Một ngày sau vụ cưỡng chế, một số hộ dân ở vườn rau Lộc Hưng (Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) trở về lại chỗ đống đỗ nát để dựng chòi ở tạm bởi họ đã mất trắng tài sản, không có nơi dung thân…
Minh Hải, Việt Nam Thời báo, ngày 12/01/2019
Vào ngày 9/1/2019, tức là một ngày sau vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng, anh Cao Hà Trực, một hộ dân bị nhà cầm quyền Q.Tân Bình nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung đập nhà cửa, cưỡng chế đất đai đã cho Việt Nam Thời Báo được biết là tình hình hiện tại có một số hộ dân về lại chỗ cũ để dựng chòi ở tạm. Nhìn đống đỗ nát, nhiều người đã không cầm được nước mắt bởi lẽ tài sản đã mất trắng, lâm vào cảnh nợ nần và không có chỗ ở.
“Tình hình bà con giờ điêu đứng lắm. Họ phá tanh bành như thế này rồi, một số người bị bể nợ vì người ta mượn tiền dựng mấy phòng trọ để ở với lại cho thuê giờ không biết ở chỗ nào? Bởi vì giờ đã cuối năm, người ta ngồi người ta khóc xung quanh đây. Tôi khuyên người ta giờ dựng cái chòi ở đỡ chứ bây giờ làm sao?” – Anh Trực nói.
Anh Trực và người dân cho biết, diện tích đất ở vườn rau Lộc Hưng mà mọi người đang ở có từ thời thập niên 1950, người dân được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ cấp quyền sử dụng đất hẳn hoi. Sau ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam hiện tại sau khi tiếp quản miền Nam, thống nhất đất nước thì lại không đổi giấy tờ pháp lý đất đai cho các hộ dân. Nhận thấy đây là diện tích “đất vàng” nằm trong trung tâm thành phố, nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh vẽ ra dự án xây dựng trường học để thu hồi đất.
Người dân cho biết, họ bị áp giá đền bù rẻ mạt khiến người dân không đồng ý nên nhà cầm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một cách phi pháp vì không có văn bản thu hồi, không tái định cư..
Bất chấp sự chỉ trích đến từ dư luận cũng như báo đài, truyền thông quốc tế, từ mấy năm qua nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành khá nhiều cuộc cưỡng chế để lấy đất vườn rau Lộc Hưng nhưng không thành. Cho đến ngày 4/1/2019, nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh đã huy động xe ủi, xe xúc, hơn 200 công an cùng các thành phần lực lượng chức năng khác tiến hành đập đỗ 4 căn nhà của các hộ dân ở vườn rau Lộc Hưng. Tiếp đến, đỉnh điểm của cuộc cưỡng chế là vào ngày 8/1 vừa qua, với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ lấy đất, đập phá nhà dân trước dịp Tết Nguyên đán, nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh đã đưa khoảng 1000 người cùng các phương tiện cưỡng chế một lần nữa tiến vào vườn rau Lộc Hưng. Trong cuộc cưỡng chế, đã có 20 căn nhà của các hộ dân bị đập phá, vườn rau Lộc Hưng trong một ngày đã trở thành bình địa, khung cành tàn phá chẳng khác gì thời chiến tranh.
Anh Trực cho rằng đây không phải là cuộc cưỡng chế mà là một cuộc phá hoại, nhà cầm quyền cắt đường sống của người dân như thế là rất dã man.
“Cắt đường sống của người ta như thế rất là dã man. Mà tôi nói với anh, ở đây không chỉ là cưỡng chế xây dựng trái phép, đây là cuộc hủy hoại tài sản, phá hoại, có những gốc cây họ cố tình lấy móc móc cho chết cây, phá hết tất cả cây cối, dây điện thì họ cắt ba bốn khúc, bồn nước thì họ đâm cho thủng… Đây là phá hoại chứ không phải cưỡng chế xây dựng trái phép. Về đây nhìn cảm giác mới thấy nó ác với dân, nó gian tà quá.”
Anh Trực nói thêm, tại thời điểm cưỡng chế đã có hơn 10 người dân bị bắt và bản thân anh ngoài việc bị bắt từ rất sớm còn bị phía công an hành hung.
“Có tôi bị bắt và tôi bị đánh, họ đấm vào mặt tôi.”
“Ngày hôm qua tôi mới bước ra khỏi nhà, ở đầu hẻm nhà tôi là tượng đài Đức Mẹ. Tôi vừa bước xuống một cái là có khoảng 20 người an ninh, họ bao vay, họ xiết cổ tôi. Họ cho tôi lên xe. Khi lên xe họ lấy cùi chỏ giật vào người tôi một cái.”.
Cuộc cưỡng chế vào ngày 8/1 bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào lúc tối muộn cùng ngày. Còn anh Trực và mọi người được trả tự do sau khi lực lượng cưỡng chế rút khỏi vườn rau Lộc Hưng. Đây không chỉ là cuộc cưỡng chế phi pháp mà nhà cầm quyền còn bị dư luận tố cáo vô nhân đạo khi biến hàng trăm người bao gồm cả trẻ em, người già neo đơn và các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trở thành người vô gia cư trước dịp Tết Nguyên đán cận kề.
Nỗi đau Lộc Hưng hôm nay đã ghi thêm tội ác của nhà cầm quyền TP.Hồ Chí Minh khi mà trước đó nỗi đau Thủ Thiêm đã trở thành tâm điểm quan tâm của cả nước nhưng chưa được giải quyết, ở đó nỗi đau của người dân thấp cổ bé họng bị cướp đất đang phản ánh tiếng nói chung nỗi đau của người dân cả nước khi phải sinh sống tại những vùng đất bị dính vào dự án. Và trên thực những dự án điển hình như Thủ Thiêm ở TP.Hồ Chí Minh, Long Hưng ở Đồng Nai, Dương Nội ở Hà Nội và Cồn Dầu ở Đà Nẵng… đang cho thấy sự biến thể, phân lô bán nền làm lợi cho nhà đầu tư bất chấp nước mắt, tù oan sai của người dân./.
January 12, 2019
Cưỡng chế Lộc Hưng: cắt đường sống của người dân
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một ngày sau vụ cưỡng chế, một số hộ dân ở vườn rau Lộc Hưng (Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) trở về lại chỗ đống đỗ nát để dựng chòi ở tạm bởi họ đã mất trắng tài sản, không có nơi dung thân…
Minh Hải, Việt Nam Thời báo, ngày 12/01/2019
Vào ngày 9/1/2019, tức là một ngày sau vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng, anh Cao Hà Trực, một hộ dân bị nhà cầm quyền Q.Tân Bình nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung đập nhà cửa, cưỡng chế đất đai đã cho Việt Nam Thời Báo được biết là tình hình hiện tại có một số hộ dân về lại chỗ cũ để dựng chòi ở tạm. Nhìn đống đỗ nát, nhiều người đã không cầm được nước mắt bởi lẽ tài sản đã mất trắng, lâm vào cảnh nợ nần và không có chỗ ở.
“Tình hình bà con giờ điêu đứng lắm. Họ phá tanh bành như thế này rồi, một số người bị bể nợ vì người ta mượn tiền dựng mấy phòng trọ để ở với lại cho thuê giờ không biết ở chỗ nào? Bởi vì giờ đã cuối năm, người ta ngồi người ta khóc xung quanh đây. Tôi khuyên người ta giờ dựng cái chòi ở đỡ chứ bây giờ làm sao?” – Anh Trực nói.
Anh Trực và người dân cho biết, diện tích đất ở vườn rau Lộc Hưng mà mọi người đang ở có từ thời thập niên 1950, người dân được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ cấp quyền sử dụng đất hẳn hoi. Sau ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam hiện tại sau khi tiếp quản miền Nam, thống nhất đất nước thì lại không đổi giấy tờ pháp lý đất đai cho các hộ dân. Nhận thấy đây là diện tích “đất vàng” nằm trong trung tâm thành phố, nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh vẽ ra dự án xây dựng trường học để thu hồi đất.
Người dân cho biết, họ bị áp giá đền bù rẻ mạt khiến người dân không đồng ý nên nhà cầm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế một cách phi pháp vì không có văn bản thu hồi, không tái định cư..
Bất chấp sự chỉ trích đến từ dư luận cũng như báo đài, truyền thông quốc tế, từ mấy năm qua nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành khá nhiều cuộc cưỡng chế để lấy đất vườn rau Lộc Hưng nhưng không thành. Cho đến ngày 4/1/2019, nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh đã huy động xe ủi, xe xúc, hơn 200 công an cùng các thành phần lực lượng chức năng khác tiến hành đập đỗ 4 căn nhà của các hộ dân ở vườn rau Lộc Hưng. Tiếp đến, đỉnh điểm của cuộc cưỡng chế là vào ngày 8/1 vừa qua, với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ lấy đất, đập phá nhà dân trước dịp Tết Nguyên đán, nhà cầm quyền TP. Hồ Chí Minh đã đưa khoảng 1000 người cùng các phương tiện cưỡng chế một lần nữa tiến vào vườn rau Lộc Hưng. Trong cuộc cưỡng chế, đã có 20 căn nhà của các hộ dân bị đập phá, vườn rau Lộc Hưng trong một ngày đã trở thành bình địa, khung cành tàn phá chẳng khác gì thời chiến tranh.
Anh Trực cho rằng đây không phải là cuộc cưỡng chế mà là một cuộc phá hoại, nhà cầm quyền cắt đường sống của người dân như thế là rất dã man.
“Cắt đường sống của người ta như thế rất là dã man. Mà tôi nói với anh, ở đây không chỉ là cưỡng chế xây dựng trái phép, đây là cuộc hủy hoại tài sản, phá hoại, có những gốc cây họ cố tình lấy móc móc cho chết cây, phá hết tất cả cây cối, dây điện thì họ cắt ba bốn khúc, bồn nước thì họ đâm cho thủng… Đây là phá hoại chứ không phải cưỡng chế xây dựng trái phép. Về đây nhìn cảm giác mới thấy nó ác với dân, nó gian tà quá.”
Anh Trực nói thêm, tại thời điểm cưỡng chế đã có hơn 10 người dân bị bắt và bản thân anh ngoài việc bị bắt từ rất sớm còn bị phía công an hành hung.
“Có tôi bị bắt và tôi bị đánh, họ đấm vào mặt tôi.”
“Ngày hôm qua tôi mới bước ra khỏi nhà, ở đầu hẻm nhà tôi là tượng đài Đức Mẹ. Tôi vừa bước xuống một cái là có khoảng 20 người an ninh, họ bao vay, họ xiết cổ tôi. Họ cho tôi lên xe. Khi lên xe họ lấy cùi chỏ giật vào người tôi một cái.”.
Cuộc cưỡng chế vào ngày 8/1 bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào lúc tối muộn cùng ngày. Còn anh Trực và mọi người được trả tự do sau khi lực lượng cưỡng chế rút khỏi vườn rau Lộc Hưng. Đây không chỉ là cuộc cưỡng chế phi pháp mà nhà cầm quyền còn bị dư luận tố cáo vô nhân đạo khi biến hàng trăm người bao gồm cả trẻ em, người già neo đơn và các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trở thành người vô gia cư trước dịp Tết Nguyên đán cận kề.
Nỗi đau Lộc Hưng hôm nay đã ghi thêm tội ác của nhà cầm quyền TP.Hồ Chí Minh khi mà trước đó nỗi đau Thủ Thiêm đã trở thành tâm điểm quan tâm của cả nước nhưng chưa được giải quyết, ở đó nỗi đau của người dân thấp cổ bé họng bị cướp đất đang phản ánh tiếng nói chung nỗi đau của người dân cả nước khi phải sinh sống tại những vùng đất bị dính vào dự án. Và trên thực những dự án điển hình như Thủ Thiêm ở TP.Hồ Chí Minh, Long Hưng ở Đồng Nai, Dương Nội ở Hà Nội và Cồn Dầu ở Đà Nẵng… đang cho thấy sự biến thể, phân lô bán nền làm lợi cho nhà đầu tư bất chấp nước mắt, tù oan sai của người dân./.