Một gia đình người Hmong bị đuổi khỏi bản vì theo đạo Tin Lành (nguồn ảnh: Johnny Vang)
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 12/02/2019: Hôm nay tổ chức nhân quyền Jubilee Campaign đã nộp báo cáo về tình trạng “vô quốc gia” của hàng chục nghìn người Hmong và người Thượng ở Tây Nguyên ở Việt Nam cho khoá họp lần thứ 40 của Uỷ hội Nhân quyền Liên Hợp Quốc dự kiến vào ngày 13/3 tới đây.
Với báo cáo này, Jubilee Campaign mong muốn Uỷ hội Nhân quyền LHQ quan tâm đến số phận của 2.000 hộ dân với khoảng 10.000 người thuộc sắc tộc Hmong và nhóm người Thượng bị chính quyền cộng sản Việt Nam phân biệt đối xử chỉ vì họ có niềm tin vào Chúa Jesus.
Tuy nhiên, Jubilee Campaign cho biết con số thực có thể lớn hơn.
Theo Jubilee Campaign, khoảng nửa số nạn nhân nói trên đến từ cộng đồng Hmong, một cộng đồng bản xứ ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam như Sơn La và Lai Châu, nơi chính quyền địa phương tìm mọi cách để ngăn cản họ theo đạo Tin Lành. Người Hmong theo đạo Tin Lành bị buộc phải bỏ đạo và những người không tuân theo thì bị đuổi khỏi làng bản của họ. Những người bị đuổi này chạy vào khu vực Tây Nguyên và lập thành các cộng đồng ở những nơi chưa có người ở trong rừng sâu. Ở tại nơi mới, họ không được chính quyền địa phương đăng ký như công dân và họ không được cấp hộ khẩu, chứng minh thư, giấy kết hôn, giấy khai sinh cho con cái… Hậu quả là người lớn thì không thể xin việc làm, khám chữa bệnh, mở tài khoản ngân hàng… trong khi trẻ em thì không được đi học hoặc không được học ở cấp cao hơn tiểu học.
Tình trạng người Thượng, đặc biệt là ở huyện Ia Grai của tỉnh Gia Lai cũng tương tự.
Theo Jubilee Campaign, bằng việc phân biệt đối xử với người Hmong và người Thượng theo đạo Tin Lành, chính quyền Việt Nam vi phạm Điều 24 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 2 và 7 của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, Điều 5 của Công ước Quốc tế về Xoá bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Sắc tộc và Điều 11, 12 và 13 của Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá.
Chính phủ Việt Nam cũng vi phạm Điều 24 của Hiến pháp 2013 được Quốc hội cộng sản thông qua năm 2013 và Điều 6 của Luật Tôn giáo và Tĩn ngưỡng.
Bản báo cáo của Jubilee Campaign quan trọng nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ phải trải qua kỳ kiểm định về thực thi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị tại Geneva vào trung tuần tháng 3 tới đây.
Jubilee Campaign là một tổ chức nhân quyền Thiên Chúa Giáo, đã từng có nhiều hoạt động từ những thập niên 1990 để bảo vệ cho thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông.
February 13, 2019
Jubilee Campaign đưa tình trạng “vô quốc gia” ở Việt Nam lên Uỷ hội Nhân quyền LHQ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
.
Một gia đình người Hmong bị đuổi khỏi bản vì theo đạo Tin Lành (nguồn ảnh: Johnny Vang)
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 12/02/2019: Hôm nay tổ chức nhân quyền Jubilee Campaign đã nộp báo cáo về tình trạng “vô quốc gia” của hàng chục nghìn người Hmong và người Thượng ở Tây Nguyên ở Việt Nam cho khoá họp lần thứ 40 của Uỷ hội Nhân quyền Liên Hợp Quốc dự kiến vào ngày 13/3 tới đây.
Với báo cáo này, Jubilee Campaign mong muốn Uỷ hội Nhân quyền LHQ quan tâm đến số phận của 2.000 hộ dân với khoảng 10.000 người thuộc sắc tộc Hmong và nhóm người Thượng bị chính quyền cộng sản Việt Nam phân biệt đối xử chỉ vì họ có niềm tin vào Chúa Jesus.
Tuy nhiên, Jubilee Campaign cho biết con số thực có thể lớn hơn.
Theo Jubilee Campaign, khoảng nửa số nạn nhân nói trên đến từ cộng đồng Hmong, một cộng đồng bản xứ ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam như Sơn La và Lai Châu, nơi chính quyền địa phương tìm mọi cách để ngăn cản họ theo đạo Tin Lành. Người Hmong theo đạo Tin Lành bị buộc phải bỏ đạo và những người không tuân theo thì bị đuổi khỏi làng bản của họ. Những người bị đuổi này chạy vào khu vực Tây Nguyên và lập thành các cộng đồng ở những nơi chưa có người ở trong rừng sâu. Ở tại nơi mới, họ không được chính quyền địa phương đăng ký như công dân và họ không được cấp hộ khẩu, chứng minh thư, giấy kết hôn, giấy khai sinh cho con cái… Hậu quả là người lớn thì không thể xin việc làm, khám chữa bệnh, mở tài khoản ngân hàng… trong khi trẻ em thì không được đi học hoặc không được học ở cấp cao hơn tiểu học.
Tình trạng người Thượng, đặc biệt là ở huyện Ia Grai của tỉnh Gia Lai cũng tương tự.
Theo Jubilee Campaign, bằng việc phân biệt đối xử với người Hmong và người Thượng theo đạo Tin Lành, chính quyền Việt Nam vi phạm Điều 24 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Điều 2 và 7 của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em, Điều 5 của Công ước Quốc tế về Xoá bỏ Mọi Hình thức Phân biệt Sắc tộc và Điều 11, 12 và 13 của Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá.
Chính phủ Việt Nam cũng vi phạm Điều 24 của Hiến pháp 2013 được Quốc hội cộng sản thông qua năm 2013 và Điều 6 của Luật Tôn giáo và Tĩn ngưỡng.
Bản báo cáo của Jubilee Campaign quan trọng nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ phải trải qua kỳ kiểm định về thực thi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị tại Geneva vào trung tuần tháng 3 tới đây.
Jubilee Campaign là một tổ chức nhân quyền Thiên Chúa Giáo, đã từng có nhiều hoạt động từ những thập niên 1990 để bảo vệ cho thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông.