Bảy hiệp hội ngành nghề vừa ký tên vào một kiến nghị chung phản đối đề nghị tăng lương và giảm giờ làm việc, trong dự thảo sửa đổi Luật lao động dự kiến sẽ được trình quốc hội bàn thảo và thông qua vào kỳ họp tới.
Bảy hiệp hội đại diện cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham).
Họ phản đối việc giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống còn 40-44 giờ/tuần, cho rằng các nước đang phát triển, và đa phần các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc không dưới mức 48 giờ/tuần.
Những thay đổi này sẽ gây áp lực lên doanh nghiệp, có thể làm doanh nghiệp trong nước phải giảm quy mô sản xuất hoặc phá sản, trong khi các công ty nước ngoài sẽ giảm đầu tư và Việt Nam sẽ không còn hấp dẫn các công ty khác đầu tư.
Một số doanh nhân cho biết hiện doanh nghiệp và người lao động phải đóng nhiều khoản phí cao như phí bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, và những phí này cao hơn so với hầu hết các nước trên thế giới. Thêm vào nữa, doanh nghiệp còn phải đưa phong bì cho quan chức địa phương và trung ương mà khoản này không hề nhỏ.
Bà Nguyễn Thu Dung, chủ tịch công đoàn ở một phân xưởng chế biến cá tra xuất khẩu ở công ty A.Đ.D (khu công nghiệp Thốt Nốt, Cần Thơ) cho rằng việc giảm giờ làm và tăng lương nhằm mục đích “làm đẹp mặt chế độ”, chứ thực chất không nhằm cải thiện thu nhập của người lao động. Nhà nước nên tìm cách giảm phí bảo hiểm xã hội, hoặc không thu những phí như phí công đoàn.
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi quy định cộng cả lương làm thêm giờ và các trợ cấp khác vào tiền lương để đóng bảo hiểm. Như vậy số tiền đóng bảo hiểm sẽ lại tăng, tạo thêm gánh nặng cho cả người lao động và cả doanh nghiệp. (SBTN.TV)
August 13, 2019
Bảy hiệp hội ngành nghề phản đối sửa luật lao động tăng lương và giảm giờ làm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ảnh: VOV
Bảy hiệp hội ngành nghề vừa ký tên vào một kiến nghị chung phản đối đề nghị tăng lương và giảm giờ làm việc, trong dự thảo sửa đổi Luật lao động dự kiến sẽ được trình quốc hội bàn thảo và thông qua vào kỳ họp tới.
Bảy hiệp hội đại diện cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham).
Họ phản đối việc giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống còn 40-44 giờ/tuần, cho rằng các nước đang phát triển, và đa phần các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc không dưới mức 48 giờ/tuần.
Những thay đổi này sẽ gây áp lực lên doanh nghiệp, có thể làm doanh nghiệp trong nước phải giảm quy mô sản xuất hoặc phá sản, trong khi các công ty nước ngoài sẽ giảm đầu tư và Việt Nam sẽ không còn hấp dẫn các công ty khác đầu tư.
Một số doanh nhân cho biết hiện doanh nghiệp và người lao động phải đóng nhiều khoản phí cao như phí bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, và những phí này cao hơn so với hầu hết các nước trên thế giới. Thêm vào nữa, doanh nghiệp còn phải đưa phong bì cho quan chức địa phương và trung ương mà khoản này không hề nhỏ.
Bà Nguyễn Thu Dung, chủ tịch công đoàn ở một phân xưởng chế biến cá tra xuất khẩu ở công ty A.Đ.D (khu công nghiệp Thốt Nốt, Cần Thơ) cho rằng việc giảm giờ làm và tăng lương nhằm mục đích “làm đẹp mặt chế độ”, chứ thực chất không nhằm cải thiện thu nhập của người lao động. Nhà nước nên tìm cách giảm phí bảo hiểm xã hội, hoặc không thu những phí như phí công đoàn.
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi quy định cộng cả lương làm thêm giờ và các trợ cấp khác vào tiền lương để đóng bảo hiểm. Như vậy số tiền đóng bảo hiểm sẽ lại tăng, tạo thêm gánh nặng cho cả người lao động và cả doanh nghiệp. (SBTN.TV)