Nguyễn Tường Thuỵ, Việt Nam Thời báo, ngày 06/01/2019
Năm 2018 đi qua với con số kỷ lục về tù nhân lương tâm bị bắt. Điều này nói lên bức tranh nhân quyền ở Việt nam chưa bao giờ ảm đạm đến thế.
Mở đầu năm 2018 là Vũ Hùng. Anh bị bắt ngày 4/1 sau khi vừa rời buổi kỷ niệm sinh nhật Hội giáo chức Chu Văn An về. Buổi họp mặt bị an ninh theo dõi chặt chẽ. Khi ra về, anh bị hai tên côn đồ gây sự rồi đánh. Anh phản ứng thì bị bắt và sau đó bị qui chụp tội danh cố ý gây thương tích.
|
Những người ủng hộ nhân quyền giương biểu ngữ đòi thả tự do cho các nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giam tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 27 tháng 8 năm 2017. Ảnh: Reuter |
Tiếp theo là Đỗ Công Đương. Anh bị bắt ngày 24/1 khi đang quay cảnh cưỡng chế đất ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Anh bị cáo buộc tội danh gây rối trật tự công cộng và tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, tổng hai mức án là 9 năm.
Ngày 9/2, Nguyễn Văn Trường (Thái Nguyên) bị bắt với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ (đăng bài lên mạng)
Ngày 8/5 là Nguyễn Duy Sơn (Thanh Hóa) nguyên cán bộ quản lý học sinh, sinh viên của Trường Dự bị Đại học Sầm Sơn. Anh bị cáo buộc nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước trên mạng xã hội.
Ngày 27/5, Nguyễn Trung Lĩnh bị bắt sau khi ra lời kêu gọi biểu tình và đăng trên trang facebook cá nhân. Nếu tính cả một lần bị bắt không thành án và 1 lần bị đưa vào trại tâm thần thì đây là lần thứ 3 anh bị bắt.
Ngày 6/6, Nguyễn Hồng Nguyên (Cần Thơ) bị bắt do viết bài “nói xấu lãnh đạo”. Trương Đình Khang cũng ở Cần Thơ bị bắt vào ngày 13/6, khi viết bài “nói xấu lãnh đạo” mới được 1 tuần.
Ngày 12/6 là Nguyễn Văn Quang (Thanh Hóa) do đăng thông tin được coi là chống phá nhà nước và 14/6 là Trương Hữu Lộc (Tp HCM) do “livestream” kêu gọi biểu tình.
Ngày 5/7, Lê Anh Hùng (Hà Nội) bị bắt sau những nỗ lực tố cáo một số lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và giăng biểu ngữ đòi bắt tổng bí thư đảng CSVN, bí thư thành ủy Hà Nội tại những nơi công cộng.
Ngày 7/7, Tp HCM bắt một lúc 5 người: Trần Long Phi, Thomas Quốc Bảo, hai cha con ông Huỳnh Đức Thịnh (cha), Huỳnh Đức Thanh Bình (con) và ông Michael Nguyễn Phương Minh, công dân Mỹ trong lúc họ đang trên đường về Sài Gòn. 5 người này bị qui kết hoạt động lật đổ chính quyền.
Ngày 29/8, Bình Định bắt Lê Quốc Bình. Anh bị cáo buộc là thành viên đảng Việt Tân mang vũ khí về VN để… khủng bố. Tuy nhiên, dư luận nghi ngờ vì hình ảnh trên báo chí chỉ là bức ảnh những bộ phận súng hơi và ghép thêm hình anh vào. Không hiểu tại sao công an không có hình ảnh nào khả dĩ hơn để cung cấp cho báo chí.
Ngày 31/8 Bến Tre bắt Nguyễn Ngọc Ánh (quê ở Hà Nội) với cáo buộc làm, tàng trữ tuyên truyền thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước.
Ngày 1/9, Cần Thơ bắt Đoàn Khánh Vinh Quang và Bùi Mạnh Đồng vì đăng thông tin lên mạng.
Trong mấy ngày đầu tháng 9, Tp HCM bắt 9 người thuộc nhóm Hiến pháp gồm Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng, Đỗ Thế Hoá, Trần Hoàng Lan, Hùng Hưng, Hồ Văn Cương, Trần Phương, Huỳnh Trương Ca và Phạm Thảo với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Sau Phạm Thảo được thả nên còn lại 8 người.
Lê Minh Thế (Cẩn Thơ) bị bắt ngày 10/10 với cáo buộc Lợi dụng quyền tự do dân chủ. Phương Lê (Kon Tum) và Đặng Thanh (Trà Vinh) chưa rõ bị bắt vào ngày tháng nào.
Đó là những cá nhân hay nhóm lẻ, bị bắt vì những hoạt động trái ý nhà cầm quyền. Con số này của năm 2018 là 30 và có thể bị bỏ sót.
Nhưng con số làm cho số TNLT tăng đột biến trong năm 2018 là những người bị bắt về hoạt động biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng trong những ngày 10 và 11/6.
Ngày 12/7, Thành phố Phan Thiết kết án 7 người biểu tình đêm 11/6.
Ngày 23/7, Huyện Tuy Phong kết án 10 người biểu tình ngày 10/6 ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.
Ngày 26/9, Huyện Bắc Bình kết án 15 người biểu tình ở xã Phan Rí Thành ngày 11/6.
Ngày 31/10, Tp Phan Thiết kết án 30 người biểu tình chiều tối 10/6.
Ngày 29/11, Huyện Bắc Bình kết án 9 người biểu tình ngày 11/6 ở xã Phan Rí Thành.
Như vậy, chỉ riêng tỉnh Bình Thuận, trong 5 phiên tòa đã kết án 71 người tham gia biểu tình trong 2 ngày 10 và 11/6.
Ngày 30/7, Tp Biên Hòa kết án 20 người biểu tình ngày 10/6.
Ngày 8/10/2018, quận 3 kết án bốn thanh niên biểu tình ngày 10/6.
Ngày 17/10, quận Bình Tân kết án 3 công nhân Công ty Pouyuen biểu tình ngày 11/6
Ngày 22/8, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm kết án 6 người biểu tình vào tối 10/6, rạng sáng 11/6.
Ngày 18/9, Tp. Nha Trang kết án 2 người tham gia biểu tình ngày 10/6.
Con số tham gia các cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng ước tính có thể lên tới con số trăm nghìn người tuy không có tổ chức nào đứng ra kêu gọi mà chỉ là những lời kêu gọi lẻ tẻ của một vài nickname nào đó không có danh tính rõ ràng như thường thấy. Điều này làm cho nhà cầm quyền hoàn toàn bất ngờ. Chính vì vậy, chủ nhật tiếp theo, 17/6, họ đã chủ động dập tắt ngay từ đầu, nhiều cuộc đàn áp, bắt bớ, đánh đập dã man đã xảy ra. Có nhiều người chỉ vì đứng ngoài phố cũng bị bắt mà không hiểu tại sao. Riêng TP HCM, nếu ngày 10/6 có 310 bị bắt thì ngày 17/6 biểu tình không nổ ra được nhưng công an cũng bắt tới 179 người.
Sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân vào các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu nói lên thái độ của người dân với chủ quyền của đất nước. Đó là tinh thần “không Trung Quốc” một cách dứt khoát của người Việt Nam. Điều này gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho nhà cầm quyền trong việc lựa chọn bạn và đối tác chiến lược toàn diện. Ý đảng, lòng dân khác có một khoảng cách vô cùng lớn trong vấn đề này.
Như vậy, trong đợt biểu tình chống Dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, đã có 106 người ở các tình thành: Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Tp. HCM bị kết án. Trong đó, riêng tỉnh Bình Thuận, con số này đã là 71. Tất cả đều bị quy kết tội danh gây rối trật tự công cộng. Đáng chú ý là trong số tù nhân biểu tình, đa số là thanh niên, có nhiều em còn ở tuổi vị thành niên.
106 án tù (trong đó có 10 án tù treo) không phải là vô ích mà những năm tháng tù đày của họ đã đổi lấy việc nhà cầm quyền hoãn không thời hạn việc thông qua Dự Luật Đặc khu.
Cộng với 30 người bị bắt ngoài nguyên nhân biểu tình, nâng tổng số tù nhân lương tâm trong năm 2018 lên tới con số 136 người. Đây chưa phải là con số đã chính xác do có thể trường hợp không có thông tin tới cộng đồng, có thể có người bị bắt chưa kết án hoặc gia đình không biết thông tin. Chẳng hạn anh Trần Thanh Phương, thợ may ở Tp HCM đi biểu tình bị công an bắt ngày 1/9, hơn ba tháng sau gia đình vẫn không biết tin tức gì về anh.
So với 38 người bị bắt năm 2017 thì năm 2018, con số này gấp 3,5 lần.
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên có và có rất nhiều người bị bắt vì biểu tình. Điều này nói lên nhà cầm quyền rất sợ tiếng nói đông đảo, đồng lòng của người dân và giải thích tại sao, đảng CSVN hoãn đi hoãn lại việc cho phép Quốc hội ra luật biểu tình.
January 6, 2019
Năm 2018: Tù nhân lương tâm gấp 3,5 lần năm 2017
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nguyễn Tường Thuỵ, Việt Nam Thời báo, ngày 06/01/2019
Năm 2018 đi qua với con số kỷ lục về tù nhân lương tâm bị bắt. Điều này nói lên bức tranh nhân quyền ở Việt nam chưa bao giờ ảm đạm đến thế.
Mở đầu năm 2018 là Vũ Hùng. Anh bị bắt ngày 4/1 sau khi vừa rời buổi kỷ niệm sinh nhật Hội giáo chức Chu Văn An về. Buổi họp mặt bị an ninh theo dõi chặt chẽ. Khi ra về, anh bị hai tên côn đồ gây sự rồi đánh. Anh phản ứng thì bị bắt và sau đó bị qui chụp tội danh cố ý gây thương tích.
Tiếp theo là Đỗ Công Đương. Anh bị bắt ngày 24/1 khi đang quay cảnh cưỡng chế đất ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Anh bị cáo buộc tội danh gây rối trật tự công cộng và tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, tổng hai mức án là 9 năm.
Ngày 9/2, Nguyễn Văn Trường (Thái Nguyên) bị bắt với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ (đăng bài lên mạng)
Ngày 8/5 là Nguyễn Duy Sơn (Thanh Hóa) nguyên cán bộ quản lý học sinh, sinh viên của Trường Dự bị Đại học Sầm Sơn. Anh bị cáo buộc nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước trên mạng xã hội.
Ngày 27/5, Nguyễn Trung Lĩnh bị bắt sau khi ra lời kêu gọi biểu tình và đăng trên trang facebook cá nhân. Nếu tính cả một lần bị bắt không thành án và 1 lần bị đưa vào trại tâm thần thì đây là lần thứ 3 anh bị bắt.
Ngày 6/6, Nguyễn Hồng Nguyên (Cần Thơ) bị bắt do viết bài “nói xấu lãnh đạo”. Trương Đình Khang cũng ở Cần Thơ bị bắt vào ngày 13/6, khi viết bài “nói xấu lãnh đạo” mới được 1 tuần.
Ngày 12/6 là Nguyễn Văn Quang (Thanh Hóa) do đăng thông tin được coi là chống phá nhà nước và 14/6 là Trương Hữu Lộc (Tp HCM) do “livestream” kêu gọi biểu tình.
Ngày 5/7, Lê Anh Hùng (Hà Nội) bị bắt sau những nỗ lực tố cáo một số lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và giăng biểu ngữ đòi bắt tổng bí thư đảng CSVN, bí thư thành ủy Hà Nội tại những nơi công cộng.
Ngày 7/7, Tp HCM bắt một lúc 5 người: Trần Long Phi, Thomas Quốc Bảo, hai cha con ông Huỳnh Đức Thịnh (cha), Huỳnh Đức Thanh Bình (con) và ông Michael Nguyễn Phương Minh, công dân Mỹ trong lúc họ đang trên đường về Sài Gòn. 5 người này bị qui kết hoạt động lật đổ chính quyền.
Ngày 29/8, Bình Định bắt Lê Quốc Bình. Anh bị cáo buộc là thành viên đảng Việt Tân mang vũ khí về VN để… khủng bố. Tuy nhiên, dư luận nghi ngờ vì hình ảnh trên báo chí chỉ là bức ảnh những bộ phận súng hơi và ghép thêm hình anh vào. Không hiểu tại sao công an không có hình ảnh nào khả dĩ hơn để cung cấp cho báo chí.
Ngày 31/8 Bến Tre bắt Nguyễn Ngọc Ánh (quê ở Hà Nội) với cáo buộc làm, tàng trữ tuyên truyền thông tin, tài liệu chống phá Nhà nước.
Ngày 1/9, Cần Thơ bắt Đoàn Khánh Vinh Quang và Bùi Mạnh Đồng vì đăng thông tin lên mạng.
Trong mấy ngày đầu tháng 9, Tp HCM bắt 9 người thuộc nhóm Hiến pháp gồm Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng, Đỗ Thế Hoá, Trần Hoàng Lan, Hùng Hưng, Hồ Văn Cương, Trần Phương, Huỳnh Trương Ca và Phạm Thảo với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Sau Phạm Thảo được thả nên còn lại 8 người.
Lê Minh Thế (Cẩn Thơ) bị bắt ngày 10/10 với cáo buộc Lợi dụng quyền tự do dân chủ. Phương Lê (Kon Tum) và Đặng Thanh (Trà Vinh) chưa rõ bị bắt vào ngày tháng nào.
Đó là những cá nhân hay nhóm lẻ, bị bắt vì những hoạt động trái ý nhà cầm quyền. Con số này của năm 2018 là 30 và có thể bị bỏ sót.
Nhưng con số làm cho số TNLT tăng đột biến trong năm 2018 là những người bị bắt về hoạt động biểu tình chống Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng trong những ngày 10 và 11/6.
Ngày 12/7, Thành phố Phan Thiết kết án 7 người biểu tình đêm 11/6.
Ngày 23/7, Huyện Tuy Phong kết án 10 người biểu tình ngày 10/6 ở thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.
Ngày 26/9, Huyện Bắc Bình kết án 15 người biểu tình ở xã Phan Rí Thành ngày 11/6.
Ngày 31/10, Tp Phan Thiết kết án 30 người biểu tình chiều tối 10/6.
Ngày 29/11, Huyện Bắc Bình kết án 9 người biểu tình ngày 11/6 ở xã Phan Rí Thành.
Như vậy, chỉ riêng tỉnh Bình Thuận, trong 5 phiên tòa đã kết án 71 người tham gia biểu tình trong 2 ngày 10 và 11/6.
Ngày 30/7, Tp Biên Hòa kết án 20 người biểu tình ngày 10/6.
Ngày 8/10/2018, quận 3 kết án bốn thanh niên biểu tình ngày 10/6.
Ngày 17/10, quận Bình Tân kết án 3 công nhân Công ty Pouyuen biểu tình ngày 11/6
Ngày 22/8, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm kết án 6 người biểu tình vào tối 10/6, rạng sáng 11/6.
Ngày 18/9, Tp. Nha Trang kết án 2 người tham gia biểu tình ngày 10/6.
Con số tham gia các cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng ước tính có thể lên tới con số trăm nghìn người tuy không có tổ chức nào đứng ra kêu gọi mà chỉ là những lời kêu gọi lẻ tẻ của một vài nickname nào đó không có danh tính rõ ràng như thường thấy. Điều này làm cho nhà cầm quyền hoàn toàn bất ngờ. Chính vì vậy, chủ nhật tiếp theo, 17/6, họ đã chủ động dập tắt ngay từ đầu, nhiều cuộc đàn áp, bắt bớ, đánh đập dã man đã xảy ra. Có nhiều người chỉ vì đứng ngoài phố cũng bị bắt mà không hiểu tại sao. Riêng TP HCM, nếu ngày 10/6 có 310 bị bắt thì ngày 17/6 biểu tình không nổ ra được nhưng công an cũng bắt tới 179 người.
Sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân vào các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu nói lên thái độ của người dân với chủ quyền của đất nước. Đó là tinh thần “không Trung Quốc” một cách dứt khoát của người Việt Nam. Điều này gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho nhà cầm quyền trong việc lựa chọn bạn và đối tác chiến lược toàn diện. Ý đảng, lòng dân khác có một khoảng cách vô cùng lớn trong vấn đề này.
Như vậy, trong đợt biểu tình chống Dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, đã có 106 người ở các tình thành: Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Tp. HCM bị kết án. Trong đó, riêng tỉnh Bình Thuận, con số này đã là 71. Tất cả đều bị quy kết tội danh gây rối trật tự công cộng. Đáng chú ý là trong số tù nhân biểu tình, đa số là thanh niên, có nhiều em còn ở tuổi vị thành niên.
106 án tù (trong đó có 10 án tù treo) không phải là vô ích mà những năm tháng tù đày của họ đã đổi lấy việc nhà cầm quyền hoãn không thời hạn việc thông qua Dự Luật Đặc khu.
Cộng với 30 người bị bắt ngoài nguyên nhân biểu tình, nâng tổng số tù nhân lương tâm trong năm 2018 lên tới con số 136 người. Đây chưa phải là con số đã chính xác do có thể trường hợp không có thông tin tới cộng đồng, có thể có người bị bắt chưa kết án hoặc gia đình không biết thông tin. Chẳng hạn anh Trần Thanh Phương, thợ may ở Tp HCM đi biểu tình bị công an bắt ngày 1/9, hơn ba tháng sau gia đình vẫn không biết tin tức gì về anh.
So với 38 người bị bắt năm 2017 thì năm 2018, con số này gấp 3,5 lần.
Năm 2018 cũng là năm đầu tiên có và có rất nhiều người bị bắt vì biểu tình. Điều này nói lên nhà cầm quyền rất sợ tiếng nói đông đảo, đồng lòng của người dân và giải thích tại sao, đảng CSVN hoãn đi hoãn lại việc cho phép Quốc hội ra luật biểu tình.