Nghi ngờ! Nghi ngờ và nghi ngờ!. Người dân không tin tưởng ở khâu hành pháp, tư pháp lẫn lập pháp của Nhà nước.
Nguyễn Hiền, Việt Nam Thời báo, ngày 23/4/2019
Chiều Chủ nhật (ngày 21/04), báo chí chính thống đồng loạt đưa tin, theo đó Công an Tp.HCM và Viện KSND Tp.HCM, Cơ quan CSĐT Công an Quận 4 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, ngụ quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), để điều tra hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo Điều 146 Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, sau gần 20 ngày, thì phía cơ quan điều tra mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Nhưng đó chưa phải là kết thúc, vẫn tiếp tục đợi VSK cùng cấp phê chuẩn quyết định khởi tố. Và Nguyễn Hữu Linh có thể “thoát” nếu như trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiếm soát quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
Quy trình tố tụng hình sự là như vậy, tuy nhiên, không thể không đề cập đến sự “chậm trễ” bất thường từ phía cơ quan điều tra đối với sự vụ ông Nguyễn Hữu Linh, trong bối cảnh người dân hoàn toàn bức xúc. Và ra quyết định khởi tố lần này, có thể được hiểu là đến từ sự giám sát và sự phẫn nộ từ người dân trong nước, bởi gần 20 ngày qua, trên mạng xã hội liên tục truyền tải và nhắc nhở về sự kiện “ấu dâm” nêu trên.
“Ấu dâm” gây xôn xao nghị trường, đến mức Thứ trưởng Bộ Công an phải giải trình, và Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị công an đẩy nhanh tiến độ điều tra.
Dư luận đang thay mặt Nhà nước “hành đạo” bằng dán decal, bằng lập wikipedia về sự kiện, bằng cả việc “checkin” nơi sinh sống của ông Linh tại Đà Nẵng. Nhưng trong nhà nước pháp quyền, thì đây là một thất bại, bởi nhiều lý do.
Sự kiện “ấu dâm” này cũng cho thấy nhiều vấn đề khác nữa.
Luật sư Ngô Ngọc Trai trong bài viết được đăng tải trên BBC Tiếng Việt đã đặt câu hỏi gián tiếp về “năng lực của ngành tư pháp”, nơi có hàng trăm ngàn văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại thiếu sự cam kết và thực thi, và cả răn đe. Nơi mà những kẻ phạm tội có quyền và tiền có khả năng thay đổi bản án và tòa án quyết định theo chỉ đạo.
Nhưng không chỉ “tư pháp”, mà cả “hành pháp” cũng có nhiều vấn đề, yếu kém. Chính vì vậy mà xã hội Việt Nam, dù dày đặt các ban ngành “bảo vệ và thực thi pháp luật”, tuy nhiên, lại là xã hội bất an với số đông.
Mới đây, trong bảng xếp hạng hàng năm 2019 Best Countries Report của trang U.S. News & World Report Việt Nam nằm ở thứ hạng 39, tăng so với năm ngoái. Và dù vậy, nếu đặt các yếu tố trong đánh giá như “quyền lực, an toàn”, thì Việt Nam đều nằm ở top dưới. Trong khi đó, “niềm tin” vào các bản án, quyết định từ phía các cơ quan điều tra, kiểm sát, và tòa án thường được hình dung là những quyết định, bản án tạo chỗ dựa cho người giàu có, quyền lực trong xã hội.
Nếu một cá nhân nào đó cho rằng, sự kiện “ấu dâm” của ông Nguyễn Hữu Linh thể hiện thận trọng của cơ quan điều tra, thì chính người dân buộc phải đặt câu hỏi vì sao “điều tra” với người trước đó nguyên là lãnh đạo trong VKS tại thành phố T.Ư lại “lâu” hơn so với một người là dân thường. Và sự “chật vật” lần này khiến người dân không khỏi nghi ngờ sự vụ sẽ “chìm xuồng” theo đúng quy trình.
Nghi ngờ! Nghi ngờ và nghi ngờ!. Người dân không tin tưởng ở khâu hành pháp, tư pháp lẫn lập pháp của Nhà nước. Họ nhìn nhận yếu tố “bình đẳng trước pháp luật” chỉ là một yếu tố xa xỉ, và người dân thực sự cảm thấy bất an trước sự “bình đẳng ngang ngược” ấy.
Và người dân phải tự bảo vệ mình bằng những decal thông tin kẻ ấu dâm để giúp nhau loại trừ rủi ro.
Và nền pháp lý Nhà nước đã trở thành “méo mó” trong mắt người dân theo cách đấy.
Một xã hội “an toàn” là điều người dân mong muốn được hưởng, hơn là một xã hội mà “quyền lực tập quyền” hiện diện.
Công lý cần thực thi, người dân đang có nhu cầu đó và đòi hỏi Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu cơ bản, là thứ nghĩa vụ đầu tiên mà một Nhà nước nên làm. Chính bởi, công lý không chỉ là bản án và quyết định, mà công lý chính là lương tâm, đạo đức con người. Hàm ngôn rằng, một nhà nước phi công lý, là nhà nước vô đạo đức và bất lương tâm.
Nhà nước rõ ràng cần nghiêm túc xem xét sự kiện “ấu dâm Nguyễn Hữu Linh”, bởi xã hội đang cho thấy sự mất mát về công lý chế độ. Và nếu không làm tốt, thì trong mắt người dân, Nhà nước hiện tại chỉ là một Nhà nước của “mạnh được, yếu thua”, Nhà nước của chế độ nông nô cách đây hàng ngàn năm.
April 26, 2019
Ấu dâm Nguyễn Hữu Linh và một chính quyền quá ấu trễ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nghi ngờ! Nghi ngờ và nghi ngờ!. Người dân không tin tưởng ở khâu hành pháp, tư pháp lẫn lập pháp của Nhà nước.
Nguyễn Hiền, Việt Nam Thời báo, ngày 23/4/2019
Chiều Chủ nhật (ngày 21/04), báo chí chính thống đồng loạt đưa tin, theo đó Công an Tp.HCM và Viện KSND Tp.HCM, Cơ quan CSĐT Công an Quận 4 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, ngụ quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), để điều tra hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, theo Điều 146 Bộ luật hình sự 2015.
Như vậy, sau gần 20 ngày, thì phía cơ quan điều tra mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Nhưng đó chưa phải là kết thúc, vẫn tiếp tục đợi VSK cùng cấp phê chuẩn quyết định khởi tố. Và Nguyễn Hữu Linh có thể “thoát” nếu như trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiếm soát quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
Quy trình tố tụng hình sự là như vậy, tuy nhiên, không thể không đề cập đến sự “chậm trễ” bất thường từ phía cơ quan điều tra đối với sự vụ ông Nguyễn Hữu Linh, trong bối cảnh người dân hoàn toàn bức xúc. Và ra quyết định khởi tố lần này, có thể được hiểu là đến từ sự giám sát và sự phẫn nộ từ người dân trong nước, bởi gần 20 ngày qua, trên mạng xã hội liên tục truyền tải và nhắc nhở về sự kiện “ấu dâm” nêu trên.
“Ấu dâm” gây xôn xao nghị trường, đến mức Thứ trưởng Bộ Công an phải giải trình, và Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị công an đẩy nhanh tiến độ điều tra.
Dư luận đang thay mặt Nhà nước “hành đạo” bằng dán decal, bằng lập wikipedia về sự kiện, bằng cả việc “checkin” nơi sinh sống của ông Linh tại Đà Nẵng. Nhưng trong nhà nước pháp quyền, thì đây là một thất bại, bởi nhiều lý do.
Sự kiện “ấu dâm” này cũng cho thấy nhiều vấn đề khác nữa.
Luật sư Ngô Ngọc Trai trong bài viết được đăng tải trên BBC Tiếng Việt đã đặt câu hỏi gián tiếp về “năng lực của ngành tư pháp”, nơi có hàng trăm ngàn văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại thiếu sự cam kết và thực thi, và cả răn đe. Nơi mà những kẻ phạm tội có quyền và tiền có khả năng thay đổi bản án và tòa án quyết định theo chỉ đạo.
Nhưng không chỉ “tư pháp”, mà cả “hành pháp” cũng có nhiều vấn đề, yếu kém. Chính vì vậy mà xã hội Việt Nam, dù dày đặt các ban ngành “bảo vệ và thực thi pháp luật”, tuy nhiên, lại là xã hội bất an với số đông.
Mới đây, trong bảng xếp hạng hàng năm 2019 Best Countries Report của trang U.S. News & World Report Việt Nam nằm ở thứ hạng 39, tăng so với năm ngoái. Và dù vậy, nếu đặt các yếu tố trong đánh giá như “quyền lực, an toàn”, thì Việt Nam đều nằm ở top dưới. Trong khi đó, “niềm tin” vào các bản án, quyết định từ phía các cơ quan điều tra, kiểm sát, và tòa án thường được hình dung là những quyết định, bản án tạo chỗ dựa cho người giàu có, quyền lực trong xã hội.
Nếu một cá nhân nào đó cho rằng, sự kiện “ấu dâm” của ông Nguyễn Hữu Linh thể hiện thận trọng của cơ quan điều tra, thì chính người dân buộc phải đặt câu hỏi vì sao “điều tra” với người trước đó nguyên là lãnh đạo trong VKS tại thành phố T.Ư lại “lâu” hơn so với một người là dân thường. Và sự “chật vật” lần này khiến người dân không khỏi nghi ngờ sự vụ sẽ “chìm xuồng” theo đúng quy trình.
Nghi ngờ! Nghi ngờ và nghi ngờ!. Người dân không tin tưởng ở khâu hành pháp, tư pháp lẫn lập pháp của Nhà nước. Họ nhìn nhận yếu tố “bình đẳng trước pháp luật” chỉ là một yếu tố xa xỉ, và người dân thực sự cảm thấy bất an trước sự “bình đẳng ngang ngược” ấy.
Và người dân phải tự bảo vệ mình bằng những decal thông tin kẻ ấu dâm để giúp nhau loại trừ rủi ro.
Và nền pháp lý Nhà nước đã trở thành “méo mó” trong mắt người dân theo cách đấy.
Một xã hội “an toàn” là điều người dân mong muốn được hưởng, hơn là một xã hội mà “quyền lực tập quyền” hiện diện.
Công lý cần thực thi, người dân đang có nhu cầu đó và đòi hỏi Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu cơ bản, là thứ nghĩa vụ đầu tiên mà một Nhà nước nên làm. Chính bởi, công lý không chỉ là bản án và quyết định, mà công lý chính là lương tâm, đạo đức con người. Hàm ngôn rằng, một nhà nước phi công lý, là nhà nước vô đạo đức và bất lương tâm.
Nhà nước rõ ràng cần nghiêm túc xem xét sự kiện “ấu dâm Nguyễn Hữu Linh”, bởi xã hội đang cho thấy sự mất mát về công lý chế độ. Và nếu không làm tốt, thì trong mắt người dân, Nhà nước hiện tại chỉ là một Nhà nước của “mạnh được, yếu thua”, Nhà nước của chế độ nông nô cách đây hàng ngàn năm.