Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 30/6/2019
Chế độ cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến trước khi ký hai hiệp định quan trọng thương mại và đầu tư với Liên minh Châu Âu. Chỉ trong một tuần, chế độ đã kết tội 6 nhà hoạt động, bốn trong số đó với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và một với tội danh “gây rối an ninh” và bắt giữ một blogger với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Trong một phiên toà chỉ kéo dài vài tiếng sáng ngày 24/6, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã kết tội công dân Hoa Kỳ gốc Việt Michael Minh Phương Nguyễn và hai thanh niên trẻ Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi với mức án tù tương ứng là 12 năm, 10 năm và 8 năm tù giam về cáo buộc nguỵ tạo theo Điều 109 của Bộ luật hình sự. Cựu tù chính trị Huỳnh Đức Thịnh, cha để của Huỳnh Đức Thanh Bình, đã bị kết án 1 năm tù trong cùng phiên toà vì tội danh “không tố giác tội phạm.”
Ba ngày sau, cũng toà án này đã kết tội ông Trần Công Khải, nguyên cán bộ công chứng ở quận 7, đã bị toà án cộng sản ở thành phố Sài Gòn kết án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 của bộ luật hình sự. Theo cáo trạng, ông Khải, 56 tuổi, tham gia tổ chức lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lập bởi công dân Hoa Kỳ gốc Việt Đào Minh Quân năm 1990. Ông còn bị cho là đã tham gia tổ chức này, và lôi kéo nhiều người khác. Ông bị buộc tội cùng một số đối tượng khác đã bàn bạc để thực hiện các hoạt động phá hoại hội nghị APEC diễn ra tại Việt Nam và lập danh sách nhiều người tham gia “trưng cầu dân ý” bầu ông Quân làm tổng thống chế độ đệ tam Việt Nam Cộng hòa, thực hiện các hoạt động chống phá chế độ cộng sản.
Ngày 28/6, vẫn là toà án trên đã kết tội ông Trương Hữu Lộc về cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự chỉ vì đã tham gia biểu tình và trợ giúp người biểu tình khác trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn. Ông bị kết án 8 năm tù giam.
Ngày 29/6, công an tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ công dân Phạm Văn Điệp với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự chỉ vì những bài viết chỉ trích chế độ và chính quyền địa phương và tham gia biểu tình ôn hoà về những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Ông Điệp từng du học tại Liên bang Nga và ông có quốc tịch Nga.
Các tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng vẫn tiếp tục tuyệt thực từ ngày 10/6 để phản đối việc Ban giám thị Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam của họ trong điều kiện mùa hè nóng nực ở miền Trung. Sức khoẻ của các tù nhân này đang rất yếu sau nhiều ngày không ăn mà lại có nhiều bệnh tật nghiêm trọng.
Nhiều tổ chức dân sự độc lập và hàng trăm người hoạt động và dân thường đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối việc đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân lương tâm ở nhiều nhà tù trong cả nước, đặc biệt là Trại giam số 6. Họ cũng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện điều kiện giam giữ và đưa những cán bộ công an vi phạm chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Vànhiều tin quan trọng khác.
===== 17/6 =====
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị phạt hành chính vì di chuyển trong quá trình sinh nở
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, cây viết chính trị sắc bén, đã bị nhà cầm quyền phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hô, tỉnh Dak Lak phạt hành chính vì cô di chuyển ra khỏi khu vực phường nơi cô cư trú trong thời gian mang thai và sinh đẻ.
Theo quyết định ký ngày 14/6, thì cô buộc phải nộp khoản tiền phạt 2,5 triệu đồng vì đi khỏi khu vực xã không xin phép nhà chức trách.
Xin nhắc lại, vào dịp quốc khánh CSVN năm 2017, Vy đứng chụp cạnh một lá cờ đỏ sao vàng bị xịt sơn, và chính quyền cho rằng cô xúc phạm lá cờ bằng cách bôi bẩn sơn lên đó. Cô không phủ nhận và coi đó là quyền biểu đạt, một trong những quyền cơ bản của con người. Sau đó, vào cuối tháng 11 năm 2018, cô đã bị kết án 33 tháng tù giam vì tội danh “xúc phạm quốc kỳ” vào nhưng được hoãn thi hành án do còn nuôi con nhỏ.
Gần đây, cô lại sinh thêm con thứ 2 và trong quá trình mang thai và sinh nở, cô phải di chuyển nhiều lần ra khỏi địa bàn phường Thống Nhất và đó là lý do cô bị phạt.
Cô Vy là con gái đầu của cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, người bị kết án tù 10 năm vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Bản thân cô là một nhà hoạt động nhân quyền, là người sáng lập và cựu chủ tịch Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.
Cô là tác giả của nhiều bài báo về nhân quyền và dân chủ, và cuốn sách “Nhận Định Sự Thật – Tự Do & Nhân Quyền.”
Theo luật Việt Nam, phụ nữ được hoãn thi hành án không nghiêm trọng nếu đang nuôi con dưới 3 tuổi.
——————–
Cơ quan nhà nước sẽ ghi âm, ghi hình khi tiếp dân nhằm hạn chế tiêu cực
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai rộng rãi hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực để theo dõi, giám sát thường xuyên.
Biện pháp này sẽ hạn chế cơ quan tiếp dân và doanh nghiệp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho họ trong giải quyết công việc.
Thủ tướng Phúc công nhận rằng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ cá nhân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sơ hở của chính sách, pháp luật… sách nhiễu, gây phiền hà, thậm chí tiêu cực, tham nhũng khi thực hiện hoạt động công vụ. Điều này gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, những đơn vị nhà nước để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực là hải quan, thuế, quản lý thị trường, và đặc biệt là thanh tra. Trong khi đó, dư luận xã hội cũng bức xúc về sự thiếu minh bạch, thiếu kiểm soát, nguy cơ tiềm ẩn tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ của một số lĩnh vực nhạy cảm khác nhưđiều tra, thi hành án, kiểm toán, tổ chức nội vụ…
Ông Phúc nói cơ quan nhà nước phải “công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.”
Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng việc ghi âm và ghi hình sẽ làm giảm đáng kể tiêu cực ở các cơ quan công quyền vì tình trạng tham nhũng đã trở nên trầm trọng và phổ biến, và cán bộ nhà nước dùng nhiều chiêu để tránh bị phát hiện.
Đây cũng có thể là một trong những hành động mỵ dân của ông Phúc trong quá trình tranh cử vào chức tổng bí thư của đảng cầm quyền.
——————–
Doanh nghiệp Việt sử dụng dư luận viên để trợ giúp kinh doanh: Luật sư Hà Huy Sơn
Luật sư nhân quyền Hà Huy Sơn nói nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đội ngũ dư luận viên và thuê một số công ty công nghệ để ngăn chặn những thông tin không có lợi cho mình trên mạng xã hội.
Trong một status đăng trên trang Facebook cá nhân, luật sư Sơn nói dư luận viên và các công ty thuê nói trên được trả tiền để khuyếch tán những thông tin ảo đánh bóng cho doanh nghiệp thuêhọ.
Theo ông, những doanh nghiệp bất động sản hay sử dụng chiêu này nhất. Ông cho rằng đây là một loại tội phạm rất nguy hiểm cho xã hội và cần phải bị lên án vì nó làm méo mó thông tin sự thực về món hàng và dịch vụ mà người mua cần.
Luật sư Sơn cho rằng hình thức này có dấu hiệu phạm tội quy định tại Điều 167của Bộ luật hình sự, hoặc cần bổ sung loại tội danh mới nàynếu chưa có.
Điều 167 nói về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, và có mức chế tài từ 3 tháng đến 5 năm tù giam, và người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư Sơn là một trong vài luật sư nhân quyền hay tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị xử người bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội cũng như người hoạt động nhân quyền.
Ông là người đầu tiên nêu ý kiến về việc doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chiêu thức trên để kiểm soát và lũng đoạn tin tức về doanh nghiệp của mình trong một quốc gia mà đảng cộng sản cầm quyền và chính phủ của nó đang sử dụng hàng chục nghìn dư luận viên cùng nguồn lực công nghệ thông tin không giới hạn để kiểm soát các mạng xã hội và định hướng dư luận xã hội với mục tiêu giữ vững độc tôn chính trị của người cộng sản.
===== 19/6 =====
Nhà hoạt động Trần Đình Châu bị câu lưu, tra hỏi bởi Công an Đồng Nai
Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai tăng cường trấn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ thêm một nhà hoạt động tên là Trần Đình Châu trong ngày hôm nay.
Theo gia đình, một lực lượng rất đông công an và mật vụ đã xông vào nhà anh ở Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu để bắt anh và khám xét nhà, thu giữ hai bộ quần áo rằn ri và vài cuốn sách, trong đó có Chính trị bình dân và Cẩm nang nuôi tù của Phạm Đoan Trang.
Không rõ cáo buộc chống lại anh Châu là gì. Người vợ cũ (mới ly dị) không tiết lộ vì sợ sệt trong khi mẹ của anh Châu lại ở mãi tận Biên Hoà, Đồng Nai. Bà nói sẽ đến cơ quan công an để hỏi thêm.
Anh Châu, 35 tuổi, là một người tham gia hoạt động từ nhiều năm nay. Anh từng tham gia nhóm môi trường phản đối việc xả thải công nghiệp ở ven biển tỉnh Bình Thuận ngày 15/7/2017, sau đó bị câu lưu mấy ngày trong đồn công an và bị đánh rất nghiêm trọng.
Anh cũng tham gia vụ biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì anh có bị bắt giữ và đánh đập, và bị nhiều sách nhiễu sau đó. Anh liên tục bị công an gọi lên tra hỏi về các hoạt động xã hội, và ly gián vợ chồng anh dẫn đến vụ ly hôn gần đây.
Theo một số bạn bè, an ninh đã đến công ty của anh để ép cho thôi việc, và anh đã phải viết đơn xin nghỉ việc trong tháng 6.
Anh Châu là một trong nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt bởi công an cộng sản Đồng Nai, trong đó có Đoàn Viết Hoan và Nguyễn Đình Khuê và hai người này bị cáo buộc “phá rối an ninh” theo Điều 118 với mức án tù có thể lên tới 15 năm.
===== 20/6 =====
Nhà hoạt động Trần Đình Châu được trả tự do sau nhiều giờ bị tra hỏi
Lựclượng an ninh cộng sản tỉnhĐồng Nai đãtrả tự do cho nhà hoạt động Trần Đình Châusau khi giam giữ và tra khảo anh trong nhiều giờ ở đồn công an.
Như gia đình đưa tin, công an Đồng Nai đã bắt giữ anh vào sáng sớm ngày 19/6 khi anh đang ở nhà ở Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Công an cũng thu giữ 2bộ quần áo rằn ri và vài cuốn sách, trong đó có Chính Trị Bình Dân và Cẩm Nang Nuôi Tù của Phạm Đoan Trang
Theo một số nguồn tin, anh Châu bị tra khảo về quan hệ của anh với một số nhà bất đồng chính kiến ở Đồng Nai. Trước đó, an ninh Đồng Nai đã bắt giữ Đoàn ViếtHoan và Nguyễn Đình Khuêvới cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự với mức án cao nhất là 15 năm tù giam.
Anh Châu, 35 tuổi, là một người tham gia hoạt động từ nhiều năm nay. Anh từng tham gia nhóm môi trường phản đối việc xả chất thải công nghiệp ở ven biển tỉnh Bình Thuận ngày 15/7/2017, sau đó bị câu lưu mấy ngày trong đồn công an và bị đánh rất nghiêm trọng.
Anh cũng tham gia vụ biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì anh có bị bắt giữ và đánh đập, và bị nhiều sách nhiễu sau đó. Anh liên tục bị công an gọi lên tra hỏi về các hoạt động xã hội, và ly gián vợ chồng anh dẫn đến vụ ly hôn gần đây.
Theo một số bạn bè, an ninh đã đến công ty của anh để ép cho thôi việc, và anh đã phải viết đơn xin nghỉ việc trong tháng 6.
Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội, bắt giữ khoảng 20 người từ đầu năm đến nay. Hiện nay, Việt Nam giam giữ khoảng 220 tù nhân lương tâm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
——————-
Nhiều tù nhân lương tâm tuyệt thực ở Trại giam số 6 vì phòng giam không có quạt điện
Rất nhiều tù nhân lương tâm ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đang tuyệt thực ngày thứ 10 sau khi Ban giám thị trại giam tháo dỡ hết quạt điện lắp trong các phòng giam trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng nực ở miền Trung Việt Nam.
Thông tin trên được đưa ra bởi bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ và công đoàn Trương Minh Đức, người đang thụ án tù 12 năm tại trại giam này.
Trong buổi gặp với chồng vào ngày 20/6, bà Thanh được biết gần đây ban giám thị trại giam đã cho người tháo dỡ hết các quạt điện trong phòng giam với lý do là các thiết bị này đã hỏng hóc. Không thấy họ cho người lắp quạt trong khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ C và phòng giam chật chội mái tôn, các tù nhân lương tâm đã viết đơn yêu cầu trại giam lắp quạt. Tuy nhiên, đề nghị của họ không được đếm xỉa và họ buộc phải tuyệt thực.
Do tuyệt thực, sức khoẻ của ông Đức đã giảm sút nghiêm trọng và nếu không có sự can thiệp kịp thời thì mọi việc có thể xấu hơn nữa, bà Thanh cho biết.
Bà cho biết ông Đức bị huyết áp cao và bệnh tim mạch. Những người tù cao tuổi cũng có nhiều bệnh hiểm nghèo.
Ông Đức có nói phòng ông có thêm một người bạn tù mới là thầy giáo Đào Quang Thực, người bị kết án 14 năm tù giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”
Ngoài việc kết tội vô căn cứ bằng những án tù nhiều năm, và đưa họ đi giam giữ ở những nơi xa gia đình, chế độ cộng sản Việt Nam còn đày đoạ tù nhân lương tâm bằng nhiều hình thức hà khắc trong trại giam. Việc không cho tù nhân sử dụng quạt trong điều kiện thời tiết mùa hè khắc nghiệt nóng và gió Lào ở Nghệ An là một trong những biện pháp đày đoạ nhằm bẻ gãy ý chí phản kháng của người hoạt động.
Trại giam số 6 của bộ công an cộng sản là nơi khét tiếng về đàn áp tù nhân chính trị. Nơi đây hiện đang giam giữ các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Túc, Đỗ Công Đương và nhiều người khác.
——————-
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam còn tồi tệ
Theo phúc trình hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầucủa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn có nhiều hình thức sách nhiễu và đàn áp tôn giáotrong năm 2018.
Theo đó, nhà cầm quyềnthườngxuyênsử dụng các tác nhân ngoài chính phủ để đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập với chính quyền, theo kế “ném đá giấu tay” nhưsử dụngchi phái Cao Đài do cộngsảndựng lên năm 1997 đểxâm phạm đến quyền tự do tôn giáo và nhân quyền nói chung của các tín đồ Cao Đài nguyên thuỷ, và sử dụng hội cờ đỏ để trấn áp nhiều giáo xứ Công giáo lên tiếng phản đối về chính sách đền bù không thoả đáng cho các thiệt hại do nhà máy Gang Thép Formosa gây ra trong vụ nhiễm độc môi sinh năm 2016.
ViệtNam cũng thực hiện chính sách ép bỏ đạo đối với các tín đồ Tin Lành thuộcsắc dân Hmong ở Tây Bắc và ngườiThượng ở cao nguyên Trung Phần.
Bảnphúc trình nói nhàcầm quyền ở nhiều địa phương xâm phạm tài sản của nhiều tổ chức và cộng đồng tôn giáo, và các trường hợp điển hình là phá vỡ chùa Liên Trì ở Sài Hòn, chùa An Cự ở Đà Nẵng, Đan viện Thiên An ở Huế…với mục đích phá dỡ cơ sở tôn giáo và cướp đất.
Bản phúc trình cũng nêu lên những trường hợp đàn áp tôn giáo cá lẻ như việc kẻ gian phá hoại tài sản của gia đình Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi ở Lâm Đồng, án tù đối với các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo liên quan đến dạo tràng Út Trung, việc một số tu sĩ Công giáo bị chặn không được làm lễ ở một số địa điểm thuộc tỉnh Lào Cai…
Trướcđó, vào ngày 29/4, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế công bố bản phúc trình về Việt Nam và tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại giao đưa Việt Nam trở lại danh sách Quốc gia Cần Quan tâm(Country of Particular Concern – CPC).
Ngày 27/6 sắp tới, Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ sẽ triệu tập buổi điều trần về tình trạng đàn áp tôn giáo, đặc biệt là các cộng đồng Thiên Chúa giáo. Vấn đề Việt Nam cũng sẽ được nêu lên.
——————–
Hoa Kỳ lại đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia phải theo dõi về nạn buôn người
Ngày 20/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt Việt Nam vào nhóm các quốc gia có vấn đề buôn người ở bậc 2 và sẽ bị theo dõi do không đạt những điều kiện tiêu chuẩn nhằm bài trừ cũng như giảm thiểu tệ nạn buôn người.
Trong Phúc trình thường niên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng dù đã nỗ lực đáng kể song Việt Nam không hoàn tất và không đáp ứng đúng mức yêu cầu về những điều kiện ,tiêu chuẩn tối thiểu trong công việc phòng chống buôn người.
Như vậy, sau 10 năm liên tục ở Bậc 2 không còn bị theo dõi (Tier 2 No More Watch List), năm 2019 này Việt Nam bị Bộ Ngoại Giao Mỹ xếp bậc 2 có vấn đề buôn người mà còn bị theo dõi (Tier 2 Watch List) vì không cải thiện đến nơi đến chốn.
Vẫn theo phúc trình, Việt Nam đã áp dụng các điều khoản hướng dẫn 150 và 151 Bộ Luật Hình Sự, đã có sự tiến bộ trong việc truyền bá và nâng cao ý thức phòng chống buôn người trong các cộng đồng và địa phương dễ bị thương tổn, đã triển khai những cơ sở giáo dục phòng ngừa, đã cởi mở hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các tổ chức phòng chống và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trong cũng như ngoài nước.
Thế nhưng bất kể mọi cố gắng, vấn đề buôn người vẫn tồn tại và có phần nặng nề hơn trong hai năm trở lại đây, đặc biệt không nghiêm túc trong vấn đề điều tra, xử phạt theo luật pháp những hành vị lạm dụng xuất khẩu lao động để đưa hàng loạt người ra nước ngoài mà không bảo đảm an toàn, đời sống cũng như công việc cho họ.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã không giải quyết được tệ trạng được nêu ra trước đây, là bạc đãi và cưỡng bách lao động không công đối với những người sử dụng ma túy trong các trung tâm cai nghiện. Nhiều chỉ dấu cho thấy có sự thông đồng giữa viên chức địa phương với những kẻ hoạt động đưa người ra nước ngoài trái phép, vào lao động bị bóc lột và cả vào đường mại dâm ở bên ngoài; thế nhưng nhà cầm quyền đã không lưu ý và không giải quyết thỏa đáng theo luật hiện hành.
Được biết trong phúc trình thường niên của năm 2018, những vấn đề buôn người ở Việt Nam đã được nêu rõ như phúc trình năm nay, khi đó Việt Nam vẫn giữ bậc 2 là nước đang có vấn đề.
Tuy nhiên những lý do tương tự như vậy lại được nêu lại trong năm nay khiến Việt Nam bị đưa trở lại danh sách bậc 2 bị theo dõi trong phúc trình buôn người trên thế giới 2019, là kết luận của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Phát biểu lúc công bố Phúc trình thường niên 2019 về nạn buôn người, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Báo cáo năm nay chú trọng nhiều vào những cách thức hữu hiệu mà cộng đồng địa phương có thể giải quyết nạn buôn người một cách chủ động, cũng như cách thức mà nhà nước có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cộng đồng đó.
Vẫn theo lời ông, thế giới hiện đại không có chỗ cho nạn nô lệ mới, và thông qua các can dự ngoại giao cũng như hành động thúc đẩy, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này sẽ được tiếp tục duy trì bền vững trong thời gian tới.
——————–
Facebooker Tìm Tự Do bị cáo buộc khủng bố
Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã chính thức cáo buộc Facebooker Tìm Tự Do, người có tên thật là Võ Thường Trung, với tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 113 của Bộ luật hình sự.
Theo thông báo của gửi về gia đình ở xã An Phước, huyện Long Khánh, cơ quan an ninh điều tra của Sở công an tỉnh Đồng Nai cho biết chúng đang giam giữ anh Trung tại trại tạm giam của công an tỉnh để điều tra về cáo buộc này.
Công an Đồng Nai đã bắt anh Trung vào ngày 25/4 và anh sẽ bị biệt giam ít nhất trong 4 tháng. Trong thời gian này, anh không được gặp gia đình hay luật sư. Anh đối mặt với án phạt từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội.
Anh được cho là có liên quan đến hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Đình Khuê và Đoàn Viết Hoan. Cả hai đang bị giam giữ bởi công an Đồng Nai để điều tra về cáo buộc “gây rối an ninh” với mức án cao nhất là 15 năm tù giam.
Vài ngày trước đây, công an Đồng Nai và Vũng Tàu cũng câu lưu Trần Đình Châu để tra hỏi về quan hệ với ba nhà hoạt động trên.
Theo một số nhà hoạt động thì anh Trung đã từng tham gia biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018. Trên trang Facebook cá nhân, anh có chia sẻ và live stream chỉ trích chế độ CSVN về vi phạm nhân quyền, tham nhũng hệ thống, sưu thuế nặng nề, mất biển đảo và đất đai của Tổ quốc…
Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang điên cuồng gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhắm vào những tổ chức hoặc cá nhân có khả năng kêu gọi biểu tình. Từ đầu năm đến giờ, an ninh cộng sản đã bắt giữ ít nhất 20 nhà hoạt động.
——————-
Công an thành phố HCM tăng cường lắp đặt camera theo dõi giới bất đồng chính kiến
Nhà cầm quyền cộng sản ở thành phố Sài Gòn đã tăng cường giám sát công dân bằng cách lắp đặt nhiều camera an ninh để nhận diện khuôn mặt ở nhiều tuyến phố và khu dân cư.
Theo báo Tri thức, cơ quan chức năng đã lắp đặt hơn 1.000 camera an ninh khắp thành phố, và trong số đó có 50 chiếc có chức năng phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc như nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự,…
Việc lắp đặt các camera này là một phần của Đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Đề án này cũng xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, thành phố đã triển khai hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu, thực hiện tích hợp một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng.
Nếu đề án thành công, Sài Gòn sẽ mở rộng việc lắp đặt camera và các địa phương khác sẽ triển khai theo.
Đề án này được xây dựng theo mô hình Trí tuệ nhân tạo của Trung Cộng. Bắc Kinh đã lắp đặt hàng triệu camera an ninh để nhận diện khuôn mặt người dân và theo dõi hành vi của họ, đặc biệt ở khu vực Tân Cương, nơi người Ngô Duy Nhĩ đang bị đàn áp khốc liệt. Bằng cách thu thập dữ liệu và chấm điểm công dân, công dân “không ngoan” theo định nghĩa của nhà cầm quyền có thể không được sử dụng nhiều dịch vụ xã hội.
Thực tế, nhà cầm quyền Sài Gòn đã lắp đặt nhiều camera ở gần nhà nhiều người bất đồng chính kiến, có khi chĩa thẳng vào nhà họ và dữ liệu thu được chuyển về đồn công an.
Từ lâu, truyền thông lề đảng ở Việt Nam đã dọn đường cho việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong theo dõi người dân theo mô hình của Trung cộng.
===== 21/6 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi Thái Lan điều tra vai trò của Cảnh sát Hoàng gia trong vụ Trương Duy Nhất
Tổ chức Ân xá Quốc tế (AXQT) đã kêu gọi chính quyền Thái Lan tiến hành điều tra vai trò của Cảnh sát Hoànggia trong vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc hôm 26/1 tại Bangkok.
Ông Nhất, người đã đến xin quy chế tị nạn tại văn phòng Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạnở thủ đô Bangkok hôm 25/1, đã bị mất tích trong ngày hôm sau. Ông hiện đang bị giam ở Trại tạm giam T16 của Bộ công an Việt Nam, và phía trại giam cho biết ông này được đưa đến đây từ ngày 28/1.
Trong thông cáo báo chí đưa ra ngày 21/6, AXQT nói cơ quan này có tài liệu nghi vấn về sự liên quan của cảnh sát Thái Lan trong vụ bắt cóc ông Nhất trong ngày 26/6. Cụ thể, AXQT nói ông Nhất bị 4 cảnh sát Thái bắt giữ tại một tiệm kem ở Trung tâm mua bán Future Parkthuộcngoại thành Bangkokvào lúc5:30 chiều. Sau đó,những cảnh sát này đã đưa ông đến một tiệm ăn và ở đó khoảng 2 giờ. Khoảng 8 giờ tối, họ lái xe đưa ôngNhấtra một chỗ xa và trao ông cho một nhóm mậtvụViệt nam.
Ông Nhất bị trao cho phía Việt Nam vào cuối tháng 1 và vài tháng sau, Việt Nam bắt giữ 3 người bất đồng chính kiến của Thái Lan trên biên giới Việt-Lào và sau đó trao cho phía Thái Lan. Theo AXQT, đây có thể là một khả năng trao đổi giữa hai chính phủ.
Theo ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực Đông và Đông Nam Á của AXQTthì“Vụ bắt cóc ôngNhất dường như là một phần trong xu hướng gây quan ngại sâu sắc trong khu vực liên quan đến việc trao trả sai pháp luật những người tị nạn và những người đang xin quy chế tị nạn.”
Ông Nhất là cựutù nhân lương tâm vì có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ. Ông bị bắt năm 2013với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và sau đó bị kết án 2 năm tù giam. Sau khi ra tù, ông tham gia viết blog cho đài Á Châu Tự do(RFA).
Cáchđây 2 tuần, nhà cầm quyền Việt Nam công bốquyết định truy tố ôngNhất vớicáo buộc “Lạm dụng, chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355 củaBộ luật hình sựvà vụ án có liên quan đến cựu thượng tá an ninh Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm).
===== 22/6 =====
Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á bắt tay trong việc dẫn độ người hoạt động
Nhà cầm quyền của Việt Nam, Cambodia, Malaysia và Thái Lan bắt tay nhau trong việc dẫn độ người hoạt động và trả về quốc gia mà họ là công dân và là nơi mà họ đối mặt với tù tội.
Theo ôngCharles Santiago, nghị sỹ của quốc hội Malaysia, người cũng là chủ tịch Hội nghị sỹ nhân quyền ASEAN thì tình trạng này trở nên đáng lo ngại.
Hãng thông tấn Reuters nói rằng bốn nước trên bị tố cáo trong việc bắt giữ và dẫn độ nhiều người bất đồng chính kiến của quốc gia lân cận, và trong nhiều trường hợp, nạn nhân là người đã được Liên Hợp quốc cấp quy chế tỵ nạn.
Trước đây, Thái Lan được cho là nơi trú ẩn an toàn của người bất đồng chính kiến từ nhiều quốc gia độc tài trong khu vực, nhưng kể từ 2014 khi giới quân sự đảo chính và nắm quyền, nhà cầm quyền ở đất nước chùa tháp đã yêu cầu các quốc gia lân bang bắt giữ và trao trả người đối lập chính trị, và cũng tuân thủ yêu cầu tương tự của các quốc gia này.
Thángtrước, Malaysia đã bắt giữ một người Thái có tư tưởng chống nền quân chủ và trả về Thái Lan sau khi người này đã ghi danh xin quy chế tỵ nạn chính trị tới cơ quan của Liên Hợp quốc. Giờ đây, cô Praphan Pipithnampornsắp phải ra toà với cáo buộc kêu gọi chống chính quyền và tội phạm có tổ chức. Thủ tướng Mahathir Mohamadbảo vệ quyết định trục xuất, nói rằng Malaysia là “láng giềng thân thiện” với Thái Lan.
Nămngoái, chính quyền Thái bắt giữ hai người Campuchia và trả họ về nước. Một người là Sam Sokha, lànhà hoạt động công đoàn và là người đã ném dép vào chân dung của thủ tướng Hun Sen. Giờ đây, cô này đang thụ án tù 2 năm về tội danh “làm nhục quan chức chính phủ.”
Một người khác, anh Rath Rott Mony, bịbắt ở Bangkok vào tháng 12 và bị buộc phải về Campuchia. Phiên toà xét xử anh sẽ diễn ra vào ngày 26/6 tới và anh đối mặt với án tù 3 năm vì tham dự vào việc làm một bộ phim về tình dục trẻ em.
Lực lượng an ninh Việt Nam và Thái Lan cũng hợp tác chặt chẽ trong việc bắt giữ và trục xuất người bất đồng chính kiến. Theo Ân xá Quốc tế thì Cảnh sát Hoàng gia Thái bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất và trao cho phía Việt Nam trong cuối tháng 1 năm nay và tháng sau, Việt Nam bắt giữ 3 nhà bất kiến Siam Theerawut, Chucheep Chivasut và Kritsana Thapthairồi trục xuất về Thái.
Trong khi nhiều người hoạt động bị trục xuất dựa trên luật pháp, thì cũng có một số trường hợp bị bắt cóc và trả về cố quốc, như trường hợp của ông Nhất.
===== 24/6 =====
Ba nhà hoạt động thuộc Quốc hội Quật khởi kết án tổng cộng 30 năm tù giam vì tội danh nguỵ tạo “lật đổ chính quyền”
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án 3 nhà hoạt động mới mức án tổng cộng 30 năm tù giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật hình sự.
Trong phiên toà diễn ra trong vài giờ đồng hồ sáng 24/6, ông Michael Minh Phương Nguyễn, công dân Hoa Kỳ gốc Việt, đã bị kết án 12 năm tù giam. Tuy nhiên, ông sẽ bị trục xuất về Hoa Kỳ ngay sau khi thực hiện xong án tù.
Hai người còn lại là Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi bị kết án 10 năm và 8 năm tương ứng. Ngoài ra, hai nhà hoạt động trẻ này còn phải chịu án quản chế 3 năm sau khi mãn hạn tù.
Cả 3 bị cho là liên quan đến một tổ chức tên là Quốc nội Quật khởi có mục tiêu thay thế chế độ cộng sản bằng một chính thể dân chủ và tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
Cũng trong phiên toà, cựu tù chính trị Huỳnh Đức Thịnh, bố của Huỳnh Đức Thanh Bình, bị kết án 1 năm tù giam vì “không tố giác tội phạm.”
Luật sư Nguyễn Văn Miếng là người đại diện pháp lý cho thanh niên trẻ tuổi Bình trong khi ông Michael Minh Phương Nguyễn và Trần Long Phi không có luật sư riêng và luật sư chỉ định là ông Đoàn Trọng Nghĩa. Không người thân nào được vào phòng xử án còn đại diện toà đại sứ của Hoa Kỳ thì được quan sát phiên toà ở một phòng khác.
Huỳnh Đức Thanh Bình là thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền, một tổ chức sáng lập bởi tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc còn Trần Long Phi là con trai của cựu tù nhân chính trị Trần Văn Long, người đang phải trốn chạy để tránh bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh cộng sản. Bình, Phi và ông Long từng tham gia biểu tình phản đối 2 dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn và Đồng Nai giữa tháng 6 năm ngoái.
Ba người bị bắt ngày 07/7/2018 sau chuyến đi du lịch miền Trung. Họ bị biệt giam và không được liên lạc với gia đình và luật sư cho đến gần ngày xử án. Ông Thịnh bị bắt sau đó 1 ngày, cũng bị biệt giam nhưng được tại ngoại sau tết Nguyên đán 2019.
===== 23/6 =====
Gia đình tố cáo Trại giam số 6 bức hại nhiều tù nhân lương tâm
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm (TNLT) Trương Minh Đức đã viết đơn tố cáo ban giám thị trại giam số 6 của Bộ công an tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An về hành vi bức hại ông và nhiều TNLT khác trong trại.
Trong đơn tố cáo gửi bộ trưởng công an Tô Lâm, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An và ban giám thị trại giam, bà Thanh cho biết khi bà tới thăm chồng tại trại giam vào ngày 20/6, bà được biết ông và nhiều TNLT đang tuyệt thực ở ngày thứ 10 vì trại giam tháo dỡ hết tất cả quạt điện trong phòng giam của họ.
Bà nói việc tháo dỡ quạt trong điều kiện thời tiết mùa hè ở miền Trung với nhiệt độ cao hơn 40 độ C là một hình thức đối xử khắc nghiệt đối với tù nhân nhằm bức hại họ. Chồng bà và nhiều tù nhân cao tuổi khác đang mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm và việc không cho họ dùng quạt điện trong mùa hè sẽ làm cho cuộc sống của họ tồi tệ hơn rất nhiều.
Bà cho biết đến nay đã hơn 13 ngày nhưng chưa có dấu hiệu chồng bà và các TNLT khác dừng tuyệt thực. Bà yêu cầu bộ trưởng Tô Lâm cùng các cơ quan hữu trách của Nghệ An giải quyết sự việc và lắp đặt quạt điện cho người tù ở trại giam số 6. Theo bà, trong luật Thi hành án dân sự thì tù nhân được quyền cấp quạt điện và TV trong phòng giam, và đây là cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Nhiều tù nhân lương tâm cao tuổi đang bị giam giữ tại Trại giam số 6, đó là các ông Trương Minh Đức, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Túc, Đỗ Công Đương, thầy giáo Đào Quang Thực.
Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về Chống Tra tấn và Các Hình thức Đối xử Vô Nhân đạo, Hạ nhục từ năm 2013.
===== 24/6 =====
Bắc Ninh hoãn xử nhà hoạt động chống BOT bẩn Hà Văn Nam
Nhàcầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã quyết định hoãn phiên toà sơ thẩm xét xử nhà hoạt động chống BOT bẩn Hà Văn Namsang tháng 7 mà không nêu lý do cụ thể.
Trước đó, nhà chức trách của tỉnh này định mở phiên toà sơ thẩm vào ngày 25/6 để xét xử anh Nam và 6 bạn khác về tội danh nguỵ tạo “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự 2015. Cả 7 người có khả năng phải đối mặt với án tù từ 2 đến 7 năm tù cho mỗi người nếu bị kết tội.
Theo luật sư Trần Thu Nam, đây là một vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai, chụp mũ đối với Hà Văn Nam, một người từng tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh và giám đốc một doanh nghiệp.
Trướckhi bị bắt vào ngày 05/3, anh Nam cùng với nhiều nhà hoạt động xã hội khác thực hiện nhiều hoạt động nhằm phản đối việc thu phí của nhiều trạm thu phí vì những trạm này không được đặt đúng vị trí.Chính vì các hoạt động này của họ mà các chủ trạm thu phí rất tức và sử dụng côn đồ hay cấu kết với công an để đánh đập, sách nhiễu người chống BOT.
Cuối tháng 1, anh Nam bị một nhóm mặc thường phục bắt cóc và đánh đập anh trước khi bỏ anh xuống ở một địa điểm thuộc huyện Đan Phượng. Anh bị gãy xương sườn và nhiều vết đau khắp cơ thể. Anh là một trong nhiều nhà hoạt động chống BOT bị đánh đập, giam hãm trong xe riêng nhiều giờ trong vài tháng gần đây.
Việt Nam hiện nay có gần 100 trạm thu phí BOT (Build-Operate-Transfer) trên khắp cả nước. Rất nhiều trong số này bị cố tình đặt sai vị trí nhằm giúp chủ đầu tư thu được nhiều tiền phí, kể cả từ những xe không sử dụng dịch vụ. Tất cả các trạm thu phí BOT đều có quan chức cao cấp của chính quyền CSVN chống lưng.
Anh Nam được Ân xá Quốc tế coi là tù nhân lương tâm.
===== 26/6 =====
EU sẽ ký thoả thuận thương mại, đầu tư với Việt Nam vào ngày 30/6
Liên minh châu Âu (EU) và Việt Namsẽ ký thỏa thuận thương mạivà đầu tư vào ngày 30/6 cho dù Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền trầm trọng và đàn áp khốc liệt giới bất đồng chính kiến.
Theo truyền thông lề đảng, Hội đồng bộ trưởng của EU đã phê duyệt các hiệp định thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam, và bà Cecilia Malmström, uỷ viên thương mại và ông Ștefan-Radu Oprea, bộ trưởng kinh doanh, thương mại và doanh nhân Rumania, sẽ thay mặt khối này ký thoả thuận tại Hà Nội vào Chủ nhật tới.
Báo chí quốc doanh có viết rằng hai hiệp định sẽ mang đến lợi ích chưa từng có cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động EU và Việt Nam, cùng lúc đó mang đến cơ hội cải thiện quyền lao độngvàbảo vệ môi trườngở Việt Nam.
Ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho biết EU đã có thoả thuận tương tự với Singapore và các thỏa thuận với Việt Nam là thỏa thuận thứ hai được ký kết giữa EU và một quốc gia Đông Nam Á, và tín hiệu cho các mối quan hệ mới giữa Châu Âu và khu vực này.
Bà Cecilia Malmström thì phát biểu rằng “Việt Nam là một thị trường sôi đông và giàu tiềm năng. Với lượng người tiêu dùng trên 95 triệu người, lợi ích đôi bên có thể đạt được nhiều hơn nhờ vào việc tăng cường mối quan hệ thương mại. Ngoài lợi ích kinh tế rõ ràng, thoả thuận này còn mang đến sự gia tăng việc tôn trọng quyền con người ở Việt Nam, bên cạnh các vấn đề về bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lao động”.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU tại khu vực ASEAN sau Singapore, thương mại hàng hóa ước tính khoảng 49,3 tỷ euro còn thương mại dịch vụ ước tính khoảng hơn 3 tỷ euro. Dù đầu tư của EU vào Việt Nam còn khiêm tốn, ở mức chỉ khoảng 6 tỷ euro trong năm 2017, ngày một nhiều doanh nghiệp EU đang thành lập văn phòng tại khu vực sông Mekong.
EU nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng bao gồm thiết bị viễn thông, hàng da giày, dệt may, nội thất và nông sản. EU xuất sang Việt Nam nhiều loại mặt hàng như máy móc, thiết bị, hóa phẩm, đồ ăn thức uống.
Việt Nam tiếp tục vi phạm nhiều quyền cơ bản của người dân, đàn áp khốc liệt giới bất đồng chính kiến. Năm 2018, chế độ cộng sản kết án 41 nhà hoạt động với tổng mức án hơn 300 năm tù giam và 69 năm quản chế. Từ đầu năm đến nay, hơn 20 người hoạt động bị bắt giam và 5 người bị kết án với mức án từ 5 năm đến 12 năm tù giam.
——————–
Hà Nội chỉ chấp nhận 220 khuyến nghị về UPR, từ chối 71 khuyến nghị quan trọng
Chế độ cộng sản Việt Nam chỉ chấp nhận 220 trong tổng số 291 khuyễn nghị về Kiểm định Phổ quát Định kỳ (Universal Periodic Review- UPR), và từ chối 50 khuyến nghị cũng như từ chối một phần 21 khuyến nghị còn lại.
Theo phản hồi chính thức của Việt Nam công bố trên trang Việt Nam của Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp quốc, Hà Nội có giải thích sơ bộ lý do từ chối 71 khuyến nghị là do các khuyến nghị này không phù hợp với “thực tế” ở Việt Nam.
Nhữngkhuyến nghị quan trọng bị Hà Nội từ chối bao gồm: Hôn nhân đồng giới, tham gia các cơ chế khiếu nại cá nhân của các cơchế nhân quyền, tham gia các công ước nhân quyền khác về lao động di trú, mất tích cưỡng bức, Công ước 87của International Labor Organization, Công ước UNESCO về xóa bỏ phân biệt đối xử trong giáo dục, bãi bỏ/đình chỉ thi hành án tử hình/hỗ trợ đối thoại tiến tới bỏ án tử hình, trả tự do cho tù nhân lương tâm, và xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kinh doanh và nhân quyền.
Việt Nam cũng không chấp nhận cho phép báo chí tư nhân và bỏ hoàn toàn kiểm duyệt văn hóa. Hà Nội cũng không đồng ý sửa các luật hạn chế tự do biểu đạt gồmbộ luật hình sự, luật An ninh mạng, và không công nhận người bảo vệ nhân quyềncũng nhưđiều tra các hành vi bạo lực với người bảo vệ nhân quyền.
Kết quả chính thức về Kiểm định Phổ quát Định kỳ của Việt Nam sẽ được công bố ngày 04/7.
Theonhà hoạt động Nghiêm Hoa từ Không gian Nhân quyền thì không có gì mới về chuẩn mực trong cam kết nhân quyền của ViệtNam. Có điểm mới là cái gì màHà Nội không cam kết thì được giải thích cụ thể hơn và nhiều điểm được minh họa là luật ViệtNamkhông thua gì Luật Nhân quyền quốc tế.
——————
Giới bất đồng chính kiến lên án chế độ ngược đãi tù nhân lương tâm
Năm tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng chục người thuộc giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội đã ký tên chung vào một thư ngỏ phản đối việc ngược đãi tù nhân lương tâm của chế độ cộng sản Việt Nam.
Thư ngỏ này được công bố ngày thứ Sáu, là ngày tuyệt thực thứ 18 của nhiều tù nhân lương tâm như các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng trong Trại giam số 6 của bộ công an tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Bốn tù nhân lương tâm đã tuyệt thực từ ngày 11/6 sau khi ban giám thị nhà tù tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam trong điều kiện mùa hè khắc nghiệt ở miền Trung, để các ông chịu cái nóng oi ả khoảng 40 độ C và gió Lào mà không được sử dụng quạt điện. Đây là một hình thức tra tấn, đày đoạ những người tù nhân đều trên 60 tuổi và có nhiều trọng bệnh.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), người từng bị giam ở Trại 6, cho biết đa số phòng giam tù chính trị được xây tường bằng đá hộc và gạch đặc, tường thấp và trên lợp mái tôn, không có khe thông gió. Khu vực trại giam nằm ở một trong những nơi ở miền Trung có khí hậu khắc nghiệt nhất.
Trong thư gửi ban lãnh đạo của chế độ, những người ký tên yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc ngược đãi tù nhân lương tâm trong tất cả các trại giam trong phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở Trại 6, coi những hành động ngược đãi là sự vi phạm Công ước Quốc tế về Tra tấnvà các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Việt Nam đã ký kết.
Họ cũng yêu cầu chính phủ phải cử người đến kiểm tra, chấn chỉnh và kỷ luật những kẻ đã thực hiện việc ngược đãi trên.
Thưcũng kêu gọi chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế lên tiếng để buộc Việt Nam đối xử nhân đạo với tù nhân lương tâm.
Nhóm khởi xướng tiếp tục nhận chữ ký ủng hộ (gửi về Email: chongnguocdaitunhan@gmail.com) trước khi chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và các tổ chức quốc tế.
===== 27/6 =====
Một công chức bị kết án 8 năm tù giam vì cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
Ông Trần Công Khải, nguyên cán bộ công chứng ở quận 7, đã bị Toàán Nhân dân thành phố Hồ Chí Minhkết án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 của bộ luật hình sự.
Theo cáo trạng, ông Khải, 56 tuổi, tham gia tổ chức lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lập bởi công dân Hoa Kỳ gốc Việt Đào Minh Quân năm 1990. Ông còn bị cho là đã tham gia tổ chức này, và lôi kéo nhiều người khác.
Cũng theo cáo trạng, ông cùng một số đối tượng khác đã bàn bạc để thực hiện các hoạt động phá hoại hội nghị APEC diễn ra tại Việt Nam và lập danh sách nhiều người tham gia “trưng cầu dân ý” bầu ông Quân làm tổng thống chế độ đệ tam Việt Nam Cộng hòa, thực hiện các hoạt động chống phá chế độ cộng sản.
Nhà cầm quyền CSVN coi tổ chức của ông Quân là một tổ chức khủng bố. Cho tới nay, nhà cầm quyền cộng sản kết án ít nhất 28 người bị cho là liên quan đến tổ chức này. Năm 2018, 18 người bị cho là thành viên một nhóm thuộc tổ chức này thực hiện đánh bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất và đốt một bãi xe của công an Sài Gòn. Họ bị kết tội khủng bố và bị kết án với mức án nặng nề từ 7 đến 16 năm tù giam. Tuy nhiên, thân nhân một số người bị kết án trên nói rằng đây là một vụ án nguỵ tạo và nhiều người vô tội không biết nhau nhưng vẫn bị gom chung vào một nhóm và bị chung một tội danh.
Cuối tháng Tư vừa qua, công an Lâm Đồng cũng bắt giữ bà Nguyễn Thị Tuyết vì cho rằng bà có liên quan đến tổ chức của ông Quân, và bà cũng bị cáo buộc theo Điều 109.
===== 28/6 =====
Ông Trương Hữu Lộc bị kết án vì trợ giúp người biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu
Ngày 28/6, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án ông Trương Hữu Lộc với tội danh “phá rối an ninh” theo Điều 118 của bộ luật hình sự chỉ vì ông tham gia và trợ giúp người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng trong ngày 10-11/6/2018 tại Sài Gòn.
Ông Lộc, 56 tuổi, bị bắt ngày 11/6/2018 và bị biệt giam cho tới ngày xử án, đã bị kết án 8 năm tù giam trong một phiên toà rất thầm lặng và có phần bất ngờ đối với giới bất đồng chính kiến.
Theo cáo trạng, ông thường xuyên sử dụng mạng xã hội kết nối với nhiều đối tượng chống đối chính trị trong và ngoài nước, nhiều lần thực hiện livestream trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, phỉ báng lãnh đạo, xuyên tạc đường lối chính sách của đảng cộng sản cầm quyền, và kích động nhiều người tham gia biểu tình.
Theo nhiều nhà hoạt động, ông Lộc đã mua nước uống và bánh mỳ để hỗ trợ người biểu tình ôn hoà ở Sài Gòn ngày 10/6/2018. Ông cũng trực tiếp tham gia biểu tình và hô khẩu hiệu phản đối dự định của nhà cầm quyền Việt Nam thông qua hai dự luật trên. Dự luật Đặc khu Kinh tế có nhiều điều khoản ưu đãi cho nhà đầu tư đến từ Trung cộng còn dự luật An ninh mạng nhằm trấn áp phản biện trực tuyến.
Ông là một trong hàng chục người bị bắt vì tham gia tích cực vào cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất trong vài chục năm qua. Nhiều người trong số họ vẫn bị biệt giam và chưa được gặp luật sư và gia đình, trong đó nhiều thành viên của nhóm Hiến Pháp, đa số trong số đó bị cáo buộc “gây rối an ninh” và đối diện với mức án nặng nề.
Chế độ toàn trị của Việt Nam gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến trong năm 2019, bắt giữ hơn 20 người hoạt động và kết án 8 người với tổng mức án là 48 năm tù giam và 17 năm quản chế.
Việt Nam hiện giam giữ khoảng 220 tù nhân lương tâm, hàng chục người trong số họ bị giam giữ vì tham gia biểu tình ôn hoà tháng 6 năm 2018.
——————–
Nhà hoạt động Đặng Thị Huệ có thể bị vu cáo gây rối sau khi bị công an Sóc Sơn đánh truỵ thai
Nhà hoạt động chống BOT bẩn Đặng Thị Huệ (Facebooker Huệ Như), người từng bị công an huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đánh đến truỵ thai tháng trước, có khả năng bị chính công an huyện này vu cáo tội gây rối trật tự công cộng.
Ngày 28/6, chị nhận được giấy mời của Công an huyện Sóc Sơn yêu cầu chị đến trụ sở của cơ quan này vào ngày 01/7 để làm việc liên quan đến việc gây rối trật tự công cộng.
Theo chị Huệ, ngày 11/6, chị cùng một số anh chị em đến Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài và lại bị công an huyện Sóc Sơn bắt giữ. Chúng giam giữ chị và lái xe tên Bùi Văn Tiến từ chiều cho tới tận nửa đêm và vu cáo cho hai người gây rắc rối tại trạm.
Chị Huệ cho biết vu cáo của phía công an là không có cơ sở vì chị và anh Tiến đều đưa tiền ra để định mua vé qua trạm. Việc câu lưu hai người trong nhiều giờ là độc đoán.
Trước đó, vào ngày 20/5, công an Sóc Sơn đã bắt giữ và đánh đập nhiều nhà hoạt động chống BOT bẩn tại trạm thu phí trên. Chị Huệ bị ba tên công an trong quần áo dân sự bắt giữ và chúng liên tục thúc gối vào bụng chị mặc dù chị đã cảnh báo rằng chị đang mang thai ở tuần thứ 5.
Sau khi bị đánh, chị Huệ bị đau dữ dội vùng bụng và khám nghiệm sau đó chỉ ra rằng chị bị hư thai. Chị bị buộc phải phẫu thuật sau đó để loại bỏ thai.
Thay vì xin lỗi chị Huệ và điều tra những kẻ thủ ác, công an Sóc Sơn lại có ý định khép chị vào tội gây rối trật tự công cộng, một cáo buộc có mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Gần đây, chị Huệ đã được một số đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội mời đến gặp mặt để tìm hiểu sự việc của chị.
=====. 29/6 =====
Bloger Phạm Văn Điệp bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Ngày 29/6, nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ ông Phạm Văn Điệp với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của bộ luật hình sự.
Theo truyền thông lề đảng, công an cộng sản cũng tiến hành khám nhà ông ở thị xã Sầm Sơn và thu giữ một máy tính cùng nhiều tài liệu.
Ông sẽ bị biệt giam trong ít nhất 4 tháng tới, không được gặp gia đình và luật sự trong suốt thời gian điều tra. Ông có thể phải đối mặt với án tù từ 5 đến 12 năm.
Ông Điệp, sinh năm 1965, từng đi du học tự túc tại Liên bang Nga, và ông có quốc tịch Nga. Ông thường viết bài chỉ trích chế độ cộng sản ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, do vậy khi ông về Việt Nam thì ông bị từ chối nhập cảnh.
Năm 2016, ông buộc phải nhập cảnh vào Lào, nhưng lại bị phía Lào bắt sau khi rải truyền đơn tố cáo chế độ cộng sản ở Hà Nội ở thủ đô Vientiane. Ông bị nhà cầm quyền Lào kết tội “sử dụng lãnh thổ Lào chống lại nước láng giềng.”
Sau hạn tù, ông trở về Việt Nam và sống với gia đình ở Thanh Hoá. Ông tiếp tục hoạt động, tham gia biểu tình ôn hoà ở Hà Nội vào ngày 10/6/2018 phản đối Quốc hội thông qua Luật đặc khu Kinh tế và Luật An ninh mạng và phản đối Formosa. Ông còn tham gia phản đối dự án xây dựng quảng trường biển Sầm Sơn.
Báo chí dẫn nguồn tin công an nói ông Điệp thường xuyên có hành vi viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung chỉ trích chế độ và nói xấu lãnh đạo đảng cầm quyền và nhà nước, phỉ báng chính quyền các cấp.
Ông là nhà hoạt động thứ 20 bị bắt trong 6 tháng đầu năm 2019.
====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
June 30, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 25-26, từ ngày 17 đến 30/6/2019: Nhà cầm quyền cộng sản gia tăng đàn áp trước ngày ký hai hiệp định kinh tế quan trọng với EU
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 30/6/2019
Chế độ cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến trước khi ký hai hiệp định quan trọng thương mại và đầu tư với Liên minh Châu Âu. Chỉ trong một tuần, chế độ đã kết tội 6 nhà hoạt động, bốn trong số đó với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và một với tội danh “gây rối an ninh” và bắt giữ một blogger với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
Trong một phiên toà chỉ kéo dài vài tiếng sáng ngày 24/6, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã kết tội công dân Hoa Kỳ gốc Việt Michael Minh Phương Nguyễn và hai thanh niên trẻ Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi với mức án tù tương ứng là 12 năm, 10 năm và 8 năm tù giam về cáo buộc nguỵ tạo theo Điều 109 của Bộ luật hình sự. Cựu tù chính trị Huỳnh Đức Thịnh, cha để của Huỳnh Đức Thanh Bình, đã bị kết án 1 năm tù trong cùng phiên toà vì tội danh “không tố giác tội phạm.”
Ba ngày sau, cũng toà án này đã kết tội ông Trần Công Khải, nguyên cán bộ công chứng ở quận 7, đã bị toà án cộng sản ở thành phố Sài Gòn kết án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 của bộ luật hình sự. Theo cáo trạng, ông Khải, 56 tuổi, tham gia tổ chức lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lập bởi công dân Hoa Kỳ gốc Việt Đào Minh Quân năm 1990. Ông còn bị cho là đã tham gia tổ chức này, và lôi kéo nhiều người khác. Ông bị buộc tội cùng một số đối tượng khác đã bàn bạc để thực hiện các hoạt động phá hoại hội nghị APEC diễn ra tại Việt Nam và lập danh sách nhiều người tham gia “trưng cầu dân ý” bầu ông Quân làm tổng thống chế độ đệ tam Việt Nam Cộng hòa, thực hiện các hoạt động chống phá chế độ cộng sản.
Ngày 28/6, vẫn là toà án trên đã kết tội ông Trương Hữu Lộc về cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự chỉ vì đã tham gia biểu tình và trợ giúp người biểu tình khác trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn. Ông bị kết án 8 năm tù giam.
Ngày 29/6, công an tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ công dân Phạm Văn Điệp với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự chỉ vì những bài viết chỉ trích chế độ và chính quyền địa phương và tham gia biểu tình ôn hoà về những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Ông Điệp từng du học tại Liên bang Nga và ông có quốc tịch Nga.
Các tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng vẫn tiếp tục tuyệt thực từ ngày 10/6 để phản đối việc Ban giám thị Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam của họ trong điều kiện mùa hè nóng nực ở miền Trung. Sức khoẻ của các tù nhân này đang rất yếu sau nhiều ngày không ăn mà lại có nhiều bệnh tật nghiêm trọng.
Nhiều tổ chức dân sự độc lập và hàng trăm người hoạt động và dân thường đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối việc đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân lương tâm ở nhiều nhà tù trong cả nước, đặc biệt là Trại giam số 6. Họ cũng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện điều kiện giam giữ và đưa những cán bộ công an vi phạm chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Vànhiều tin quan trọng khác.
===== 17/6 =====
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị phạt hành chính vì di chuyển trong quá trình sinh nở
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, cây viết chính trị sắc bén, đã bị nhà cầm quyền phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hô, tỉnh Dak Lak phạt hành chính vì cô di chuyển ra khỏi khu vực phường nơi cô cư trú trong thời gian mang thai và sinh đẻ.
Theo quyết định ký ngày 14/6, thì cô buộc phải nộp khoản tiền phạt 2,5 triệu đồng vì đi khỏi khu vực xã không xin phép nhà chức trách.
Xin nhắc lại, vào dịp quốc khánh CSVN năm 2017, Vy đứng chụp cạnh một lá cờ đỏ sao vàng bị xịt sơn, và chính quyền cho rằng cô xúc phạm lá cờ bằng cách bôi bẩn sơn lên đó. Cô không phủ nhận và coi đó là quyền biểu đạt, một trong những quyền cơ bản của con người. Sau đó, vào cuối tháng 11 năm 2018, cô đã bị kết án 33 tháng tù giam vì tội danh “xúc phạm quốc kỳ” vào nhưng được hoãn thi hành án do còn nuôi con nhỏ.
Gần đây, cô lại sinh thêm con thứ 2 và trong quá trình mang thai và sinh nở, cô phải di chuyển nhiều lần ra khỏi địa bàn phường Thống Nhất và đó là lý do cô bị phạt.
Cô Vy là con gái đầu của cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn, người bị kết án tù 10 năm vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Bản thân cô là một nhà hoạt động nhân quyền, là người sáng lập và cựu chủ tịch Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.
Cô là tác giả của nhiều bài báo về nhân quyền và dân chủ, và cuốn sách “Nhận Định Sự Thật – Tự Do & Nhân Quyền.”
Theo luật Việt Nam, phụ nữ được hoãn thi hành án không nghiêm trọng nếu đang nuôi con dưới 3 tuổi.
——————–
Cơ quan nhà nước sẽ ghi âm, ghi hình khi tiếp dân nhằm hạn chế tiêu cực
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai rộng rãi hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực để theo dõi, giám sát thường xuyên.
Biện pháp này sẽ hạn chế cơ quan tiếp dân và doanh nghiệp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho họ trong giải quyết công việc.
Thủ tướng Phúc công nhận rằng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ cá nhân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sơ hở của chính sách, pháp luật… sách nhiễu, gây phiền hà, thậm chí tiêu cực, tham nhũng khi thực hiện hoạt động công vụ. Điều này gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, những đơn vị nhà nước để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực là hải quan, thuế, quản lý thị trường, và đặc biệt là thanh tra. Trong khi đó, dư luận xã hội cũng bức xúc về sự thiếu minh bạch, thiếu kiểm soát, nguy cơ tiềm ẩn tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ của một số lĩnh vực nhạy cảm khác nhưđiều tra, thi hành án, kiểm toán, tổ chức nội vụ…
Ông Phúc nói cơ quan nhà nước phải “công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.”
Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng việc ghi âm và ghi hình sẽ làm giảm đáng kể tiêu cực ở các cơ quan công quyền vì tình trạng tham nhũng đã trở nên trầm trọng và phổ biến, và cán bộ nhà nước dùng nhiều chiêu để tránh bị phát hiện.
Đây cũng có thể là một trong những hành động mỵ dân của ông Phúc trong quá trình tranh cử vào chức tổng bí thư của đảng cầm quyền.
——————–
Doanh nghiệp Việt sử dụng dư luận viên để trợ giúp kinh doanh: Luật sư Hà Huy Sơn
Luật sư nhân quyền Hà Huy Sơn nói nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đội ngũ dư luận viên và thuê một số công ty công nghệ để ngăn chặn những thông tin không có lợi cho mình trên mạng xã hội.
Trong một status đăng trên trang Facebook cá nhân, luật sư Sơn nói dư luận viên và các công ty thuê nói trên được trả tiền để khuyếch tán những thông tin ảo đánh bóng cho doanh nghiệp thuêhọ.
Theo ông, những doanh nghiệp bất động sản hay sử dụng chiêu này nhất. Ông cho rằng đây là một loại tội phạm rất nguy hiểm cho xã hội và cần phải bị lên án vì nó làm méo mó thông tin sự thực về món hàng và dịch vụ mà người mua cần.
Luật sư Sơn cho rằng hình thức này có dấu hiệu phạm tội quy định tại Điều 167của Bộ luật hình sự, hoặc cần bổ sung loại tội danh mới nàynếu chưa có.
Điều 167 nói về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, và có mức chế tài từ 3 tháng đến 5 năm tù giam, và người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư Sơn là một trong vài luật sư nhân quyền hay tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị xử người bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội cũng như người hoạt động nhân quyền.
Ông là người đầu tiên nêu ý kiến về việc doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chiêu thức trên để kiểm soát và lũng đoạn tin tức về doanh nghiệp của mình trong một quốc gia mà đảng cộng sản cầm quyền và chính phủ của nó đang sử dụng hàng chục nghìn dư luận viên cùng nguồn lực công nghệ thông tin không giới hạn để kiểm soát các mạng xã hội và định hướng dư luận xã hội với mục tiêu giữ vững độc tôn chính trị của người cộng sản.
===== 19/6 =====
Nhà hoạt động Trần Đình Châu bị câu lưu, tra hỏi bởi Công an Đồng Nai
Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai tăng cường trấn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ thêm một nhà hoạt động tên là Trần Đình Châu trong ngày hôm nay.
Theo gia đình, một lực lượng rất đông công an và mật vụ đã xông vào nhà anh ở Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu để bắt anh và khám xét nhà, thu giữ hai bộ quần áo rằn ri và vài cuốn sách, trong đó có Chính trị bình dân và Cẩm nang nuôi tù của Phạm Đoan Trang.
Không rõ cáo buộc chống lại anh Châu là gì. Người vợ cũ (mới ly dị) không tiết lộ vì sợ sệt trong khi mẹ của anh Châu lại ở mãi tận Biên Hoà, Đồng Nai. Bà nói sẽ đến cơ quan công an để hỏi thêm.
Anh Châu, 35 tuổi, là một người tham gia hoạt động từ nhiều năm nay. Anh từng tham gia nhóm môi trường phản đối việc xả thải công nghiệp ở ven biển tỉnh Bình Thuận ngày 15/7/2017, sau đó bị câu lưu mấy ngày trong đồn công an và bị đánh rất nghiêm trọng.
Anh cũng tham gia vụ biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì anh có bị bắt giữ và đánh đập, và bị nhiều sách nhiễu sau đó. Anh liên tục bị công an gọi lên tra hỏi về các hoạt động xã hội, và ly gián vợ chồng anh dẫn đến vụ ly hôn gần đây.
Theo một số bạn bè, an ninh đã đến công ty của anh để ép cho thôi việc, và anh đã phải viết đơn xin nghỉ việc trong tháng 6.
Anh Châu là một trong nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt bởi công an cộng sản Đồng Nai, trong đó có Đoàn Viết Hoan và Nguyễn Đình Khuê và hai người này bị cáo buộc “phá rối an ninh” theo Điều 118 với mức án tù có thể lên tới 15 năm.
===== 20/6 =====
Nhà hoạt động Trần Đình Châu được trả tự do sau nhiều giờ bị tra hỏi
Lựclượng an ninh cộng sản tỉnhĐồng Nai đãtrả tự do cho nhà hoạt động Trần Đình Châusau khi giam giữ và tra khảo anh trong nhiều giờ ở đồn công an.
Như gia đình đưa tin, công an Đồng Nai đã bắt giữ anh vào sáng sớm ngày 19/6 khi anh đang ở nhà ở Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Công an cũng thu giữ 2bộ quần áo rằn ri và vài cuốn sách, trong đó có Chính Trị Bình Dân và Cẩm Nang Nuôi Tù của Phạm Đoan Trang
Theo một số nguồn tin, anh Châu bị tra khảo về quan hệ của anh với một số nhà bất đồng chính kiến ở Đồng Nai. Trước đó, an ninh Đồng Nai đã bắt giữ Đoàn ViếtHoan và Nguyễn Đình Khuêvới cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự với mức án cao nhất là 15 năm tù giam.
Anh Châu, 35 tuổi, là một người tham gia hoạt động từ nhiều năm nay. Anh từng tham gia nhóm môi trường phản đối việc xả chất thải công nghiệp ở ven biển tỉnh Bình Thuận ngày 15/7/2017, sau đó bị câu lưu mấy ngày trong đồn công an và bị đánh rất nghiêm trọng.
Anh cũng tham gia vụ biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì anh có bị bắt giữ và đánh đập, và bị nhiều sách nhiễu sau đó. Anh liên tục bị công an gọi lên tra hỏi về các hoạt động xã hội, và ly gián vợ chồng anh dẫn đến vụ ly hôn gần đây.
Theo một số bạn bè, an ninh đã đến công ty của anh để ép cho thôi việc, và anh đã phải viết đơn xin nghỉ việc trong tháng 6.
Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội, bắt giữ khoảng 20 người từ đầu năm đến nay. Hiện nay, Việt Nam giam giữ khoảng 220 tù nhân lương tâm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
——————-
Nhiều tù nhân lương tâm tuyệt thực ở Trại giam số 6 vì phòng giam không có quạt điện
Rất nhiều tù nhân lương tâm ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đang tuyệt thực ngày thứ 10 sau khi Ban giám thị trại giam tháo dỡ hết quạt điện lắp trong các phòng giam trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng nực ở miền Trung Việt Nam.
Thông tin trên được đưa ra bởi bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ và công đoàn Trương Minh Đức, người đang thụ án tù 12 năm tại trại giam này.
Trong buổi gặp với chồng vào ngày 20/6, bà Thanh được biết gần đây ban giám thị trại giam đã cho người tháo dỡ hết các quạt điện trong phòng giam với lý do là các thiết bị này đã hỏng hóc. Không thấy họ cho người lắp quạt trong khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ C và phòng giam chật chội mái tôn, các tù nhân lương tâm đã viết đơn yêu cầu trại giam lắp quạt. Tuy nhiên, đề nghị của họ không được đếm xỉa và họ buộc phải tuyệt thực.
Do tuyệt thực, sức khoẻ của ông Đức đã giảm sút nghiêm trọng và nếu không có sự can thiệp kịp thời thì mọi việc có thể xấu hơn nữa, bà Thanh cho biết.
Bà cho biết ông Đức bị huyết áp cao và bệnh tim mạch. Những người tù cao tuổi cũng có nhiều bệnh hiểm nghèo.
Ông Đức có nói phòng ông có thêm một người bạn tù mới là thầy giáo Đào Quang Thực, người bị kết án 14 năm tù giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”
Ngoài việc kết tội vô căn cứ bằng những án tù nhiều năm, và đưa họ đi giam giữ ở những nơi xa gia đình, chế độ cộng sản Việt Nam còn đày đoạ tù nhân lương tâm bằng nhiều hình thức hà khắc trong trại giam. Việc không cho tù nhân sử dụng quạt trong điều kiện thời tiết mùa hè khắc nghiệt nóng và gió Lào ở Nghệ An là một trong những biện pháp đày đoạ nhằm bẻ gãy ý chí phản kháng của người hoạt động.
Trại giam số 6 của bộ công an cộng sản là nơi khét tiếng về đàn áp tù nhân chính trị. Nơi đây hiện đang giam giữ các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Túc, Đỗ Công Đương và nhiều người khác.
——————-
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam còn tồi tệ
Theo phúc trình hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầucủa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn có nhiều hình thức sách nhiễu và đàn áp tôn giáotrong năm 2018.
Theo đó, nhà cầm quyềnthườngxuyênsử dụng các tác nhân ngoài chính phủ để đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập với chính quyền, theo kế “ném đá giấu tay” nhưsử dụngchi phái Cao Đài do cộngsảndựng lên năm 1997 đểxâm phạm đến quyền tự do tôn giáo và nhân quyền nói chung của các tín đồ Cao Đài nguyên thuỷ, và sử dụng hội cờ đỏ để trấn áp nhiều giáo xứ Công giáo lên tiếng phản đối về chính sách đền bù không thoả đáng cho các thiệt hại do nhà máy Gang Thép Formosa gây ra trong vụ nhiễm độc môi sinh năm 2016.
ViệtNam cũng thực hiện chính sách ép bỏ đạo đối với các tín đồ Tin Lành thuộcsắc dân Hmong ở Tây Bắc và ngườiThượng ở cao nguyên Trung Phần.
Bảnphúc trình nói nhàcầm quyền ở nhiều địa phương xâm phạm tài sản của nhiều tổ chức và cộng đồng tôn giáo, và các trường hợp điển hình là phá vỡ chùa Liên Trì ở Sài Hòn, chùa An Cự ở Đà Nẵng, Đan viện Thiên An ở Huế…với mục đích phá dỡ cơ sở tôn giáo và cướp đất.
Bản phúc trình cũng nêu lên những trường hợp đàn áp tôn giáo cá lẻ như việc kẻ gian phá hoại tài sản của gia đình Chánh trị sự Cao Đài Hứa Phi ở Lâm Đồng, án tù đối với các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo liên quan đến dạo tràng Út Trung, việc một số tu sĩ Công giáo bị chặn không được làm lễ ở một số địa điểm thuộc tỉnh Lào Cai…
Trướcđó, vào ngày 29/4, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế công bố bản phúc trình về Việt Nam và tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại giao đưa Việt Nam trở lại danh sách Quốc gia Cần Quan tâm(Country of Particular Concern – CPC).
Ngày 27/6 sắp tới, Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ sẽ triệu tập buổi điều trần về tình trạng đàn áp tôn giáo, đặc biệt là các cộng đồng Thiên Chúa giáo. Vấn đề Việt Nam cũng sẽ được nêu lên.
——————–
Hoa Kỳ lại đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia phải theo dõi về nạn buôn người
Ngày 20/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt Việt Nam vào nhóm các quốc gia có vấn đề buôn người ở bậc 2 và sẽ bị theo dõi do không đạt những điều kiện tiêu chuẩn nhằm bài trừ cũng như giảm thiểu tệ nạn buôn người.
Trong Phúc trình thường niên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng dù đã nỗ lực đáng kể song Việt Nam không hoàn tất và không đáp ứng đúng mức yêu cầu về những điều kiện ,tiêu chuẩn tối thiểu trong công việc phòng chống buôn người.
Như vậy, sau 10 năm liên tục ở Bậc 2 không còn bị theo dõi (Tier 2 No More Watch List), năm 2019 này Việt Nam bị Bộ Ngoại Giao Mỹ xếp bậc 2 có vấn đề buôn người mà còn bị theo dõi (Tier 2 Watch List) vì không cải thiện đến nơi đến chốn.
Vẫn theo phúc trình, Việt Nam đã áp dụng các điều khoản hướng dẫn 150 và 151 Bộ Luật Hình Sự, đã có sự tiến bộ trong việc truyền bá và nâng cao ý thức phòng chống buôn người trong các cộng đồng và địa phương dễ bị thương tổn, đã triển khai những cơ sở giáo dục phòng ngừa, đã cởi mở hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các tổ chức phòng chống và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trong cũng như ngoài nước.
Thế nhưng bất kể mọi cố gắng, vấn đề buôn người vẫn tồn tại và có phần nặng nề hơn trong hai năm trở lại đây, đặc biệt không nghiêm túc trong vấn đề điều tra, xử phạt theo luật pháp những hành vị lạm dụng xuất khẩu lao động để đưa hàng loạt người ra nước ngoài mà không bảo đảm an toàn, đời sống cũng như công việc cho họ.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã không giải quyết được tệ trạng được nêu ra trước đây, là bạc đãi và cưỡng bách lao động không công đối với những người sử dụng ma túy trong các trung tâm cai nghiện. Nhiều chỉ dấu cho thấy có sự thông đồng giữa viên chức địa phương với những kẻ hoạt động đưa người ra nước ngoài trái phép, vào lao động bị bóc lột và cả vào đường mại dâm ở bên ngoài; thế nhưng nhà cầm quyền đã không lưu ý và không giải quyết thỏa đáng theo luật hiện hành.
Được biết trong phúc trình thường niên của năm 2018, những vấn đề buôn người ở Việt Nam đã được nêu rõ như phúc trình năm nay, khi đó Việt Nam vẫn giữ bậc 2 là nước đang có vấn đề.
Tuy nhiên những lý do tương tự như vậy lại được nêu lại trong năm nay khiến Việt Nam bị đưa trở lại danh sách bậc 2 bị theo dõi trong phúc trình buôn người trên thế giới 2019, là kết luận của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Phát biểu lúc công bố Phúc trình thường niên 2019 về nạn buôn người, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Báo cáo năm nay chú trọng nhiều vào những cách thức hữu hiệu mà cộng đồng địa phương có thể giải quyết nạn buôn người một cách chủ động, cũng như cách thức mà nhà nước có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cộng đồng đó.
Vẫn theo lời ông, thế giới hiện đại không có chỗ cho nạn nô lệ mới, và thông qua các can dự ngoại giao cũng như hành động thúc đẩy, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này sẽ được tiếp tục duy trì bền vững trong thời gian tới.
——————–
Facebooker Tìm Tự Do bị cáo buộc khủng bố
Nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã chính thức cáo buộc Facebooker Tìm Tự Do, người có tên thật là Võ Thường Trung, với tội danh “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 113 của Bộ luật hình sự.
Theo thông báo của gửi về gia đình ở xã An Phước, huyện Long Khánh, cơ quan an ninh điều tra của Sở công an tỉnh Đồng Nai cho biết chúng đang giam giữ anh Trung tại trại tạm giam của công an tỉnh để điều tra về cáo buộc này.
Công an Đồng Nai đã bắt anh Trung vào ngày 25/4 và anh sẽ bị biệt giam ít nhất trong 4 tháng. Trong thời gian này, anh không được gặp gia đình hay luật sư. Anh đối mặt với án phạt từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội.
Anh được cho là có liên quan đến hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Đình Khuê và Đoàn Viết Hoan. Cả hai đang bị giam giữ bởi công an Đồng Nai để điều tra về cáo buộc “gây rối an ninh” với mức án cao nhất là 15 năm tù giam.
Vài ngày trước đây, công an Đồng Nai và Vũng Tàu cũng câu lưu Trần Đình Châu để tra hỏi về quan hệ với ba nhà hoạt động trên.
Theo một số nhà hoạt động thì anh Trung đã từng tham gia biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018. Trên trang Facebook cá nhân, anh có chia sẻ và live stream chỉ trích chế độ CSVN về vi phạm nhân quyền, tham nhũng hệ thống, sưu thuế nặng nề, mất biển đảo và đất đai của Tổ quốc…
Chế độ cộng sản ở Việt Nam đang điên cuồng gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhắm vào những tổ chức hoặc cá nhân có khả năng kêu gọi biểu tình. Từ đầu năm đến giờ, an ninh cộng sản đã bắt giữ ít nhất 20 nhà hoạt động.
——————-
Công an thành phố HCM tăng cường lắp đặt camera theo dõi giới bất đồng chính kiến
Nhà cầm quyền cộng sản ở thành phố Sài Gòn đã tăng cường giám sát công dân bằng cách lắp đặt nhiều camera an ninh để nhận diện khuôn mặt ở nhiều tuyến phố và khu dân cư.
Theo báo Tri thức, cơ quan chức năng đã lắp đặt hơn 1.000 camera an ninh khắp thành phố, và trong số đó có 50 chiếc có chức năng phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc như nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự,…
Việc lắp đặt các camera này là một phần của Đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Đề án này cũng xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, thành phố đã triển khai hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu, thực hiện tích hợp một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng.
Nếu đề án thành công, Sài Gòn sẽ mở rộng việc lắp đặt camera và các địa phương khác sẽ triển khai theo.
Đề án này được xây dựng theo mô hình Trí tuệ nhân tạo của Trung Cộng. Bắc Kinh đã lắp đặt hàng triệu camera an ninh để nhận diện khuôn mặt người dân và theo dõi hành vi của họ, đặc biệt ở khu vực Tân Cương, nơi người Ngô Duy Nhĩ đang bị đàn áp khốc liệt. Bằng cách thu thập dữ liệu và chấm điểm công dân, công dân “không ngoan” theo định nghĩa của nhà cầm quyền có thể không được sử dụng nhiều dịch vụ xã hội.
Thực tế, nhà cầm quyền Sài Gòn đã lắp đặt nhiều camera ở gần nhà nhiều người bất đồng chính kiến, có khi chĩa thẳng vào nhà họ và dữ liệu thu được chuyển về đồn công an.
Từ lâu, truyền thông lề đảng ở Việt Nam đã dọn đường cho việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong theo dõi người dân theo mô hình của Trung cộng.
===== 21/6 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi Thái Lan điều tra vai trò của Cảnh sát Hoàng gia trong vụ Trương Duy Nhất
Tổ chức Ân xá Quốc tế (AXQT) đã kêu gọi chính quyền Thái Lan tiến hành điều tra vai trò của Cảnh sát Hoànggia trong vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc hôm 26/1 tại Bangkok.
Ông Nhất, người đã đến xin quy chế tị nạn tại văn phòng Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạnở thủ đô Bangkok hôm 25/1, đã bị mất tích trong ngày hôm sau. Ông hiện đang bị giam ở Trại tạm giam T16 của Bộ công an Việt Nam, và phía trại giam cho biết ông này được đưa đến đây từ ngày 28/1.
Trong thông cáo báo chí đưa ra ngày 21/6, AXQT nói cơ quan này có tài liệu nghi vấn về sự liên quan của cảnh sát Thái Lan trong vụ bắt cóc ông Nhất trong ngày 26/6. Cụ thể, AXQT nói ông Nhất bị 4 cảnh sát Thái bắt giữ tại một tiệm kem ở Trung tâm mua bán Future Parkthuộcngoại thành Bangkokvào lúc5:30 chiều. Sau đó,những cảnh sát này đã đưa ông đến một tiệm ăn và ở đó khoảng 2 giờ. Khoảng 8 giờ tối, họ lái xe đưa ôngNhấtra một chỗ xa và trao ông cho một nhóm mậtvụViệt nam.
Ông Nhất bị trao cho phía Việt Nam vào cuối tháng 1 và vài tháng sau, Việt Nam bắt giữ 3 người bất đồng chính kiến của Thái Lan trên biên giới Việt-Lào và sau đó trao cho phía Thái Lan. Theo AXQT, đây có thể là một khả năng trao đổi giữa hai chính phủ.
Theo ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực Đông và Đông Nam Á của AXQTthì“Vụ bắt cóc ôngNhất dường như là một phần trong xu hướng gây quan ngại sâu sắc trong khu vực liên quan đến việc trao trả sai pháp luật những người tị nạn và những người đang xin quy chế tị nạn.”
Ông Nhất là cựutù nhân lương tâm vì có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ. Ông bị bắt năm 2013với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và sau đó bị kết án 2 năm tù giam. Sau khi ra tù, ông tham gia viết blog cho đài Á Châu Tự do(RFA).
Cáchđây 2 tuần, nhà cầm quyền Việt Nam công bốquyết định truy tố ôngNhất vớicáo buộc “Lạm dụng, chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355 củaBộ luật hình sựvà vụ án có liên quan đến cựu thượng tá an ninh Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm).
===== 22/6 =====
Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á bắt tay trong việc dẫn độ người hoạt động
Nhà cầm quyền của Việt Nam, Cambodia, Malaysia và Thái Lan bắt tay nhau trong việc dẫn độ người hoạt động và trả về quốc gia mà họ là công dân và là nơi mà họ đối mặt với tù tội.
Theo ôngCharles Santiago, nghị sỹ của quốc hội Malaysia, người cũng là chủ tịch Hội nghị sỹ nhân quyền ASEAN thì tình trạng này trở nên đáng lo ngại.
Hãng thông tấn Reuters nói rằng bốn nước trên bị tố cáo trong việc bắt giữ và dẫn độ nhiều người bất đồng chính kiến của quốc gia lân cận, và trong nhiều trường hợp, nạn nhân là người đã được Liên Hợp quốc cấp quy chế tỵ nạn.
Trước đây, Thái Lan được cho là nơi trú ẩn an toàn của người bất đồng chính kiến từ nhiều quốc gia độc tài trong khu vực, nhưng kể từ 2014 khi giới quân sự đảo chính và nắm quyền, nhà cầm quyền ở đất nước chùa tháp đã yêu cầu các quốc gia lân bang bắt giữ và trao trả người đối lập chính trị, và cũng tuân thủ yêu cầu tương tự của các quốc gia này.
Thángtrước, Malaysia đã bắt giữ một người Thái có tư tưởng chống nền quân chủ và trả về Thái Lan sau khi người này đã ghi danh xin quy chế tỵ nạn chính trị tới cơ quan của Liên Hợp quốc. Giờ đây, cô Praphan Pipithnampornsắp phải ra toà với cáo buộc kêu gọi chống chính quyền và tội phạm có tổ chức. Thủ tướng Mahathir Mohamadbảo vệ quyết định trục xuất, nói rằng Malaysia là “láng giềng thân thiện” với Thái Lan.
Nămngoái, chính quyền Thái bắt giữ hai người Campuchia và trả họ về nước. Một người là Sam Sokha, lànhà hoạt động công đoàn và là người đã ném dép vào chân dung của thủ tướng Hun Sen. Giờ đây, cô này đang thụ án tù 2 năm về tội danh “làm nhục quan chức chính phủ.”
Một người khác, anh Rath Rott Mony, bịbắt ở Bangkok vào tháng 12 và bị buộc phải về Campuchia. Phiên toà xét xử anh sẽ diễn ra vào ngày 26/6 tới và anh đối mặt với án tù 3 năm vì tham dự vào việc làm một bộ phim về tình dục trẻ em.
Lực lượng an ninh Việt Nam và Thái Lan cũng hợp tác chặt chẽ trong việc bắt giữ và trục xuất người bất đồng chính kiến. Theo Ân xá Quốc tế thì Cảnh sát Hoàng gia Thái bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất và trao cho phía Việt Nam trong cuối tháng 1 năm nay và tháng sau, Việt Nam bắt giữ 3 nhà bất kiến Siam Theerawut, Chucheep Chivasut và Kritsana Thapthairồi trục xuất về Thái.
Trong khi nhiều người hoạt động bị trục xuất dựa trên luật pháp, thì cũng có một số trường hợp bị bắt cóc và trả về cố quốc, như trường hợp của ông Nhất.
===== 24/6 =====
Ba nhà hoạt động thuộc Quốc hội Quật khởi kết án tổng cộng 30 năm tù giam vì tội danh nguỵ tạo “lật đổ chính quyền”
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án 3 nhà hoạt động mới mức án tổng cộng 30 năm tù giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật hình sự.
Trong phiên toà diễn ra trong vài giờ đồng hồ sáng 24/6, ông Michael Minh Phương Nguyễn, công dân Hoa Kỳ gốc Việt, đã bị kết án 12 năm tù giam. Tuy nhiên, ông sẽ bị trục xuất về Hoa Kỳ ngay sau khi thực hiện xong án tù.
Hai người còn lại là Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi bị kết án 10 năm và 8 năm tương ứng. Ngoài ra, hai nhà hoạt động trẻ này còn phải chịu án quản chế 3 năm sau khi mãn hạn tù.
Cả 3 bị cho là liên quan đến một tổ chức tên là Quốc nội Quật khởi có mục tiêu thay thế chế độ cộng sản bằng một chính thể dân chủ và tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
Cũng trong phiên toà, cựu tù chính trị Huỳnh Đức Thịnh, bố của Huỳnh Đức Thanh Bình, bị kết án 1 năm tù giam vì “không tố giác tội phạm.”
Luật sư Nguyễn Văn Miếng là người đại diện pháp lý cho thanh niên trẻ tuổi Bình trong khi ông Michael Minh Phương Nguyễn và Trần Long Phi không có luật sư riêng và luật sư chỉ định là ông Đoàn Trọng Nghĩa. Không người thân nào được vào phòng xử án còn đại diện toà đại sứ của Hoa Kỳ thì được quan sát phiên toà ở một phòng khác.
Huỳnh Đức Thanh Bình là thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền, một tổ chức sáng lập bởi tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc còn Trần Long Phi là con trai của cựu tù nhân chính trị Trần Văn Long, người đang phải trốn chạy để tránh bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh cộng sản. Bình, Phi và ông Long từng tham gia biểu tình phản đối 2 dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn và Đồng Nai giữa tháng 6 năm ngoái.
Ba người bị bắt ngày 07/7/2018 sau chuyến đi du lịch miền Trung. Họ bị biệt giam và không được liên lạc với gia đình và luật sư cho đến gần ngày xử án. Ông Thịnh bị bắt sau đó 1 ngày, cũng bị biệt giam nhưng được tại ngoại sau tết Nguyên đán 2019.
===== 23/6 =====
Gia đình tố cáo Trại giam số 6 bức hại nhiều tù nhân lương tâm
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của tù nhân lương tâm (TNLT) Trương Minh Đức đã viết đơn tố cáo ban giám thị trại giam số 6 của Bộ công an tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An về hành vi bức hại ông và nhiều TNLT khác trong trại.
Trong đơn tố cáo gửi bộ trưởng công an Tô Lâm, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An và ban giám thị trại giam, bà Thanh cho biết khi bà tới thăm chồng tại trại giam vào ngày 20/6, bà được biết ông và nhiều TNLT đang tuyệt thực ở ngày thứ 10 vì trại giam tháo dỡ hết tất cả quạt điện trong phòng giam của họ.
Bà nói việc tháo dỡ quạt trong điều kiện thời tiết mùa hè ở miền Trung với nhiệt độ cao hơn 40 độ C là một hình thức đối xử khắc nghiệt đối với tù nhân nhằm bức hại họ. Chồng bà và nhiều tù nhân cao tuổi khác đang mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm và việc không cho họ dùng quạt điện trong mùa hè sẽ làm cho cuộc sống của họ tồi tệ hơn rất nhiều.
Bà cho biết đến nay đã hơn 13 ngày nhưng chưa có dấu hiệu chồng bà và các TNLT khác dừng tuyệt thực. Bà yêu cầu bộ trưởng Tô Lâm cùng các cơ quan hữu trách của Nghệ An giải quyết sự việc và lắp đặt quạt điện cho người tù ở trại giam số 6. Theo bà, trong luật Thi hành án dân sự thì tù nhân được quyền cấp quạt điện và TV trong phòng giam, và đây là cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Nhiều tù nhân lương tâm cao tuổi đang bị giam giữ tại Trại giam số 6, đó là các ông Trương Minh Đức, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Túc, Đỗ Công Đương, thầy giáo Đào Quang Thực.
Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về Chống Tra tấn và Các Hình thức Đối xử Vô Nhân đạo, Hạ nhục từ năm 2013.
===== 24/6 =====
Bắc Ninh hoãn xử nhà hoạt động chống BOT bẩn Hà Văn Nam
Nhàcầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã quyết định hoãn phiên toà sơ thẩm xét xử nhà hoạt động chống BOT bẩn Hà Văn Namsang tháng 7 mà không nêu lý do cụ thể.
Trước đó, nhà chức trách của tỉnh này định mở phiên toà sơ thẩm vào ngày 25/6 để xét xử anh Nam và 6 bạn khác về tội danh nguỵ tạo “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự 2015. Cả 7 người có khả năng phải đối mặt với án tù từ 2 đến 7 năm tù cho mỗi người nếu bị kết tội.
Theo luật sư Trần Thu Nam, đây là một vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai, chụp mũ đối với Hà Văn Nam, một người từng tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh và giám đốc một doanh nghiệp.
Trướckhi bị bắt vào ngày 05/3, anh Nam cùng với nhiều nhà hoạt động xã hội khác thực hiện nhiều hoạt động nhằm phản đối việc thu phí của nhiều trạm thu phí vì những trạm này không được đặt đúng vị trí.Chính vì các hoạt động này của họ mà các chủ trạm thu phí rất tức và sử dụng côn đồ hay cấu kết với công an để đánh đập, sách nhiễu người chống BOT.
Cuối tháng 1, anh Nam bị một nhóm mặc thường phục bắt cóc và đánh đập anh trước khi bỏ anh xuống ở một địa điểm thuộc huyện Đan Phượng. Anh bị gãy xương sườn và nhiều vết đau khắp cơ thể. Anh là một trong nhiều nhà hoạt động chống BOT bị đánh đập, giam hãm trong xe riêng nhiều giờ trong vài tháng gần đây.
Việt Nam hiện nay có gần 100 trạm thu phí BOT (Build-Operate-Transfer) trên khắp cả nước. Rất nhiều trong số này bị cố tình đặt sai vị trí nhằm giúp chủ đầu tư thu được nhiều tiền phí, kể cả từ những xe không sử dụng dịch vụ. Tất cả các trạm thu phí BOT đều có quan chức cao cấp của chính quyền CSVN chống lưng.
Anh Nam được Ân xá Quốc tế coi là tù nhân lương tâm.
===== 26/6 =====
EU sẽ ký thoả thuận thương mại, đầu tư với Việt Nam vào ngày 30/6
Liên minh châu Âu (EU) và Việt Namsẽ ký thỏa thuận thương mạivà đầu tư vào ngày 30/6 cho dù Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền trầm trọng và đàn áp khốc liệt giới bất đồng chính kiến.
Theo truyền thông lề đảng, Hội đồng bộ trưởng của EU đã phê duyệt các hiệp định thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam, và bà Cecilia Malmström, uỷ viên thương mại và ông Ștefan-Radu Oprea, bộ trưởng kinh doanh, thương mại và doanh nhân Rumania, sẽ thay mặt khối này ký thoả thuận tại Hà Nội vào Chủ nhật tới.
Báo chí quốc doanh có viết rằng hai hiệp định sẽ mang đến lợi ích chưa từng có cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động EU và Việt Nam, cùng lúc đó mang đến cơ hội cải thiện quyền lao độngvàbảo vệ môi trườngở Việt Nam.
Ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho biết EU đã có thoả thuận tương tự với Singapore và các thỏa thuận với Việt Nam là thỏa thuận thứ hai được ký kết giữa EU và một quốc gia Đông Nam Á, và tín hiệu cho các mối quan hệ mới giữa Châu Âu và khu vực này.
Bà Cecilia Malmström thì phát biểu rằng “Việt Nam là một thị trường sôi đông và giàu tiềm năng. Với lượng người tiêu dùng trên 95 triệu người, lợi ích đôi bên có thể đạt được nhiều hơn nhờ vào việc tăng cường mối quan hệ thương mại. Ngoài lợi ích kinh tế rõ ràng, thoả thuận này còn mang đến sự gia tăng việc tôn trọng quyền con người ở Việt Nam, bên cạnh các vấn đề về bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lao động”.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU tại khu vực ASEAN sau Singapore, thương mại hàng hóa ước tính khoảng 49,3 tỷ euro còn thương mại dịch vụ ước tính khoảng hơn 3 tỷ euro. Dù đầu tư của EU vào Việt Nam còn khiêm tốn, ở mức chỉ khoảng 6 tỷ euro trong năm 2017, ngày một nhiều doanh nghiệp EU đang thành lập văn phòng tại khu vực sông Mekong.
EU nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng bao gồm thiết bị viễn thông, hàng da giày, dệt may, nội thất và nông sản. EU xuất sang Việt Nam nhiều loại mặt hàng như máy móc, thiết bị, hóa phẩm, đồ ăn thức uống.
Việt Nam tiếp tục vi phạm nhiều quyền cơ bản của người dân, đàn áp khốc liệt giới bất đồng chính kiến. Năm 2018, chế độ cộng sản kết án 41 nhà hoạt động với tổng mức án hơn 300 năm tù giam và 69 năm quản chế. Từ đầu năm đến nay, hơn 20 người hoạt động bị bắt giam và 5 người bị kết án với mức án từ 5 năm đến 12 năm tù giam.
——————–
Hà Nội chỉ chấp nhận 220 khuyến nghị về UPR, từ chối 71 khuyến nghị quan trọng
Chế độ cộng sản Việt Nam chỉ chấp nhận 220 trong tổng số 291 khuyễn nghị về Kiểm định Phổ quát Định kỳ (Universal Periodic Review- UPR), và từ chối 50 khuyến nghị cũng như từ chối một phần 21 khuyến nghị còn lại.
Theo phản hồi chính thức của Việt Nam công bố trên trang Việt Nam của Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp quốc, Hà Nội có giải thích sơ bộ lý do từ chối 71 khuyến nghị là do các khuyến nghị này không phù hợp với “thực tế” ở Việt Nam.
Nhữngkhuyến nghị quan trọng bị Hà Nội từ chối bao gồm: Hôn nhân đồng giới, tham gia các cơ chế khiếu nại cá nhân của các cơchế nhân quyền, tham gia các công ước nhân quyền khác về lao động di trú, mất tích cưỡng bức, Công ước 87của International Labor Organization, Công ước UNESCO về xóa bỏ phân biệt đối xử trong giáo dục, bãi bỏ/đình chỉ thi hành án tử hình/hỗ trợ đối thoại tiến tới bỏ án tử hình, trả tự do cho tù nhân lương tâm, và xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về kinh doanh và nhân quyền.
Việt Nam cũng không chấp nhận cho phép báo chí tư nhân và bỏ hoàn toàn kiểm duyệt văn hóa. Hà Nội cũng không đồng ý sửa các luật hạn chế tự do biểu đạt gồmbộ luật hình sự, luật An ninh mạng, và không công nhận người bảo vệ nhân quyềncũng nhưđiều tra các hành vi bạo lực với người bảo vệ nhân quyền.
Kết quả chính thức về Kiểm định Phổ quát Định kỳ của Việt Nam sẽ được công bố ngày 04/7.
Theonhà hoạt động Nghiêm Hoa từ Không gian Nhân quyền thì không có gì mới về chuẩn mực trong cam kết nhân quyền của ViệtNam. Có điểm mới là cái gì màHà Nội không cam kết thì được giải thích cụ thể hơn và nhiều điểm được minh họa là luật ViệtNamkhông thua gì Luật Nhân quyền quốc tế.
——————
Giới bất đồng chính kiến lên án chế độ ngược đãi tù nhân lương tâm
Năm tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng chục người thuộc giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội đã ký tên chung vào một thư ngỏ phản đối việc ngược đãi tù nhân lương tâm của chế độ cộng sản Việt Nam.
Thư ngỏ này được công bố ngày thứ Sáu, là ngày tuyệt thực thứ 18 của nhiều tù nhân lương tâm như các ông Trương Minh Đức, Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng trong Trại giam số 6 của bộ công an tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Bốn tù nhân lương tâm đã tuyệt thực từ ngày 11/6 sau khi ban giám thị nhà tù tháo dỡ hết quạt điện trong phòng giam trong điều kiện mùa hè khắc nghiệt ở miền Trung, để các ông chịu cái nóng oi ả khoảng 40 độ C và gió Lào mà không được sử dụng quạt điện. Đây là một hình thức tra tấn, đày đoạ những người tù nhân đều trên 60 tuổi và có nhiều trọng bệnh.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), người từng bị giam ở Trại 6, cho biết đa số phòng giam tù chính trị được xây tường bằng đá hộc và gạch đặc, tường thấp và trên lợp mái tôn, không có khe thông gió. Khu vực trại giam nằm ở một trong những nơi ở miền Trung có khí hậu khắc nghiệt nhất.
Trong thư gửi ban lãnh đạo của chế độ, những người ký tên yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc ngược đãi tù nhân lương tâm trong tất cả các trại giam trong phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở Trại 6, coi những hành động ngược đãi là sự vi phạm Công ước Quốc tế về Tra tấnvà các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Việt Nam đã ký kết.
Họ cũng yêu cầu chính phủ phải cử người đến kiểm tra, chấn chỉnh và kỷ luật những kẻ đã thực hiện việc ngược đãi trên.
Thưcũng kêu gọi chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế lên tiếng để buộc Việt Nam đối xử nhân đạo với tù nhân lương tâm.
Nhóm khởi xướng tiếp tục nhận chữ ký ủng hộ (gửi về Email: chongnguocdaitunhan@gmail.com) trước khi chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và các tổ chức quốc tế.
===== 27/6 =====
Một công chức bị kết án 8 năm tù giam vì cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
Ông Trần Công Khải, nguyên cán bộ công chứng ở quận 7, đã bị Toàán Nhân dân thành phố Hồ Chí Minhkết án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế vì tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 của bộ luật hình sự.
Theo cáo trạng, ông Khải, 56 tuổi, tham gia tổ chức lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lập bởi công dân Hoa Kỳ gốc Việt Đào Minh Quân năm 1990. Ông còn bị cho là đã tham gia tổ chức này, và lôi kéo nhiều người khác.
Cũng theo cáo trạng, ông cùng một số đối tượng khác đã bàn bạc để thực hiện các hoạt động phá hoại hội nghị APEC diễn ra tại Việt Nam và lập danh sách nhiều người tham gia “trưng cầu dân ý” bầu ông Quân làm tổng thống chế độ đệ tam Việt Nam Cộng hòa, thực hiện các hoạt động chống phá chế độ cộng sản.
Nhà cầm quyền CSVN coi tổ chức của ông Quân là một tổ chức khủng bố. Cho tới nay, nhà cầm quyền cộng sản kết án ít nhất 28 người bị cho là liên quan đến tổ chức này. Năm 2018, 18 người bị cho là thành viên một nhóm thuộc tổ chức này thực hiện đánh bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất và đốt một bãi xe của công an Sài Gòn. Họ bị kết tội khủng bố và bị kết án với mức án nặng nề từ 7 đến 16 năm tù giam. Tuy nhiên, thân nhân một số người bị kết án trên nói rằng đây là một vụ án nguỵ tạo và nhiều người vô tội không biết nhau nhưng vẫn bị gom chung vào một nhóm và bị chung một tội danh.
Cuối tháng Tư vừa qua, công an Lâm Đồng cũng bắt giữ bà Nguyễn Thị Tuyết vì cho rằng bà có liên quan đến tổ chức của ông Quân, và bà cũng bị cáo buộc theo Điều 109.
===== 28/6 =====
Ông Trương Hữu Lộc bị kết án vì trợ giúp người biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu
Ngày 28/6, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án ông Trương Hữu Lộc với tội danh “phá rối an ninh” theo Điều 118 của bộ luật hình sự chỉ vì ông tham gia và trợ giúp người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng trong ngày 10-11/6/2018 tại Sài Gòn.
Ông Lộc, 56 tuổi, bị bắt ngày 11/6/2018 và bị biệt giam cho tới ngày xử án, đã bị kết án 8 năm tù giam trong một phiên toà rất thầm lặng và có phần bất ngờ đối với giới bất đồng chính kiến.
Theo cáo trạng, ông thường xuyên sử dụng mạng xã hội kết nối với nhiều đối tượng chống đối chính trị trong và ngoài nước, nhiều lần thực hiện livestream trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, phỉ báng lãnh đạo, xuyên tạc đường lối chính sách của đảng cộng sản cầm quyền, và kích động nhiều người tham gia biểu tình.
Theo nhiều nhà hoạt động, ông Lộc đã mua nước uống và bánh mỳ để hỗ trợ người biểu tình ôn hoà ở Sài Gòn ngày 10/6/2018. Ông cũng trực tiếp tham gia biểu tình và hô khẩu hiệu phản đối dự định của nhà cầm quyền Việt Nam thông qua hai dự luật trên. Dự luật Đặc khu Kinh tế có nhiều điều khoản ưu đãi cho nhà đầu tư đến từ Trung cộng còn dự luật An ninh mạng nhằm trấn áp phản biện trực tuyến.
Ông là một trong hàng chục người bị bắt vì tham gia tích cực vào cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất trong vài chục năm qua. Nhiều người trong số họ vẫn bị biệt giam và chưa được gặp luật sư và gia đình, trong đó nhiều thành viên của nhóm Hiến Pháp, đa số trong số đó bị cáo buộc “gây rối an ninh” và đối diện với mức án nặng nề.
Chế độ toàn trị của Việt Nam gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến trong năm 2019, bắt giữ hơn 20 người hoạt động và kết án 8 người với tổng mức án là 48 năm tù giam và 17 năm quản chế.
Việt Nam hiện giam giữ khoảng 220 tù nhân lương tâm, hàng chục người trong số họ bị giam giữ vì tham gia biểu tình ôn hoà tháng 6 năm 2018.
——————–
Nhà hoạt động Đặng Thị Huệ có thể bị vu cáo gây rối sau khi bị công an Sóc Sơn đánh truỵ thai
Nhà hoạt động chống BOT bẩn Đặng Thị Huệ (Facebooker Huệ Như), người từng bị công an huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đánh đến truỵ thai tháng trước, có khả năng bị chính công an huyện này vu cáo tội gây rối trật tự công cộng.
Ngày 28/6, chị nhận được giấy mời của Công an huyện Sóc Sơn yêu cầu chị đến trụ sở của cơ quan này vào ngày 01/7 để làm việc liên quan đến việc gây rối trật tự công cộng.
Theo chị Huệ, ngày 11/6, chị cùng một số anh chị em đến Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài và lại bị công an huyện Sóc Sơn bắt giữ. Chúng giam giữ chị và lái xe tên Bùi Văn Tiến từ chiều cho tới tận nửa đêm và vu cáo cho hai người gây rắc rối tại trạm.
Chị Huệ cho biết vu cáo của phía công an là không có cơ sở vì chị và anh Tiến đều đưa tiền ra để định mua vé qua trạm. Việc câu lưu hai người trong nhiều giờ là độc đoán.
Trước đó, vào ngày 20/5, công an Sóc Sơn đã bắt giữ và đánh đập nhiều nhà hoạt động chống BOT bẩn tại trạm thu phí trên. Chị Huệ bị ba tên công an trong quần áo dân sự bắt giữ và chúng liên tục thúc gối vào bụng chị mặc dù chị đã cảnh báo rằng chị đang mang thai ở tuần thứ 5.
Sau khi bị đánh, chị Huệ bị đau dữ dội vùng bụng và khám nghiệm sau đó chỉ ra rằng chị bị hư thai. Chị bị buộc phải phẫu thuật sau đó để loại bỏ thai.
Thay vì xin lỗi chị Huệ và điều tra những kẻ thủ ác, công an Sóc Sơn lại có ý định khép chị vào tội gây rối trật tự công cộng, một cáo buộc có mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Gần đây, chị Huệ đã được một số đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội mời đến gặp mặt để tìm hiểu sự việc của chị.
=====. 29/6 =====
Bloger Phạm Văn Điệp bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Ngày 29/6, nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ ông Phạm Văn Điệp với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của bộ luật hình sự.
Theo truyền thông lề đảng, công an cộng sản cũng tiến hành khám nhà ông ở thị xã Sầm Sơn và thu giữ một máy tính cùng nhiều tài liệu.
Ông sẽ bị biệt giam trong ít nhất 4 tháng tới, không được gặp gia đình và luật sự trong suốt thời gian điều tra. Ông có thể phải đối mặt với án tù từ 5 đến 12 năm.
Ông Điệp, sinh năm 1965, từng đi du học tự túc tại Liên bang Nga, và ông có quốc tịch Nga. Ông thường viết bài chỉ trích chế độ cộng sản ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, do vậy khi ông về Việt Nam thì ông bị từ chối nhập cảnh.
Năm 2016, ông buộc phải nhập cảnh vào Lào, nhưng lại bị phía Lào bắt sau khi rải truyền đơn tố cáo chế độ cộng sản ở Hà Nội ở thủ đô Vientiane. Ông bị nhà cầm quyền Lào kết tội “sử dụng lãnh thổ Lào chống lại nước láng giềng.”
Sau hạn tù, ông trở về Việt Nam và sống với gia đình ở Thanh Hoá. Ông tiếp tục hoạt động, tham gia biểu tình ôn hoà ở Hà Nội vào ngày 10/6/2018 phản đối Quốc hội thông qua Luật đặc khu Kinh tế và Luật An ninh mạng và phản đối Formosa. Ông còn tham gia phản đối dự án xây dựng quảng trường biển Sầm Sơn.
Báo chí dẫn nguồn tin công an nói ông Điệp thường xuyên có hành vi viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung chỉ trích chế độ và nói xấu lãnh đạo đảng cầm quyền và nhà nước, phỉ báng chính quyền các cấp.
Ông là nhà hoạt động thứ 20 bị bắt trong 6 tháng đầu năm 2019.
====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây