Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 48 từ ngày 26/11 đến ngày 02/12/2018: Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam

DTD logo

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 02/12/2018

 

Ngày 30/11, Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak, đã kết án nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy về cáo buộc “Xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999.

Tuy nhiên, cô sẽ không phải thực hiện bản án ngay lập tức mà chờ cho con gái cô đủ 36 tháng tuổi. Con gái cô hiện nay hơn 26 tháng tuổi. Vài ngày trước phiên toà, Huỳnh Thục Vy công bố bản xét nghiệm cô đang có thai 8 tuần tuổi của đứa con thứ hai.

Toà án cũng công bố quyết định cấm cô xuất cảnh và đi khỏi nơi cư trú cho đến khi thực hiện xong bản án.

Ngay sau khi phiên toà kết thúc, Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo phản đối bản án và yêu cầu Việt Nam xoá bỏ kết quả vụ án và rút lại lời cáo buộc chống lại Huỳnh Thục Vy trong khi cô tuyên bố không kháng cáo vì không tin vào sự công bằng của ngành toà án. Trước đó 10 ngày, tổ chức Quan sát Nhân quyền cũng ra tuyên bố phản đối việc xét xử cô, coi hành động phun sơn lên lá cờ là một quyền bày tỏ chính kiến được bảo đảm bởi luật nhân quyền quốc tế.

Gia đình của hai tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung và Nguyễn Hoàng Nam cho biết họ đã bị đánh đập và đối xử tàn bạo và bị chuyển từ Trại giam Phước Hoà ở tỉnh Tiền Giang chỉ vì phản đối lao động cưỡng bức và không chịu nhận tội. Ông Trung bị còng tay khi chuyển đến Trại giam An Phước ở tỉnh Bình Dương còn anh Nam dường như bị đánh đập trước khi bị đưa đi Trại giam Xuân Lộc ở tỉnh Đồng Nai.

Trong khi đó, tù nhân lương tâm Trần Thị Xuân, người đang thụ án tù 9 năm về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ nhà nước” theo Điều 79 của BLHS 1999, đang chịu nhiều bệnh tật hiểm nguy như bệnh gan, thận và một số bệnh khác. Bệnh của Trần Thị Xuân ngày càng xấu do điều kiện sinh sống hà khắc và thức ăn thiếu dinh dưỡng trong Trại giam số 5 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

Ngày 27/11, nhà hoạt động Nguyễn Hữu Quốc Huy đã trở về nhà sau khi thụ án tù 3 năm. Anh bị bắt ngày 27/11/2015 và sau đó bị kết án 3 năm tù giam về cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS 1999.

Trong đêm 29/11, trên đường đến thăm mẹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Đại đức Thích Ngộ Chánh bị một chiếc xe oto ép và ông bị ngã xuống đường và bất tỉnh. Sau đó ông được người đi đường đưa và bệnh viện để cấp cứu, với nhiều vết thương trên mặt và tay chân. Sau khi bình phục, đại đức cho biết có thể vụ việc đã được sắp đặt nhằm đe doạ buộc ông dừng lên tiếng về vi phạm nhân quyền và quan tâm đến người đấu tranh khác.

===== 26/11 =====

Tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung, Nguyễn Hoàng Nam bị đánh đập, chuyển trại

Theo tin từ tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm trụ trì chùa Quang Minh Tự thuộc Phật Giáo Hoà Hảo tỉnh An Giang thì hai tù nhân lương tâm, ông Bùi Văn Trung và anh Nguyễn Hoàng Nam bị đánh đập và chuyển đi trại giam xa nhà hơn sau khi họ phản đối việc bị cưỡng ép lao động trong khi thi hành án tù.

Theo đó, ông Bùi Văn Trung bị chuyển đến Trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương còn anh Nguyễn Hoàng Nam bị đưa đi Trại giam Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau khi bị kết án tù năm ngoái, họ bị giam ở Trại giam Phước Hoà thuộc tỉnh Tiền Giang.

Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêmcho biết khi bị chuyển trại ông Trung bị còng tay chân còn người anh Nguyễn Hoàng Nam thì dính đầy máu.

Người tu sỹ này cho biết hai tù nhân lương tâm bị đối xử tàn nhẫn vì họ đã phản đối việc bị buộc lao động khổ sai trong tù và thừa nhận tội.

Trước đó, khi còn bị giam giữ ở Trại giam Bằng Lăng thuộc tỉnh An Giang, Nam đã phản đối việc công an tại cơ sở này đã còng chân ông Bùi Văn Trung rồi chuyển đến Trại giam Phước Hoà. Chính vì việc lên tiếng này mà anh đã bị hai công an dùng roi điện bắn vào mắt của anh. Đến nay anh Nam vẫn còn bị đau mắt và nhức đầu thường xuyên mà không được chữa trị.

 

ÔngBùi Văn Trung, con trai Bùi Văn Thâm, vợ Lê Thị Hén, con gái Bùi Thị Bích Tuyền, anh Nguyễn Hoàng Nam và cô Lê Thị Hồng Hạnh bị bắt ngày 26/6/2012 tại tư gia của ông Trung trong ngày cúng giỗ cho mẹ của ông. Họ bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” và riêng ông Trung và anh Thâm bị thêm cáo buộc “chống người thi hành công vụ.” Trong phiên toà sơ thẩm ngày 09/02/2018, hai cha con ông Trung đều bị kết án 6 năm tù giam, anh Nam bị án 4 năm, cô Hạnh và cô Tuyền mỗi người bị ba năm. Riêng bà Hén bị án treo hai năm. Trong phiên phúc thẩm ngày 24/5, Toà án nhân dân tỉnh An Giang giữ nguyên mức án.

Ông Trung và ba con Thâm, Tuyền và Nam, và cô Hạnh được coi là tù nhân lương tâm bởi Now!Campaign, một chiến dịch khởi xướng bởi BPSOS và 13 tổ chức dân sự trong và ngoài nước với mục tiêu đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

———————

Sức khoẻ của tù nhân lương tâm Trần Thị Xuân bị suy giảm nghiêm trọng trong Trại giam số 5

Sức khoẻ của tù nhân lương tâm Trần Thị Xuân suy giảm nghiêm trọng trong khi thi hành án tù tại Trại giam số 5 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

Trần Tiến, anh trai của cô mới đi thăm cô trong trại giam hôm 18/11và cho biết trong thời gian gần đây cô bị bệnh tim mạch và huyết áp cao, và bị ngất ba bốn lần.

Trong khi đó, phù nề do bệnh suy thận vẫn chưa suy giảm. Thêm vào đó, cô còn bị dị ứng phấn hoa và bị kiến ba khoang cắn, gây ra nhiều vết nám và sẹo nhỏ trên mặt.

Anh Tiến nói anh rất lo cho người em gái của mình vì cô rất xanh xao và ốm yếu do bị thiếu vitamin.

Trần Thị Xuân là một người Công giáo chuyên làm từ thiện thuộc thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Do tham gia Hội Anh em Dân chủ và có những hoạt động phản đối Formosa cũng như hỗ trợ ngư dân- những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì vụ ô nhiễm môi trường trầm trọng ở ven biển miền Trung gây ra bởi xả chất thải độc hại gây của công ty này, cô bị bắt vào ngày 17/10/2017 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999. Sau đó, cô bị kết án với mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Chế độ cộng sản đã xử kín cô, gia đình chỉ được thông báo về phiên toà sau khi đã diễn ra. Cô không có luật sư để bảo vệ cho mình.

Sau phiên toà, cô bị chuyển đi thi hành án tại Trại giam số 5, một cơ sở giam giữ nhiều tù nhân lương tâm.

Tù nhân lương tâm ở Việt Nam thường xuyên bị đối xử tệ bạc, và không được quyền tiếp cận dịch vụ y tế trong khi thức ăn thì không đảm bảo dinh dưỡng.

===== 27/11 =====

Quyền dân sự ở Việt Nam bị vi phạm nghiêm trọng: CIVICUS

Theo báo cáo của tổ chức dân quyền đa quốc gia CIVICUS, quyền dân sự ở Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng.

Trong bản báo cáo công bố ngày 27/11, CIVICUS nói rằng chính quyền độc đảng của Việt Nam đã bắt giữ hàng trăm nhà hoạt động ở Việt Nam như là những biện pháp để củng cố quyền lực và làm câm lặng giới bất đồng chính kiến.

Theo bản báo cáo này, cũng như ở nhiều nước khác ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, ở Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự độc lập và người hoạt động phải hoạt động trong một môi trường rất khó khăn với sự hạn chế nghiêm ngặt về không gian dân sự. Kiểm duyệt là một vi phạm dân sự phổ biến ở khu vực này, với việc nhiều chính phủ tiếp tục hạn chế thông tin đến với công chúng, làm câm lặng người hoạt động và tấn công hoặc đàn áp nhà báo vì những bài viết của họ.

Nhiều người hoạt động và cá nhân chỉ trích chính phủ bị bắt giữ và giam cầm hoặc bị sách nhiễu từ chính phủ hoặc tổ chức ngoài chính phủ trong khi người biểu tình bị giải tán bởi lực lượng an ninh. Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nhiều nhóm công đoàn, nhóm hoạt động về môi trường và quyền đất đai.

 

Theo CIVICUS, việc bắt giữ người hoạt động nhân quyền phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam, bao gồm việc biệt giam hoặc giam giữ ngoài các cơ sở giam giữ của nhà nước trong thời gian dài.

 

CIVICUSnói hơn 100 nhà hoạt động bị bắt giữ và đối mặt với án tù dài hạn, trong đó có ông Lê Đình Lượng bị kết án 20 năm tù vì trợ giúp ngư dân đòi Công ty Formosa bồi thường cho vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường biển trầm trọng và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng chục ngàn người ở ven biển miền Trung.

 

Cũngtheo báo cáo này của CIVICUS, Việt Nam thường xuyên đàn áp người biểu tình ôn hoà và lực lượng an ninh sử dụng những biện pháp mạnh quá mức để giải tán và bắt giữ người biểu tình trong hai năm gần đây, đặc biệt là các cuộc biểu tình phản đối Formosa và dự luật An ninh mạng.

 

CIVICUS là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, một liên minh toàn cầu nhằmcổ suý quyền dân sự trên khắp thế giới. Được thành lập vào năm 1993, tổ chức này hiện có các thành viên tại hơn 145 quốc gia, với trụ sở chính tại Johannesburg (Nam Phi) và văn phòng ở London, Geneva và New York.

——————–

Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy mãn hạn tù

Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy đã mãn hạn tù và trở về nhà ở tỉnh Khánh Hoà sau ba năm vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật hình sự 1999.

Bà Nay, mẹ của Duy, đã thông báo bằng điện thoại với một số nhà hoạt động rằng người thanh niên trẻ 33 tuổi này đã rời khỏi Trại giam An Điềm (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) sáng ngày 27/11.

Vì tham gia phong trào thanh niên phản đối chính quyền cộng sản bằng cách viết khẩu hiệu ĐMCS lên tường, Nguyễn Hữu Quốc Duy cùng em họ Nguyễn Hữu Thiên An bị công an tỉnh Khánh Hoà bắt ngày 28/8/2015 và được trả tự do sau đó 3 ngày.

Tuy nhiên, Duy và An bị công an bắt lại vào ngày 21/11/2015 và bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Duy bị biệt giam cho tới phiên xử sơ thẩm vào ngày 23/8/2016 và bị kết án 3 năm tù giam.

Ngay sau phiên toà, Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Nhân quyền đã bày tỏ sự quan tâm và lo ngại về việc nhà cầm quyền Việt Nam kết án Duy chỉ vì anh đã bày tỏ chính kiến của mình, và kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho Duy.

Ân xá Quốc tế và Now!Campaign, một liên minh của 14 tổ chức dân sự trong nước và quốc tế, xếp Duy vào danh sách tù nhân lương tâm.

===== 29/11 =====

Thêm 9 người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu bị kết án tù

Theo truyền thông trong nước, thêm 9 người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng trong giữa tháng 6 bị kết án tù.

Ngày 29/11, Toà án nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuậnvừa kết án tù giam tổng cộng 30 năm đối với 9 người biểu tình với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng”theo Điều 318 của Bộ luật hình sự 2015.

Cụthể, anh Dương Văn Ngoan bị kết án vớimức án cao nhất là5 năm tù; anh Phan Văn Lành và chị Nguyễn Thị Hòa-mỗi người 3 năm 6 tháng tù. Những người còn lại là anh Võ Mến, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An, và Nguyễn Xí đều bị án tù 3 năm.

Báo chí lề đảng còn nói thêm một số người trong vụ án này còn đang đối mặt với cáo buộc  khá là “Hủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ”và sẽ bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa khác.

Như tin đã đưa, trong các ngày 09-11/6, hàng nghìn người dân ở Sài Gòn, Bình Thuận, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận … đã xuống đường biểu tình ôn hoà để phản đối hai dự Luật đặc khu và luật An ninh mạngdo lo ngại dự luật đặc khu được thông qua sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm ba vùng quan trọng về mặt chiến lược của Việt Nam là Vân Đồn ở Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giangtrong khi luật An ninh mạng sẽ siết chặt thêm nữa quyền tự do biểu đạt của người dân.

Nhiều cuộc biểu tình đã bị đàn áp khốc liệt, và do vậy, cuộc biểu tình tại Phan Thiết và Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã trở thành bạo độngvới việc hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh tại thành phố Phan Thiết, dùng bom xăng phóng hỏa và đập phá. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy.

Theothống kê của một số tổ chức nhân quyền, Việt Nam đã bắt giữ hàng trăm người biểu tình, và kết án gần 100 người với mức án tù từ 8 tháng đến 60 tháng tù giam với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng.”

——————–

Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi lại bị cáo buộc chống dân tộc

Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền, ông Hứa Phi, và cũng là đồng Chủ tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam lại bị Công an Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng gửi giấy mời làm việc với cáo buộc ‘có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật cho bên ngoài, xúc phạm dân tộc Việt Nam.

Việc chính quyền Lâm Đồng nói tới là việc ông xuống Sài Gòn để gặp phái đoàn về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Sau cuộc gặp, nhà vườn chứa công cụ trồng và thu hoạch cà phê bị đốt cháy sạch và ông cho rằng công an địa phương làm điều đó.

Tiếp đó, ông được một số báo đài hải ngoại phỏng vấn về tình hình đất nước và tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam sau khi ông cùng linh mục Phan Văn Lợi được vinh danh “Giải thưởng tự do tôn giáo Nguyễn Kim Điền.”

Sau đó, ngày 28/11, công an Lâm Đồng gửi giấy triệu tập ông lên công an xã để làm việc nhưng ông không đi vì nội dung trong thư nói là ông đưa thông tin ra bên ngoài sai sự thật, xúc phạm dân tộc.

Ông cho biết từ đầu năm đến giờ ông nhận được 12 giấy vừa triệu tập vừa mời nhưng cùng một nội dung, và ông đã trình bày nhiều lần nên đến nay ông không còn gì để nói nữa.

Chánh trị sư Hứa Phi là người công khai lên tiếng về tình trạng đàn áp những giáo phái không chịu tuân phục chỉ đạo, can thiệp của nhà nước trong sinh hoạt tôn giáo và giáo lý chân truyền.

——————–

Thêm 9 người biểu tình ở Bình Thuận bị kết án tù

Ngày 29/11, Tòa án Nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận kết án 9 người tham gia biểu tình hôm 10-11/6 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng,” đưa ra mức án tổng cộng 30 năm tù giam.

Cụ thể, anh Dương Văn Ngoan bị tuyên án cao nhất với 5 năm tù; kế đến là anh Phan Văn Lành và chị Nguyễn Thị Hòa, mỗi người 3 năm 6 tháng tù; và 3 năm tù đối với sáu người còn lại gồm anh Võ Mến, Đặng Văn Tùng, Lê Văn Tâm, Hồ Đặng Văn An, Nguyễn Văn An, và Nguyễn Xí.

Theo thông tin lề đảng, một số người trong vụ án này sẽ bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa khác với cáo buộc “Hủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ”.

Theo truyền thông trong nước, tỉnh Bình Thuận đã tiến hành 5 phiên toà xét xử tổng cộng 71 người với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” khi tham gia cuộc biểu tình trong ngày 10-11/6.

Còn trên cả nước tính đến nay có gần 110 người tham gia biểu tình hồi tháng 6 bị tuyên án.

===== 30/11 =====

Đạiđức Thích Ngộ Chánh bị chấn thương sau khi bị chèn xe trong đêm

Đại đức Thích Ngộ Chánh, một người hay cất tiếng nói phản đối vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam, bị chèn ngã xe máy bởi một oto trong đêm và bị nhiều vết thương trên người.

Khoảng gần1 g sáng ngày 30/11/2018, Đại đức Thích Ngộ Chánh đang đi bằng xe máy trên đường Phan Đăng Lưu, quậnPhú Nhuận thì bị một chiếc xe 30 chỗ ngồi chèn. Tuy hai phương tiện chưa chạm vào nhau, nhưng do bất ngờ, thầy đã mất lái và xe đổ ra đường.

Tài xế chiếc xe oto nhấn ga chạy khỏi hiện trường.

Sau khi ngã xuống đường, thầy bị bất tỉnh với nhiều vết thương: gãy một răng, nhiều vết xước ở má trái và chân, và cả chấn thương ở đầu. Người đệ tử ngồi sau xe máy thì bị xây xước nhẹ.

Người dân nơi xảy ra tai nạn đã đưa hai thầy trò vào bệnh viện Nhân dân Gia Định gần đó để cấp cứu.

Sau khi được cấp cứu, thầy Thích Ngộ Chánh đã tỉnh lại. Kết quả chụp chiếu cũng cho thấy thầy chỉ bị chấn thương phần mềm.

Sau khi thầy tỉnh táo, cảnh sát giao thông có gặp thầy và nói rằng thầy không nên làm to chuyện mà nên tìm cách giải quyết nội bộ. Tuy nhiên, thầy đề nghị công an làm đúng pháp luật.

Đại đức Thích Ngộ Chánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ông thường xuyên lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và ủng hộ những người tranh đấu, và do vậy, ông thường xuyên bị sách nhiễu.

Hôm 12/11, ông cùng thầy Thích Thiện Phúc – trụ trì chùa An Cư và linh mục Nguyễn Văn Lý định đi đến Đan viện Thiên An để tìm hiểu về việc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cướp đất của đan viện, thì bị an ninh địa phương ngăn cản và đe doạ.

Thời gian gần đây, Đại đức Thích Ngộ Chánh kêu gọi cộng đồng quan tâm đến tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang bị đối xử vô nhân đạo trong khi thi hành án tù 16 năm tại Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An.

Chiều 29/11, ông có đi thăm Đại Hoà thượng Thích Quảng Độ, người mới quay trở lại Sài Gòn sau một thời gian ngắn về quê nhà ở tỉnh Thái Bình.

Đại đức Thích Ngộ Cháng nói ông có ý định rời Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trở thành nhà tu hành độc lập.

——————–

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam vì cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ”

Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak đã kết án 33 tháng tù giam đối với nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy về cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật hình sự 1999.

Tuy nhiên, cô được hoãn thi hành án cho đến khi con gái của cô tròn ba tuổi. Cô bị cấm rời khỏi nơi cư trú cho đến ngày thi hành án.

Phiên toà được tiến hành tại trụ sở một phường thuộc thị xã. Rất nhiều nhà hoạt động muốn được vào phòng xử án để quan sát phiên toà và ủng hộ cô, nhưng họ đều bị lực lượng công an ngăn cản từ xa. Công an Dak Lak còn gửi giấy triệu tập đến một số nhà hoạt động và yêu cầu họ đến đồn công an vào buổi chiều phiên xử nhằm không cho họ tụ tập.

Huỳnh Thục Vy năm nay 33 tuổi. Cô có một con gái năm nay 26 tháng. Mấy ngày trước phiên toà, cô tuyên bố là mới có thai 8 tuần tuổi đứa con thứ hai.

Dịp quốc khánh năm 2017, Vy đứng chụp cạnh một lá cờ đỏ sao vàng bị xịt sơn, và chính quyền cho rằng cô xúc phạm lá cờ bằng cách bôi bẩn sơn lên đó. Cô không phủ nhận và coi đó là quyền biểu đạt, một trong những quyền cơ bản của con người.

Cô là con gái đầu của cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, người từng bị cầm tù 10 năm vì những hoạt động cổ suý dân chủ.

===== 01/12 =====

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy tuyên bố không kháng cáo

Nhà hoạt động nhân quyền và cây viết chính trị sắc sảo Huỳnh Thục Vy tuyên bố không kháng cáo bản án 33 tháng tù giam mà Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ mới kết án cô trong ngày 30/11/2018.

Huỳnh Thục Vy cho hay việc không kháng cáo không phải là cô thừa nhận bản án, mà là do cô không muốn mất thời gian vào việc tranh cãi với một chính quyền muốn buộc tội cô bằng mọi giá.

Như tin đã đưa, trong phiên xử ngày 30/11 tại một địa điểm của một trụ sở Uỷ ban nhân dân phường thay vì ở trụ sở của Toà án Nhân dân thị xã, cô đã bị kết án 2 năm 9 tháng tù giam về tội danh “xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật hình sự 1999.

Việc kết án Huỳnh Thục Vy gặp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng trong nước và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch)ra thông cáo nêu rõ quyết định bỏ tù cô Huỳnh Thục Vy chỉ vì hoạt động xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng cho thấy mức độ cực đoan của biện pháp tấn công vào các nhà hoạt động và giới bloggers.Tổ chức này nêu rõ Việt Nam thực sự đứng ở cuối bảng những quốc gia Đông Nam Á trong vấn đề tôn trọng nhân quyền.

Trước phiên toà một ngày, Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam bãi bỏ cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ đối với cô. Tổ chức này cho rằngđầy là một cáo buộc lố bịch.

HuỳnhThục Vy là một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam. Cô là một trong những đồng sáng lập Hội Phụ nữ Nhân quyền, và là đồng Chủ tịch của Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập.

Côcòn là tác giả của nhiều bài báo về nhân quyền, và một cuốn sách dài về dân chủ và nhân quyền “Nhận định Sự thật.”

Cô là con gái đầu của cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, người bị án tù 10 năm vì những bài viết về dân chủ và nhân quyền.

====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây