Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 05/01/2019
Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2018, phát động năm 2019 của Hà Nội diễn ra vào ngày 10.12.2018, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, đã thông tin về việc thành phố chi 187 tỉ đồng cho việc cắt tỉa cây xanh trong suốt ba năm qua, trong đó giai đoạn 2016 – 2017 đã trồng 500.000 cây, và từ 2018 – 2020 sẽ thêm 600.000 cây xanh nữa.
Phải thừa nhận rằng, thời kỳ ông Nguyễn Đức Chung lên nắm quyền Chủ tịch, thì diện tích cây xanh đô thị được trồng mới tại thủ đô lớn hơn gấp nhiều lần so với ông Nguyễn Thế Thảo. Thế nhưng, diện tích cây xanh lâu đời đang bị suy giảm đáng kể.
Mới đây hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng (TP Hà Nội) vừa bị đốn hạ để phục vụ thi công đường vành đai 2 và cầu vượt Cầu Giấy. Trước đó nữa, hơn 100 cây xà cừ cổ thụ tỏa bóng trên đường Kim Mã (quận Ba Đình) đoạn ven hồ Thủ Lệ bị đánh chuyển đi để phục vụ thi công tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội; 600 cây trên đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (quận Hà Đông) cũng bị chặt hạ, di chuyển để phục vụ mở rộng và tuyến đường sắt; 1.300 cây xà cừ lâu đời ở đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) cũng bị đánh hạ để mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long.
|
Hàng cây cổ thụ trên đường Láng bị chuyển dời, chặt hạ là tất yếu? |
Ký ức về Hà Nội với những cây cổ thụ, đại thụ tỏa bóng mát sẽ dần đi vào quên lãng, hoặc nằm trong diện công viên. Nhường chỗ vào đó là những tòa nhà cao tầng cao lớn, và cây xanh đô thị cỡ nhỏ.
Tại sao phải đốn hạ cây xanh cổ thụ, đại thụ diễn ra với tần suất dày đặc như hiện nay ở thủ đô? Câu trả lời là xuất phát từ chính tầm nhìn và quy hoạch không giống ai của lãnh đạo thành phố lẫn T.W.
Thay vì quy hoạch một thành phố thông minh với các vệ tinh bao quanh nhằm giãn dân và sự tập trung quá cao ở khu vực trung tâm, thì chính quyền lại tiến hành mở rộng thủ đô và gia tăng các chung cư, văn phòng cho thuê, thậm chí là trường học, bệnh viện trong nội đô. Điều này làm gia tăng số lượng phương tiện và người tham gia giao thông, khiến cho độ rộng con đường không còn đáp ứng kịp, tác động tiêu cực đến cả hệ thống giao thông công cộng (mà BRT là hệ quả) thông qua hiện tượng ùn tắc hoặc thắt cổ chai trong di chuyển giao thông.
Khi đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) được xén dãy phân cách để mở rộng đường nhằm tránh ùn tắc thì lập tức, ùn tắc cổ chai dồn đến đường Chùa Láng, đê La Thành, Láng… Và khi đường Láng được mở rộng, thì lập tức sẽ gia tăng áp lực giao thông đến đường Tây Sơn, Cầu Giấy, Kim Mã. Và câu chuyện chặt cây, xén vỉa hè, dải phân cách tiếp tục diễn ra…
Câu chuyện mở rộng đường bằng cách thức nêu trên chỉ đơn thuần giải quyết cái nạn tắc trước mắt. Trong khi đó, nguyên nhân chính là di dời lượng người tham gia giao thông ra vùng ngoại thành lại hoàn toàn không để tâm đến.
Năm 2009, khi Hà Nội bàn câu chuyện mở rộng thủ đô, chính bản thân Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên tiếng phản ứng, kiến nghị xem xét lại. Tuy nhiên, ‘quyết tâm chính trị’ đã khiến cho dự án mở rộng này được tiến hành, với mong muốn chỉnh đốn lại quy hoạch thủ đô, đáp ứng cho số dân tăng, và số phương tiện tham gia. Thế nhưng, đối với các đô thị lớn như Hà Nội (hay thậm chí là Tp. HCM), thì mở rộng diện tích thủ đô chỉ là hạ sách. Bởi thay vào đó, có thể tiến hành bố trí các vệ sinh xoay quanh thủ đô, di dời trường học, bệnh viện lẫn công sở, chung cư ra các vùng đô thị này. Điều này vừa làm giảm số dân tập trung ở vùng nội đô, gián tiếp giảm luôn số lượng người tham gia phương tiện. Và theo cách này, thì việc thiết lập giao thông công cộng ở nội đô cũng dễ dàng hơn, bên cạnh đó là hàng cây cổ thụ ở các tuyến đường có thể được giữ lại (vì bản thân các tuyến đường này giảm lưu lượng đi lại, đồng nghĩa giảm ùn tắc).
Chính quyền Hà Nội và TW cách đây 10 năm đã không làm như vậy, mặc dù có sự manh nha, mà cụ thể là thiết lập khu hành chính – công nghệ cao Hòa Lạc. Tuy nhiên, sau 10 năm, khu Hòa Lạc vẫn giữ nguyên hiện trạng “khỉ ho gà gáy”, trong khi nội đô tiếp tục gánh thêm số dân, và số phương tiện cá nhân, cũng như các dự án nhà đất tăng lên từng ngày.
Ngay cả bây giờ, dù có hẳn kế hoạch quy hoạch tổng thể thủ đô năm 2030 (tầm nhìn 2050) thì chính quyền TW phê duyệt cho thủ đô được xây dựng 5 khu đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Mai, và Phú Xuyên. Đồng thời xây dựng 3 khu đô thị Phúc Thơ, Quốc Oai, Chợ Sơn. Phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam để dân không đổ về thủ đô. Nhưng nói trên, có vẻ chủ yếu là cơ hội cho giới… đầu cơ đất (ở phía Tây Hà Nội đặc biệt là khu Hoà Lạc – Ba Vì đang sốt đất trở lại vì quy hoạch nêu trên). Và truyền thống kinh nghiệm của thể chế hiện tại có thể hiểu, từ ‘tầm nhìn’ tới hành động là một chuỗi dài, bởi quy hoạch chưa bao giờ là bài toán giải đúng quy trình đặt ra.
Do vậy, những nỗ lực phủ xanh của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng không lấp đầy một Hà Nội tiếp tục đông lên, chật thêm, và đầy nhếch nhác. Trong khi đó, hàng cây cổ thụ tiếp tục biến mất, mang theo cả hồi ức, ký ức và 1 phần rất riêng của Hà Nội trở về trong dĩ vãng.
January 5, 2019
Quy hoạch chắp vá ở thủ đô: cổ thụ, đại thụ biến mất là tất yếu?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 05/01/2019
Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2018, phát động năm 2019 của Hà Nội diễn ra vào ngày 10.12.2018, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, đã thông tin về việc thành phố chi 187 tỉ đồng cho việc cắt tỉa cây xanh trong suốt ba năm qua, trong đó giai đoạn 2016 – 2017 đã trồng 500.000 cây, và từ 2018 – 2020 sẽ thêm 600.000 cây xanh nữa.
Phải thừa nhận rằng, thời kỳ ông Nguyễn Đức Chung lên nắm quyền Chủ tịch, thì diện tích cây xanh đô thị được trồng mới tại thủ đô lớn hơn gấp nhiều lần so với ông Nguyễn Thế Thảo. Thế nhưng, diện tích cây xanh lâu đời đang bị suy giảm đáng kể.
Mới đây hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường Láng (TP Hà Nội) vừa bị đốn hạ để phục vụ thi công đường vành đai 2 và cầu vượt Cầu Giấy. Trước đó nữa, hơn 100 cây xà cừ cổ thụ tỏa bóng trên đường Kim Mã (quận Ba Đình) đoạn ven hồ Thủ Lệ bị đánh chuyển đi để phục vụ thi công tuyến metro Nhổn – Ga Hà Nội; 600 cây trên đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (quận Hà Đông) cũng bị chặt hạ, di chuyển để phục vụ mở rộng và tuyến đường sắt; 1.300 cây xà cừ lâu đời ở đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) cũng bị đánh hạ để mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long.
Ký ức về Hà Nội với những cây cổ thụ, đại thụ tỏa bóng mát sẽ dần đi vào quên lãng, hoặc nằm trong diện công viên. Nhường chỗ vào đó là những tòa nhà cao tầng cao lớn, và cây xanh đô thị cỡ nhỏ.
Tại sao phải đốn hạ cây xanh cổ thụ, đại thụ diễn ra với tần suất dày đặc như hiện nay ở thủ đô? Câu trả lời là xuất phát từ chính tầm nhìn và quy hoạch không giống ai của lãnh đạo thành phố lẫn T.W.
Thay vì quy hoạch một thành phố thông minh với các vệ tinh bao quanh nhằm giãn dân và sự tập trung quá cao ở khu vực trung tâm, thì chính quyền lại tiến hành mở rộng thủ đô và gia tăng các chung cư, văn phòng cho thuê, thậm chí là trường học, bệnh viện trong nội đô. Điều này làm gia tăng số lượng phương tiện và người tham gia giao thông, khiến cho độ rộng con đường không còn đáp ứng kịp, tác động tiêu cực đến cả hệ thống giao thông công cộng (mà BRT là hệ quả) thông qua hiện tượng ùn tắc hoặc thắt cổ chai trong di chuyển giao thông.
Khi đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) được xén dãy phân cách để mở rộng đường nhằm tránh ùn tắc thì lập tức, ùn tắc cổ chai dồn đến đường Chùa Láng, đê La Thành, Láng… Và khi đường Láng được mở rộng, thì lập tức sẽ gia tăng áp lực giao thông đến đường Tây Sơn, Cầu Giấy, Kim Mã. Và câu chuyện chặt cây, xén vỉa hè, dải phân cách tiếp tục diễn ra…
Câu chuyện mở rộng đường bằng cách thức nêu trên chỉ đơn thuần giải quyết cái nạn tắc trước mắt. Trong khi đó, nguyên nhân chính là di dời lượng người tham gia giao thông ra vùng ngoại thành lại hoàn toàn không để tâm đến.
Năm 2009, khi Hà Nội bàn câu chuyện mở rộng thủ đô, chính bản thân Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên tiếng phản ứng, kiến nghị xem xét lại. Tuy nhiên, ‘quyết tâm chính trị’ đã khiến cho dự án mở rộng này được tiến hành, với mong muốn chỉnh đốn lại quy hoạch thủ đô, đáp ứng cho số dân tăng, và số phương tiện tham gia. Thế nhưng, đối với các đô thị lớn như Hà Nội (hay thậm chí là Tp. HCM), thì mở rộng diện tích thủ đô chỉ là hạ sách. Bởi thay vào đó, có thể tiến hành bố trí các vệ sinh xoay quanh thủ đô, di dời trường học, bệnh viện lẫn công sở, chung cư ra các vùng đô thị này. Điều này vừa làm giảm số dân tập trung ở vùng nội đô, gián tiếp giảm luôn số lượng người tham gia phương tiện. Và theo cách này, thì việc thiết lập giao thông công cộng ở nội đô cũng dễ dàng hơn, bên cạnh đó là hàng cây cổ thụ ở các tuyến đường có thể được giữ lại (vì bản thân các tuyến đường này giảm lưu lượng đi lại, đồng nghĩa giảm ùn tắc).
Chính quyền Hà Nội và TW cách đây 10 năm đã không làm như vậy, mặc dù có sự manh nha, mà cụ thể là thiết lập khu hành chính – công nghệ cao Hòa Lạc. Tuy nhiên, sau 10 năm, khu Hòa Lạc vẫn giữ nguyên hiện trạng “khỉ ho gà gáy”, trong khi nội đô tiếp tục gánh thêm số dân, và số phương tiện cá nhân, cũng như các dự án nhà đất tăng lên từng ngày.
Ngay cả bây giờ, dù có hẳn kế hoạch quy hoạch tổng thể thủ đô năm 2030 (tầm nhìn 2050) thì chính quyền TW phê duyệt cho thủ đô được xây dựng 5 khu đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Mai, và Phú Xuyên. Đồng thời xây dựng 3 khu đô thị Phúc Thơ, Quốc Oai, Chợ Sơn. Phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam để dân không đổ về thủ đô. Nhưng nói trên, có vẻ chủ yếu là cơ hội cho giới… đầu cơ đất (ở phía Tây Hà Nội đặc biệt là khu Hoà Lạc – Ba Vì đang sốt đất trở lại vì quy hoạch nêu trên). Và truyền thống kinh nghiệm của thể chế hiện tại có thể hiểu, từ ‘tầm nhìn’ tới hành động là một chuỗi dài, bởi quy hoạch chưa bao giờ là bài toán giải đúng quy trình đặt ra.
Do vậy, những nỗ lực phủ xanh của ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng không lấp đầy một Hà Nội tiếp tục đông lên, chật thêm, và đầy nhếch nhác. Trong khi đó, hàng cây cổ thụ tiếp tục biến mất, mang theo cả hồi ức, ký ức và 1 phần rất riêng của Hà Nội trở về trong dĩ vãng.