Trúc Giang, Việt Nam Thời báo, ngày 09/01/2019
Tại sao không sử dụng cụm từ “thay đổi quyền sử dụng đất” thay cho “thu hồi đất”. Lý do là “thu hồi đất” chỉ phù hợp với các trường hợp vi phạm pháp luật khi sử dụng đất và phải bị thu hồi bằng một bản án tuyên; còn các trường hợp khác là nhà nước nhận đất từ người nhượng đất, hiến đất…
Chỉ có thể truất quyền bằng một bản án hiệu lực
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã giải thích như vậy về ý nghĩa cụm từ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xác lập quyền sở hữu tư nhân này bằng các nội dung thể hiện trong “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. [http://bit.ly/2SOG03q]
|
Việc cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân ở đây. |
Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 236 “Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”, quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. [http://bit.ly/2QwdJNp]
Từ hai căn cứ văn bản nói trên, cho thấy Nhà nước cần thay đổi cách nhìn pháp lý để phù hợp với Luật Đất đai, cũng như Hiến pháp 2013, Điều 32: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”.
Đã là “quyền” được xác lập bằng Hiến định và Bộ Luật Dân sự, thì mệnh lệnh hành chính “thu hồi đất” cần phải dựa trên những căn cứ pháp lý nào để đưa đến sự truất quyền đó của người dân. Và trên hết, nếu vẫn không được sự đồng tình của người dân, thì chỉ bằng một án tuyên từ tòa án, các quyền đó của người dân mới có thể bị hạn chế, hay thu hồi. Các bước cưỡng chế cho ‘thu hồi quyền sử dụng đất’ chỉ được tiến hành sau bản án này của tòa.
Quyết sách nào từ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương?
Có thể dẫn chứng bằng một sự kiện đang rất nóng: thu hồi đất khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM bất chấp pháp luật, kèm cả vũ lực diễn ra hôm 4-1, và tái diễn từ sáng sớm ngày 8-1. Nhiều người dân phản đối đã bị chính quyền bắt giữ. Không có bất kỳ thỏa thuận đền bù nào ở đây khi nhân danh Nhà nước, chính quyền quận Tân Bình đã thẳng tay đập phá tài sản công dân, cô lập toàn bộ các sinh hoạt trong đời sống cư dân vườn rau Lộc Hưng [xem thêm tại http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/vntb-chu-tich-nguyen-thanh-phong-va-bi.html]
Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết theo tiến trình di cư từ Bắc vào Nam, 1954, hàng trăm gia đình Công giáo và Lương đã đến khu đất Lộc Hưng gầy dựng cuộc sống như những nông dân. Nhà thờ Lộc Hưng cũng hình thành theo dòng di dân đó. Nơi đây, từ trước năm 1954 cũng đã có một số gia đình canh tác trên những phần đất nhỏ, trong cả khu vực rộng lớn sau này gọi là vườn rau Lộc Hưng.
Sau 30 tháng Tư năm 1975, Lộc Hưng được UBND phường 7, nay là phường 6 quận Tân Bình, chia thành 4 tổ nông hội có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Việc đóng và thu thuế được xác nhận bằng biên lai cho đại diện các tổ trong khu vực vườn rau Lộc Hưng. Năm 1999, theo nội dung Luật Đất Đai sửa đổi, đặc biệt theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu UBND phường 6 quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.
Tuy nhiên câu trả lời của hai vị chủ tịch phường Vũ Xuân Tâm và bà Trần Thị Ngọ tiếp đó vẫn đại ý là “đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định qui hoạch nào nên không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên”.
Như vậy nếu tính từ mốc thời gian năm 1954 đến năm 1999, người dân khu vườn rau Lộc Hưng đã có 45 năm sinh sống, canh tác ổn định, thực hiện đầy đủ trách nhiệm về thuế cho chính quyền. Bất kỳ dự án quy hoạch đất đai nào trên phần diện tích khu vườn rau Lộc Hưng, như các viện dẫn luật ở đầu bài viết, đều phải tiến hành các bước thỏa thuận đền bù, minh bạch nội dung lý do “thu hồi đất”.
Một lưu ý, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, không trao bất kỳ quyền lực nào cho lãnh đạo TP.HCM về kiểu cách quản lý đất đai bất chấp pháp luật, như trong vụ cưỡng chế đất đai, nhà cửa khu vườn rau Lộc Hưng đang diễn ra.
Có thể tìm hiểu nội dung “thí điểm cơ chế” từ phát biểu liên quan đến Nghị quyết này của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân vẫn còn được lưu giữ trên nhiều trang báo điện tử, như Tuổi Trẻ [http://bit.ly/2SHFuo6], Nhân Dân [http://bit.ly/2RhWVyX]. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng có những phát biểu tương tự: trang web của UBND TP.HCM [http://bit.ly/2Au9uN9], báo Tiền Phong [http://bit.ly/2QsonVb].
Thế nhưng trên thực tế không rõ vì sao giữa nói và làm lại có khoảng cách quá xa. Chính quyền TP.HCM đã mạnh tay đàn áp, cưỡng chế bất chấp quy định pháp luật ở khu dân cư vườn rau Lộc Hưng.
Có lẽ đã đến lúc với tư cách Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng cần ban hành những quyết sách giúp chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước; đặc biệt là vai trò của tòa án trong mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền công dân.
January 9, 2019
Quyền sử dụng đất của người dân và quyền thu hồi đất của chính phủ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trúc Giang, Việt Nam Thời báo, ngày 09/01/2019
Tại sao không sử dụng cụm từ “thay đổi quyền sử dụng đất” thay cho “thu hồi đất”. Lý do là “thu hồi đất” chỉ phù hợp với các trường hợp vi phạm pháp luật khi sử dụng đất và phải bị thu hồi bằng một bản án tuyên; còn các trường hợp khác là nhà nước nhận đất từ người nhượng đất, hiến đất…
Chỉ có thể truất quyền bằng một bản án hiệu lực
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã giải thích như vậy về ý nghĩa cụm từ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xác lập quyền sở hữu tư nhân này bằng các nội dung thể hiện trong “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. [http://bit.ly/2SOG03q]
Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 236 “Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”, quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. [http://bit.ly/2QwdJNp]
Từ hai căn cứ văn bản nói trên, cho thấy Nhà nước cần thay đổi cách nhìn pháp lý để phù hợp với Luật Đất đai, cũng như Hiến pháp 2013, Điều 32: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. 3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”.
Đã là “quyền” được xác lập bằng Hiến định và Bộ Luật Dân sự, thì mệnh lệnh hành chính “thu hồi đất” cần phải dựa trên những căn cứ pháp lý nào để đưa đến sự truất quyền đó của người dân. Và trên hết, nếu vẫn không được sự đồng tình của người dân, thì chỉ bằng một án tuyên từ tòa án, các quyền đó của người dân mới có thể bị hạn chế, hay thu hồi. Các bước cưỡng chế cho ‘thu hồi quyền sử dụng đất’ chỉ được tiến hành sau bản án này của tòa.
Quyết sách nào từ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương?
Có thể dẫn chứng bằng một sự kiện đang rất nóng: thu hồi đất khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM bất chấp pháp luật, kèm cả vũ lực diễn ra hôm 4-1, và tái diễn từ sáng sớm ngày 8-1. Nhiều người dân phản đối đã bị chính quyền bắt giữ. Không có bất kỳ thỏa thuận đền bù nào ở đây khi nhân danh Nhà nước, chính quyền quận Tân Bình đã thẳng tay đập phá tài sản công dân, cô lập toàn bộ các sinh hoạt trong đời sống cư dân vườn rau Lộc Hưng [xem thêm tại http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/vntb-chu-tich-nguyen-thanh-phong-va-bi.html]
Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho biết theo tiến trình di cư từ Bắc vào Nam, 1954, hàng trăm gia đình Công giáo và Lương đã đến khu đất Lộc Hưng gầy dựng cuộc sống như những nông dân. Nhà thờ Lộc Hưng cũng hình thành theo dòng di dân đó. Nơi đây, từ trước năm 1954 cũng đã có một số gia đình canh tác trên những phần đất nhỏ, trong cả khu vực rộng lớn sau này gọi là vườn rau Lộc Hưng.
Sau 30 tháng Tư năm 1975, Lộc Hưng được UBND phường 7, nay là phường 6 quận Tân Bình, chia thành 4 tổ nông hội có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Việc đóng và thu thuế được xác nhận bằng biên lai cho đại diện các tổ trong khu vực vườn rau Lộc Hưng. Năm 1999, theo nội dung Luật Đất Đai sửa đổi, đặc biệt theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTG của Thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai, người dân vườn rau Lộc Hưng nộp đơn yêu cầu UBND phường 6 quận Tân Bình xác nhận quá trình sử dụng đất theo chỉ thị trên.
Tuy nhiên câu trả lời của hai vị chủ tịch phường Vũ Xuân Tâm và bà Trần Thị Ngọ tiếp đó vẫn đại ý là “đất do bà con khai phá canh tác mấy chục năm nay mà ai cũng biết, khẳng định chưa có dự án hay quyết định qui hoạch nào nên không thể giải quyết được vì đó là chỉ thị của cấp trên”.
Như vậy nếu tính từ mốc thời gian năm 1954 đến năm 1999, người dân khu vườn rau Lộc Hưng đã có 45 năm sinh sống, canh tác ổn định, thực hiện đầy đủ trách nhiệm về thuế cho chính quyền. Bất kỳ dự án quy hoạch đất đai nào trên phần diện tích khu vườn rau Lộc Hưng, như các viện dẫn luật ở đầu bài viết, đều phải tiến hành các bước thỏa thuận đền bù, minh bạch nội dung lý do “thu hồi đất”.
Một lưu ý, Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, không trao bất kỳ quyền lực nào cho lãnh đạo TP.HCM về kiểu cách quản lý đất đai bất chấp pháp luật, như trong vụ cưỡng chế đất đai, nhà cửa khu vườn rau Lộc Hưng đang diễn ra.
Có thể tìm hiểu nội dung “thí điểm cơ chế” từ phát biểu liên quan đến Nghị quyết này của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân vẫn còn được lưu giữ trên nhiều trang báo điện tử, như Tuổi Trẻ [http://bit.ly/2SHFuo6], Nhân Dân [http://bit.ly/2RhWVyX]. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng có những phát biểu tương tự: trang web của UBND TP.HCM [http://bit.ly/2Au9uN9], báo Tiền Phong [http://bit.ly/2QsonVb].
Thế nhưng trên thực tế không rõ vì sao giữa nói và làm lại có khoảng cách quá xa. Chính quyền TP.HCM đã mạnh tay đàn áp, cưỡng chế bất chấp quy định pháp luật ở khu dân cư vườn rau Lộc Hưng.
Có lẽ đã đến lúc với tư cách Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng cần ban hành những quyết sách giúp chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước; đặc biệt là vai trò của tòa án trong mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền công dân.