Hãy hoãn bỏ phiếu về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EVFTA


Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu nên hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) cho đến khi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền mà họ đang ngày càng vi phạm, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết ngày hôm nay. Động thái mới nhất nhằm hạn chế quyền lợi tại Việt Nam là luật an ninh mạng hà khắc đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Human Rights Watch, ngày 10/01/2019

(Bản dịch của Phương Thảo, Việt Nam Thời báo, ngày 11/01/2019)

Ủy ban châu Âu, được ủy nhiệm đàm phán thỏa thuận kinh tế với Việt Nam, đã đưa ra phiên bản cuối cùng của thỏa thuận vào tháng 10 năm 2018, dự định trình cho Hội đồng và Nghị viện châu Âu phê chuẩn thông qua – điều cần thiết để thỏa thuận có hiệu lực – trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng Năm.

Do áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu, một số đảng trong Nghị viện Châu Âu hiện đang cố gắng hối thúc thỏa thuận thương mại EVFTA ngay cả khi Việt Nam đã bỏ qua các lời kêu gọi liên tục về giải quyết hồ sơ nhân quyền. Cuộc bỏ phiếu quan trọng cho thỏa thuận EVFTA đã được lên kế hoạch vào tuần tới.

John Sifton, giám đốc vận động Châu Á, tuyên bố “Vội vã thông qua thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Đó là việc ban thưởng cho Việt Nam khi họ chẳng làm gì cả và gửi đi một thông điệp khủng khiếp rằng những cam kết trước đây của Liên minh châu Âu về việc sử dụng thương mại như một công cụ để thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu là không có uy tín.”

Vào tháng 9 năm 2018, 32 thành viên của Nghị viện châu Âu đã ký một bức thư công khai lên tiếng quan ngại nghiêm trọng về việc đàn áp nhân quyền liên tục của Việt Nam và kêu gọi họ cải thiện hồ sơ nhân quyền trước bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào cho thỏa thuận này. Những lo ngại tương tự đã được đặt ra với phó bộ trưởng thương mại Việt Nam hồi tháng 10 tại một cuộc tranh luận tại Nghị viện châu Âu, và một lần nữa trong một nghị quyết khẩn cấp vào tháng 11.

Thật không may, không có yêu cầu nào trong số đó được đáp ứng và việc đàn áp của chính phủ chỉ tăng cao lên.

Luật an ninh mạng của Việt Nam dường như nhằm mục đích đóng cửa con đường duy nhất còn lại để người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm bất đồng, tại một quốc gia nơi mà tất cả các phương tiện truyền thông đều thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát và hoạt động của các nhóm phi chính phủ bị hạn chế nghiêm trọng. Với số lượng kỷ lục các blogger ôn hoà, nhà phê bình, nhà hoạt động, và nhà lãnh đạo tôn giáo đang bị giam giữ, vì những vi phạm quá mơ hồ vốn hình sự hóa tự do ngôn luận. Những người vẫn lên tiếng công khai có nguy cơ bị đánh đập, bắt giữ, đe dọa và các kiểu lạm dụng khác. Công đoàn độc lập không được phép hoạt động và phần lớn các cam kết trước đây nhằm thông qua một số công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vẫn chưa được thực hiện.

“Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu cần gửi một thông điệp rõ ràng rằng thỏa thuận này không thể được thông qua cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền,” ông Keith Sifton nói. “Việt Nam nên hiểu rằng nếu châu Âu trì hoãn thỏa thuận thì đó là lỗi của Hà Nội, chứ không phải của Brussels.”

https://www.hrw.org/news/2019/01/10/eu-postpone-vote-vietnam-free-trade-agreement