Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 16, từ ngày 15 đến 21/4/2019: 20 tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 21/4/2019

Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) và 19 tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế (Amnesty International và Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch)  đã cùng gửi một bức thư ngỏ tới Ban lãnh đạo của Liên minh Châu Âu kêu gọi tổ chức này sử dụng các biện pháp buộc nhà cầm quyền của Việt Nam phải trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển.

Trong bức thư chung gửi Phó Chủ tịch EU Mogherini, 20 tổ chức nhân quyền nói trên bày tỏ sự lo ngại về việc bắt giữ và kết án ông Truyền.

Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa cho phép nhà hoạt động trẻ tuổi Huỳnh Đức Thanh Bình được gặp luật sư của mình kể từ khi bị bắt (cóc) ngày 07/7/2018 và bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015). Bình cũng chỉ mới được gặp mẹ lần đầu tiên vào ngày 17/4, sau khi trải qua biệt giam trong hơn 9 tháng.

Nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre sẽ đưa nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh ra toà trong thời gian gần đây, sau khi phía công an đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Toà án Nhân dân tỉnh. Kỹ sư Ánh, 39 tuổi, bị bắt ngày 30/8/2018 về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của BLHS 2015 vì nhiều bài viết cổ suý nhân quyền và đa nguyên chính trị trên mạng Facebook. Anh phải đối mặt với bản án cao nhất là 12 năm tù giam nếu bị kết tội.

Ngày 19/4, nhà chức trách ở thành phố HCM đã trục xuất công dân Pháp gốc Việt Daniel Modansau khi giam giữ anh suốt 50 ngày trước đó. Ngày 27/2/2019, anh cùng người bạn Trần Duy Chiến định đi đến gần Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ để biểu thị sự chào đón Tổng thống Donald Trump thì bị bắt bởi lực lượng an ninh thành phố. Chiến nói anh bị đánh đập nhiều lần trong quá trình hỏi cung trong nhiều ngày sau khi bị bắt còn ông Daniel Modan nói ông không bị đánh đập.

Nhiều nhà hoạt động chống BOT bẩn vẫn đang bị đánh đập, đe doạ bởi nhà cầm quyền địa phương và những kẻ không xác định danh tính. Cô giáo Đặng Thị Huệ ở Thái Bình bị hai kẻ lạ mặt chèn xe làm cô bị ngã với hai vết thương nghiêm trọng ở tay và chân. Cô còn nhận được lời đe doạ rằng cô sắp bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đã kêu gọi trực tuyến lái xe tham gia phản đối những BOT bẩn như Thăng Long-Nội Bài, Mỹ Lộc và An Sương… Trong khi đó, sau khi thất bại trong việc bắt cóc nhà hoạt động (Facebooker Nguyễn Trần Công), nhiều kẻ lạ mặt giở trò đe doạ hai con gái của cô. 

Trước đó, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ nhà hoạt động Hà Văn Nam với cáo buộc nguỵ tạo “gây rối trật tự công cộng” vì những hoạt động chống BOT bẩn của anh. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch bịt miệng giáo viên và học sinh, không cho họ phản ánh những tiêu cực và xấu xa trong trường học trên mạng xã hội. Gần đây, bộ này đã ban hành Thông tư số 06/2019 quy định giáo viên và học sinh “Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.” Thông tư này cũng quy định phụ huynh không được “bịa đặt thông tin, xúc phạm giáo viên.”

Tự do báo chí ở Việt Nam trở nên tồi tệ hơn, theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF). Theo bảng xếp hạng tự do báo chí toàn cầu năm 2019 của tổ chức này thì Việt Nam đứng ở vị trí 176, tụt một bậc so với nhiều năm trước đây, và chỉ đứng trên Trung Quốc, Turkmenistan và Bắc Triều Tiên.

===== 15/4 ===== 

20 tổ chức NGO kêu gọi phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển

20 tổ chức phi chính phủ quốc tế và quốc nội đã ký một thư chung tới Liên minh Châu Âu (EU) để kêu gọi liên minh này gây sức ép buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển.

Ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo, hiện đang thụ án tù 11 năm sau khi bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999. Ông bị bắt ngày 30/7/2017 vì tham gia vận động cho việc thành lập Hội Anh em Dân chủ.

Trong thư gửi bà Cao ủy/Phó Chủ tịch EUMogherini, Ủy viên Thương mại Cecilia Malmströmvà Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans, 20 tổ chức này bày tỏ sự lo ngại về vụ bắt giữ và xét xử ông Truyển, và yêu cầu cácquan chức của Liên minh Châu Âu thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để ông ta được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện.

Ông Truyển, một chuyên gia pháp lý,có bề dày về quá trình bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng của các nhóm tôn giáo thiểu số ở Việt Nam. 

Do các hoạtđộng nhân quyền của ông, nhà cầmquyền Việt Nam khiến ông và vợ là Bùi Thị Kim Phượng liên tục bị sách nhiễu, đuổi khỏi nơi cư trú và bị hành hung trong nhiều năm trời. BàPhượng còn bị cấm xuất cảnh đi Châu Âu để vận động cho chồng mình trong tháng 3 năm nay.

Cáctổ chức cũng đề nghị EUkêu gọi Việt Nam chấm dứt bạo lực và trả thù nhằm vào các nhà bảo vệ nhân quyền, và thể hiện cam kết cải thiện hồ sơ về nhân quyền của mình.

Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), Ân xá Quốc tế, Quan sát Nhân quyền (HRW), CIVICUS, Front Line Defenders và 15 tổ chức khác đã ký tên vào thỉnh nguyện thư.

Xem toàn văn thư ngỏ tại đây: Thư chung của các Tổ chức Phi Chính phủ kêu gọi phóng thích Nguyễn Bắc Truyển

——————–

Cảnh sát cơ động bao vây làng Đồng Tâm trước ngày kỷ niệm 2 năm “Khủng khoảng con tin”

Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã đưa hàng trăm cảnh sát cơ động về Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) trước ngày dân địa phương tổ chức kỷ niệm 2 năm sự kiện “khủng hoảng con tin” tại đây do liên quan đến chiếm đất và bắt người trái pháp luật.

Theo người dân địa phương, trong tối 14/4, cảnh sát cơ động được giăng khắp đường đi lối lại trong làng. Công an cộng sản cũng kiểm soát con đường dẫn từ đường lớn bên ngoài vào làng hiện và hạn chế người vào ra.

Cũng theo dân làng, Đồng Tâm không quá bất ngờ về động thái này của nhà cầm quyền và cũng đã có sự chuẩn bị để ứng phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Từ vài ngày trước đó, công an cộng sản ở Hà Nội cũng đưa người canh gác gần nhà riêng của hàng chục người hoạt động có mối liên hệ với làng Đồng Tâm nhằm ngăn họ rời nơi cư trú vì sợ họ đến dự kỷ niệm với dân làng.

Tuy vậy, việc kỷ niệm sự kiện Đồng Tâm trong ngày 15/4 diễn ra mà không có va chạm giữa dân địa phương và lực lượng công an. Truyền thông lề dân cũng không chú ý đến sự kiện này, có lẽ do tin tức về sự đột quỵ của Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng.

Hai năm trước đây, ngày 15/4/2017, dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã bắt và giữ làm con tin 38 người gồm cảnh sát cơ động, công an, nhà báo và quan chức, trong đó có phó chủ tịch uỷ ban huyện Đặng Văn Triều, phó trưởng công an huyện Nguyễn Thanh Tùng, trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Đặng Văn Cảnh. Việc bắt giữ liên quan đến việc nhà cầm quyền huyện muốn cướp ruộng đất cùa dân làng, và công an huyện Mỹ Đức bắt giam trái phép 4 công dân của làng, và đánh đập ông trưởng thôn tên Kình.

Khủng hoảng con tin Đồng Tâm chỉ kết thúc vào ngày 22/4/2018 khi chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân địa phương về vụ bắt giữ. 

 (Link video: https://www.facebook.com/169411787079197/videos/1968317089963763/UzpfSTEwMDAxNzY3NDAwODI3NjozNzQ2MjI5ODk4MDM0OTg/?id=100017674008276)

===== 17/4 =====

Tù nhân lương tâm Huỳnh Đức Thanh Bình vẫn chưa được gặp luật sư sau hơn 9 tháng bị biệt giam

Tù nhân lương tâm Huỳnh Đức Thanh Bình vẫn chưa được gặp luật sư sau 9 tháng bị biệt giam

Tù nhân lương tâm Huỳnh Đức Thanh Bình vẫn chưa được gặp luật sư kể từ khi bị bắt cách đây hơn chín tháng và bị biệt giam trong Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Huệ, mẹ của nhà hoạt động trẻ tuổi mới được vào trại giam để gặp anh vào ngày 17/4, lần đầu tiên kể từ khi anh bị bắt vào ngày 07/7/2018 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” cùng với Trần Long Phi và Michael Minh Phương Nguyễn.

Theo bà Huệ, cuộc gặp dài 30 phút và hai mẹ con chỉ được thăm hỏi sức khoẻ vì có ba cảnh sát đứng liền kề và doạ sẽ dừng cuộc nói chuyện nếu họ nói ngoài chủ đề gia đình. Bà nói rằng ngay au khi Bình bị bắt, bà đã ký hợp đồng tư vấn pháp lý với luật sư Nguyễn Văn Miếng để ông bảo vệ cho Bình.

Ông Huỳnh Đức Thịnh, bố của Bình, không được vào thăm con vì phía điều tra nói ông đang trong cùng vụ án. Ông bị bắt sau con 1 ngày, và được tại ngoại vào cuối tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, ông vẫn phải đến trình diện công an hàng tháng. Công an cộng sản còn đe doạ bán cửa hàng cây giống của ông ở Lâm Đồng, vì cho rằng đây là nơi tụ họp của nhiều người tranh đấu.

Nhà hoạt động Bình, 23 tuổi, là thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền. Anh và Phi, cũng sinh năm 1996, tham gia biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn ngày 10-11/6/2018.

Sau chuyến đi miền Trung cùng ông Michael Minh Phương Nguyễn, người Mỹ gốc Việt, cả ba bị bắt bởi mật vụ Sài Gòn. Ông Phương và Phi đã được gặp gia đình vào đầu tháng 4.

Cả ba phải đối mặt với mức án tù nhiều năm, nếu bị kết tội.

——————–

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh sắp bị đưa ra toà, đối mặt với bản án nặng nề

Nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre sắp đưa nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh ra xét xử về cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Anh có thể phải đối mặt với mức án nặng nề từ 7 đến 12 năm, nếu bị kết tội.

Ngày 17/4, vợ anh đã đến Trại tạm giam của công an tỉnh Bến Tre để thăm chồng, tuy nhiên, phía trại giam không cho gặp và nói rằng điều tra đã kết thúc và hồ sơ đã được chuyển sang toà án để định ngày xét xử.

Cô Châu phải sang bên Toà án cộng sản tỉnh Bến Tre để xin được gặp chồng trong cùng một trại giam.

Cô cho biết chồng cô vẫn chưa được gặp luật sư kể từ khi bị bắt vào ngày 30/8/2018cho dù luật tố tụng hình sự quy định bị can được quyền trợ giúp của luật sư ngay sau khi bị bắt. Tuy nhiên, cô nói dường như chồng cô muốn tự bào chữa cho mình.

Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1980, làmột chủ đầm tôm ở Bến Tresau khi tốt nghiệp Đại học Thuỷ sản. Anh có nhiều bài viết và live streams trên Facebook nhằm cổ suý nhân quyền và dân chủ.Nhà cầm quyền tỉnh Bến Tre cho rằng những hoạt động trực tuyến của anh gây hại cho chế độ toàn trị và quyết định bịt miệng anh bằng việc bắt giữ vào cuối tháng 8 năm ngoái.

===== 

Bộ Giáo dục & Đào tạo định bịt miệng giáo viên và học sinh trên mạng xã hội

Nhà cầm quyền Việt Nam có kế hoạch bịt miệng giáo viên và học sinh, không cho họ phản ánh những tiêu cực và xấu xa trong trường học trên mạng xã hội.

Theo Thông tư số 06/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì giáo viên và học sinh “Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.”

Thông tư này cũng quy định phụ huynh không được “bịa đặt thông tin, xúc phạm giáo viên.”

Quy định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/5 trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, vàgiáo dục thường xuyên.Những người vi phạm có thể đối mặt với hình thức kỷ luật nặng như bị đuổi học hay sa thải, trước khi bị công an cộng sản sờ gáy.

Đây là một hình thức kiểm duyệt trên mạng xã hội sau khi Luật An ninh mạng được áp dụng kể từ ngày 01/01/2019.

Thông tư trên ra đời sau khi hàng loạt vụ tiêu cực trong giáo dục, như giáo viên hiếp dâm học sinh, học sinh đánh học sinh, thức ăn trưa của học sinh không đảm bảo an toàn vệ sinh (bao gồm việc nhiễm sán dây), giáo viên quan hệ tình ái-tình dục bất hợp pháp với học sinh hoặc đồng nghiệp, nâng điểm…

Từ đầu năm tới nay, gần một chục nhà hoạt động xã hội và Facebooker đã bị bắt giữ với cáo buộc hình sự sau khi họ đăng tải những bài viết phản ảnh tình trạng suy đồi của xã hội Việt Nam trên mạng xã hội có hơn 40 triệu tài khoản ở quôc gia Đông Nam Á này.

===== 17/4 ===== 

Thanh tra Chính phủ đối thoại với dân Dương Nội về khiếu kiện đất đai

Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổ chức một cuộc đối thoại với các nông dân ở xãDương Nội, quậnHà Đông, thànhphố Hà Nội liên quan việc khiếu kiện đất đai của họ kéo dài trong nhiều năm.

Tại cuộc họp kéo dài 45 phút trong sáng ngày 17/4 có sự tham dự của trưởng phòng tiếp dân củaTTCPvà người cộng sự cùng với 5 người đại diện cho nông dân Dương Nội.Theo dân oan Trịnh Bá Phương, người có mặt trong cuộc họp thì cuộc họp diễn ra sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Tổng TTCP Nguyễn Văn Thanh.

Anh Phương cho biết phía thanh tra có phần thiện chí lắng nghe chia sẻ của đạibiểu Dương Nội. Hai quan chức ghi chép lại phảnảnh của bà convà nói sẽ báo cáo với ông Nguyễn Văn Thanh để tiếp tục những bước tiếp theovới mục đích nhanh chóng giải quyết vụ việc này để chấm dứt khiếu kiện đông người.

Bênngoài văn phòng TTCP, trong lúc cuộc đối thoại diễn ra, gần100 dân Dương Nội và người dân khiếu kiện đất đai ở nhiều địa phương khác cầm biểu ngữ ủng hộ cuộc đối thoại.

Dương Nội là một trong nhiều địa phương ở Việt Nam như Văn Giang (Hưng Yên), Đồng Tâm(Mỹ Đức- Hà Nội), Thủ Thiêm và vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn, bị chính quyền địa phương trưng thu đất đai với giá đền bù rất thấp so với giá thị trường, sau đó đất này được bán cho các nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp hoặc dự án bất động sản với giá cao gấp nhiều lần. Sau đó, nhà đầu tư bất động sản bán lại cho người mua nhà, đất với giá cực cao.

Từnăm 2008, ngườidân Dương Nội bắtđầu gửi đơn khiếu kiện việccướp đất, tuy nhiên, các đơn thư khiếu nại không được giải quyết còn đất đai của họ bị tịch thu vào năm 2010. Chỉ vì phản đối việc cướp đất của mình, 7 nông dân Dương Nội đã bị bắt giữ và bỏ tù với tổng cộng hơn 100 tháng.

===== 18/4 ===== 

Tự do báo chí của Việt Nam ngày càng tồi tệ: RSF 

Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) nói tình hình tự do báo chí của chế độ cộng sản Việt Nam ngày một thêm tồi tệ, tụt hạng so với nhiều năm trước đây.

Theo báo cáo phúc trình về tự do báo chí năm 2019, RSF xếp Việt Nam ở vị trí 176 trong số 180 quốc gia, so với vị trí 175 ở nhiều năm gần đây. Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng vào nhóm cuối bảng cùng với Trung Cộng, Turkmenistan và Bắc Triều Tiên.

Theo RSF, nhà cầm quyền Việt Nam kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông báo chí và các blogger và nhà báo công dân là những nguồn thông tin độc lập duy nhất. Họ trở thành mục tiêu thường xuyên bị nhà cầm quyền trấn áp.

RSF cũng cho biết bạo lực thực hiện bởi lực lượng công an cộng sản mặc thường phục chống lại giới ký giả xảy ra thường xuyên tại Việt Nam. Cùng lúc đó, nhà cầm quyền ngày càng dựa vào các điều khoản mơ hồ trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để kết án, bỏ tù dài hạn các blogger và nhà báo công dân về các tội danh nguỵ tạo “âm mưu lật đổ chính quyền,” “tuyên truyền chống Nhà nước” hay “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước vv…”

Vòi bạch tuộc của công an cộng sản còn vươn ra nước ngoài, điển hình là vụ bắt cóc nhà báo độc lập Trương Duy Nhất ở Thái Lan ngay sau khi ông nộp hồ sơ xin tị nạn với Liên Hiệp quốc.

Theo RSF, hiện có khoảng 30 nhà báo chuyên nghiệp, nhà báo công dân và bloggers bị giam cầm tại Việt Nam vì hoạt động báo chí, nhiều người trong số này bị đối xử tệ hại.

RSF kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp các nhà báo, blogger, và ngưng ngăn chặn tự do thông tin vì việc đàn áp này sẽ gây hại cho nền kinh tế Việt Nam.

===== 19/4 =====

Nhà hoạt động Daniel Modan bị trục xuất về Pháp sau 50 ngày bị biệt giam ở Sài Gòn

Nhà cầm quyền Việt Nam đã trục xuất Daniel Modan, một công dân Pháp gốc Việt về Pháp sau 50 ngày biệt giam ông.

Theo nguồn tin một số bạn bè gần gũi của ông Daniel Modan thì ông này đã được tự do và đặt chân đến Paris vào ngày 19/4. Nhà hoạt động 48 tuổi này đã bị lực lượng an ninh CSVN bắt giữ từ cuối tháng 2 trong dịp hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Triều Tiên vì ý định thể hiện chào mừng Tổng thống Donald Trump khi ông nàyđến Việt Nam.

Ông Daniel Modan bị bắt cùng với người bạn tên Trần Duy Chiếnngày 27/2 khi hai người đi xe máy và dừng lại mua cafe ở khu vực ngã tư đường Alexander và Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Quận 1, Sài Gòn.  Công an đã đưa hai người về một cơ sở giam giữ và tại đây, công an tách hai người ra hai nơi để hỏi cung. Người thanh niên Chiến nói anh bị đánh đập nhiều lần bởi một số kẻ mặc thường phụctrong quá trình hỏi cung. Tuy nhiên, vì có quốc tịch Pháp nên ông Daniel Modan không bị đánh.

Ông Daniel Modan về Việt Nam vài năm trước nhưng gia đình hiện vẫn ở Pháp. Daniel Modan có nhiều bài viết về dân chủ và nhân quyền trên Facebook cá nhân là Daniel Modan. Ôngủng hộ quan hệ mật thiết hơn giữa nhà cầm quyền Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ để chống lại bá quyền Trung Cộng.

Ông cho biết, sau khi bị bắt, Đại Sứ quán Pháp có cử nhân viên đến gặp ông và hỗ trợ pháp lý cũng như cấp hộ chiếu khẩn cấp cho ông. Việc trả tự do cho ông chắc chắn có sự can thiệp của phía Chính phủ Pháp.

===== 

Nhiều nhà hoạt động chống BOT đang bị hành hung, đe doạ

Nhà cầm quyền Việt Nam và nhóm lợi ích tiếp tục hành hung, sách nhiễu và đe doạ một số nhà hoạt động chống BOT bẩn.

Cô giáo Đặng Thị Huệ (nick Facebook Như Huệ) cho biết cô bị hai kẻ lạ mặt gây tai nạn cho cô, cố ý làm cho xe của cô bị đổ với hậu quả là chân và tay của cô bị gãy. Hai tên này đã theo sát cô trong ngày 19/4 trước khi gây ra sự việc trên.

Ngoài ra, cô cũng liên tục bị nhắn tin đe doạ, rằng cô sắp bị bắt và bị khởi tố theo tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì cô đã sử dụng Facebook để kêu gọi giới tài xế phản kháng việc thu phí đường không đúng.

Một nhà hoạt động nữ khác (nick Facebook Nguyễn Trần Công) ở thành phố Nam Định cũng bị đe doạ. Sau khi thất bại trong việc bắt cóc cô vài ngày trước đây, giờ những kẻ lạ mặt quay sang khủng bố các con của cô. Chúng đe doạ sẽ gây hại cho các con của cô nếu cô tiếp tục lên tiếng phản đối những trạm thu phí không được đặt đúng vị trí.

Việt Nam có gần một trăm trạm thu phí BOT và hàng chục trong số đó bị các nhà đầu tư đặt ở những vị trí không đúng nhưng lại mang lại nhiều tiền thu cho nhà đầu tư hơn vì thu phí cả từ những tài xế không sử dụng dịch vụ gia tăng do nhà đầu tư cung cấp.

Hàng chục nhà hoạt động đã đứng lên phản đối những trạm thu phí không đúng đó. Để đối phó lại, nhà đầu tư cấu kết với nhà cầm quyền địa phương đàn áp người phản đối. Các hình thức đàn áp bao gồm bắt cóc, đánh đập, đe doạ, và bắt giam với tội danh nguỵ tạo. Anh Hà Văn Nam bị bắt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” với mức án cao nhất là 7 năm nếu bị kết tội còn chị Phương Ngô và nhóm của chị nhiều lần bị đánh và bị câu lưu.

======================== 

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây: https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/04/23/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-april-15-21-2019-20-international-ngos-call-for-release-of-hrd-nguyen-bac-truyen/