Nguyễn Hồng Phúc, Việt Nam Thời báo, ngày 11/01/2019
Những người dân bị đập phá nhà cửa, cưỡng chiếm đất đai ở bán đảo Thủ Thiêm hai mươi năm về trước, và người dân khu vườn rau Lộc Hưng Sài Gòn ở hôm nay, họ có được xem là ‘nhân dân’, một ‘nhân dân’ không cần viết hoa?
Tuyên giáo đảng nói rằng một trong những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 đó là lần đầu tiên hai từ “Nhân dân” được viết hoa. Trong các bản Hiến pháp trước đây, chỉ từ “Đảng” và “Nhà nước” được viết hoa, hàm nghĩa biểu thị sự trang trọng.
Khi ‘quyền có chỗ ở’ của công dân đã bị xâm phạm
Hiến pháp 2013, tại Điều 22: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.
Cụ thể hơn, Luật Nhà ở 2014, Điều 4 “Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở” quy định: “Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy nên hiểu thế nào trong vụ nhân danh quy hoạch, chính quyền đã tiến hành đập phá tất cả nhà cửa của gần 200 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình?. Gọi là ‘đập phá’, vì nếu theo trình tự của ‘cưỡng chế’, thì trước đó phải có các bước hành chánh tối thiểu là kiểm đếm, thỏa thuận giá cả đền bù và chính sách tái định cư.
Trong một chia sẻ cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải nói rằng: “…Tuy không có giấy tờ, nhưng họ cũng đề nghị chính quyền địa phương cho kê khai sử dụng đất theo chính sách và pháp luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam, nhưng địa phương vẫn bỏ lơ. Nay lấy cớ phục vụ cho dự án xây dựng một cụm trường công, chính quyền TP.HCM đã thúc ép địa phương cưỡng chế hàng trăm hộ dân ở đây, không có quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế, bồi thường theo quy định của pháp luật, gây ra thảm cảnh đau thương cho những người dân lành…”.
Luật sư Lê Quang Huy chia sẻ một thắc mắc chung của giới luật sư Sài Gòn: “Xét ở khía cạnh quan hệ giữa nhà cầm quyền với dân chúng, tôi thật sự thắc mắc rằng có cần thiết đến mức phải thực hiện cưỡng chế vào thời điểm này khiến cho nhiều người dân bị mất nhà cửa, không nơi nương thân vào dịp giáp Tết như thế này không? Tại sao phải vội vã như vậy?”.
“Chưa xét đến việc thu hồi, cưỡng chế đúng hay sai, nhưng chính quyền tổ chức cưỡng chế phá nhà của người dân thời điểm Tết nguyên đán cận kề là vô lương”. Luật sư Nguyễn Văn Đồng bày tỏ bức xúc.
Lý do để gấp rút làm trường học đạt chuẩn quốc gia nghe không thuyết phục. Lý do lợi ích kinh tế cũng không thuyết phục. TP.HCM đã có quá nhiều thứ có thể mang lại lợi ích kinh tế ngay tức thì mà còn chưa được chú trọng, thì nay đi giải toả khu vực này theo một kiểu cách ồn ào bất chấp pháp luật và dư luật như thế, liệu có khuất tất gì ở đây?.
Cái đích cuối cùng của mũi tên Lộc Hưng bắn ra lúc này là gì?
Theo quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý, được các nhà lập pháp cẩn thận đưa cả vào trong Hiến pháp lẫn trong Luật Đất đai. Đó là cơ sở pháp lý cho các vụ cưỡng chế đất đai nhân danh toàn dân. Thế nhưng ở vụ vừa xảy ra tại khu vườn rau Lộc Hưng, nhiều người trong lực lượng cưỡng chế luôn cẩn thận che kín mặt bằng khẩu trang. Tại sao họ lại muốn che giấu?
“Tôi thực sự hoang mang. Mọi viện dẫn pháp luật trong vụ đập phá tài sản này ở khu vườn rau Lộc Hưng đã trở thành vô nghĩa. Động cơ nào khiến chính quyền hành xử bất chấp luật pháp, thách thức công luận như thế? Dường như không có bất kỳ bài học nào được rút ra từ vụ quy hoạch đô thị Thủ Thiêm. Trong khi đó thì nhà cầm quyền lại thuộc lòng bài bản việc chính quyền xã Bình Yên – Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tết Giáp Ngọ, 2014”. Luật sư Nguyễn Thu Trang, nói.
Bà Trang nhận định trong khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân vẫn đang lúng túng trong giải quyết việc khiếu nại của người dân Thủ Thiêm, thì nay xảy ra sự việc ‘cố tình sai’ trong chuyện chính quyền ngang ngược đập phá tài sản nhà cửa người dân khu vườn rau Lộc Hưng khi chỉ còn vài tuần lễ nữa là tết nguyên đán Kỷ Hợi, thì phẫn uất trong dân chúng coi như đã được đẩy lên mức cùng cực.
Giả dụ vài ngày tới đây, bất ngờ có một tờ báo nào đó được ‘bật đèn xanh’ đăng tải toàn bộ nghi vấn pháp lý, từ quy hoạch đến phê chuẩn dự án bất chấp Luật Đầu tư công trong vụ cưỡng chế không đền bù khu vườn rau Lộc Hưng, để rồi trên cương vị là Trưởng Ban Cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm sáng tỏ, thì liệu chính quyền TP.HCM có phải bước vào cuộc ‘thay máu’ trong sự vỗ tay tán thưởng của công chúng?
“Rất có thể vị tân trưởng ban cải cách tư pháp trung ương, một người xuất thân khoa văn Đại học Tổng hợp, bất ngờ xuất hiện trước ống kính báo chí để tuyên bố đại khái rằng, sở dĩ hai từ “Nhân dân” được viết hoa trong Hiến pháp 2013, còn nhằm để khẳng định rõ nét, và đồng thời nhấn mạnh vị trí người chủ đích thực của quyền lực, đó là Nhân dân, chính Nhân dân là chủ, Nhân dân làm chủ. Cần trừng trị đích đáng bất kỳ thế lực nhóm nào đã đập phá nhà cửa của Nhân dân vô pháp, vô thiên…”. Luật sư Nguyễn Thu Trang tếu táo dự báo. Bởi đã có người đốt lửa thì sẽ có người thổi gió. Cái đích cuối cùng của mũi tên Lộc Hưng bắn ra lúc này là gì?
Trong một diễn biến khác, cư dân Lộc Hưng sau khi tạm ổn định chỗ ở, họ sẽ xúc tiến từng bước với sự hỗ trợ của nhóm luật sư trong việc tìm lại sự công bằng, nghiêm minh của luật pháp cho các quyền dân sự đã bị xâm hại đầy thô bạo.
January 11, 2019
Họ có được xem là Nhân dân?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nguyễn Hồng Phúc, Việt Nam Thời báo, ngày 11/01/2019
Những người dân bị đập phá nhà cửa, cưỡng chiếm đất đai ở bán đảo Thủ Thiêm hai mươi năm về trước, và người dân khu vườn rau Lộc Hưng Sài Gòn ở hôm nay, họ có được xem là ‘nhân dân’, một ‘nhân dân’ không cần viết hoa?
Tuyên giáo đảng nói rằng một trong những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 đó là lần đầu tiên hai từ “Nhân dân” được viết hoa. Trong các bản Hiến pháp trước đây, chỉ từ “Đảng” và “Nhà nước” được viết hoa, hàm nghĩa biểu thị sự trang trọng.
Khi ‘quyền có chỗ ở’ của công dân đã bị xâm phạm
Hiến pháp 2013, tại Điều 22: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.
Cụ thể hơn, Luật Nhà ở 2014, Điều 4 “Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở” quy định: “Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, thuê, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi, mượn, ở nhờ, quản lý nhà ở theo ủy quyền và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy nên hiểu thế nào trong vụ nhân danh quy hoạch, chính quyền đã tiến hành đập phá tất cả nhà cửa của gần 200 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình?. Gọi là ‘đập phá’, vì nếu theo trình tự của ‘cưỡng chế’, thì trước đó phải có các bước hành chánh tối thiểu là kiểm đếm, thỏa thuận giá cả đền bù và chính sách tái định cư.
Trong một chia sẻ cá nhân, luật sư Trần Vũ Hải nói rằng: “…Tuy không có giấy tờ, nhưng họ cũng đề nghị chính quyền địa phương cho kê khai sử dụng đất theo chính sách và pháp luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam, nhưng địa phương vẫn bỏ lơ. Nay lấy cớ phục vụ cho dự án xây dựng một cụm trường công, chính quyền TP.HCM đã thúc ép địa phương cưỡng chế hàng trăm hộ dân ở đây, không có quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế, bồi thường theo quy định của pháp luật, gây ra thảm cảnh đau thương cho những người dân lành…”.
Luật sư Lê Quang Huy chia sẻ một thắc mắc chung của giới luật sư Sài Gòn: “Xét ở khía cạnh quan hệ giữa nhà cầm quyền với dân chúng, tôi thật sự thắc mắc rằng có cần thiết đến mức phải thực hiện cưỡng chế vào thời điểm này khiến cho nhiều người dân bị mất nhà cửa, không nơi nương thân vào dịp giáp Tết như thế này không? Tại sao phải vội vã như vậy?”.
“Chưa xét đến việc thu hồi, cưỡng chế đúng hay sai, nhưng chính quyền tổ chức cưỡng chế phá nhà của người dân thời điểm Tết nguyên đán cận kề là vô lương”. Luật sư Nguyễn Văn Đồng bày tỏ bức xúc.
Lý do để gấp rút làm trường học đạt chuẩn quốc gia nghe không thuyết phục. Lý do lợi ích kinh tế cũng không thuyết phục. TP.HCM đã có quá nhiều thứ có thể mang lại lợi ích kinh tế ngay tức thì mà còn chưa được chú trọng, thì nay đi giải toả khu vực này theo một kiểu cách ồn ào bất chấp pháp luật và dư luật như thế, liệu có khuất tất gì ở đây?.
Cái đích cuối cùng của mũi tên Lộc Hưng bắn ra lúc này là gì?
Theo quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý, được các nhà lập pháp cẩn thận đưa cả vào trong Hiến pháp lẫn trong Luật Đất đai. Đó là cơ sở pháp lý cho các vụ cưỡng chế đất đai nhân danh toàn dân. Thế nhưng ở vụ vừa xảy ra tại khu vườn rau Lộc Hưng, nhiều người trong lực lượng cưỡng chế luôn cẩn thận che kín mặt bằng khẩu trang. Tại sao họ lại muốn che giấu?
“Tôi thực sự hoang mang. Mọi viện dẫn pháp luật trong vụ đập phá tài sản này ở khu vườn rau Lộc Hưng đã trở thành vô nghĩa. Động cơ nào khiến chính quyền hành xử bất chấp luật pháp, thách thức công luận như thế? Dường như không có bất kỳ bài học nào được rút ra từ vụ quy hoạch đô thị Thủ Thiêm. Trong khi đó thì nhà cầm quyền lại thuộc lòng bài bản việc chính quyền xã Bình Yên – Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tết Giáp Ngọ, 2014”. Luật sư Nguyễn Thu Trang, nói.
Bà Trang nhận định trong khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân vẫn đang lúng túng trong giải quyết việc khiếu nại của người dân Thủ Thiêm, thì nay xảy ra sự việc ‘cố tình sai’ trong chuyện chính quyền ngang ngược đập phá tài sản nhà cửa người dân khu vườn rau Lộc Hưng khi chỉ còn vài tuần lễ nữa là tết nguyên đán Kỷ Hợi, thì phẫn uất trong dân chúng coi như đã được đẩy lên mức cùng cực.
Giả dụ vài ngày tới đây, bất ngờ có một tờ báo nào đó được ‘bật đèn xanh’ đăng tải toàn bộ nghi vấn pháp lý, từ quy hoạch đến phê chuẩn dự án bất chấp Luật Đầu tư công trong vụ cưỡng chế không đền bù khu vườn rau Lộc Hưng, để rồi trên cương vị là Trưởng Ban Cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm sáng tỏ, thì liệu chính quyền TP.HCM có phải bước vào cuộc ‘thay máu’ trong sự vỗ tay tán thưởng của công chúng?
“Rất có thể vị tân trưởng ban cải cách tư pháp trung ương, một người xuất thân khoa văn Đại học Tổng hợp, bất ngờ xuất hiện trước ống kính báo chí để tuyên bố đại khái rằng, sở dĩ hai từ “Nhân dân” được viết hoa trong Hiến pháp 2013, còn nhằm để khẳng định rõ nét, và đồng thời nhấn mạnh vị trí người chủ đích thực của quyền lực, đó là Nhân dân, chính Nhân dân là chủ, Nhân dân làm chủ. Cần trừng trị đích đáng bất kỳ thế lực nhóm nào đã đập phá nhà cửa của Nhân dân vô pháp, vô thiên…”. Luật sư Nguyễn Thu Trang tếu táo dự báo. Bởi đã có người đốt lửa thì sẽ có người thổi gió. Cái đích cuối cùng của mũi tên Lộc Hưng bắn ra lúc này là gì?
Trong một diễn biến khác, cư dân Lộc Hưng sau khi tạm ổn định chỗ ở, họ sẽ xúc tiến từng bước với sự hỗ trợ của nhóm luật sư trong việc tìm lại sự công bằng, nghiêm minh của luật pháp cho các quyền dân sự đã bị xâm hại đầy thô bạo.