Hà Nội bỏ qua những lời khuyến cáo của các chuyên gia, tập đoàn công nghệ,… để cho ra đời Luật về an ninh mạng, và Hà Nội sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 16/01/2019
Vào đầu năm 2019, trong buổi đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, ông Đinh Tiến Dũng đề ra 5 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp thức năm nhằm thúc đẩy triển khai biện pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng cận biên lên hạng thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, những gì mà báo giới quốc tế nhìn vào chứng khoán Việt Nam là ‘cơ hội’ nhưng ‘đầy thách thức, mà trọng tâm thách thức vẫn là sự can thiệp của nhà nước vẫn tiềm ẩn rủi ro
William Pesek, cây viết của Nikkei trong bài ngày 14.01 cho hay, Việt Nam là điểm đến ưa thích của Nhật Bản, một thị trường kinh doanh số 1 theo kết quả khảo sát tháng 12 của NNA News, với 36%.
Với 7% trong tăng trưởng GDP, một thị trường rộng lớn, Việt Nam được đánh giá như một ‘sự thay thế cho Trung Quốc’. Và nhiều người kỳ vọng, cổ phiếu Tp. Hồ Chí Minh sẽ tăng gần 20% trong năm nay.
Điều gì có thể sai? – William Pesek đặt câu hỏi.
Đầu tiên, thuế quan của Donald Trump với 250 tỷ USD áp vào hàng hóa đại lục đang làm hỏng động cơ xuất khẩu của Bắc Kinh. Mặc dù chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình dự báo tăng trưởng 6,3% trong năm 2019, nhưng hầu như không ai tin rằng nó có thể đạt được điều đó.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải tăng tốc mở cửa nền kinh tế để làm hài lòng sự lạc quan của nhà đầu tư. © Reuters |
Khi doanh nghiệp đến từ Nhật, Mỹ, Hàn tìm kiếm một giải pháp thay thế, thì một chính phủ Cộng sản như Việt Nam, cởi mở với các ngành công nghiệp khói, có tốc độ đô thị hóa nhanh và dân số 97 triệu người có thể trở thành địa điểm thay thế Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa áp thuế 25% đối với nhập khẩu oto và phụ tùng oto sẽ phá chuỗi cung ứng mà Trung Quốc lẫn Hàn Quốc dựa vào, và đây cũng là 2 thị trường lớn của Hà Nội.
Thứ hai, gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi Bộ Tài chính đẩy nhanh cải cách, tập trung vào các chính sách thuế hiệu quả hơn, thủ tục hải quan đơn giản hơn, tăng thu ngân sách và quản trị doanh nghiệp chặt chẽ hơn. Các nhà đầu tư có thể trải qua cảm giác này, bởi 1 năm trước, những người theo dõi thị trường đã dự báo cổ phiếu VN tăng 20% trong sự kỳ vọng rằng, nội các của ông Phúc sẽ hoàn thành phần lớn những gì ông đã chỉ đạo. Tuy nhiên, tốc độ cải cách chậm hơn so với hy vọng đã giúp giải thích tại sao cổ phiếu mất 9,3% trong năm 2018.
Để xác thực sự lạc quan của các nhà đầu tư, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải đẩy nhanh các bước để mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư tài chính và tư nhân hóa hàng trăm doanh nghiệp nhà nước (cũng vốn trễ hơn so với dự định). Với dân số trẻ ở Việt Nam – khoảng 25% (phần lớn dưới 15 tuổi) – thị trường sẽ cổ vũ bất kỳ tiến bộ nào trong việc tăng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết lên trên quy định sở hữu hiện nay (49%), điều mà Thủ tướng Phúc đã đề xuất. Tuy nhiên, những nỗ lực tăng cường hệ thống tài chính đã làm tụt lại tham vọng này. Trong một báo cáo ngày 4.12, Fitch xếp hạng tiến trình xây dựng thị trường tiêu dùng cho thấy, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư công nghiệp do nhà nước chỉ đạo để tăng trưởng. Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam thiên về kích thích hơn là tăng trưởng hữu cơ, một mẫu phát triển có vẻ quen thuộc với các nhà đầu tư Trung Quốc. Do đó, Fitch cảnh báo, vốn ngân hàng ‘vẫn chịu áp lực’ nhờ tín dụng quá mức.
Cuối cùng, đổi mới tại Việt Nam đang trở nên không hoàn hảo. Khi Hà Nội cố gắng học theo Trung Quốc một cách mù quáng. Luật An ninh mạng mới của Hà Nội là một trường hợp điển hình. Daniel Bastard của tổ chức Phóng viên không biên giới, nhóm vận động hành lang tự do truyền thông, đã tuyên bố, ngày 1.1, là thời điểm bắt đầu một ‘mô hình kiểm soát thông tin toàn trị”.
Ngay sau khi luật có hiệu lực, Hà Nội đã chỉ đạo một cuộc chiến chống lại mạng xã hội lớn nhất thế giới. Hà Nội cáo buộc Facebook cho phép đăng tải ‘nội dung vu khống, tình cảm chống chính phủ và bôi nhọ và phỉ báng cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước’.
Facebook đã đáp trả lại cáo buộc này, và tất nhiên, sự tranh cãi này có thể khiến các nhà đầu tư, nhiều người ở Nhật Bản từng tin rằng Việt Nam có định mệnh trở thành một cường quốc đổi mới phải… nghi ngờ.
Làm thế nào Hà Nội nuôi dưỡng giá trị ‘Thung lũng Silicon’ tại Việt Nam khi thực thi những chính sách thắt chặt thông tin và gây cản lực cho những thành tựu phát triển internet của mình?. Một đại gia công nghệ là Google cũng đang từ chối các yêu cầu về việc phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, vì sợ chính phủ có thể truy cập trái phép.
Tất cả đã khiến Việt Nam ‘không phải là thị trường đầu tư cho những người yếu tim’, Control Risks cho biết, đó là ‘mạng lưới bảo trợ chính trị phức tạp, tham nhũng tràn lan, cơ sở hạ tầng ‘kém phát triển’, mức độ minh bạch thấp và các sáng kiến chính sách thất thường.’ Và đây là những thách thức lớn để kinh doanh thành công tại Việt Nam. “
Cách nhanh nhất để cải thiện điều này là cần phải ‘đồng minh’ với các công ty internet toàn cầu. Bởi tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đang tự mâu thuẫn khi ngày càng tăng cường kiểm duyệt, trong khi lại tìm cách thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc như một nhà lãnh đạo công nghệ. Việt Nam liệu có nên phạm sai lầm tương tự như thế?.
Một đất nước đầy tham vọng như Việt Nam có lẽ cẩn thận để tránh làm cho đời sống kinh tế – chính trị trở nên khó khăn hơn. Bởi Hà Nội sẽ rất dễ dàng khiến các nhà đầu tư nản lòng khi họ đặt cược vào một nền kinh tế hiện đại hóa, và điều đó sẽ khiến Hà Nội phải trả giá đắt trong tương lai không xa.
January 16, 2019
Hà Nội sẽ phải trả giá đắt về Luật an ninh mạng?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hà Nội bỏ qua những lời khuyến cáo của các chuyên gia, tập đoàn công nghệ,… để cho ra đời Luật về an ninh mạng, và Hà Nội sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 16/01/2019
Vào đầu năm 2019, trong buổi đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, ông Đinh Tiến Dũng đề ra 5 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp thức năm nhằm thúc đẩy triển khai biện pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng cận biên lên hạng thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, những gì mà báo giới quốc tế nhìn vào chứng khoán Việt Nam là ‘cơ hội’ nhưng ‘đầy thách thức, mà trọng tâm thách thức vẫn là sự can thiệp của nhà nước vẫn tiềm ẩn rủi ro
William Pesek, cây viết của Nikkei trong bài ngày 14.01 cho hay, Việt Nam là điểm đến ưa thích của Nhật Bản, một thị trường kinh doanh số 1 theo kết quả khảo sát tháng 12 của NNA News, với 36%.
Với 7% trong tăng trưởng GDP, một thị trường rộng lớn, Việt Nam được đánh giá như một ‘sự thay thế cho Trung Quốc’. Và nhiều người kỳ vọng, cổ phiếu Tp. Hồ Chí Minh sẽ tăng gần 20% trong năm nay.
Điều gì có thể sai? – William Pesek đặt câu hỏi.
Đầu tiên, thuế quan của Donald Trump với 250 tỷ USD áp vào hàng hóa đại lục đang làm hỏng động cơ xuất khẩu của Bắc Kinh. Mặc dù chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình dự báo tăng trưởng 6,3% trong năm 2019, nhưng hầu như không ai tin rằng nó có thể đạt được điều đó.
Khi doanh nghiệp đến từ Nhật, Mỹ, Hàn tìm kiếm một giải pháp thay thế, thì một chính phủ Cộng sản như Việt Nam, cởi mở với các ngành công nghiệp khói, có tốc độ đô thị hóa nhanh và dân số 97 triệu người có thể trở thành địa điểm thay thế Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa áp thuế 25% đối với nhập khẩu oto và phụ tùng oto sẽ phá chuỗi cung ứng mà Trung Quốc lẫn Hàn Quốc dựa vào, và đây cũng là 2 thị trường lớn của Hà Nội.
Thứ hai, gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi Bộ Tài chính đẩy nhanh cải cách, tập trung vào các chính sách thuế hiệu quả hơn, thủ tục hải quan đơn giản hơn, tăng thu ngân sách và quản trị doanh nghiệp chặt chẽ hơn. Các nhà đầu tư có thể trải qua cảm giác này, bởi 1 năm trước, những người theo dõi thị trường đã dự báo cổ phiếu VN tăng 20% trong sự kỳ vọng rằng, nội các của ông Phúc sẽ hoàn thành phần lớn những gì ông đã chỉ đạo. Tuy nhiên, tốc độ cải cách chậm hơn so với hy vọng đã giúp giải thích tại sao cổ phiếu mất 9,3% trong năm 2018.
Để xác thực sự lạc quan của các nhà đầu tư, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải đẩy nhanh các bước để mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư tài chính và tư nhân hóa hàng trăm doanh nghiệp nhà nước (cũng vốn trễ hơn so với dự định). Với dân số trẻ ở Việt Nam – khoảng 25% (phần lớn dưới 15 tuổi) – thị trường sẽ cổ vũ bất kỳ tiến bộ nào trong việc tăng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết lên trên quy định sở hữu hiện nay (49%), điều mà Thủ tướng Phúc đã đề xuất. Tuy nhiên, những nỗ lực tăng cường hệ thống tài chính đã làm tụt lại tham vọng này. Trong một báo cáo ngày 4.12, Fitch xếp hạng tiến trình xây dựng thị trường tiêu dùng cho thấy, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư công nghiệp do nhà nước chỉ đạo để tăng trưởng. Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam thiên về kích thích hơn là tăng trưởng hữu cơ, một mẫu phát triển có vẻ quen thuộc với các nhà đầu tư Trung Quốc. Do đó, Fitch cảnh báo, vốn ngân hàng ‘vẫn chịu áp lực’ nhờ tín dụng quá mức.
Cuối cùng, đổi mới tại Việt Nam đang trở nên không hoàn hảo. Khi Hà Nội cố gắng học theo Trung Quốc một cách mù quáng. Luật An ninh mạng mới của Hà Nội là một trường hợp điển hình. Daniel Bastard của tổ chức Phóng viên không biên giới, nhóm vận động hành lang tự do truyền thông, đã tuyên bố, ngày 1.1, là thời điểm bắt đầu một ‘mô hình kiểm soát thông tin toàn trị”.
Ngay sau khi luật có hiệu lực, Hà Nội đã chỉ đạo một cuộc chiến chống lại mạng xã hội lớn nhất thế giới. Hà Nội cáo buộc Facebook cho phép đăng tải ‘nội dung vu khống, tình cảm chống chính phủ và bôi nhọ và phỉ báng cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước’.
Facebook đã đáp trả lại cáo buộc này, và tất nhiên, sự tranh cãi này có thể khiến các nhà đầu tư, nhiều người ở Nhật Bản từng tin rằng Việt Nam có định mệnh trở thành một cường quốc đổi mới phải… nghi ngờ.
Làm thế nào Hà Nội nuôi dưỡng giá trị ‘Thung lũng Silicon’ tại Việt Nam khi thực thi những chính sách thắt chặt thông tin và gây cản lực cho những thành tựu phát triển internet của mình?. Một đại gia công nghệ là Google cũng đang từ chối các yêu cầu về việc phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, vì sợ chính phủ có thể truy cập trái phép.
Tất cả đã khiến Việt Nam ‘không phải là thị trường đầu tư cho những người yếu tim’, Control Risks cho biết, đó là ‘mạng lưới bảo trợ chính trị phức tạp, tham nhũng tràn lan, cơ sở hạ tầng ‘kém phát triển’, mức độ minh bạch thấp và các sáng kiến chính sách thất thường.’ Và đây là những thách thức lớn để kinh doanh thành công tại Việt Nam. “
Cách nhanh nhất để cải thiện điều này là cần phải ‘đồng minh’ với các công ty internet toàn cầu. Bởi tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đang tự mâu thuẫn khi ngày càng tăng cường kiểm duyệt, trong khi lại tìm cách thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc như một nhà lãnh đạo công nghệ. Việt Nam liệu có nên phạm sai lầm tương tự như thế?.
Một đất nước đầy tham vọng như Việt Nam có lẽ cẩn thận để tránh làm cho đời sống kinh tế – chính trị trở nên khó khăn hơn. Bởi Hà Nội sẽ rất dễ dàng khiến các nhà đầu tư nản lòng khi họ đặt cược vào một nền kinh tế hiện đại hóa, và điều đó sẽ khiến Hà Nội phải trả giá đắt trong tương lai không xa.