Ngày 12-11-2018, tại kỳ họp thứ 6 khoá XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 72/2018/QH14 về phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết này là từ ngày 27-12-2018. [tải văn bản: http://bit.ly/2P0t2gt]
Tại Nghị quyết, Điều 3. Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, ghi: “1. Giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật tại Phụ lục 3 và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP”.
|
Ảnh minh họa. |
Ở Phụ lục 3 nêu có 7 Bộ Luật, Luật cần sửa đổi, bổ sung: (1) Bộ luật Lao động 2012. (2) Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). (3) Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). (4) Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). (5) Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010). (6) Luật An toàn thực phẩm năm 2010. (7) Luật Phòng, chống tham nhũng (được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIV).
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Lao động 2012, gồm có 2 nhóm nội dung như sau:
Nhóm nội dung 1: Công đoàn – tổ chức của người lao động. Sửa đổi, bổ sung Chương XIII Bộ luật Lao động năm 2012 về công đoàn theo hướng cho phép thành lập tổ chức đại diện của người lao động không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Quy định quyền của người lao động thành lập, gia nhập tổ chức đại diện không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Quy định mang tính nguyên tắc về điều kiện, trình tự thành lập, thẩm quyền đăng ký hoạt động, giải thể của tổ chức đại diện người lao động trên cơ sở đó Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Nhóm nội dung 2: Đối thoại tại nơi làm việc, Thương lượng tập thể, Tranh chấp lao động – đình công. Bổ sung vào Chương V, Chương XIII và Chương XIV của Bộ luật Lao động năm 2012 liên quan đến công đoàn, tổ chức đại diện người lao động, quyền đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, trong đó có quy định giải quyết tranh chấp lao động mới phát sinh trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện như tranh chấp giữa các tổ chức đại diện với nhau về quyền thương lượng tập thể…
Ngoài 2 nhóm nội dung nói trên, Nghị quyết 72/2018/QH14 còn yêu cầu rà soát, xem xét sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 sau khi Bộ luật Lao động được sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam trân trọng kính mời các hội viên, quý bạn đọc, các nhân sĩ, cộng đồng doanh nghiệp, những tổ chức hội, đoàn xã hội dân sự; tổ chức hội, hiệp hội của nhà nước…, cùng đóng góp các giải pháp để Việt Nam thực sự có những tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn độc lập thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu của các điều ước quốc tế liên quan về lao động mà Hiệp định CPTPP đặt ra cho Việt Nam.
Xin đặc biệt lưu ý là 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”, rất nhiều khả năng chính phủ Việt Nam sẽ tận dụng việc được hưởng quy chế “sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan”, để tìm mọi cách hạn chế 2 quyền này đối với công đoàn/ nghiệp đoàn độc lập.
Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban Cải cách thể chế của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam tổng hợp và phân tích. Những ý kiến có giá trị sẽ được tập hợp để đăng tải trên trang vietnamthoibao.org của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.
Ban Biên tập VNTB, ngày 26/11/2018
November 26, 2018
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam kêu gọi tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề công đoàn độc lập
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngày 12-11-2018, tại kỳ họp thứ 6 khoá XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 72/2018/QH14 về phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết này là từ ngày 27-12-2018. [tải văn bản: http://bit.ly/2P0t2gt]
Tại Nghị quyết, Điều 3. Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, ghi: “1. Giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật tại Phụ lục 3 và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP”.
Ở Phụ lục 3 nêu có 7 Bộ Luật, Luật cần sửa đổi, bổ sung: (1) Bộ luật Lao động 2012. (2) Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). (3) Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). (4) Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). (5) Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010). (6) Luật An toàn thực phẩm năm 2010. (7) Luật Phòng, chống tham nhũng (được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIV).
Nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Lao động 2012, gồm có 2 nhóm nội dung như sau:
Nhóm nội dung 1: Công đoàn – tổ chức của người lao động. Sửa đổi, bổ sung Chương XIII Bộ luật Lao động năm 2012 về công đoàn theo hướng cho phép thành lập tổ chức đại diện của người lao động không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Quy định quyền của người lao động thành lập, gia nhập tổ chức đại diện không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Quy định mang tính nguyên tắc về điều kiện, trình tự thành lập, thẩm quyền đăng ký hoạt động, giải thể của tổ chức đại diện người lao động trên cơ sở đó Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Nhóm nội dung 2: Đối thoại tại nơi làm việc, Thương lượng tập thể, Tranh chấp lao động – đình công. Bổ sung vào Chương V, Chương XIII và Chương XIV của Bộ luật Lao động năm 2012 liên quan đến công đoàn, tổ chức đại diện người lao động, quyền đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công, trong đó có quy định giải quyết tranh chấp lao động mới phát sinh trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện như tranh chấp giữa các tổ chức đại diện với nhau về quyền thương lượng tập thể…
Ngoài 2 nhóm nội dung nói trên, Nghị quyết 72/2018/QH14 còn yêu cầu rà soát, xem xét sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 sau khi Bộ luật Lao động được sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam trân trọng kính mời các hội viên, quý bạn đọc, các nhân sĩ, cộng đồng doanh nghiệp, những tổ chức hội, đoàn xã hội dân sự; tổ chức hội, hiệp hội của nhà nước…, cùng đóng góp các giải pháp để Việt Nam thực sự có những tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn độc lập thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu của các điều ước quốc tế liên quan về lao động mà Hiệp định CPTPP đặt ra cho Việt Nam.
Xin đặc biệt lưu ý là 2 nghĩa vụ về “Quyền tự do liên kết” và “quyền thương lượng tập thể”, rất nhiều khả năng chính phủ Việt Nam sẽ tận dụng việc được hưởng quy chế “sẽ không bị trừng phạt thương mại trong vòng 3 năm đối với tất cả các nghĩa vụ và 5 năm liên quan”, để tìm mọi cách hạn chế 2 quyền này đối với công đoàn/ nghiệp đoàn độc lập.
Ý kiến đóng góp xin gửi về email: banbientap@ijavn.org
Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban Cải cách thể chế của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam tổng hợp và phân tích. Những ý kiến có giá trị sẽ được tập hợp để đăng tải trên trang vietnamthoibao.org của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.
Trân trọng cám ơn.
Ban Biên tập VNTB, ngày 26/11/2018