Diên Vỹ dịch, Việt Nam Thời báo, ngày 06/01/2019
Ở một đất nước hoa hậu đủ loại nhiều như nấm sau mưa, tất cả theo tiêu chuẩn trắng da, dài tóc thì cô hoa hậu người dân tộc thiểu số Ê đê với nước da nâu và mái tóc ngắn là một sự kiện hiếm có. Lại càng hiếm hơn khi cô nằm trong số năm người đẹp nhất của cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ quốc tế 2018 tại Thái Lan. Và có lẽ chưa có cô Hoa hậu nào được BBC Việt ngữ phỏng vấn và giờ đây lại có một bài báo viết về cô trên tờ The Economist.
Bài viết này cho rằng hành công của cô H’hen Nie đã khiến cho nhiều người Việt Nam phải thay đổi định kiến về dân tộc thiểu số. “Từ một người không có gì” cô Nie đã làm được những điều mà rất nhiều người Kinh không làm được .
Định kiến
Với 53 dân tộc thiểu số trên toàn quốc, chiếm khoảng 15% tổng dân số hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Chất lượng cuộc sống của người Kinh vượt xa chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số về mọi mặt trong suốt hai thập kỷ phát triển kinh tế vượt bậc. Tờ the Economist đưa ra số liệu 45% người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đói so với 3% người Kinh.
Ngôn ngữ là rào cản về giáo dục và việc làm cho người dân tộc thiểu số và có đến một phần ba người dân tộc thiểu số không nói được tiếng Việt. Bản thân cô Nie cho đến sau năm mười mấy tuổi mới bắt đầu học tiếng Việt. Một khi không rành tiếng thì cánh cửa đi vào làm việc cùng với người Kinh là rất hẹp.
Người Kinh vẫn luôn tự cho người dân tộc thiểu số là lạc hậu. Điều này có lẽ đúng nếu xem xét khi đem chuẩn mực văn hoá, giáo dục, đạo đức của người Kinh để so sánh và đánh giá người dân tộc. Những người dân tộc vốn chỉ làm nông lâm lại thật thà sẽ không thể nào mưu mẹo bằng những người Kinh thạo buôn bán lại lắm trò khôn lỏi.
Vốn quen sống ở vùng rừng núi xa xôi, đối với người dân tộc thiểu số việc tiếp cận với những tiện nghi tối giản của miền xuôi không phải là điều dễ dàng. Bệnh viện cơ sở không có hoặc nghèo nàn trong khi an sinh xã hội là con số không. Các trường học ở vùng xa dành cho người dân tôc thường chỉ ở cấp phổ thông cơ sở. Học sinh trung học phải đi học xa hoặc được đưa vào trường dân tộc nội trú mà với vết nhơ học sinh nội trú bị hiệu trưởng lợi dụng thì niềm tin dùng giáo dục để thay đổi cuộc sống của người dân tộc thiểu số lại có thêm hố sâu ngăn cách.
Nỗi sợ của nhà cầm quyền
Tác giả bài báo bình luận rằng chính phủ dường như tử tế với cô Nie vì hình ảnh được đăng tràn ngập trên báo, và nhà báo từng xúc phạm cô đầu năm 2018 cũng đã phải ngỏ lời xin lỗi cô. Nhưng sự tử tế chỉ dừng ở đó. Cô Nie vốn là người Ê đê ở Tây nguyên và theo đạo Tin Lành. Đây là một điều không có gì lạ. Trong một video phỏng vấn cô được lan truyền trên mạng xã hội, cô Nie đã bày tỏ niềm tin vào Chúa. Tuy nhiên khi bài phỏng vấn lên khuôn báo thì niềm tin tôn giáo của cô đã được biên tập lại có lẽ vì nỗi sợ kích động tôn giáo.
Người Thượng theo đạo Tin Lành luôn bị nhà cầm quyền quấy rối dù họ vẫn cho rằng Việt Nam luôn tôn trọng tự do tôn giáo. Số người Thượng rời bỏ quê hương đi bộ sang Campuchia hay Thái Lan tỵ nạn vì đàn áp tôn giáo vẫn không suy giảm và hàng năm vẫn luôn được đề cập đến trong các hồ sơ nhân quyền của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Và dĩ nhiên nhà cầm quyền không bao giờ thừa nhận vấn đề này.
Chuyện Đảng cộng sản cầm quyền coi dân tộc thiểu số là mối nguy an ninh chẳng có gì là lạ. Mối lo này bắt nguồn từ thời Việt Nam Cộng Hoà khi những người Thượng chiến đấu chống lại bắc việt và lực lượng Fulro sau năm 1975 cũng đã làm cho Hà Nội mất ăn mất ngủ. Hà Nội vẫn luôn cảnh giác với việc người Thượng Tây nguyên vì cho rằng họ có ý liên kết với các lực lượng chống chính phủ trong và ngoài nước.
Đáng lý ra nếu khôn ngoan, thì đây là cơ hội để nhà cầm quyền thể hiện sự đối xử bình đẳng dân tộc và tôn giáo khi cô Nie từ một cô gái dân tộc thiểu số bỗng trở thành tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế về sự trong sáng, giản dị và là niềm cảm hứng trong cuộc sống cho những người phụ nữ khắp nơi.
Đúng là người Kinh nên xem lại định kiến đối với người dân tộc thiểu số, nhưng có lẽ cả người Kinh lẫn nhà cầm quyền chỉ cần học ở cô Nie này có một điều duy nhất thôi thì có thể sẽ làm thay đổi đất nước Việt Nam rất nhiều: không nói dối.
January 6, 2019
Hoa hậu dân tộc thiểu số đẩy lùi định kiến
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Diên Vỹ dịch, Việt Nam Thời báo, ngày 06/01/2019
Ở một đất nước hoa hậu đủ loại nhiều như nấm sau mưa, tất cả theo tiêu chuẩn trắng da, dài tóc thì cô hoa hậu người dân tộc thiểu số Ê đê với nước da nâu và mái tóc ngắn là một sự kiện hiếm có. Lại càng hiếm hơn khi cô nằm trong số năm người đẹp nhất của cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ quốc tế 2018 tại Thái Lan. Và có lẽ chưa có cô Hoa hậu nào được BBC Việt ngữ phỏng vấn và giờ đây lại có một bài báo viết về cô trên tờ The Economist.
Bài viết này cho rằng hành công của cô H’hen Nie đã khiến cho nhiều người Việt Nam phải thay đổi định kiến về dân tộc thiểu số. “Từ một người không có gì” cô Nie đã làm được những điều mà rất nhiều người Kinh không làm được .
Định kiến
Với 53 dân tộc thiểu số trên toàn quốc, chiếm khoảng 15% tổng dân số hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Chất lượng cuộc sống của người Kinh vượt xa chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số về mọi mặt trong suốt hai thập kỷ phát triển kinh tế vượt bậc. Tờ the Economist đưa ra số liệu 45% người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đói so với 3% người Kinh.
Ngôn ngữ là rào cản về giáo dục và việc làm cho người dân tộc thiểu số và có đến một phần ba người dân tộc thiểu số không nói được tiếng Việt. Bản thân cô Nie cho đến sau năm mười mấy tuổi mới bắt đầu học tiếng Việt. Một khi không rành tiếng thì cánh cửa đi vào làm việc cùng với người Kinh là rất hẹp.
Người Kinh vẫn luôn tự cho người dân tộc thiểu số là lạc hậu. Điều này có lẽ đúng nếu xem xét khi đem chuẩn mực văn hoá, giáo dục, đạo đức của người Kinh để so sánh và đánh giá người dân tộc. Những người dân tộc vốn chỉ làm nông lâm lại thật thà sẽ không thể nào mưu mẹo bằng những người Kinh thạo buôn bán lại lắm trò khôn lỏi.
Vốn quen sống ở vùng rừng núi xa xôi, đối với người dân tộc thiểu số việc tiếp cận với những tiện nghi tối giản của miền xuôi không phải là điều dễ dàng. Bệnh viện cơ sở không có hoặc nghèo nàn trong khi an sinh xã hội là con số không. Các trường học ở vùng xa dành cho người dân tôc thường chỉ ở cấp phổ thông cơ sở. Học sinh trung học phải đi học xa hoặc được đưa vào trường dân tộc nội trú mà với vết nhơ học sinh nội trú bị hiệu trưởng lợi dụng thì niềm tin dùng giáo dục để thay đổi cuộc sống của người dân tộc thiểu số lại có thêm hố sâu ngăn cách.
Nỗi sợ của nhà cầm quyền
Tác giả bài báo bình luận rằng chính phủ dường như tử tế với cô Nie vì hình ảnh được đăng tràn ngập trên báo, và nhà báo từng xúc phạm cô đầu năm 2018 cũng đã phải ngỏ lời xin lỗi cô. Nhưng sự tử tế chỉ dừng ở đó. Cô Nie vốn là người Ê đê ở Tây nguyên và theo đạo Tin Lành. Đây là một điều không có gì lạ. Trong một video phỏng vấn cô được lan truyền trên mạng xã hội, cô Nie đã bày tỏ niềm tin vào Chúa. Tuy nhiên khi bài phỏng vấn lên khuôn báo thì niềm tin tôn giáo của cô đã được biên tập lại có lẽ vì nỗi sợ kích động tôn giáo.
Người Thượng theo đạo Tin Lành luôn bị nhà cầm quyền quấy rối dù họ vẫn cho rằng Việt Nam luôn tôn trọng tự do tôn giáo. Số người Thượng rời bỏ quê hương đi bộ sang Campuchia hay Thái Lan tỵ nạn vì đàn áp tôn giáo vẫn không suy giảm và hàng năm vẫn luôn được đề cập đến trong các hồ sơ nhân quyền của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Và dĩ nhiên nhà cầm quyền không bao giờ thừa nhận vấn đề này.
Chuyện Đảng cộng sản cầm quyền coi dân tộc thiểu số là mối nguy an ninh chẳng có gì là lạ. Mối lo này bắt nguồn từ thời Việt Nam Cộng Hoà khi những người Thượng chiến đấu chống lại bắc việt và lực lượng Fulro sau năm 1975 cũng đã làm cho Hà Nội mất ăn mất ngủ. Hà Nội vẫn luôn cảnh giác với việc người Thượng Tây nguyên vì cho rằng họ có ý liên kết với các lực lượng chống chính phủ trong và ngoài nước.
Đáng lý ra nếu khôn ngoan, thì đây là cơ hội để nhà cầm quyền thể hiện sự đối xử bình đẳng dân tộc và tôn giáo khi cô Nie từ một cô gái dân tộc thiểu số bỗng trở thành tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế về sự trong sáng, giản dị và là niềm cảm hứng trong cuộc sống cho những người phụ nữ khắp nơi.
Đúng là người Kinh nên xem lại định kiến đối với người dân tộc thiểu số, nhưng có lẽ cả người Kinh lẫn nhà cầm quyền chỉ cần học ở cô Nie này có một điều duy nhất thôi thì có thể sẽ làm thay đổi đất nước Việt Nam rất nhiều: không nói dối.