Ngày 14-1-2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam, sau khi có hiệu lực tại 6 quốc gia lưu vực Thái Bình Dương – Úc, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand và Singapore vào ngày 30-12-2018. Tuy nhiên vẫn chưa có một động thái nào từ Quốc hội Việt Nam về việc tái khởi động dự luật về quyền tự do lập hội.
Nguyễn Hồng Phúc, Việt Nam Thời báo, ngày 17/01/2019
Chúng ta đang không thừa nhận sự tồn tại của đời sống tự nhiên và bình thường?
Bàn luận về vấn đề này trong bối cảnh thực thi CPTPP, luật sư Nguyễn Tiến Lập nói rằng hội, về bản chất là sự liên kết giữa của một cá nhân với người khác để cùng nhau, hay phối hợp thực hiện các quyền dân sự của mình đã được pháp luật thừa nhận, với mục tiêu căn bản là hỗ trợ lẫn nhau hoặc hỗ trợ người khác, đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày mà không cần đến sự bao cấp, hay can thiệp của Nhà nước.
“Nói một cách khác, về cơ bản, hội chia sẻ trách nhiệm của chính Nhà nước trong nghĩa vụ bảo đảm xã hội cho người dân. Khái niệm hội theo nghĩa rộng bao hàm cả hội có mục đích kinh tế, ví dụ các hội doanh nghiệp và các hội phi kinh tế và tổ chức phi lợi nhuận, ví dụ quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, bởi đơn giản hai phạm trù này luôn luôn là các mảng khác nhau của đời sống xã hội. Vậy, nếu không ủng hộ việc lập hội, phải chăng chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của đời sống tự nhiên và bình thường?”. Luật sư Nguyễn Tiến Lập đặt câu hỏi.
|
Luật về Hội nhiều lần bị trì hoãn |
Nhà báo Cao Minh Tâm kể rằng nên chấm dứt việc Nhà nước hóa, Đảng hóa những tổ chức nghề nghiệp như Hội Nhà báo: “Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam là một ủy viên trung ương Đảng. Đương nhiên là ông sẽ ưu tiên, ưu ái bảo vệ quyền lợi của những nhà báo, phóng viên là đảng viên. Những nhà báo ngoài đảng, nhà báo tự do không thuộc biên chế của tờ báo nào thì ai sẽ là người bảo vệ họ với tư cách là đại diện của một hội, đoàn dân sự?”.
Nhà báo này nói thêm là cần xem lại việc cấp thẻ nhà báo hiện nay cũng độc quyền từ Bộ Thông tin, Truyền thông, thay vì các giấy tờ xác nhận tư cách nhà báo đó phải được công nhận từ chính tòa soạn nơi họ đang làm việc, và chính uy tín của tờ báo sẽ ‘cầu chứng’ cho tấm thẻ mà phóng viên đó được cấp.
CPTPP đưa ra yêu cầu Việt Nam phải thực thi quyền tự do lập hội của người lao động, trong đó có quyền tự do công đoàn theo quy định tại Công ước số 87 (năm 1948) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, International Labour Organization). “Tôi nghĩ thay vì cứ loay hoay trong phạm vi hẹp của những điều chỉnh về Luật Công đoàn, cần mạnh dạn ban hành hẳn về quyền tự do lập hội; trong đó điều chỉnh luôn hành vi gọi là công đoàn độc lập”. Luật sư Trần Thành kiến nghị.
Quyền lập những hội nghề nghiệp của người làm báo
Bàn luận trong lãnh vực hội nghề nghiệp cho những người làm báo, theo luật sư Trần Thành thì những người làm việc, cộng tác trong một cơ quan báo chí cũng là người lao động. Để đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của người lao động trong nghề báo, CPTPP đã quy định các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp, ở đây là các cơ quan chủ quản Nhà nước thông qua việc bổ nhiệm tổng biên tập, và phân biệt đối xử như dạng nhà báo đảng viên – không đảng viên, nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động trong nghề báo.
Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền lập hội của công dân. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) mà Việt Nam gia nhập vào ngày 24-9-1982, ở Điều 22 Công ước ghi: “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình” (khoản 1). Quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 22 này bao gồm: Quyền thành lập ra các hội mới; quyền gia nhập các hội đã có sẵn và quyền hoạt động, điều hành các hội, kể cả việc tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí.
“Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng lúc này đã có thể bắt đầu xúc tiến soạn thảo những văn bản yêu cầu Chủ tịch Nước, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện các nội dung cam kết mà ông đã trình bày trước Quốc hội trong phiên thủ tục trình Quốc hội phê chuẩn ký kết CPTPP. Quyền tự do lập hội nằm trong yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện.
Trên nền tảng nguyên tắc pháp lý như nêu ở trên, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hãy đi những bước đầu tiên trong xác lập là một tổ chức xã hội dân sự được Nhà nước Việt Nam công nhận theo tiến trình của CPTPP”. Luật sư Trần Thành cùng nhà báo Cao Minh Tâm đề xuất.
Minh bạch là nguyên lý tạo an toàn
Luật sư Nguyễn Tiến Lập lưu ý một tình tiết mà Nhà nước Việt Nam hay lo sợ về ‘thế lực thù địch’ lợi dụng việc tự do thành lập hội, đoàn, thì hướng giải quyết nằm ở sự minh bạch.
“Ở một số nước, người ta coi việc lập hội là quyền tự do cơ bản, tương tự quyền tự do kinh doanh nên không dùng kiểm soát nhà nước để hạn chế. Tuy nhiên, nếu hội hay bất cứ tổ chức nào không tồn tại bằng nguồn tài chính của thành viên, mà từ tài trợ của người khác thì bắt buộc phải tuân thủ luật về tổ chức phi lợi nhuận một cách rất nghiêm ngặt, nhằm chống lại mọi sự lạm dụng.
Chẳng hạn, đó là nghĩa vụ phải báo cáo công khai và kiểm toán bắt buộc, hay trách nhiệm phải chuyển giao tài sản của pháp nhân cho một hội, hay tổ chức phi lợi nhuận khác có cùng mục tiêu, khi chấm dứt hoạt động. Nói cách giản đơn, anh có quyền tự do làm những gì anh muốn, nhưng không được xâm phạm quyền tự do của người khác, bao gồm cả sự lạm dụng lòng tốt của họ khi giúp đỡ, tài trợ cho anh. Chỉ cần áp dụng một nguyên lý đơn giản như vậy cho mục đích bảo đảm sự an toàn và an ninh xã hội”. Luật sư Nguyễn Tiến Lập biện giải.
January 17, 2019
Quyền tự do lập hội chờ đợi đến bao giờ?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngày 14-1-2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam, sau khi có hiệu lực tại 6 quốc gia lưu vực Thái Bình Dương – Úc, Canada, Nhật, Mexico, New Zealand và Singapore vào ngày 30-12-2018. Tuy nhiên vẫn chưa có một động thái nào từ Quốc hội Việt Nam về việc tái khởi động dự luật về quyền tự do lập hội.
Nguyễn Hồng Phúc, Việt Nam Thời báo, ngày 17/01/2019
Chúng ta đang không thừa nhận sự tồn tại của đời sống tự nhiên và bình thường?
Bàn luận về vấn đề này trong bối cảnh thực thi CPTPP, luật sư Nguyễn Tiến Lập nói rằng hội, về bản chất là sự liên kết giữa của một cá nhân với người khác để cùng nhau, hay phối hợp thực hiện các quyền dân sự của mình đã được pháp luật thừa nhận, với mục tiêu căn bản là hỗ trợ lẫn nhau hoặc hỗ trợ người khác, đặc biệt là các nhóm yếu thế, trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày mà không cần đến sự bao cấp, hay can thiệp của Nhà nước.
“Nói một cách khác, về cơ bản, hội chia sẻ trách nhiệm của chính Nhà nước trong nghĩa vụ bảo đảm xã hội cho người dân. Khái niệm hội theo nghĩa rộng bao hàm cả hội có mục đích kinh tế, ví dụ các hội doanh nghiệp và các hội phi kinh tế và tổ chức phi lợi nhuận, ví dụ quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, bởi đơn giản hai phạm trù này luôn luôn là các mảng khác nhau của đời sống xã hội. Vậy, nếu không ủng hộ việc lập hội, phải chăng chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của đời sống tự nhiên và bình thường?”. Luật sư Nguyễn Tiến Lập đặt câu hỏi.
Nhà báo Cao Minh Tâm kể rằng nên chấm dứt việc Nhà nước hóa, Đảng hóa những tổ chức nghề nghiệp như Hội Nhà báo: “Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam là một ủy viên trung ương Đảng. Đương nhiên là ông sẽ ưu tiên, ưu ái bảo vệ quyền lợi của những nhà báo, phóng viên là đảng viên. Những nhà báo ngoài đảng, nhà báo tự do không thuộc biên chế của tờ báo nào thì ai sẽ là người bảo vệ họ với tư cách là đại diện của một hội, đoàn dân sự?”.
Nhà báo này nói thêm là cần xem lại việc cấp thẻ nhà báo hiện nay cũng độc quyền từ Bộ Thông tin, Truyền thông, thay vì các giấy tờ xác nhận tư cách nhà báo đó phải được công nhận từ chính tòa soạn nơi họ đang làm việc, và chính uy tín của tờ báo sẽ ‘cầu chứng’ cho tấm thẻ mà phóng viên đó được cấp.
CPTPP đưa ra yêu cầu Việt Nam phải thực thi quyền tự do lập hội của người lao động, trong đó có quyền tự do công đoàn theo quy định tại Công ước số 87 (năm 1948) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, International Labour Organization). “Tôi nghĩ thay vì cứ loay hoay trong phạm vi hẹp của những điều chỉnh về Luật Công đoàn, cần mạnh dạn ban hành hẳn về quyền tự do lập hội; trong đó điều chỉnh luôn hành vi gọi là công đoàn độc lập”. Luật sư Trần Thành kiến nghị.
Quyền lập những hội nghề nghiệp của người làm báo
Bàn luận trong lãnh vực hội nghề nghiệp cho những người làm báo, theo luật sư Trần Thành thì những người làm việc, cộng tác trong một cơ quan báo chí cũng là người lao động. Để đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của người lao động trong nghề báo, CPTPP đã quy định các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp, ở đây là các cơ quan chủ quản Nhà nước thông qua việc bổ nhiệm tổng biên tập, và phân biệt đối xử như dạng nhà báo đảng viên – không đảng viên, nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động trong nghề báo.
Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền lập hội của công dân. Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) mà Việt Nam gia nhập vào ngày 24-9-1982, ở Điều 22 Công ước ghi: “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình” (khoản 1). Quyền tự do lập hội được quy định tại Điều 22 này bao gồm: Quyền thành lập ra các hội mới; quyền gia nhập các hội đã có sẵn và quyền hoạt động, điều hành các hội, kể cả việc tìm kiếm, huy động các nguồn kinh phí.
“Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng lúc này đã có thể bắt đầu xúc tiến soạn thảo những văn bản yêu cầu Chủ tịch Nước, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện các nội dung cam kết mà ông đã trình bày trước Quốc hội trong phiên thủ tục trình Quốc hội phê chuẩn ký kết CPTPP. Quyền tự do lập hội nằm trong yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện.
Trên nền tảng nguyên tắc pháp lý như nêu ở trên, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hãy đi những bước đầu tiên trong xác lập là một tổ chức xã hội dân sự được Nhà nước Việt Nam công nhận theo tiến trình của CPTPP”. Luật sư Trần Thành cùng nhà báo Cao Minh Tâm đề xuất.
Minh bạch là nguyên lý tạo an toàn
Luật sư Nguyễn Tiến Lập lưu ý một tình tiết mà Nhà nước Việt Nam hay lo sợ về ‘thế lực thù địch’ lợi dụng việc tự do thành lập hội, đoàn, thì hướng giải quyết nằm ở sự minh bạch.
“Ở một số nước, người ta coi việc lập hội là quyền tự do cơ bản, tương tự quyền tự do kinh doanh nên không dùng kiểm soát nhà nước để hạn chế. Tuy nhiên, nếu hội hay bất cứ tổ chức nào không tồn tại bằng nguồn tài chính của thành viên, mà từ tài trợ của người khác thì bắt buộc phải tuân thủ luật về tổ chức phi lợi nhuận một cách rất nghiêm ngặt, nhằm chống lại mọi sự lạm dụng.
Chẳng hạn, đó là nghĩa vụ phải báo cáo công khai và kiểm toán bắt buộc, hay trách nhiệm phải chuyển giao tài sản của pháp nhân cho một hội, hay tổ chức phi lợi nhuận khác có cùng mục tiêu, khi chấm dứt hoạt động. Nói cách giản đơn, anh có quyền tự do làm những gì anh muốn, nhưng không được xâm phạm quyền tự do của người khác, bao gồm cả sự lạm dụng lòng tốt của họ khi giúp đỡ, tài trợ cho anh. Chỉ cần áp dụng một nguyên lý đơn giản như vậy cho mục đích bảo đảm sự an toàn và an ninh xã hội”. Luật sư Nguyễn Tiến Lập biện giải.