Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 24/3/2019
Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và giới blogger bằng những vụ bắt bớ, kết án mới trong tuần qua.
Vào ngày 20/3, Toà án Nhân dân quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ đã kết án nhà hoạt động Lê Minh Thể của nhóm Hiến Pháp về tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Trong phiên toà chỉ kéo dài vài giờ, toà án đã kết án ông 2 năm tù giam vì những bài viết của ông trên Facebook nhằm cổ suý dân chủ và nhân quyền.
Hai ngày trước đó, Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của 5 nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Năm nhà hoạt động này bị bắt đầu tháng 11 năm 2016 và bị kết án tổng cộng 57 năm tù giam và 15 năm quản chế trong phiên toà sơ thẩm ngày 05/10/2018 vì họ có kế hoạch thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam nhằm đấu tranh đòi quyền dân sự và chính trị cho toàn thể nhân dân và xoá bỏ chế độc độc đảng.
Ngay sau phiên toà, cả 5 người đã bị chuyển đi Trại giam Bố Lá ở tỉnh Bình Dương và có khả năng bị đưa đi thi hành án nơi xa gia đình như bao tù nhân lương tâm khác.
Trong ngày 15/3, một toà án ở tỉnh Gia Lai đã kết án ông Ksor Ruk 15 năm tù giam về cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015 chỉ vì ông tập hợp người Ede và thực hiện quyền tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền địa phương vu cáo, nói rằng ông chủ trương thành lập “nhà nước Dega” nhằm tách khỏi Việt Nam.
Ngày 19/3, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ công dân Nguyễn Bá Mạnh, cáo buộc anh đưa tin giả lên mạng Facebook về vụ một số trường mẫu giáo ở huyện Thuận Thành sử dụng thịt lợn nhiễm sán dây để chế biến thức ăn cho học sinh mẫu giáo. Chưa rõ anh bị cáo buộc gì trong khi hơn 200 học sinh được phát hiện dương tính với sán dây và con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế thì có khoảng 8.000 học sinh mẫu giáo học bán trú và ăn trưa với thức ăn được cung cấp bởi một công ty sân sau của bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Nhân Chiến.
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị mất tích ở Bangkok vào cuối tháng 1 sau khi ghi danh xin tỵ nạn chính trị ở Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tỵ nạn, hiện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam T16 của Bộ Công an. Phía công an đã cho gia đình cung cấp thức ăn và đồ dùng cho ông nhưng không nói ông bị điều tra về cáo buộc gì.
Nhiều tổ chức quốc tế như Phóng viên Không Biên giới (RSF), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chính phủ Việt Nam công bố tình trạng của ông Nhất và trả tự do cho ông. Họ cũng kêu gọi Việt Nam và Thái Lan điều tra việc ông bị mất tích ở Thái Lan vào ngày 26/1/2019 trong khi chính phủ Việt Nam chưa đưa ra thông tin chính thức nào.
===== 18/3 =====
Toà án phúc thẩm y án đối với 5 nhà hoạt động của nhóm Liên minh Dân tộc Việt Nam
Trong phiên phúc thẩm ngày 18/3, Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của 5 nhà hoạt động thuộc nhóm Liên minh Dân tộc Việt Nam và giữ nguyên các bản án đã tuyên bởi toà án cấp thấp hơn trong phiên sơ thẩm.
Phiên toà phúc thẩm bắt đầu từ 8g và kết thúc lúc 12g, và đúng như dự đoán, không một ai trong số năm người được giảm án so với mức án mà họ phải nhận trong phiên sơ thẩm xét xử bởi Toà án Nhân dân thành phố HCM ngày 05/10/2018.
Cụ thể, ông Lưu Văn Vịnh bị án 15 năm, ông Nguyễn Quốc Hoàn- 13 năm, ông Nguyễn Văn Đức Độ- 11 năm, ông Từ Công Nghĩa- 10 năm và ông Phan Trung (sư thầy Thích Nhật Huệ)- 8 năm tù giam. Ngoài ra, mỗi người còn bị án quản chế 3 năm sau khi thực hiện xong án tù giam.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho nhiều người trong số 5 nhà hoạt động trên, cho biết trong lời cuối phiên toà, ông Lưu Văn Vịnh nói “Tôi không có tội. Chính cộng sản mới có tội, rồi sẽ có lúc các người sẽ phải trả lời về tội lỗi của các người trước nhân dân,” còn ông Nguyễn Văn Đức Độ khẳng định “Tôi là nạn nhân của sự lưu manh của cơ quan điều tra.”
HaiôngNguyễn Quốc Hoàn và Từ Công Nghĩa đều tuyên bố mình vô tội.
Luật sư Mạnh còn cho biết sau khi chánh toà công bố bản án, cả 5 người đều thét lên”Đả đảo phiên tòa” và”Đả đảo cộng sản.”
Sau phiên phúc thẩm, 5 nhà hoạt động còn có thể kháng cáo giám đốc thẩm, nhưng cơ hội rất nhỏ vì Toà án Nhân dân Tối cao thường không xem xét giám đốc thẩm trong các vụ án chính trị xử người bất đồng chính kiến.
Trong phiên toà hôm nay, lực lượng an ninh buộc thân nhân của 5 nhà hoạt động không được vào phòng xử án để theo dõi phiên toà. Sau khi gặp sự phản đối, họ chỉ cho bà Nguyễn Thị Thập, vợ của ông Lưu Văn Vịnh, là được ngồi trong phòng xử án còn gia đình của 4 người còn lại phải quan sát phiên toà trên màn hình ở phòng khác.
Cả 5 ông được coi là tù nhân lương tâm bởi NOW! Campaign, một liên minh của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và trong nước đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Theo thống kê của liên minh này thì Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 250 tù nhân lương tâm, và con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế.
——————–
Thêm một mục sư Tin Lành bị kết án tù vì thực hành quyền tự do tôn giáo
Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã kết án mục sư Tin lành Ksor Ruk 10 năm tù giam về cáo buộc nguỵ tạo “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015.
Theo báo lề đảng, ông Ksor Ruk bị bắt ngày 30/10/2018 vì những hoạt động tái lập nhóm Fulro với âm mưu thành lập nhà nước Đề-ga ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, thực chất thì ông chỉ lập nhóm sinh hoạt chung của những người theo đạo Tin Lành để cùng cầu nguyện và thờ phượng Chúa.
Cũng theo báo lề đảng của tỉnh Gia Lai, lực lượng an ninh địa phương còn đang truy tìm Nay Phoan để trừng phạt vì cho rằng hai ông này cấu kết chặt chẽ với nhau để nhằm “chống phá nhà nước.”
Ông Ksor Ruk từng bị án tù 6 năm vì cùng một tội danh và ông đã thụ án tù từ năm 2007 đến 2011.
Chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam muốn kiểm soát tất cả các tôn giáo và niềm tin của dân chúng. Nhà cầm quyền ở các tỉnh thuộc cao nguyên Trung Phần không muốn dân bản địa cải đạo sang đạo Tin Lành và tìm mọi cách ép họ bỏ đạo. Những ai không nghe đều bị sách nhiễu và đàn áp. Nhiều mục sư Tin Lành thuộc các nhóm chưa đăng ký đã bị bắt với cáo buộc mơ hồ “phá hoại chính sách đoàn kết.”
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, hiện có 54 mục sư và dân thường thuộc nhóm người Thượng và người Hmong đang thụ án tù từ 6 đến 20 năm vì tội danh trên.
===== 19/3 =====
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị đe doạ
Nhà hoạt động, một trong những cây bút phản biện xuất sắc nhất của Việt Nam, nhà báo Phạm Đoan Trang, đang bị đe doạ nghiêm trọng khi có nhiều công an và mật vụ đang bao vây khu nhà ở của chị ở Sài Gòn.
Theo Luật Khoa, một tổ chức có mục tiêu khai dân trí mà chị là đồng sáng lập, thì đây là hiện tượng bất thường, khác hẳn với những lần theo dõi trước đây.
Cảm nhận được sự đe doạ đối với mình, nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên trang Facebook cá nhân rằng “Trong thời gian tới, nếu tôi có bị tông xe, tai nạn giao thông, hoặc bị phục kích đánh úp ở đâu thì chắc chắn đó là do anh em an ninh tổ chức và thực hiện, chứ không phải do ‘quần chúng tự phát’ nào cả.”
Cô cho biết cô có thể bị bắt trong thời gian tới, hoặc bị câu lưu như đã từng bị nhiều lần trong vài năm gần đây.
Từ dịp tết Nguyên đán vừa qua, mật vụ đã tăng cường giám sát nhà mẹ cô ở Hà Nội vì chúng nghĩ cô sẽ về ăn tết cùng gia đình. Tuy nhiên, cô không về và do vậy mật vụ lại tìm nhiều cách để xác định nơi cô ở.
Gần đây, sau khi cô ra mắt một cuốn sách về chính sách công và dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế, mật vụ đóng giả làm một người muốn mua sách của cô, liên lạc với cô trên mạng xã hội và hỏi mua. Sau đó, mật vụ theo dõi người chuyển sách nhằm tìm ra nơi ở của cô. Chúng cũng nhiều lần tìm cách ăn cắp mật khẩu Facebook của cô.
Theo những người hoạt động thân cận của cô, Đoan Trang phải thường xuyên thay đổi nơi ở để tránh bị theo dõi và liên luỵ đến chủ nhà trọ. Tuy bị theo dõi chặt chẽ, cô vẫn di chuyển thường xuyên trong vai trò một nhà báo.
Phản ứng về việc công an cộng sản sách nhiễu Phạm Đoan Trang, Luật Khoa đã ra thông cáo nêu rõ các hành động của nhà cầm quyền vi phạm pháp luật Việt Nam và luật nhân quyền quốc tế mà Hà Nội đã ký kết. Tổ chức này cũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc theo dõi và đảm bảo an toàn cho cô vì cô chỉ hoạt động nhân quyền một cách ôn hoà.
===== 19/3 =====
Một Facebooker bị điều tra về phát tán tin thịt heo nhiễm sán
Nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ Nguyễn Bá Mạnh, một công dân huyện Thuận Thành, để điều tra về việc phát tán tin thịt heo nhiễm sán lên mạng xã hội.
Ngày 19/3, công an huyện Thuận Thành đã triệu tập anh Mạnh để khai báo về việc anh đưa tin nhà trẻ xã Ngũ Thái sử dụng thịt heo nhiễm sán để nấu ăn cho học sinh trên tài khoản Facebook mang tên Côngnông Đâùdọc. Sau khi buộc anh gỡ bài và đăng lời cải chính, công an đã giữ anh lại để điều tra.
Anh Mạnh, sinh năm 1987, có thể bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 với mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Trong khi đó, hàng nghìn gia đình có trẻ em nhỏ học bán trú ở Bắc Ninh đang ở tình trạng hoảng loạn sau khi hơn 200 em bị xét nghiệm dương tính với sán lá. Không rõ nguyên nhân lây nhiễm từ đâu nhưng có thể nhiều bếp ăn của trường bán trú có sử dụng thịt đã nhiễm bệnh.
Một công ty sân sau của Bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Nhân Chiến được thắng thầu cung cấp thức ăn cho các trường này. Một điều khó hiểu là mẫu thức ăn lưu lại của các trường này đã bị biến mất trước khi công an vào cuộc điều tra.
Có khoảng 8 nghìn trẻ em học bán trú ở 19 trường mầm non thuộc tỉnh Bắc Ninh có ăn bữa trưa được cung cấp bởi cùng một nhà thầu. Hàng trăm gia đình đã đưa con về Hà Nội để xét nghiệm.
Thay vì điều tra nguyên nhân lây bệnh và tìm cách khống chế việc lây lan, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh và Bộ Y tế tìm mọi cách để đơn giản hoá sự việc, bao gồm tuyên truyền rằng bệnh sán dây không nguy hiểm, không cho người bệnh nhập viện, và bịt miệng những người đưa tin.
Chếđộ độc tài toàn trị ở ViệtNam là kẻ thù của báo chí tự do. Việt Nam bị xếp hạng 175 trong tổng số 180 nước của Ký giả Không biên giới (RSF). Tổ chức này cho biết có ít nhất 26 người làm trong lĩnh vực truyền thông đang bị giam cầm ở Việt Nam.
===== 20/3 =====
Nhà hoạt động Lê Minh Thể bị kết án 2 năm tù giam vì cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Toà án cộng sản quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ kết án 2 năm tù giam đối với nhà hoạt động Lê Minh Thể về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật hình sự 2015.
Ông bị kết tội ông vì nhiều bài viết, live streams và chia sẻ trên trang Facebook cá nhân mang tên mình về nhiều vấn đề nóng của đất nước như chủ quyền ở Biển Đông, ô nhiễm môi trường trầm trọng, vi phạm nhân quyền, tham nhũng mang tính hệ thống.
Trong phiên toà chỉ kéo dài khoảng 3 giờ của sáng ngày 20/3, chỉ có vợ của ông Thể được vào trong phòng xử án còn những người khác, kể cả em gái ông, đều bị lực lượng an ninh chặn không cho vào. Thậm chí em gái ông, cô Mai Bùi, còn bị công an câu lưu trong đồn cho tới khi phiên toà kết thúc khi cô thực hiện live stream ngoài phòng xử án.
Những người được vào trong phòng xử án không được mang các thiết bị có thể quay phim, chụp ảnh hoặc ghi âm.
Cô Mai Bùi cho biết nhiều người dân địa phương trong đó có nhiều cựu chiến binh muốn đến dự phiên toà vì mến mộ ông Thể, nhưng họ đều bị chặn. Thậm chí phóng viên một tờ báo địa phương cũng không được cảnh sát cho phép vào tham dự một phiên toà “công khai.”
Theo gia đình, luật sư biện hộ Nguyễn Văn Đức và bản thân ông Thể đều khẳng định mình vô tội, tuy nhiên, lời nói của họ không được toà để ý.
Ông Thể, 56 tuổi, là thành viên của nhóm Hiến Pháp. Nhiều thành viên của nhóm tham gia biểu tình ôn hoà tại Sài Gòn ngày 10/6/2018. Sau đó, khoảng 10 thành viên của nhóm đã bị bắt giữ trong đầu tháng 9 và sáu người hiện còn đang bị giam giữ là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng, Đỗ Thế Hoá, Trần Thanh Phương và Hồ Đình Cương trong khi ông Huỳnh Trương Ca đã bị kết án 5.5 tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thể có 15 ngày để kháng cáo lên toà án cộng sản thành phố Cần Thơ.
===== 21/3 =====
Ba tổ chức nhân quyền quốc tế hối thúc Việt Nam lên tiếng về Trương Duy Nhất
Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam làm rõ tình trạng của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, một cây viết thường xuyên của Đài Á châu Tự do (RFA).
Trong thông cáo của RSF đưa ra ngày 21/3, ông Daniel Bastard, giám đốc Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương, nói rằng RSF đề nghị nhà chức trách Việt Nam “giải thích đầy đủ về tình trạng của ông Nhất. Cần phải làm rõ các nguyên nhân về việc bắt cóc và bắt ông này ở Thái Lan… Vai trò của nhà chức trách Thái Lan trong sự việc này cũng cần phải làm rõ.”
Cùng ngày, Joanne Mariner, Cố vấn Cao cấp về Khủng khoảng của Ân xá Quốc tế cho biết tổ chức này vô cùng lo ngại được tin ông Nhất hiện đang bị giam giữ ở Hà Nội sau khi đệ đơn xin tỵ nạn tại Bangkok.
Cũng trong ngày, CPJ đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Nhất và cho phép ông đi lại tự do. Nhà chức trách của Việt Nam và Thái Lan cần phải điều tra về vụ bắt cóc ông ở thủ đô Bangkok cuối tháng 1 và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước pháp luật, ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ ở Đông Nam Á.
Ba tổ chức nhân quyền trên lên tiếng sau khi có tin ông Nhất đang bị giam tại Trại tạm giam T16 của Bộ Công an, gần hai tháng sau khi bị mất tích ở Bangkok.
Giữa tuần, gia đình ông Nhất được thông báo rằng ông đang bị giam giữ tại T16 (Thanh Oai, Hà Nội) và họ đã đến đây vào ngày 20/3 để đề nghị được gặp nhưng phía trại giam từ chối, chỉ cho phép gia đình gửi một ít thực phẩm và đồ dùng. Theo hồ sơ của trại giam này thì ông bị bắt vào ngày 28/1 và được chuyển đến cơ sở giam giữ này trong cùng ngày.
Cũng theo gia đình thì ông Nhất rời Việt Nam và tới Thái Lan ngày 19/1. Ông đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn (UNHCR) ở Bangkok để ghi danh xin tỵ nạn ngày 25/1. Con gái ông, cô Trương Thục Đoankhẳng định ông không tự nguyện về Việt Nam.
Cho tới nay, nhà cầm quyền Việt Nam chưa công bố việc bắt giữ và giam giữ ông. Báo chí lề đảng cũng im lặng và chỉ có một vài websites đưa tin kiểu dọn đường.
Ông Nhất bị bắt năm 2014 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999 vì nhiều bài viết chỉ trích ban lãnh đạo của nhà cầm quyền Việt Nam. Ông bị kết án 2 năm tù giam.
Sau khi mãn hạn tù, ông viết ít hơn và việc bắt giữ ông lần này có thể liên quan đến thời gian ông làm ở báo Đại Đoàn Kết, tờ báo đã bán trụ sở ở Đà Nẵng cho Vũ nhôm và ông được cho là một trong những người quyết định việc bán này với giá rẻ.
Sau khi ông Nhất bị mất tích, nhiều tổ chức nhân quyền như Quan sát Nhân quyền (HRW), RSF, và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi chính quyền Thái Lan điều tra. Hiện Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đang điều tra việc nhập cảnh bất hợp pháp của ông. Họ cũng đang truy tìm một số người Việt ở Bangkok có liên quan đến việc ông Trương Duy Nhất đến Thái.
======================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây: https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/03/24/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-march-18-24-2019-facebooker-le-minh-the-convicted-prison-sentences-of-five-activists-upheld/
March 24, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 12 từ ngày 18 đến 24/3/2019: Việt Nam gia tăng đàn áp bằng việc kết án ông Lê Minh Thể và bắt giữ Facebooker Nguyễn Bá Mạnh
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 24/3/2019
Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và giới blogger bằng những vụ bắt bớ, kết án mới trong tuần qua.
Vào ngày 20/3, Toà án Nhân dân quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ đã kết án nhà hoạt động Lê Minh Thể của nhóm Hiến Pháp về tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Trong phiên toà chỉ kéo dài vài giờ, toà án đã kết án ông 2 năm tù giam vì những bài viết của ông trên Facebook nhằm cổ suý dân chủ và nhân quyền.
Hai ngày trước đó, Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của 5 nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Năm nhà hoạt động này bị bắt đầu tháng 11 năm 2016 và bị kết án tổng cộng 57 năm tù giam và 15 năm quản chế trong phiên toà sơ thẩm ngày 05/10/2018 vì họ có kế hoạch thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam nhằm đấu tranh đòi quyền dân sự và chính trị cho toàn thể nhân dân và xoá bỏ chế độc độc đảng.
Ngay sau phiên toà, cả 5 người đã bị chuyển đi Trại giam Bố Lá ở tỉnh Bình Dương và có khả năng bị đưa đi thi hành án nơi xa gia đình như bao tù nhân lương tâm khác.
Trong ngày 15/3, một toà án ở tỉnh Gia Lai đã kết án ông Ksor Ruk 15 năm tù giam về cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015 chỉ vì ông tập hợp người Ede và thực hiện quyền tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền địa phương vu cáo, nói rằng ông chủ trương thành lập “nhà nước Dega” nhằm tách khỏi Việt Nam.
Ngày 19/3, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ công dân Nguyễn Bá Mạnh, cáo buộc anh đưa tin giả lên mạng Facebook về vụ một số trường mẫu giáo ở huyện Thuận Thành sử dụng thịt lợn nhiễm sán dây để chế biến thức ăn cho học sinh mẫu giáo. Chưa rõ anh bị cáo buộc gì trong khi hơn 200 học sinh được phát hiện dương tính với sán dây và con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế thì có khoảng 8.000 học sinh mẫu giáo học bán trú và ăn trưa với thức ăn được cung cấp bởi một công ty sân sau của bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Nhân Chiến.
Cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, người bị mất tích ở Bangkok vào cuối tháng 1 sau khi ghi danh xin tỵ nạn chính trị ở Văn phòng Cao uỷ LHQ về Người tỵ nạn, hiện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam T16 của Bộ Công an. Phía công an đã cho gia đình cung cấp thức ăn và đồ dùng cho ông nhưng không nói ông bị điều tra về cáo buộc gì.
Nhiều tổ chức quốc tế như Phóng viên Không Biên giới (RSF), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chính phủ Việt Nam công bố tình trạng của ông Nhất và trả tự do cho ông. Họ cũng kêu gọi Việt Nam và Thái Lan điều tra việc ông bị mất tích ở Thái Lan vào ngày 26/1/2019 trong khi chính phủ Việt Nam chưa đưa ra thông tin chính thức nào.
===== 18/3 =====
Toà án phúc thẩm y án đối với 5 nhà hoạt động của nhóm Liên minh Dân tộc Việt Nam
Trong phiên phúc thẩm ngày 18/3, Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của 5 nhà hoạt động thuộc nhóm Liên minh Dân tộc Việt Nam và giữ nguyên các bản án đã tuyên bởi toà án cấp thấp hơn trong phiên sơ thẩm.
Phiên toà phúc thẩm bắt đầu từ 8g và kết thúc lúc 12g, và đúng như dự đoán, không một ai trong số năm người được giảm án so với mức án mà họ phải nhận trong phiên sơ thẩm xét xử bởi Toà án Nhân dân thành phố HCM ngày 05/10/2018.
Cụ thể, ông Lưu Văn Vịnh bị án 15 năm, ông Nguyễn Quốc Hoàn- 13 năm, ông Nguyễn Văn Đức Độ- 11 năm, ông Từ Công Nghĩa- 10 năm và ông Phan Trung (sư thầy Thích Nhật Huệ)- 8 năm tù giam. Ngoài ra, mỗi người còn bị án quản chế 3 năm sau khi thực hiện xong án tù giam.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho nhiều người trong số 5 nhà hoạt động trên, cho biết trong lời cuối phiên toà, ông Lưu Văn Vịnh nói “Tôi không có tội. Chính cộng sản mới có tội, rồi sẽ có lúc các người sẽ phải trả lời về tội lỗi của các người trước nhân dân,” còn ông Nguyễn Văn Đức Độ khẳng định “Tôi là nạn nhân của sự lưu manh của cơ quan điều tra.”
HaiôngNguyễn Quốc Hoàn và Từ Công Nghĩa đều tuyên bố mình vô tội.
Luật sư Mạnh còn cho biết sau khi chánh toà công bố bản án, cả 5 người đều thét lên”Đả đảo phiên tòa” và”Đả đảo cộng sản.”
Sau phiên phúc thẩm, 5 nhà hoạt động còn có thể kháng cáo giám đốc thẩm, nhưng cơ hội rất nhỏ vì Toà án Nhân dân Tối cao thường không xem xét giám đốc thẩm trong các vụ án chính trị xử người bất đồng chính kiến.
Trong phiên toà hôm nay, lực lượng an ninh buộc thân nhân của 5 nhà hoạt động không được vào phòng xử án để theo dõi phiên toà. Sau khi gặp sự phản đối, họ chỉ cho bà Nguyễn Thị Thập, vợ của ông Lưu Văn Vịnh, là được ngồi trong phòng xử án còn gia đình của 4 người còn lại phải quan sát phiên toà trên màn hình ở phòng khác.
Cả 5 ông được coi là tù nhân lương tâm bởi NOW! Campaign, một liên minh của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và trong nước đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Theo thống kê của liên minh này thì Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 250 tù nhân lương tâm, và con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế.
——————–
Thêm một mục sư Tin Lành bị kết án tù vì thực hành quyền tự do tôn giáo
Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã kết án mục sư Tin lành Ksor Ruk 10 năm tù giam về cáo buộc nguỵ tạo “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015.
Theo báo lề đảng, ông Ksor Ruk bị bắt ngày 30/10/2018 vì những hoạt động tái lập nhóm Fulro với âm mưu thành lập nhà nước Đề-ga ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, thực chất thì ông chỉ lập nhóm sinh hoạt chung của những người theo đạo Tin Lành để cùng cầu nguyện và thờ phượng Chúa.
Cũng theo báo lề đảng của tỉnh Gia Lai, lực lượng an ninh địa phương còn đang truy tìm Nay Phoan để trừng phạt vì cho rằng hai ông này cấu kết chặt chẽ với nhau để nhằm “chống phá nhà nước.”
Ông Ksor Ruk từng bị án tù 6 năm vì cùng một tội danh và ông đã thụ án tù từ năm 2007 đến 2011.
Chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam muốn kiểm soát tất cả các tôn giáo và niềm tin của dân chúng. Nhà cầm quyền ở các tỉnh thuộc cao nguyên Trung Phần không muốn dân bản địa cải đạo sang đạo Tin Lành và tìm mọi cách ép họ bỏ đạo. Những ai không nghe đều bị sách nhiễu và đàn áp. Nhiều mục sư Tin Lành thuộc các nhóm chưa đăng ký đã bị bắt với cáo buộc mơ hồ “phá hoại chính sách đoàn kết.”
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, hiện có 54 mục sư và dân thường thuộc nhóm người Thượng và người Hmong đang thụ án tù từ 6 đến 20 năm vì tội danh trên.
===== 19/3 =====
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị đe doạ
Nhà hoạt động, một trong những cây bút phản biện xuất sắc nhất của Việt Nam, nhà báo Phạm Đoan Trang, đang bị đe doạ nghiêm trọng khi có nhiều công an và mật vụ đang bao vây khu nhà ở của chị ở Sài Gòn.
Theo Luật Khoa, một tổ chức có mục tiêu khai dân trí mà chị là đồng sáng lập, thì đây là hiện tượng bất thường, khác hẳn với những lần theo dõi trước đây.
Cảm nhận được sự đe doạ đối với mình, nhà báo Phạm Đoan Trang viết trên trang Facebook cá nhân rằng “Trong thời gian tới, nếu tôi có bị tông xe, tai nạn giao thông, hoặc bị phục kích đánh úp ở đâu thì chắc chắn đó là do anh em an ninh tổ chức và thực hiện, chứ không phải do ‘quần chúng tự phát’ nào cả.”
Cô cho biết cô có thể bị bắt trong thời gian tới, hoặc bị câu lưu như đã từng bị nhiều lần trong vài năm gần đây.
Từ dịp tết Nguyên đán vừa qua, mật vụ đã tăng cường giám sát nhà mẹ cô ở Hà Nội vì chúng nghĩ cô sẽ về ăn tết cùng gia đình. Tuy nhiên, cô không về và do vậy mật vụ lại tìm nhiều cách để xác định nơi cô ở.
Gần đây, sau khi cô ra mắt một cuốn sách về chính sách công và dự thảo Luật Đặc khu Kinh tế, mật vụ đóng giả làm một người muốn mua sách của cô, liên lạc với cô trên mạng xã hội và hỏi mua. Sau đó, mật vụ theo dõi người chuyển sách nhằm tìm ra nơi ở của cô. Chúng cũng nhiều lần tìm cách ăn cắp mật khẩu Facebook của cô.
Theo những người hoạt động thân cận của cô, Đoan Trang phải thường xuyên thay đổi nơi ở để tránh bị theo dõi và liên luỵ đến chủ nhà trọ. Tuy bị theo dõi chặt chẽ, cô vẫn di chuyển thường xuyên trong vai trò một nhà báo.
Phản ứng về việc công an cộng sản sách nhiễu Phạm Đoan Trang, Luật Khoa đã ra thông cáo nêu rõ các hành động của nhà cầm quyền vi phạm pháp luật Việt Nam và luật nhân quyền quốc tế mà Hà Nội đã ký kết. Tổ chức này cũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc theo dõi và đảm bảo an toàn cho cô vì cô chỉ hoạt động nhân quyền một cách ôn hoà.
===== 19/3 =====
Một Facebooker bị điều tra về phát tán tin thịt heo nhiễm sán
Nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ Nguyễn Bá Mạnh, một công dân huyện Thuận Thành, để điều tra về việc phát tán tin thịt heo nhiễm sán lên mạng xã hội.
Ngày 19/3, công an huyện Thuận Thành đã triệu tập anh Mạnh để khai báo về việc anh đưa tin nhà trẻ xã Ngũ Thái sử dụng thịt heo nhiễm sán để nấu ăn cho học sinh trên tài khoản Facebook mang tên Côngnông Đâùdọc. Sau khi buộc anh gỡ bài và đăng lời cải chính, công an đã giữ anh lại để điều tra.
Anh Mạnh, sinh năm 1987, có thể bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015 với mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Trong khi đó, hàng nghìn gia đình có trẻ em nhỏ học bán trú ở Bắc Ninh đang ở tình trạng hoảng loạn sau khi hơn 200 em bị xét nghiệm dương tính với sán lá. Không rõ nguyên nhân lây nhiễm từ đâu nhưng có thể nhiều bếp ăn của trường bán trú có sử dụng thịt đã nhiễm bệnh.
Một công ty sân sau của Bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Nhân Chiến được thắng thầu cung cấp thức ăn cho các trường này. Một điều khó hiểu là mẫu thức ăn lưu lại của các trường này đã bị biến mất trước khi công an vào cuộc điều tra.
Có khoảng 8 nghìn trẻ em học bán trú ở 19 trường mầm non thuộc tỉnh Bắc Ninh có ăn bữa trưa được cung cấp bởi cùng một nhà thầu. Hàng trăm gia đình đã đưa con về Hà Nội để xét nghiệm.
Thay vì điều tra nguyên nhân lây bệnh và tìm cách khống chế việc lây lan, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh và Bộ Y tế tìm mọi cách để đơn giản hoá sự việc, bao gồm tuyên truyền rằng bệnh sán dây không nguy hiểm, không cho người bệnh nhập viện, và bịt miệng những người đưa tin.
Chếđộ độc tài toàn trị ở ViệtNam là kẻ thù của báo chí tự do. Việt Nam bị xếp hạng 175 trong tổng số 180 nước của Ký giả Không biên giới (RSF). Tổ chức này cho biết có ít nhất 26 người làm trong lĩnh vực truyền thông đang bị giam cầm ở Việt Nam.
===== 20/3 =====
Nhà hoạt động Lê Minh Thể bị kết án 2 năm tù giam vì cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Toà án cộng sản quận Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ kết án 2 năm tù giam đối với nhà hoạt động Lê Minh Thể về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật hình sự 2015.
Ông bị kết tội ông vì nhiều bài viết, live streams và chia sẻ trên trang Facebook cá nhân mang tên mình về nhiều vấn đề nóng của đất nước như chủ quyền ở Biển Đông, ô nhiễm môi trường trầm trọng, vi phạm nhân quyền, tham nhũng mang tính hệ thống.
Trong phiên toà chỉ kéo dài khoảng 3 giờ của sáng ngày 20/3, chỉ có vợ của ông Thể được vào trong phòng xử án còn những người khác, kể cả em gái ông, đều bị lực lượng an ninh chặn không cho vào. Thậm chí em gái ông, cô Mai Bùi, còn bị công an câu lưu trong đồn cho tới khi phiên toà kết thúc khi cô thực hiện live stream ngoài phòng xử án.
Những người được vào trong phòng xử án không được mang các thiết bị có thể quay phim, chụp ảnh hoặc ghi âm.
Cô Mai Bùi cho biết nhiều người dân địa phương trong đó có nhiều cựu chiến binh muốn đến dự phiên toà vì mến mộ ông Thể, nhưng họ đều bị chặn. Thậm chí phóng viên một tờ báo địa phương cũng không được cảnh sát cho phép vào tham dự một phiên toà “công khai.”
Theo gia đình, luật sư biện hộ Nguyễn Văn Đức và bản thân ông Thể đều khẳng định mình vô tội, tuy nhiên, lời nói của họ không được toà để ý.
Ông Thể, 56 tuổi, là thành viên của nhóm Hiến Pháp. Nhiều thành viên của nhóm tham gia biểu tình ôn hoà tại Sài Gòn ngày 10/6/2018. Sau đó, khoảng 10 thành viên của nhóm đã bị bắt giữ trong đầu tháng 9 và sáu người hiện còn đang bị giam giữ là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng, Đỗ Thế Hoá, Trần Thanh Phương và Hồ Đình Cương trong khi ông Huỳnh Trương Ca đã bị kết án 5.5 tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thể có 15 ngày để kháng cáo lên toà án cộng sản thành phố Cần Thơ.
===== 21/3 =====
Ba tổ chức nhân quyền quốc tế hối thúc Việt Nam lên tiếng về Trương Duy Nhất
Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã hối thúc nhà cầm quyền Việt Nam làm rõ tình trạng của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, một cây viết thường xuyên của Đài Á châu Tự do (RFA).
Trong thông cáo của RSF đưa ra ngày 21/3, ông Daniel Bastard, giám đốc Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương, nói rằng RSF đề nghị nhà chức trách Việt Nam “giải thích đầy đủ về tình trạng của ông Nhất. Cần phải làm rõ các nguyên nhân về việc bắt cóc và bắt ông này ở Thái Lan… Vai trò của nhà chức trách Thái Lan trong sự việc này cũng cần phải làm rõ.”
Cùng ngày, Joanne Mariner, Cố vấn Cao cấp về Khủng khoảng của Ân xá Quốc tế cho biết tổ chức này vô cùng lo ngại được tin ông Nhất hiện đang bị giam giữ ở Hà Nội sau khi đệ đơn xin tỵ nạn tại Bangkok.
Cũng trong ngày, CPJ đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông Nhất và cho phép ông đi lại tự do. Nhà chức trách của Việt Nam và Thái Lan cần phải điều tra về vụ bắt cóc ông ở thủ đô Bangkok cuối tháng 1 và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước pháp luật, ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ ở Đông Nam Á.
Ba tổ chức nhân quyền trên lên tiếng sau khi có tin ông Nhất đang bị giam tại Trại tạm giam T16 của Bộ Công an, gần hai tháng sau khi bị mất tích ở Bangkok.
Giữa tuần, gia đình ông Nhất được thông báo rằng ông đang bị giam giữ tại T16 (Thanh Oai, Hà Nội) và họ đã đến đây vào ngày 20/3 để đề nghị được gặp nhưng phía trại giam từ chối, chỉ cho phép gia đình gửi một ít thực phẩm và đồ dùng. Theo hồ sơ của trại giam này thì ông bị bắt vào ngày 28/1 và được chuyển đến cơ sở giam giữ này trong cùng ngày.
Cũng theo gia đình thì ông Nhất rời Việt Nam và tới Thái Lan ngày 19/1. Ông đến Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn (UNHCR) ở Bangkok để ghi danh xin tỵ nạn ngày 25/1. Con gái ông, cô Trương Thục Đoankhẳng định ông không tự nguyện về Việt Nam.
Cho tới nay, nhà cầm quyền Việt Nam chưa công bố việc bắt giữ và giam giữ ông. Báo chí lề đảng cũng im lặng và chỉ có một vài websites đưa tin kiểu dọn đường.
Ông Nhất bị bắt năm 2014 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999 vì nhiều bài viết chỉ trích ban lãnh đạo của nhà cầm quyền Việt Nam. Ông bị kết án 2 năm tù giam.
Sau khi mãn hạn tù, ông viết ít hơn và việc bắt giữ ông lần này có thể liên quan đến thời gian ông làm ở báo Đại Đoàn Kết, tờ báo đã bán trụ sở ở Đà Nẵng cho Vũ nhôm và ông được cho là một trong những người quyết định việc bán này với giá rẻ.
Sau khi ông Nhất bị mất tích, nhiều tổ chức nhân quyền như Quan sát Nhân quyền (HRW), RSF, và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi chính quyền Thái Lan điều tra. Hiện Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đang điều tra việc nhập cảnh bất hợp pháp của ông. Họ cũng đang truy tìm một số người Việt ở Bangkok có liên quan đến việc ông Trương Duy Nhất đến Thái.
======================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây: https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/03/24/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-march-18-24-2019-facebooker-le-minh-the-convicted-prison-sentences-of-five-activists-upheld/