Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 13/02/2019: Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã nhận được một bộ tài liệu về một số vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Tuần trước, một thành viên ở Đan Mạch của Mạng lưới Nghị viên vềTự do Tôn giáo (Network of Parliamentarians for Freedom of Religion or Belief)đã chuyển các tài liệu về việc chính quyền cộng sản Việt Nam cướp đất dưới dạng thu hồi đất đai ở khu vườn rau Lộc Hưng (Sài Gòn), Đan viện Thiên An (Huế) và giáo xứ Cồn Dầu (Đà Nẵng), và tình trạng “vô quốc gia”của người Hmong và người Thượng ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành.
Những tài liệu này có thể được sử dụng để chuẩn bị cho Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam dự kiến diễn ra tại Brussels vào ngày 04/3/2019. Đan Mạch là thành viên của khối EU và là một quốc gia quan tâm đến vấn đề nhân quyền.
Cũng trong thời gian này, Nghị viên Daniel Toft Jakobsencủa Quốc hội Đan Mạch cũng gửi văn thư yêu cầu Bộ trưởng về Hợp tác Phát triển báo cáo về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam và những côngviệc mà Toà Đại sứ Đan Mạch và các toà đại sứ của những quốc gia quan tâm đến tự do tôn giáo đang thực hiện nhằm phát huy tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp. Trong khi mở rộng quyền cho các nhóm tôn giáo có đăng ký, chính quyền Việt Nam lại thắt chặt quy định đối với các nhóm tôn giáo không đăng ký và thực hiện nhiều biện pháp đàn áp nhằm hạn chế sự hoạt động của họ hoặc buộc những tín đồ phải từ bỏ niềm tin và quay về với những nhóm đã được cấp phép.
Hàng nghìn gia đình với hàng chục nghìn người Hmong và nhóm người Thượng ở Tây Nguyên đã bị phân biệt đối xử, bị coi là công dân hạng hai khi họ từ chối từ bỏ niềm tin vào Chúa Jesus, theo một báo cáo mới đây của Jubilee Campaign.
February 14, 2019
Tài liệu về vi phạm nhân quyền của Việt Nam được chuyển tới Bộ Ngoại giao Đan Mạch
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 13/02/2019: Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã nhận được một bộ tài liệu về một số vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Tuần trước, một thành viên ở Đan Mạch của Mạng lưới Nghị viên vềTự do Tôn giáo (Network of Parliamentarians for Freedom of Religion or Belief)đã chuyển các tài liệu về việc chính quyền cộng sản Việt Nam cướp đất dưới dạng thu hồi đất đai ở khu vườn rau Lộc Hưng (Sài Gòn), Đan viện Thiên An (Huế) và giáo xứ Cồn Dầu (Đà Nẵng), và tình trạng “vô quốc gia”của người Hmong và người Thượng ở Tây Nguyên theo đạo Tin Lành.
Những tài liệu này có thể được sử dụng để chuẩn bị cho Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam dự kiến diễn ra tại Brussels vào ngày 04/3/2019. Đan Mạch là thành viên của khối EU và là một quốc gia quan tâm đến vấn đề nhân quyền.
Cũng trong thời gian này, Nghị viên Daniel Toft Jakobsencủa Quốc hội Đan Mạch cũng gửi văn thư yêu cầu Bộ trưởng về Hợp tác Phát triển báo cáo về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam và những côngviệc mà Toà Đại sứ Đan Mạch và các toà đại sứ của những quốc gia quan tâm đến tự do tôn giáo đang thực hiện nhằm phát huy tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Tự do tôn giáo ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp. Trong khi mở rộng quyền cho các nhóm tôn giáo có đăng ký, chính quyền Việt Nam lại thắt chặt quy định đối với các nhóm tôn giáo không đăng ký và thực hiện nhiều biện pháp đàn áp nhằm hạn chế sự hoạt động của họ hoặc buộc những tín đồ phải từ bỏ niềm tin và quay về với những nhóm đã được cấp phép.
Hàng nghìn gia đình với hàng chục nghìn người Hmong và nhóm người Thượng ở Tây Nguyên đã bị phân biệt đối xử, bị coi là công dân hạng hai khi họ từ chối từ bỏ niềm tin vào Chúa Jesus, theo một báo cáo mới đây của Jubilee Campaign.