công việc rồi đến một khách sạn thuộc Quận 12 để nghỉ qua đêm.
Trước đó trong ngày, công an khu vực đã đến kiểm tra hành chính tại phòng trọ. Trong buổi tối, khi đi qua khu vực nhà mình ở, cô phát hiện ra có rất nhiều cảnh sát và mật vụ tập trung ở trụ sở công an phường một cách bất thường.
Trong tối 21/11, nhân viên lễ tân của khách sạn thông báo với cô rằng sẽ có công an khu vực đến kiểm tra hành chính của khách sạn. Vài tiếng sau đó, một toán cảnh sát vào dựng cô dậy để kiểm tra, sau đó một tên ở lại sảnh của khách sạn để canh giữ cô.
Nhận thấy không an toàn khi ở lại, Thư đưa con định đi khỏi khách sạn thì tên cảnh sát nhảy ra chặn cô lại và gọi đồng bọn. Xe công an tới và chúng đưa mẹ con cô về đồn công an phường Hiệp Thành.
Tại đây, cô bị tra khảo về những hoạt động xã hội và những bài viết về những vấn đề nhạy cảm mà báo chí quốc doanh thường né tránh như cưỡng chế đất đai, ô nhiễm môi trường, dân oan…
Công an định thu giữ điện thoại và Macbook của cô nhưng Thư đã phản đối quyết liệt, nói rằng cô cần chúng để kiếm sống, và sẽ đến Bộ Công an để đòi nếu bị tịch thu.
Tới 8h sáng ngày 22/11, cảnh sát buộc phải trả tự do cho cô.
Đây là lần bị bắt giữ thứ hai của Thư trong vòng 2 tuần. Ngày 09/11, cô bị mật vụ tỉnh Đồng Nai bắt giữ và đánh đập khi cô đang phỏng vấn gia đình của 15 người bị Toà án tỉnh này kết án tù giam từ 8 đến 18 tháng chỉ vì đã tham gia biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế. Khi đó cô bị đưa về một đồn công an và bị đánh đập bởi Võ Anh Tuấn, đội phó đội an ninh của Công an tỉnh Đồng Nai, cũng là người ném hai điện thoại của cô vào người cô và sau đó đem chúng nhúng vào nước.
===== 24/11 =====
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị đầu độc trong tù
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thi hành án tù 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An), đang gặp nguy hiểm đến tính mạng vì nhà cầm quyền đang gia tăng sức ép buộc ông phải nhận tội như là một điều kiện để được phóng thích.
Trong lần gặp gia đình vào sáng 24/11, ông Thức cho biết ông nghi ngờ mình bị đầu độc. Sáng sớm ngày 20/11, ông tỉnh dậy lúc 5.15 và thấy chóng mặt và huyết áp lên tới 150/110, mồ hôi đổ ra rất nhiều, mà khi uống nước vào thì bị nôn ra và lẫn với máu tươi.
Ông cho gia đình biết rằng sau đó ông đi nằm nhưng lại tiếp tục bị nôn và đầu óc bị quay cuồng. Nhân viên y tế của trại giam vào khám cho ông và nói ông bị “tuần hoàn não” và cho uống hai viên thuốc nhưng ông lại nôn ra ngay.
Đến tầm 7h sáng thì ông hồi phục và sau đó ăn sáng và trưa bình thường dù có mỏi mệt. Hai hôm sau thì ông hồi phục hoàn toàn.
Ông Thức cho rằng mình bị đầu độc bằng thức ăn, và do đó ông quyết định không ăn thức ăn do nhà tù cung cấp mà chỉ ăn đồ khô do gia đình gửi đến. Tuy nhiên, nhà tù lại không cung cấp nước sôi để ông chế biến mỳ ăn liền.
Ông Thức cho gia đình biết gần đây ông bị đối xử rất khác biệt. Ông không còn được nhận thư của gia đình vì nhà tù không chuyển cho ông. Giám thị nhà tù còn cho biết khả năng sẽ không cung cấp nước nóng, không cho ông sử dụng đèn pin để đọc sách hay thiết bị đo huyết áp và đường huyết.
Ông nghĩ rằng chính quyền cộng sản đang gia tăng sức ép buộc ông phải nhận tội để có cớ phóng thích ông như lời kêu gọi của nhiều chính phủ và tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Trong tháng 7-8, ông đã tuyệt thực hơn 30 ngày để phản đối việc bị đối xử tàn nhẫn bởi Trại giam số 6.
===================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
November 25, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 47 từ ngày 19 đến ngày 25/11/2018: Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang gặp nguy hiểm
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 25/11/2018
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” tại Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An), đang gặp nguy hiểm do Chính quyền Việt Nam tăng cường sức ép nhằm buộc ông phải nhận tội như một điều kiện để được trả tự do trước thời hạn.
Ông Thức, 56 tuổi, nghi ngờ rằng ông đã bị đầu độc hôm 20/11, khi ông có nhiều triệu chứng đau đớn. Bình phục vào ngày hôm sau, ông quyết định không ăn thức ăn của trại giam mà chỉ ăn thức ăn khô do gia đình cung cấp. Tuy nhiên, trại giam lại từ chối cung cấp nước nóng để ông chế mỳ ăn liền. Ông cho biết ông bị đối xử tồi trong thời gian gần đây khi trại giam từ chối chuyển thư cho ông, và thông báo về ý định không cho ông dùng đèn pin để đọc sách, hoặc thiết bị đo huyết áp và chỉ số đường huyết.
Chính quyền Việt Nam đã không cho cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà nhập cảnh sau 5 tháng sống lưu vong ở Đức. Ngày 21/11, cựu phát ngôn viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) xuống sân bay Nội Bài và bị an ninh cửa khẩu giữ lại, sau đó cô bị buộc phải lên máy bay đi Bangkok và sau đó là trở về Đức. Trong tháng Sáu, sau phiên xử phúc thẩm năm thành viên chủ chốt của HAEDC mà tại đó cô bị kết án 9 năm tù giam về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” Lê Thu Hà được phóng thích cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nhưng bị buộc sống lưu vong ở Đức.
Công an tỉnh Đồng Tháp đã kết thúc điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” đối với ông Huỳnh Trương Ca, người bị bắt đầu tháng 9 vừa qua. Phía công an đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đề nghị truy tố ông theo tội danh quy định ở Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.” Phiên toà xử ông Ca dường như sẽ được tiến hành sớm, và ông có thể bị mức án cao nhất là 12 năm nếu bị kết tội.
Trong khi đó, Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hô, Dak Lak, đã quyết định dời ngày xử nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy sang chiều ngày 30/11. Nữ hoạt động nhân quyền có khả năng phải đối mặt với mức án tù cao nhất là 3 năm về cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của BLHS 1999.
Toà án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã hoãn phiên phúc thẩm đối với cựu phát ngôn viên của HAEDC Nguyễn Trung Trực về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và chưa công bố ngày xử. Ông Trực bị bắt ngày 04/8/2017 và bị kết án 12 năm tù giam trong phiên sơ thẩm ngày 12/9/2018. Điều đáng chú ý là luật sư Nguyễn Văn Miểng, người bào chữa cho ông Trực tại hai phiên toà, không được thông báo về kế hoạch xét xử phúc thẩm mà toà định tiến hành vào ngày 05/11.
Ngày 21/11, Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên phúc thẩm đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015, và y án 4 năm tù giam đưa ra bởi Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn trong phiên sơ thẩm trước đó.
Một ngày sau đó, Toà án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã bác bỏ kháng cáo của Facebooker Nguyễn Hồng Nguyên về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015, giữ nguyên mức án hai năm tù giam mà Toà án Nhân dân quận Cái Răng đã tuyên trong phiên sơ thẩm. Trong cả hai phiên xử, Nguyễn Hồng Nguyên không có luật sư bảo vệ.
Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và là chủ tịch của Đảng Cộng hoà, đã bị chuyển đến Trại giam Ba Sao mà gia đình ông không được thông báo. Việc chuyển trại này sẽ làm khó cho gia đình khi thăm nuôi vì trại giam này cách nhà hơn 200 km.
Trong đêm muộn của 21/11, công an thành phố HCM đã câu lưu hai mẹ con nhà báo tự do Lê Thị Thư và đưa về đồn công an thuộc quận 12 để tra khảo cho tới sáng hôm sau thì trả tự do cho cô. Đây là lần bắt giữ thứ hai trong vòng 2 tuần. Lần trước vào ngày 09/11, cô bị bắt khi đang phỏng vấn gia đình của 15 người biểu tình ôn hoà bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” trong phiên phúc thẩm của họ tại thành phố Biên Hoà. Cô bị đánh đập bởi an ninh Đồng Nai, còn điện thoại của cô bị nhúng vào nước.
===== 19/11=====
Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng bị chuyển trại giam, gia đình không được thông báo
Chính quyền Việt Nam đã đưa nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng đi thụ án tù tại Trại giam Ba Sao ở tỉnh Hà Nam mà không thông báo cho gia đình của anh biết việc chuyển trại.
Ngày 19/11, ông Nguyễn Viết Hùng, bố của Nguyễn Viết Dũng, đi thăm con ở Trại tạm giam Nghi Kim của Sở Công an Nghệ An, nơi anh bị giam giữ kể từ khi bị bắt vào tháng 9 năm 2017, thì được biết Nguyễn Viết Dũng đã bị chuyển đi đến trại giam mới, cách 200 km tính từ huyện Yên Thành, là nơi gia đình anh đang ở.
Ông Hùng cho biết gia đình ông không nhận được bất thông báo bằng miệng hay bằng văn bản nào củaCông an Nghệ An về việc Dũng bị chuyển trại.
Ông nói việc chuyển Dũng đi thụ án tại Trại giam Ba Sao sẽ gây không ít khó khăn, vất vả và trở ngại cho gia đình Dũng mỗi lần thăm gặp.
Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và là chủ tịch của Đảng Cộng hoà, bị bắt cóc bởi mật vụ Nghệ An trong buổi sáng ngày 27/9/2017. Sau đó, công an tỉnh Nghệ An thông báo anh bị bắt và bị cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Ngày 12/4/2018, Dũng bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết tội và kết án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bốn tháng sau, vào ngày 15/8, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã giảm án tù xuống còn 6 năm trong phiên xử phúc thẩm.
Dũng từng bị mật vụ đánh đập trong ngày bị bắt cóc, và từng bị tra tấn trong thời gian bị tạm giam ở Nghi Kim khi bị tra hỏi về nhà hoạt động Lê Đình Lượng, người sau đó bị kết án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Đây cũng là lần thứ hai Dũng bị khép án tù. Lần thứ nhất là vào năm 2015, sau khi anh bị bắt trong một cuộc biểu tình phản đối chính quyền Hà Nội chặt 6.700 cây cổ thụ trong nội đô và bị kết án 15 tháng tù giam về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.
——————–
Công an Đồng Tháp đề nghị truy tố nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca
Công an tỉnh Đồng Tháp đã kết thúc điều tra đối với nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân, đề nghị truy tố ông theo tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Theo văn bản gửi cho gia đình, phía công an nói đã “làm rõ hành vi phạm tội” của ông và đã chuyển toà bộ hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát của tỉnh.
Theo luật hiện hành của Việt Nam, ông Huỳnh Trương Ca, sinh năm 1971, sẽ phải đối mặt với mức án tù từ 7 đến 12 năm nếu bị kết tội.
Ông Huỳnh Trương Ca là thành viên của nhóm Hiến Pháp, một nhóm của 18 người hoạt động thành lập vào giữa năm 2017 với mục tiêu phổ biến quyền con người và quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 2013. Theo một thành viên chưa bị bắt thì các thành viên của nhóm Hiến Pháp đóng vai trò tích cực trong cuộc biểu tình ngày 10/6 tại Sài Gòn.
Ông và tám thành viên khác của nhóm này bị bắt giữ trong tháng 9 và 10. Những người khác bị bắt bao gồm Ngô Văn Dũng và Hồ Đình Cương- với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118, Lê Minh Thể- với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Hiện công an còn giam giữ bốn thành viên của nhóm là cô Đoàn Thị Hồng, Đỗ Thế Hoá, Trần Hoàng Lan và Trần Thanh Phương mà không thông báo việc bắt giữ và giam giữ cho gia đình cũng như chưa đưa ra cáo buộc nào chống lại họ. Công an Việt Nam chỉ mới trả tự do cho Facebooker Hưng Hùng sau nhiều ngày giam giữ.
Việc bắt giữ tám thành viên của nhóm Hiến Pháp là một phần của chiến dịch đàn áp chống lại giới bất đồng chính kiến của chế độ cộng sản Việt Nam.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã bắt giữ 26 nhà hoạt động và kết án 39 người với tổng mức án tù là 294.5 năm tù giam và 66 năm quản chế với những tội danh trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.
====== 21/11 =====
Toà án Cấp cao tại Đà Nẵng hoãn phiên phúc thẩm của Nguyễn Trung Trực
Toà án Nhân dân Cấp cao tại Đà Nẵng đã hoãn phiên toà phúc thẩm xử Phát ngôn nhân Nguyễn Trung Trực của Hội Anh em Dân chủ mà không đưa ra ngày xử cụ thể mới.
Trước đó, toà này định mở phiên phúc thẩm vào ngày 05/11. Lý do hoãn được đưa ra là Hội đồng xét xử cần phải “xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa.”
Đáng chú ý là luật sư Nguyễn Văn Miểng, người được gia đình của ông Trực thuê để bảo vệ ông tại phiên sơ thẩm và phiên phúc thẩm, không được thông báo về kế hoạch mở phiên phúc thẩm vào ngày 05/11. Ông chỉ được thông báo là người tham gia tố tụng ở phiên phúc thẩm với tư cách là người bào chữa vào ngày 15/11.
Ông Trực là phát ngôn nhân của Hội Anh em Dân chủ cho tới khi ông bị bắt ngày 04/8/2017 với cáo buộc “thực hiệc hành vi nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999 vì “… sử dụng máy tính xách tay và điện thoại smartphone cá nhân để truy cập mạng xã hội, liên lạc, nhóm họp trực tuyến với các thành viên và đăng tải các bài viết, hạn chế sự di chuyển, đi lại nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Mục đích nhằm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản hướng đến xây dựng chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập.”
Ngày 12/9/2018, ông bị Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình kết án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế trong một phiên toà chỉ kéo dài 3 giờ và chỉ có con trai ông là Nguyễn Minh Tâm được phép vào phòng xử án để theo dõi phiên toà.
Một ngày trước phiên toà sơ thẩm, tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo yêu cầu Hà Nội trả tự do cho ông và nhiều tù nhân lương tâm khác.
Ngay sau phiên toà, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra thông cáo báo chí nêu lên mối quan tâm và lo ngại về bản án dành cho ông dựa trên những cáo buộc mơ hồ, và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.
Ông Trực là một nhà hoạt động nhân quyền và cổ suý dân chủ. Ông đã nhiều lần bị sách nhiễu trước khi bị bắt, trong đó có một lần ông cùng 7 nhà hoạt động khác bị mật vụ tỉnh Nghệ An bắt cóc, đánh đập và lột hết giấy tờ, tiền bạc rồi bỏ lại ở một khu rừng hẻo lánh trong năm 2016.
Ông là một trong chín người thuộc Hội Anh em Dân chủ bị bắt trong hai năm 2017-2018. Chín người trong số đó, bao gồm cả luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, bị kết án với mức án từ 7 đến 15 năm tù giam và ba năm quản chế vì cáo buộc theo Điều 79.
——————–
Kháng cáo của nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị bác bỏ
Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã giữ nguyên bản án 4 năm tù giam mà Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn đã tuyên đối với nhà báo công dân Đỗ Công Đương với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự 2015.
Ông Đương bị bắt ngày 24/1/2018 khi đang quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn. Ông bị hai cáo buộc: gây rối trật tự công cộng, và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật hình sự.
Trong phiên sơ thẩm ngày 17/9/2018 cho cáo buộc thứ nhất, Toà án Nhân dân thị xã Từ Sơn đã kết án ông Đương 4 năm tù giam trong một phiên toà không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của quốc tế về xét xử công bằng. Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đương ở cả ba phiên toà, cho biết ngay sau phiên toà sơ thẩm này, ông Đương đã nộp đơn kháng án.
Luật sư Sơn đã đưa ra bản bào chữa, khẳng định thân chủ của ông vô tội vì ông Đương không tổ chức hay tham gia việc phản đối cưỡng chế đất đai của người dân Tam Dương, và việc quay phim cảnh cưỡng chế không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hội đồng xét xử đánh đồng ông với những người phản đối chiếm đoạt đất đai của chính quyền thị xã Từ Sơn, và giữ nguyên bản án 4 năm tù giam.
Ngoài bản án này, ông Đương còn bị toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh kết án 5 năm tù giam về cáo buộc thứ hai trong phiên toà sơ thẩm ngày 12/10/2018. Theo gia đình thì ông cũng đã kháng cáo bản án này.
Việc bắt giữ và kết án ông Được nhằm bịt miệng ông vì ông là một trong số ít người dân địa phương dám đứng lên tố cáo việc cưỡng chế đất đai và tham ô của quan chức địa phương.
Ông Đương là nạn nhân của thu hồi đất đai của chính quyền thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh mà không được đền bù thoả đáng theo giá thị trường. Từ đó, ông trợ giúp những nạn nhân bị cướp đất khác, giúp họ làm đơn tố cáo lên cấp cao hơn.
Ông cũng là một nhà báo công dân, phanh phui những vụ tiêu cực của địa phương và đưa những tin tức về tài sản bất minh của nhiều cán bộ đứng đầu tỉnh Bắc Ninh.
Ông được tổ chức Ân xá Quốc tế và Chiến dịch Now!Campaign, một liên minh của 14 tổ chức dân sự Việt Nam và quốc tế, coi là tù nhân lương tâm.
===== 22/11 =====
Toà phúc thẩm Cần Thơ y án 2 năm tù giam đối với Facebooker Nguyễn Hồng Nguyên về tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Ngày 22/11, trong phiên phúc thẩm xét xử Facebooker Nguyễn Hồng Nguyên về cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” Toà án nhân dân thành phố Cần Thơ đã giữ nguyên mức án 2 năm tù giam đối với nhà hoạt động này.
Nguyễn Hồng Nguyên bị bắt vào ngày 16/6/2018 chỉ vì những bài viết của mình trên tài khoản Facebook Bồ Công Anh để nói lên sự thật của xã hội, phản ánh những vấn nạn, bất công xảy ra trong chế độ mà anh đang sống cũng như những trăn trở của anh cho vận mệnh của đất nước. Ngày 22/9, anh bị Toà án nhân dân quận Cái Răng kết án hai năm tù giam.
Nguyễn Hồng Nguyên sinh ngày 10/7/1980, nguyên quán và thường trú tại TP. Cần Thơ. Anh là người từng sinh sống nhiều năm ở Úc châu, và trở lại Việt Nam định cư vào năm 2002. Trước khi bị bắt, anh làm nghề tài xế, thường chạy xe thuê chở hàng cho chủ xe tư nhân, hoặc doanh nghiệp vận tải từ TP. Cần Thơ đi các tỉnh và ngược lại
Anh từng bị nhà cầm quyền sách nhiễu nhiều lần trước khi bị bắt.
Theo một số nhà hoạt động thì Nguyễn Hồng Nguyên không được bảo vệ bởi luật sư trong cả hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm dù anh đã yêu cầu nhiều lần.
Nguyên là lao động chính trong gia đình. Từ lúc anh bị bắt, mọi gáng nặng trong gia đình dồn lên vai người vợ trẻ trong việc nuôi mẹ già và chăm sóc hai con còn nhỏ.
Nguyên là một trong bốn Facebooker bị bắt và kết án ở Cần Thơ gần đây vì những bài viết cổ suý nhân quyên và dân chủ. Ba người còn lại là Trương Đình Khang, Bùi Mạnh Đồng và Đoàn Khánh Vinh Quang.
——————–
Nhà báo tự do Lê Thị Thư lại bị câu lưu, tra khảo trong đêm
Lực lượng an ninh ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ nhà báo tự do Lê Thị Thư và con gái trong đêm 21/11, giữ hai mẹ con cô nhiều giờ trong đồn công an trước khi trả tự do cho họ vào sáng hôm sau.
Cô Thư, một người viết tin về nhiều đề tài mà báo chí quốc doanh thường né tránh, nói rằng cô và con gái không ở nhà trọ mà đi công việc rồi đến một khách sạn thuộc Quận 12 để nghỉ qua đêm.
Trước đó trong ngày, công an khu vực đã đến kiểm tra hành chính tại phòng trọ. Trong buổi tối, khi đi qua khu vực nhà mình ở, cô phát hiện ra có rất nhiều cảnh sát và mật vụ tập trung ở trụ sở công an phường một cách bất thường.
Trong tối 21/11, nhân viên lễ tân của khách sạn thông báo với cô rằng sẽ có công an khu vực đến kiểm tra hành chính của khách sạn. Vài tiếng sau đó, một toán cảnh sát vào dựng cô dậy để kiểm tra, sau đó một tên ở lại sảnh của khách sạn để canh giữ cô.
Nhận thấy không an toàn khi ở lại, Thư đưa con định đi khỏi khách sạn thì tên cảnh sát nhảy ra chặn cô lại và gọi đồng bọn. Xe công an tới và chúng đưa mẹ con cô về đồn công an phường Hiệp Thành.
Tại đây, cô bị tra khảo về những hoạt động xã hội và những bài viết về những vấn đề nhạy cảm mà báo chí quốc doanh thường né tránh như cưỡng chế đất đai, ô nhiễm môi trường, dân oan…
Công an định thu giữ điện thoại và Macbook của cô nhưng Thư đã phản đối quyết liệt, nói rằng cô cần chúng để kiếm sống, và sẽ đến Bộ Công an để đòi nếu bị tịch thu.
Tới 8h sáng ngày 22/11, cảnh sát buộc phải trả tự do cho cô.
Đây là lần bị bắt giữ thứ hai của Thư trong vòng 2 tuần. Ngày 09/11, cô bị mật vụ tỉnh Đồng Nai bắt giữ và đánh đập khi cô đang phỏng vấn gia đình của 15 người bị Toà án tỉnh này kết án tù giam từ 8 đến 18 tháng chỉ vì đã tham gia biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế. Khi đó cô bị đưa về một đồn công an và bị đánh đập bởi Võ Anh Tuấn, đội phó đội an ninh của Công an tỉnh Đồng Nai, cũng là người ném hai điện thoại của cô vào người cô và sau đó đem chúng nhúng vào nước.
===== 24/11 =====
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị đầu độc trong tù
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thi hành án tù 16 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An), đang gặp nguy hiểm đến tính mạng vì nhà cầm quyền đang gia tăng sức ép buộc ông phải nhận tội như là một điều kiện để được phóng thích.
Trong lần gặp gia đình vào sáng 24/11, ông Thức cho biết ông nghi ngờ mình bị đầu độc. Sáng sớm ngày 20/11, ông tỉnh dậy lúc 5.15 và thấy chóng mặt và huyết áp lên tới 150/110, mồ hôi đổ ra rất nhiều, mà khi uống nước vào thì bị nôn ra và lẫn với máu tươi.
Ông cho gia đình biết rằng sau đó ông đi nằm nhưng lại tiếp tục bị nôn và đầu óc bị quay cuồng. Nhân viên y tế của trại giam vào khám cho ông và nói ông bị “tuần hoàn não” và cho uống hai viên thuốc nhưng ông lại nôn ra ngay.
Đến tầm 7h sáng thì ông hồi phục và sau đó ăn sáng và trưa bình thường dù có mỏi mệt. Hai hôm sau thì ông hồi phục hoàn toàn.
Ông Thức cho rằng mình bị đầu độc bằng thức ăn, và do đó ông quyết định không ăn thức ăn do nhà tù cung cấp mà chỉ ăn đồ khô do gia đình gửi đến. Tuy nhiên, nhà tù lại không cung cấp nước sôi để ông chế biến mỳ ăn liền.
Ông Thức cho gia đình biết gần đây ông bị đối xử rất khác biệt. Ông không còn được nhận thư của gia đình vì nhà tù không chuyển cho ông. Giám thị nhà tù còn cho biết khả năng sẽ không cung cấp nước nóng, không cho ông sử dụng đèn pin để đọc sách hay thiết bị đo huyết áp và đường huyết.
Ông nghĩ rằng chính quyền cộng sản đang gia tăng sức ép buộc ông phải nhận tội để có cớ phóng thích ông như lời kêu gọi của nhiều chính phủ và tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Trong tháng 7-8, ông đã tuyệt thực hơn 30 ngày để phản đối việc bị đối xử tàn nhẫn bởi Trại giam số 6.
===================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây