Tiếp theo bài “Thượng tôn pháp luật”(1), đã đưa ra 3 trường hợp “Biệt thự ca sỹ Mỹ Linh”, “Lăng mộ Chủ tịch Trần Đại Quang” và “Vườn rau Lộc Hưng”; bài viết này chỉ nói về “Vườn rau Lộc Hưng”; trước khi đi vào nội dung, xin giới thiệu.
– Người viết bài là tác giả của một đề tài nghiên cứu khoa học và sau khi nghiệm thu chuyển thành dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp tỉnh với tên gọi “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai cấp xã, phường, thị trấn” (từ 2002-2008). Kèm theo đề tài có 2 giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 344/QTG/2002 và 507/2006/QTG (hình 1). Một trong những mục tiêu của đề tài, dự án là hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo Luật đất đai năm 2003.
– Người viết bài không có bất kỳ mối quan hệ với cư dân nào ở “Vườn rau Lộc Hưng” và hoàn toàn không có lợi ích gì ở đó. Mục đích cũng chính là tiêu đề bài viết: mọi người hãy “Thượng tôn pháp luật” như câu [khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý” như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định. … Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật.](2).
Luật đất đai qua các thời kỳ
Từ năm 1945, nước Việt Nam tuyên bố độc lập đến nay đã có 5 lần ban hành mới Luật đất đai (chưa kể những lần sửa đổi, bổ sung) gồm:
1. “Luật cải cách ruộng đất năm 1953” Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua trong khoá họp lần thứ III ngày 04/12/1953. Luật này làm căn cứ pháp lý để thực hiện công cuộc “cải cách ruộng đất long trời lở đất” ở miền Bắc.
Lần đầu tiên và duy nhất: Luật đã xác định chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân
2. “Luật đất đai năm 1987” Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29/12/1987
Lần đầu tiên và cho đến hiện nay, Luật bỏ chế độ sở hữu và xác định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Luật ra đời trong bối cảnh đất nước cần phải đổi mới.
3. “Luật đất đai năm 1993” Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14/07/1993.
a. Lần đầu tiên Luật đã xác định các quyền sử dụng đất “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.” (Điều 3.3 – sửa đổi 1998) làm cơ sở cho việc hình thành giá trị tài nguyên đất đai và thị trường bất động sản.
b. Để bảo đảm quyền sử dụng đất, Luật lần này và các lần sau đều khẳng định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (Điều 2.2)
Ghi chú: “Luật đất đai năm 1993” được sửa đổi, bổ sung thêm các lần:
– Luật số 10/1998/QH10, Sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999
– Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, 1998 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2001
4. “Luật đất đai năm 2003” Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
a. Lần đầu tiên Luật xác định “Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.” (Điều 4.3).
b. Lần đầu tiên Luật xác định tôn giáo là người sử dụng đất hợp pháp: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất” (Điều 9.4).
5. “Luật đất đai năm 2013” Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.
Luật dành các chương riêng “Chương 4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”, “Chương 6. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” xuất phát từ những bất cập của công tác quản lý đất đai trước đó.
Đánh giá về thực hiện Luật đất đai
Mặc dù Luật đất đai vẫn chưa hoàn thiện cho một nhà nước pháp quyền vận hành theo một nền kinh tế thị trường và một xã hội dân chủ đầy đủ như các quốc gia phát triển; nhưng phải thừa nhận là nhờ Luật đất đai từ năm 1993 đến nay được sửa đổi, bổ sung, thay thế liên tục nên đã đẩy nhanh tiến trình cấp GCNQSDĐ để bảo đảm quyền của người sử dụng đất.
Đặc biệt là ngay sau khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP(3) và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 có hiệu lực cùng với sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đã tăng tốc độ cấp, đổi GCNQSDĐ ở nhiều địa phương trên cả nước.
Đối tượng được cấp GCNQSDĐ rất rộng, kể cả những trường hợp không có bất kỳ một giấy tờ nào, nhưng mà sử dụng trên 10 năm không ai tranh chấp cũng được cấp.
(Phần cuối bài viết là trích dẫn các căn cứ pháp lý làm cơ sở lập chương trình hỗ trợ đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ, bạn nào quan tâm thì đọc tiếp sau phần Ghi chú)
Nhìn về “Vườn rau Lộc Hưng”
Tình trạng đất đai như “Vườn rau Lộc Hưng” không phải là hiếm ở miền Nam. Giai đoạn đất nước chiến tranh, người dân phải ly hương tìm đến một nơi an toàn hơn để sinh sống. Ngoài đất công của chính quyền đương thời cấp cho thì các cơ sở tôn giáo là nơi được nhiều gia đình chọn lựa. Lúc đầu họ trồng rau, chăn nuôi, làm nhà tạm; sau đó để chống chọi mưa bão họ làm nhà cấp 4, có điều kiện làm nhà kiên cố.
Sau ngày 30/04/1975, có người về lại quê, có người ở lại sinh sống tiếp tục nộp thuế cho chính quyền mới. Cho đến khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực.
1. Được cấp GCNQSDĐ
Đa số được cấp GCNQSDĐ, dựa trên các yếu tố như: có tên trong sổ đăng ký nộp thuế, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính (sổ mục kê); chứng minh sử dụng trên 10 năm không có tranh chấp với xác nhận của một số người ở lâu năm trong cộng đồng dân cư.
Mục đích sử dụng đất nếu chưa có quy hoạch thì cấp theo hiện trạng sử dụng đất.
2. Không được cấp GCNQSDĐ
Cũng có một số ít không được cấp GCNQSDĐ, loại trừ yếu tố gây khó khăn để tham nhũng thì tập trung vào 2 loại chính:
a. Đất đã được quy hoạch cho công trình hoặc dự án đầu tư nào đó.
b. Đất này cơ sở tôn giáo đang đòi lại, có khả năng nhà nước phải giao trả.
3. So sánh với “Vườn rau Lộc Hưng”
Nếu theo văn bản số S.P.55.011 ngày 17/02/1955 của Đài Phát tuyến Chí Hòa xác nhận “hội truyền giáo công giáo là chủ sở hữu đất” (hình 2); thì để không cấp GCNQSDĐ rơi vào các trường hợp 2a, 2b của phần này.
a. Trường hợp 2a. “Đất đã được quy hoạch cho công trình, dự án …”
Kể từ Luật đất đai năm 2013, và các Luật số 10/1998/QH10, Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung Luật đất đai năm 1993 yêu cầu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phê duyệt. Hồ sơ này lưu ít nhất 3 nơi: Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và Cơ quan quản lý đất đai cấp trên. Hoặc kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm, trên đó có phản ảnh sự biến động đất đai cho các công trình, dự án cụ thể.
Nhà nước chỉ cần trưng ra các tài liệu này để chứng minh đất “Vườn rau Lộc Hưng” không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
b. Trường hợp 2b. “Cơ sở tôn giáo đang đòi lại đất
Thực tế cũng có cơ sở tôn giáo “đòi lại đất”, có trường hợp chính quyền cũng giao trả lại. Dựa trên cơ sở của Luật đất đai 2003:
– Nhà nước thừa nhận “Cơ sở tôn giáo” là “Người sử dụng đất” được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất” (Điều 9.4).
– “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai …” (Điều 10.2).
Điều này được hiểu là: Đất ĐÃ được giao cho người khác sử dụng thì Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại, nhưng nếu đất đất CHƯA được giao cho người khác sử dụng thì (có thể) Nhà nước thừa nhận việc đòi lại.
Trong trường hợp này nhà Nhà nước và/hoặc cơ sở tôn giáo chỉ cần trưng ra văn bản “đòi” lại đất để chứng minh đất “Vườn rau Lộc Hưng” không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
c. Ngoài các trường hợp 3a, 3b phần này thì “Vườn rau Lộc Hưng” được cấp GCNQSDĐ theo Nghị định 181 như phân tích ở phần III.1 này.
4. Nói thêm về QĐ 111
Trên Facabook của Manh Dang(4) có nói về Quyết định 111/CP(5) để cho rằng “Vườn rau Lộc Hưng” là “đất công”.
Ngoài quan điểm của Manh Dang, tôi xin bổ sung thêm: ngay chính Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai; cũng không thừa nhận QĐ 111 là căn cứ pháp lý để xác nhận quyền sở hữu / sử dụng đất và tài sản trên đất.
Cụ thể tại “Điều 4. Những bảo đảm cho người sử dụng đất”, Khoản 2 “Việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau đây:” (tóm tắt tất cả văn bản)
a) Luật cải cách ruộng đất năm 1953;
b) Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962;
c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01/05/1969;
d) Nghị quyết số 125-CP ngày 28/06/1971;
đ) Nghị định số 47-CP ngày 15/03/1972;
e) Nghị quyết số 28-CP ngày 16/12/1973;
g) Quyết định số 129-CP ngày 25/05/1974;
h) Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05/03/1975;
i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20/08/1976;
k) Quyết định số 188/CP ngày 25/09/1976;
l) Quyết định số 318/CP ngày 14/12/1978;
m) Quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980;
n) Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23/03/1989;
o) Quyết định số 13-HĐBT ngày 01/02/1989.
Để công nhận quyền sử dụng đất, Nghị định 181 vứt QĐ 111 ra giỏ rác (tại sao vứt thì bạn đọc vui lòng xem link nội dung văn bản ở phần ghi chú), nhưng UBND Quận Tân Bình đã nhắc đến QĐ 111 như muốn gọi hồn con quỹ dữ lên để trấn áp người dân.
Kết thúc
Lẽ ra tôi sẽ viết tiếp những vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho những dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Nhưng bài viết này đã quá dài, xin tạm dừng ở đây.
Bắt đầu cho quản lý đất đai là “Luật cải cách ruộng đất năm 1953”, kết quả là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải khóc nhận nhận khuyết điểm (12/1956). Tuy nhiên nước mắt của “Người” không thay đổi được lịch sử, cũng không rửa hết những oan sai đã để lại cho hậu thế.
Không biết có phải từ nước mắt nhận lỗi của “Người” đã hình thành nên tư tưởng: “Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” (6).
Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên “Người” đã có một Thủ Thiêm rồi ?!!!
Ghi chú:
(1) Nội dung bài viết “THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT” đăng tải trên một số trang mạng:
(3) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai. Nghị định số 17 /2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2016, Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
(phần dưới đây chỉ đưa ra các nội dung chính có khả năng liên quan đến “Vườn ra Lộc Hưng”)
A. Luật Đất đai năm 2003
Điều 4. Giải thích từ ngữ
3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất
1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
B. Nghị định 181/2004/NĐ-CP
Điều 30. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
1. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau:
d) Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở.
đ) Đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất.
3. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 48. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất không có giấy tờ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đất không có tranh chấp;
b) Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận;
c) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình, cá nhân đó được tiếp tục sử dụng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
January 16, 2019
Thượng tôn pháp luật: vườn rau Lộc Hưng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đỗ Thành Nhân, Việt Nam Thời báo, ngày 16/01/2019
Tiếp theo bài “Thượng tôn pháp luật”(1), đã đưa ra 3 trường hợp “Biệt thự ca sỹ Mỹ Linh”, “Lăng mộ Chủ tịch Trần Đại Quang” và “Vườn rau Lộc Hưng”; bài viết này chỉ nói về “Vườn rau Lộc Hưng”; trước khi đi vào nội dung, xin giới thiệu.
– Người viết bài là tác giả của một đề tài nghiên cứu khoa học và sau khi nghiệm thu chuyển thành dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp tỉnh với tên gọi “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai cấp xã, phường, thị trấn” (từ 2002-2008). Kèm theo đề tài có 2 giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 344/QTG/2002 và 507/2006/QTG (hình 1). Một trong những mục tiêu của đề tài, dự án là hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo Luật đất đai năm 2003.
– Người viết bài không có bất kỳ mối quan hệ với cư dân nào ở “Vườn rau Lộc Hưng” và hoàn toàn không có lợi ích gì ở đó. Mục đích cũng chính là tiêu đề bài viết: mọi người hãy “Thượng tôn pháp luật” như câu [khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý” như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định. … Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật.](2).
Luật đất đai qua các thời kỳ
Từ năm 1945, nước Việt Nam tuyên bố độc lập đến nay đã có 5 lần ban hành mới Luật đất đai (chưa kể những lần sửa đổi, bổ sung) gồm:
1. “Luật cải cách ruộng đất năm 1953” Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua trong khoá họp lần thứ III ngày 04/12/1953. Luật này làm căn cứ pháp lý để thực hiện công cuộc “cải cách ruộng đất long trời lở đất” ở miền Bắc.
Lần đầu tiên và duy nhất: Luật đã xác định chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân
2. “Luật đất đai năm 1987” Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29/12/1987
Lần đầu tiên và cho đến hiện nay, Luật bỏ chế độ sở hữu và xác định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Luật ra đời trong bối cảnh đất nước cần phải đổi mới.
3. “Luật đất đai năm 1993” Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14/07/1993.
a. Lần đầu tiên Luật đã xác định các quyền sử dụng đất “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.” (Điều 3.3 – sửa đổi 1998) làm cơ sở cho việc hình thành giá trị tài nguyên đất đai và thị trường bất động sản.
b. Để bảo đảm quyền sử dụng đất, Luật lần này và các lần sau đều khẳng định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (Điều 2.2)
Ghi chú: “Luật đất đai năm 1993” được sửa đổi, bổ sung thêm các lần:
– Luật số 10/1998/QH10, Sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999
– Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, 1998 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2001
4. “Luật đất đai năm 2003” Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
a. Lần đầu tiên Luật xác định “Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.” (Điều 4.3).
b. Lần đầu tiên Luật xác định tôn giáo là người sử dụng đất hợp pháp: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất” (Điều 9.4).
5. “Luật đất đai năm 2013” Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.
Luật dành các chương riêng “Chương 4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”, “Chương 6. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” xuất phát từ những bất cập của công tác quản lý đất đai trước đó.
Đánh giá về thực hiện Luật đất đai
Mặc dù Luật đất đai vẫn chưa hoàn thiện cho một nhà nước pháp quyền vận hành theo một nền kinh tế thị trường và một xã hội dân chủ đầy đủ như các quốc gia phát triển; nhưng phải thừa nhận là nhờ Luật đất đai từ năm 1993 đến nay được sửa đổi, bổ sung, thay thế liên tục nên đã đẩy nhanh tiến trình cấp GCNQSDĐ để bảo đảm quyền của người sử dụng đất.
Đặc biệt là ngay sau khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP(3) và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 có hiệu lực cùng với sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đã tăng tốc độ cấp, đổi GCNQSDĐ ở nhiều địa phương trên cả nước.
Đối tượng được cấp GCNQSDĐ rất rộng, kể cả những trường hợp không có bất kỳ một giấy tờ nào, nhưng mà sử dụng trên 10 năm không ai tranh chấp cũng được cấp.
(Phần cuối bài viết là trích dẫn các căn cứ pháp lý làm cơ sở lập chương trình hỗ trợ đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ, bạn nào quan tâm thì đọc tiếp sau phần Ghi chú)
Nhìn về “Vườn rau Lộc Hưng”
Tình trạng đất đai như “Vườn rau Lộc Hưng” không phải là hiếm ở miền Nam. Giai đoạn đất nước chiến tranh, người dân phải ly hương tìm đến một nơi an toàn hơn để sinh sống. Ngoài đất công của chính quyền đương thời cấp cho thì các cơ sở tôn giáo là nơi được nhiều gia đình chọn lựa. Lúc đầu họ trồng rau, chăn nuôi, làm nhà tạm; sau đó để chống chọi mưa bão họ làm nhà cấp 4, có điều kiện làm nhà kiên cố.
Sau ngày 30/04/1975, có người về lại quê, có người ở lại sinh sống tiếp tục nộp thuế cho chính quyền mới. Cho đến khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực.
1. Được cấp GCNQSDĐ
Đa số được cấp GCNQSDĐ, dựa trên các yếu tố như: có tên trong sổ đăng ký nộp thuế, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính (sổ mục kê); chứng minh sử dụng trên 10 năm không có tranh chấp với xác nhận của một số người ở lâu năm trong cộng đồng dân cư.
Mục đích sử dụng đất nếu chưa có quy hoạch thì cấp theo hiện trạng sử dụng đất.
2. Không được cấp GCNQSDĐ
Cũng có một số ít không được cấp GCNQSDĐ, loại trừ yếu tố gây khó khăn để tham nhũng thì tập trung vào 2 loại chính:
a. Đất đã được quy hoạch cho công trình hoặc dự án đầu tư nào đó.
b. Đất này cơ sở tôn giáo đang đòi lại, có khả năng nhà nước phải giao trả.
3. So sánh với “Vườn rau Lộc Hưng”
Nếu theo văn bản số S.P.55.011 ngày 17/02/1955 của Đài Phát tuyến Chí Hòa xác nhận “hội truyền giáo công giáo là chủ sở hữu đất” (hình 2); thì để không cấp GCNQSDĐ rơi vào các trường hợp 2a, 2b của phần này.
a. Trường hợp 2a. “Đất đã được quy hoạch cho công trình, dự án …”
Kể từ Luật đất đai năm 2013, và các Luật số 10/1998/QH10, Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung Luật đất đai năm 1993 yêu cầu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phê duyệt. Hồ sơ này lưu ít nhất 3 nơi: Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và Cơ quan quản lý đất đai cấp trên. Hoặc kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm, trên đó có phản ảnh sự biến động đất đai cho các công trình, dự án cụ thể.
Nhà nước chỉ cần trưng ra các tài liệu này để chứng minh đất “Vườn rau Lộc Hưng” không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
b. Trường hợp 2b. “Cơ sở tôn giáo đang đòi lại đất
Thực tế cũng có cơ sở tôn giáo “đòi lại đất”, có trường hợp chính quyền cũng giao trả lại. Dựa trên cơ sở của Luật đất đai 2003:
– Nhà nước thừa nhận “Cơ sở tôn giáo” là “Người sử dụng đất” được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất” (Điều 9.4).
– “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai …” (Điều 10.2).
Điều này được hiểu là: Đất ĐÃ được giao cho người khác sử dụng thì Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại, nhưng nếu đất đất CHƯA được giao cho người khác sử dụng thì (có thể) Nhà nước thừa nhận việc đòi lại.
Trong trường hợp này nhà Nhà nước và/hoặc cơ sở tôn giáo chỉ cần trưng ra văn bản “đòi” lại đất để chứng minh đất “Vườn rau Lộc Hưng” không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
c. Ngoài các trường hợp 3a, 3b phần này thì “Vườn rau Lộc Hưng” được cấp GCNQSDĐ theo Nghị định 181 như phân tích ở phần III.1 này.
4. Nói thêm về QĐ 111
Trên Facabook của Manh Dang(4) có nói về Quyết định 111/CP(5) để cho rằng “Vườn rau Lộc Hưng” là “đất công”.
Ngoài quan điểm của Manh Dang, tôi xin bổ sung thêm: ngay chính Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai; cũng không thừa nhận QĐ 111 là căn cứ pháp lý để xác nhận quyền sở hữu / sử dụng đất và tài sản trên đất.
Cụ thể tại “Điều 4. Những bảo đảm cho người sử dụng đất”, Khoản 2 “Việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau đây:” (tóm tắt tất cả văn bản)
a) Luật cải cách ruộng đất năm 1953;
b) Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962;
c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01/05/1969;
d) Nghị quyết số 125-CP ngày 28/06/1971;
đ) Nghị định số 47-CP ngày 15/03/1972;
e) Nghị quyết số 28-CP ngày 16/12/1973;
g) Quyết định số 129-CP ngày 25/05/1974;
h) Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05/03/1975;
i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20/08/1976;
k) Quyết định số 188/CP ngày 25/09/1976;
l) Quyết định số 318/CP ngày 14/12/1978;
m) Quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980;
n) Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23/03/1989;
o) Quyết định số 13-HĐBT ngày 01/02/1989.
Để công nhận quyền sử dụng đất, Nghị định 181 vứt QĐ 111 ra giỏ rác (tại sao vứt thì bạn đọc vui lòng xem link nội dung văn bản ở phần ghi chú), nhưng UBND Quận Tân Bình đã nhắc đến QĐ 111 như muốn gọi hồn con quỹ dữ lên để trấn áp người dân.
Kết thúc
Lẽ ra tôi sẽ viết tiếp những vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho những dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Nhưng bài viết này đã quá dài, xin tạm dừng ở đây.
Bắt đầu cho quản lý đất đai là “Luật cải cách ruộng đất năm 1953”, kết quả là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải khóc nhận nhận khuyết điểm (12/1956). Tuy nhiên nước mắt của “Người” không thay đổi được lịch sử, cũng không rửa hết những oan sai đã để lại cho hậu thế.
Không biết có phải từ nước mắt nhận lỗi của “Người” đã hình thành nên tư tưởng: “Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” (6).
Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên “Người” đã có một Thủ Thiêm rồi ?!!!
Ghi chú:
(1) Nội dung bài viết “THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT” đăng tải trên một số trang mạng:
(2) Nội dung trong cặp dấu [] trích từ bài viết: Ngày Pháp luật và khẩu hiệu hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Copy ở đây http://baophapluat.vn/tu-phap/ngay-phap-luat-va-khau-hieu-hanh-dong-song-va-lam-viec-theo-hien-phap-va-phap-luat-169017.html
(3) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai. Nghị định số 17 /2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2016, Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
(4) https://www.facebook.com/manhdang001/posts/2499167063433143
(5) Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, Về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía nam: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-111-CP-chinh-sach-quan-ly-cai-tao-XHCN-doi-voi-nha-dat-cho-thue-do-thi-tinh-phia-Nam-40396.aspx
(6) Vụ việc Đồng Tâm: ‘Nếu sai, chúng ta nhận lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm’ https://baomoi.com/vu-viec-dong-tam-neu-sai-chung-ta-nhan-loi-dan-sai-dan-chiu-trach-nhiem/c/22184338.epi
PS. Các văn bản pháp lý liên quan tới bài viết, lưu ở đây: https://drive.google.com/open?id=1czfEkYLVcKB9kqETAEEmJXpuW6NEaFI7
(phần dưới đây chỉ đưa ra các nội dung chính có khả năng liên quan đến “Vườn ra Lộc Hưng”)
A. Luật Đất đai năm 2003
Điều 4. Giải thích từ ngữ
3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất
1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
B. Nghị định 181/2004/NĐ-CP
Điều 30. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
1. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau:
d) Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở.
đ) Đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất.
3. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 48. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất không có giấy tờ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đất không có tranh chấp;
b) Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận;
c) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình, cá nhân đó được tiếp tục sử dụng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.