Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Theo đó, Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân.
Báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam với nội dung nêu trên là cho kỳ UPR chu kỳ 3 của UNHRC, sẽ diễn ra vào ngày 22/01/19.
Trong báo cáo đưa ra, Tổ chức Human Rights Watch nêu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và tiếp tục duy trì quyền lực tuyệt đối. Kể từ năm 1954 cho đến hiện tại, Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Đại biểu Quốc hội hầu hết là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam được chọn lựa vào. Tòa án và các bộ, ngành đều dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nêu lên các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm:
– Việt Nam kiểm soát truyền thông, khóa hoặc đóng các trang website nhạy cảm về chính trị, bắt bớ những người sử dụng mạng mạng xã hội để lên tiếng chỉ trích Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2018, Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, có hiệu lực vào năm 2019 để can thiệp sâu hơn liên quan quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt của người dân.
-Việt Nam cấm đoán các hiệp hội thương mại độc lập, cũng như kiểm soát chặt chẽ các tổ chức xã hội, các nhóm sinh hoạt tôn giáo và các xã hội dân sự.
-Quốc Hội Việt Nam thông qua Bộ Luật hình Sự sửa đổi và tiếp tục sử dụng các điều luật mơ hồ như Điều 89 “phá rối an ninh”, Điều 79 “có hành vi lật đổ chính quyền nhân dân”…để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Việt Nam hiện cầm tù ít nhất 136 người dưới các điều luật này vì họ bị cho là tạo ra mối đe dọa đối với Nhà nước Việt Nam. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ và bỏ tù ít nhất 26 nhà hoạt động nhân quyền và blogger.
-Tình trạng người dân bị tra tấn và chết trong đồn công an ngày càng nhiều, và Công an Việt Nam không chịu trách nhiệm đối với những trường hợp bị thiệt mạng khuất tất như vậy.
Tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh trong báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 năm 2019 rằng mặc dù Việt Nam hứa hẹn thay đổi theo các đề nghị của UNHRC tại UPR năm 2014, tuy nhiên qua các liệt kê trong báo cáo cho thấy Việt Nam không có dấu hiệu thay đổi như đã cam kết.
Trong khi đó, hồi đầu tháng 12, tại Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của UNHRC, đại diện của Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đã thực hiện xong 96,2% khuyến nghị về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của UNHRC vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.
December 18, 2018
HRW chỉ trích tình hình nhân quyền Việt Nam trong báo cáo cho Liên Hiệp Quốc
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 16 tháng 12 công khai đệ trình báo cáo về Việt Nam lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC).Theo đó, Chính phủ Hà Nội chỉ cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam một chút ít kể từ thời điểm Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) năm 2014 cho đến nay, và tiếp tục hạn chế các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo của người dân.
Báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam với nội dung nêu trên là cho kỳ UPR chu kỳ 3 của UNHRC, sẽ diễn ra vào ngày 22/01/19.
Trong báo cáo đưa ra, Tổ chức Human Rights Watch nêu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và tiếp tục duy trì quyền lực tuyệt đối. Kể từ năm 1954 cho đến hiện tại, Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Đại biểu Quốc hội hầu hết là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam được chọn lựa vào. Tòa án và các bộ, ngành đều dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nêu lên các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bao gồm:
– Việt Nam kiểm soát truyền thông, khóa hoặc đóng các trang website nhạy cảm về chính trị, bắt bớ những người sử dụng mạng mạng xã hội để lên tiếng chỉ trích Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2018, Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, có hiệu lực vào năm 2019 để can thiệp sâu hơn liên quan quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt của người dân.
-Việt Nam cấm đoán các hiệp hội thương mại độc lập, cũng như kiểm soát chặt chẽ các tổ chức xã hội, các nhóm sinh hoạt tôn giáo và các xã hội dân sự.
-Quốc Hội Việt Nam thông qua Bộ Luật hình Sự sửa đổi và tiếp tục sử dụng các điều luật mơ hồ như Điều 89 “phá rối an ninh”, Điều 79 “có hành vi lật đổ chính quyền nhân dân”…để bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Việt Nam hiện cầm tù ít nhất 136 người dưới các điều luật này vì họ bị cho là tạo ra mối đe dọa đối với Nhà nước Việt Nam. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ và bỏ tù ít nhất 26 nhà hoạt động nhân quyền và blogger.
-Tình trạng người dân bị tra tấn và chết trong đồn công an ngày càng nhiều, và Công an Việt Nam không chịu trách nhiệm đối với những trường hợp bị thiệt mạng khuất tất như vậy.
Tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh trong báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 năm 2019 rằng mặc dù Việt Nam hứa hẹn thay đổi theo các đề nghị của UNHRC tại UPR năm 2014, tuy nhiên qua các liệt kê trong báo cáo cho thấy Việt Nam không có dấu hiệu thay đổi như đã cam kết.
Trong khi đó, hồi đầu tháng 12, tại Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia về nhân quyền UPR chu kỳ 3 của UNHRC, đại diện của Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam đã thực hiện xong 96,2% khuyến nghị về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và sẽ báo cáo tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) chu kỳ 3 của UNHRC vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.