Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Antonio Tajani, tháng 10/2018. Ảnh: EEAS. 766SHARESShareTweet
Nguyễn Thanh Mai, Luật Khoa tạp chí, ngày 09/02/2019
Tác giả Nguyễn Thanh Mai hiện đang định cư tại Praha, Cộng hoà Séc. Bà là thành viên của Văn Lang, một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu. Bài gốc tiếng Tiệp được đăng tại đây.
Mọi diễn biến chính trị cho đến nay đều cho thấy Liên minh Châu Âu (EU) gần như không thể thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) trong năm 2019. Một nguyên nhân quan trọng trong đó là những vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Các vòng đàm phán hiệp định bắt đầu năm 2012 và kết thúc tháng 12/2015. Theo dự đoán tại thời điểm đó, hiệp định sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2018.
Để thông báo cho công luận tại Cộng hoà Séc về hiệp định này, vào tháng 6/2016, trang mạng Bộ Công thương Séc đã đăng tải một bài viết dài dưới tựa đề “Hiệp định tự do mậu dịch giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại những gì?”, trong đó có viết:
“Hiệp định sẽ dẫn đến tự do hóa thương mại cả hàng hóa và dịch vụ. Phần lớn các loại thuế sẽ được dỡ bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sẽ được dỡ bỏ dần trong khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài từ bảy đến 10 năm… Thuế thuốc và các dược phẩm vốn là các mặt hàng được ưa chuộng của nền xuất khẩu Séc cũng được dỡ bỏ một nửa và phần còn lại sẽ dỡ bỏ tiếp sau bảy năm.
Hiệp định cũng bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ, việc bảo vệ và thực thi các quyền này đã được quy định chi tiết hơn.
Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, Việt Nam đã nới lỏng các điều kiện để doanh nhân nước ngoài có thể tham gia vào các lĩnh vực như kiến trúc, máy tính, tài chính, bảo hiểm, bưu điện, bất động sản và dịch vụ dọn dẹp.
Các nhà đầu tư của châu Âu sẽ được tiếp cận thị trường Việt Nam một cách đơn giản hơn, bởi hiệp định tạo điều kiện cho họ kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, công nghiệp cao su và phân bón. Việt Nam cũng cam kết bảo vệ các tiêu chuẩn mới, bao gồm hủy bỏ việc phân biệt đối xử đối với nguồn đầu tư từ EU, và có cách tiếp cận mới đối với cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và chính quyền.
Một khi hiệp định có hiệu lực, các chủ thể tại EU có thể tham gia đấu thầu các gói thầu của nhà nước ở cả cấp trung ương cũng địa phương. Trong số các cơ quan phát thầu, ngoài các cơ quan cấp bộ, còn có 34 bệnh viện, hai cơ quan năng lượng của nhà nước và bốn viện nghiên cứu khoa học. Tiềm năng mở ra đối với các doanh nghiệp châu Âu là rất lớn, bởi Việt Nam là nước có phần trăm đầu tư của nhà nước trên mức GDP khá cao so với thế giới“.
February 10, 2019
Hiệp định thương mại: EU kiên định lập trường nhân quyền, Việt Nam làm gì?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
i
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Antonio Tajani, tháng 10/2018. Ảnh: EEAS. 766SHARESShareTweet
Nguyễn Thanh Mai, Luật Khoa tạp chí, ngày 09/02/2019
Tác giả Nguyễn Thanh Mai hiện đang định cư tại Praha, Cộng hoà Séc. Bà là thành viên của Văn Lang, một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu. Bài gốc tiếng Tiệp được đăng tại đây.
Mọi diễn biến chính trị cho đến nay đều cho thấy Liên minh Châu Âu (EU) gần như không thể thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) trong năm 2019. Một nguyên nhân quan trọng trong đó là những vi phạm nhân quyền của Việt Nam.
Các vòng đàm phán hiệp định bắt đầu năm 2012 và kết thúc tháng 12/2015. Theo dự đoán tại thời điểm đó, hiệp định sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2018.
Để thông báo cho công luận tại Cộng hoà Séc về hiệp định này, vào tháng 6/2016, trang mạng Bộ Công thương Séc đã đăng tải một bài viết dài dưới tựa đề “Hiệp định tự do mậu dịch giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại những gì?”, trong đó có viết:
“Hiệp định sẽ dẫn đến tự do hóa thương mại cả hàng hóa và dịch vụ. Phần lớn các loại thuế sẽ được dỡ bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sẽ được dỡ bỏ dần trong khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài từ bảy đến 10 năm… Thuế thuốc và các dược phẩm vốn là các mặt hàng được ưa chuộng của nền xuất khẩu Séc cũng được dỡ bỏ một nửa và phần còn lại sẽ dỡ bỏ tiếp sau bảy năm.
Hiệp định cũng bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ, việc bảo vệ và thực thi các quyền này đã được quy định chi tiết hơn.
Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, Việt Nam đã nới lỏng các điều kiện để doanh nhân nước ngoài có thể tham gia vào các lĩnh vực như kiến trúc, máy tính, tài chính, bảo hiểm, bưu điện, bất động sản và dịch vụ dọn dẹp.
Các nhà đầu tư của châu Âu sẽ được tiếp cận thị trường Việt Nam một cách đơn giản hơn, bởi hiệp định tạo điều kiện cho họ kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, công nghiệp cao su và phân bón. Việt Nam cũng cam kết bảo vệ các tiêu chuẩn mới, bao gồm hủy bỏ việc phân biệt đối xử đối với nguồn đầu tư từ EU, và có cách tiếp cận mới đối với cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và chính quyền.
Một khi hiệp định có hiệu lực, các chủ thể tại EU có thể tham gia đấu thầu các gói thầu của nhà nước ở cả cấp trung ương cũng địa phương. Trong số các cơ quan phát thầu, ngoài các cơ quan cấp bộ, còn có 34 bệnh viện, hai cơ quan năng lượng của nhà nước và bốn viện nghiên cứu khoa học. Tiềm năng mở ra đối với các doanh nghiệp châu Âu là rất lớn, bởi Việt Nam là nước có phần trăm đầu tư của nhà nước trên mức GDP khá cao so với thế giới“.