Trong bản tường trình ngày 2-3, ông Minh ghi có hành động véo mũi, véo tai, vỗ mông, xoa lưng, sờ đùi 14 học sinh nữ, làm học sinh sợ. Vụ việc xảy ra ở Việt Yên, Bắc Giang.
Minh Châu, Việt Nam Thời báo, ngày 09/3/2019
Sáng ngày 6-3, tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho biết, “Không đủ căn cứ chứng minh thầy giáo Dương Trọng Minh, sinh năm 1981, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tội dâm ô học sinh ở Bắc Giang”.
Thế nào là ‘dâm ô’: chưa có câu trả lời!
Câu hỏi đặt ra: pháp luật có định nghĩa thế nào là hành vi ‘dâm ô’ hay chưa? Đáng tiếc là mặc dù tại Điều 146 của Bộ luật hình sự có quy định rằng người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tù.
Thực tiễn xét xử tội danh này gặp khó khăn vì chưa có hướng dẫn như thế nào mới gọi là ‘hành vi dâm ô’. Pháp luật hiện hành hầu như chỉ chú trọng chế tài đối với hình thức xâm hại nghiêm trọng như hiếp dâm, cưỡng dâm song với các hình thức nhẹ hơn thì hầu như chưa có quy định.
Lâu nay cơ quan tố tụng mặc định rằng hành vi dâm ô là “sờ nắn bên ngoài bộ phận sinh dục” có để lại vết tích, nhưng không nhằm mục đích giao cấu. Chính điều này giải thích vì sao thầy giáo Dương Trọng Minh, được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Việt Yên, Bắc Giang kết luận là không phạm tội dâm ô được quy định tại Điều 146, Bộ luật hình sự.
Dĩ nhiên là dư luận không đồng tình với quyết định đó. Thêm nữa, tại buổi họp báo sáng ngày 6-3 của lãnh đạo huyện Việt Yên, Bắc Giang, theo báo chí tường thuật, thì các quan chức địa phương dường như không có kiến thức liên quan tố tụng, nên đã có những phát biểu đầy ngô nghê.
“Ông Minh chỉ véo tai, véo mũi, gí vai, sờ mông, sờ đùi một số học sinh. Ngoài ra, ông Minh không có hành động nào khác”. Ông Nguyễn Đại Lượng, phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, nói tại họp báo.
Phía đại diện công an phân bua, “trong quá trình điều tra có nhận được thông tin 2 học sinh bị thầy giáo ‘sờ vào vùng nhạy cảm’. Tuy nhiên, khi về gia đình lấy thông tin, phụ huynh học sinh đã không phối hợp với cơ quan điều tra”.
Một luật sư chuyên trách án hình sự, nói rằng dường như phía cơ quan điều tra đã áp dụng một văn bản pháp lý không còn hiệu lực, để quy kết về hành vi có hay không chuyện ‘dâm ô’ của thầy giáo Dương Trọng Minh, chủ nhiệm lớp 5A trường tiểu học Tiên Sơn.
Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV, về “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự”, ở Phần III. Về điều 3 và điều 4 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, điều 1.d, ghi: “Về một số hành vi phạm tội cụ thể Hành vi dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em, hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em”.
Tuy nhiên Thông tư liên tịch nói trên đã chấm dứt hiệu lực từ ngày 18-1-2008, và đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn thế nào là hành vi dâm ô đối với trẻ em.
‘Sờ ngực’ thì chưa phải ‘dâm ô’?
Ngực của trẻ em không được xếp vào ‘bộ phận sinh dục’. Dĩ nhiên, ‘mông – lưng – đùi’ cũng vậy. Ngay cả trong trường hợp tất cả các bộ phận trên cơ thể vừa nêu đó, được xếp là ‘bộ phận sinh dục’, thì không dễ cho cáo buộc ‘dâm ô’, nếu có diễn ra hành vi sờ soạng như vừa qua của thầy giáo Dương Trọng Minh.
Đến nay, nếu chỉ thuần căn cứ vào các quy định hiện hành, thì với những hành vi ‘quấy rối tình dục trẻ em’ đến mức ‘sờ nắn bên ngoài bộ phận sinh dục’, chứ không chỉ mới dừng lại mức ‘vỗ mông – xoa lưng – sờ đùi’ mà thầy giáo Dương Trọng Minh đã làm với các em nữ học sinh lớp 5, thì việc chứng minh được đối tượng ‘có sờ nắn hay không’ là rất khó khăn, vì chỉ có thể ghi nhận lời khai, khó thể tìm cụ thể chứng cứ bằng vết tích để lại, ngoại trừ được ghi nhận từ hệ thống camera an ninh mà nhiều nơi bắt đầu được trang bị.
Người viết nghĩ rằng trong khi chờ đợi một hướng dẫn chi tiết từ các cơ quan chức năng về thế nào là hành vi dâm ô trẻ em, thì ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thể ban hành những quy định về xử lý hành vi quấy rối tình dục học đường. Ngoài ra cần phát triển hệ thống dịch vụ tham vấn học đường chuyên nghiệp trong và ngoài trường học. Cần luôn cảnh giác để bảo vệ học sinh khỏi sự đau khổ của bạo lực và quấy rối tình dục, để nhà trường thực sự là một môi trường an toàn và thân thiện.
Một sự kiện vẫn còn nóng hổi song dường như đang chìm dần vào quên lãng, đó là vào trung tuần tháng 12 năm ngoái, công an đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ để tiến hành điều tra việc ông bị tố cáo đã dâm ô hàng chục học sinh nam của trường.
March 9, 2019
Phải sờ vào đâu mới bị tội dâm ô trẻ em?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong bản tường trình ngày 2-3, ông Minh ghi có hành động véo mũi, véo tai, vỗ mông, xoa lưng, sờ đùi 14 học sinh nữ, làm học sinh sợ. Vụ việc xảy ra ở Việt Yên, Bắc Giang.
Minh Châu, Việt Nam Thời báo, ngày 09/3/2019
Sáng ngày 6-3, tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, cho biết, “Không đủ căn cứ chứng minh thầy giáo Dương Trọng Minh, sinh năm 1981, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tội dâm ô học sinh ở Bắc Giang”.
Thế nào là ‘dâm ô’: chưa có câu trả lời!
Câu hỏi đặt ra: pháp luật có định nghĩa thế nào là hành vi ‘dâm ô’ hay chưa? Đáng tiếc là mặc dù tại Điều 146 của Bộ luật hình sự có quy định rằng người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tù.
Thực tiễn xét xử tội danh này gặp khó khăn vì chưa có hướng dẫn như thế nào mới gọi là ‘hành vi dâm ô’. Pháp luật hiện hành hầu như chỉ chú trọng chế tài đối với hình thức xâm hại nghiêm trọng như hiếp dâm, cưỡng dâm song với các hình thức nhẹ hơn thì hầu như chưa có quy định.
Lâu nay cơ quan tố tụng mặc định rằng hành vi dâm ô là “sờ nắn bên ngoài bộ phận sinh dục” có để lại vết tích, nhưng không nhằm mục đích giao cấu. Chính điều này giải thích vì sao thầy giáo Dương Trọng Minh, được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Việt Yên, Bắc Giang kết luận là không phạm tội dâm ô được quy định tại Điều 146, Bộ luật hình sự.
Dĩ nhiên là dư luận không đồng tình với quyết định đó. Thêm nữa, tại buổi họp báo sáng ngày 6-3 của lãnh đạo huyện Việt Yên, Bắc Giang, theo báo chí tường thuật, thì các quan chức địa phương dường như không có kiến thức liên quan tố tụng, nên đã có những phát biểu đầy ngô nghê.
“Ông Minh chỉ véo tai, véo mũi, gí vai, sờ mông, sờ đùi một số học sinh. Ngoài ra, ông Minh không có hành động nào khác”. Ông Nguyễn Đại Lượng, phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, nói tại họp báo.
Phía đại diện công an phân bua, “trong quá trình điều tra có nhận được thông tin 2 học sinh bị thầy giáo ‘sờ vào vùng nhạy cảm’. Tuy nhiên, khi về gia đình lấy thông tin, phụ huynh học sinh đã không phối hợp với cơ quan điều tra”.
Một luật sư chuyên trách án hình sự, nói rằng dường như phía cơ quan điều tra đã áp dụng một văn bản pháp lý không còn hiệu lực, để quy kết về hành vi có hay không chuyện ‘dâm ô’ của thầy giáo Dương Trọng Minh, chủ nhiệm lớp 5A trường tiểu học Tiên Sơn.
Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV, về “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự”, ở Phần III. Về điều 3 và điều 4 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, điều 1.d, ghi: “Về một số hành vi phạm tội cụ thể Hành vi dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em, hoặc buộc trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp… vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em”.
Tuy nhiên Thông tư liên tịch nói trên đã chấm dứt hiệu lực từ ngày 18-1-2008, và đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn thế nào là hành vi dâm ô đối với trẻ em.
‘Sờ ngực’ thì chưa phải ‘dâm ô’?
Ngực của trẻ em không được xếp vào ‘bộ phận sinh dục’. Dĩ nhiên, ‘mông – lưng – đùi’ cũng vậy. Ngay cả trong trường hợp tất cả các bộ phận trên cơ thể vừa nêu đó, được xếp là ‘bộ phận sinh dục’, thì không dễ cho cáo buộc ‘dâm ô’, nếu có diễn ra hành vi sờ soạng như vừa qua của thầy giáo Dương Trọng Minh.
Đến nay, nếu chỉ thuần căn cứ vào các quy định hiện hành, thì với những hành vi ‘quấy rối tình dục trẻ em’ đến mức ‘sờ nắn bên ngoài bộ phận sinh dục’, chứ không chỉ mới dừng lại mức ‘vỗ mông – xoa lưng – sờ đùi’ mà thầy giáo Dương Trọng Minh đã làm với các em nữ học sinh lớp 5, thì việc chứng minh được đối tượng ‘có sờ nắn hay không’ là rất khó khăn, vì chỉ có thể ghi nhận lời khai, khó thể tìm cụ thể chứng cứ bằng vết tích để lại, ngoại trừ được ghi nhận từ hệ thống camera an ninh mà nhiều nơi bắt đầu được trang bị.
Người viết nghĩ rằng trong khi chờ đợi một hướng dẫn chi tiết từ các cơ quan chức năng về thế nào là hành vi dâm ô trẻ em, thì ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thể ban hành những quy định về xử lý hành vi quấy rối tình dục học đường. Ngoài ra cần phát triển hệ thống dịch vụ tham vấn học đường chuyên nghiệp trong và ngoài trường học. Cần luôn cảnh giác để bảo vệ học sinh khỏi sự đau khổ của bạo lực và quấy rối tình dục, để nhà trường thực sự là một môi trường an toàn và thân thiện.
Một sự kiện vẫn còn nóng hổi song dường như đang chìm dần vào quên lãng, đó là vào trung tuần tháng 12 năm ngoái, công an đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ để tiến hành điều tra việc ông bị tố cáo đã dâm ô hàng chục học sinh nam của trường.