Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất (Nguồn ảnh: Internet)
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 11/02/2019
Chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh nhà chức trách Thái Lan điều tra về vụ mất tích của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, và Washington theo dõi sát sao sự việc này.
Đây là tuyên bố của một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 08/02 về việc mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất, người bị mất liên lạc từ ngày 26/02, một ngày sau khi đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tị nạn ở Bangkok để ghi danh xin quy chế tỵ nạn.
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên lên tiếng về sự việc của ông Trương Duy Nhất, một cây bút phản biện và là người cộng tác lâu năm của Đài Á châu Tự do (RFA). Trước đó, nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Ân xá Quốc tế, Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đã lên tiếng và kêu gọi chính quyền Thái Lan điều tra việc mất tích của ông.
Đáp lại các lời kêu gọi, cảnh sát Thái Lan đã tuyên bố rằng họ đã bắt đầu điều tra.
Ông Trương Duy Nhất bị chế độ cộng sản Việt Nam cầm tù hai năm với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì những bài viết phản biện chỉ trích một số lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản cầm quyền và chính phủ.
Sau khi mãn hạn tù, ông vẫn tiếp tục viết bài phản biện cho dù với ngôn ngữ có nhẹ nhàng hơn.
Một số nguồn tin nói ông bị nhân viên của Tổng cục Tình báo quân đội (Tổng cục 2) bắt giữ theo lệnh của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc vì ông biết quá nhiều thông tin về người đứng đầu chính phủ khi ông ta còn là quan chức ở tỉnh Quảng Nam. Một số người khác liên hệ nhà báo Trương Duy Nhất với Vũ nhôm và cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Việc quốc tế lên tiếng sẽ làm cho tình trạng của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất an toàn hơn. Nếu ông bị chính quyền Việt Nam bắt cóc, thì những kẻ bắt cóc sẽ không dám thủ tiêu ông.
Vài chục năm trước đây, nhà hoạt động dân chủ và công đoàn Lê Trí Tuệ đã bị mất tích ở Campuchia và nhiều người cho rằng ông bị mật vụ cộng sản Việt Nam thủ tiêu.
February 12, 2019
Washington hoan nghênh Bangkok trong việc điều tra vụ mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất (Nguồn ảnh: Internet)
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 11/02/2019
Chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh nhà chức trách Thái Lan điều tra về vụ mất tích của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, và Washington theo dõi sát sao sự việc này.
Đây là tuyên bố của một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 08/02 về việc mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất, người bị mất liên lạc từ ngày 26/02, một ngày sau khi đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tị nạn ở Bangkok để ghi danh xin quy chế tỵ nạn.
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên lên tiếng về sự việc của ông Trương Duy Nhất, một cây bút phản biện và là người cộng tác lâu năm của Đài Á châu Tự do (RFA). Trước đó, nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Ân xá Quốc tế, Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đã lên tiếng và kêu gọi chính quyền Thái Lan điều tra việc mất tích của ông.
Đáp lại các lời kêu gọi, cảnh sát Thái Lan đã tuyên bố rằng họ đã bắt đầu điều tra.
Ông Trương Duy Nhất bị chế độ cộng sản Việt Nam cầm tù hai năm với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì những bài viết phản biện chỉ trích một số lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản cầm quyền và chính phủ.
Sau khi mãn hạn tù, ông vẫn tiếp tục viết bài phản biện cho dù với ngôn ngữ có nhẹ nhàng hơn.
Một số nguồn tin nói ông bị nhân viên của Tổng cục Tình báo quân đội (Tổng cục 2) bắt giữ theo lệnh của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc vì ông biết quá nhiều thông tin về người đứng đầu chính phủ khi ông ta còn là quan chức ở tỉnh Quảng Nam. Một số người khác liên hệ nhà báo Trương Duy Nhất với Vũ nhôm và cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.
Việc quốc tế lên tiếng sẽ làm cho tình trạng của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất an toàn hơn. Nếu ông bị chính quyền Việt Nam bắt cóc, thì những kẻ bắt cóc sẽ không dám thủ tiêu ông.
Vài chục năm trước đây, nhà hoạt động dân chủ và công đoàn Lê Trí Tuệ đã bị mất tích ở Campuchia và nhiều người cho rằng ông bị mật vụ cộng sản Việt Nam thủ tiêu.