Nguyễn Tường Thụy, Việt Nam Thời báo, ngày 14/8/2019
Anh Trần Bang (Sài Gòn) bị đánh khi anh tham gia biểu tình ngày 5/11/2015 phản đối trùm xâm lược Tập Cận Bình sang Việt Nam (ảnh cắt từ clip)
Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ nhưng ngoan cường
Như vậy là trong hơn 1 tháng Trung Cộng xâm phạm và quấy nhiễu tại khu bực Bãi Tư Chính, có thể nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kiểm soát được biểu tình. Nếu như vụ tàu HD 981 xâm phạm vùng biển của Việt Nam tháng 5/2014, biểu tình đã nổ ra khắp nơi với hàng chục nghìn người tham gia, áp sát được tận đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội thì vụ TC xâm phạm Bãi Tư Chính chỉ là vài cuộc “tập kích” nhỏ lẻ.
Có thể kể ra: cuộc biểu tình trước đại sứ quán TC ngày 6/8/2019 với chừng 10 người tham gia, cuộc biểu tình của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ngày 8/8/2019 trước lãnh sự quán TC tại Sài Gòn cũng chỉ khoảng gần 10 người.
Một cuộc biểu tình khác ở khu công nghiệp Tân Tạo, cùng ngày với cuộc biểu tình trước đại sứ quan TC ở HN, có chừng 4 – 5 người tham gia.
Có cả “cuộc” biểu tình đơn độc. Anh Vũ Hệ từ Nghệ An đưa con ra Hà Nội chữa bệnh. Ngày 8/8/2019 anh ra ngã tư vòng xuyến Nguyễn Chí Thanh giương biểu ngữ “Đả đảo Trung Quốc xâm lược Bãi Tư Chính của Việt Nam! China get out of Vietnam.”
Có lẽ những cuộc biểu tình nhỏ lẻ như vậy không đủ để cho nhà cầm quyền huy động quân đến đàn áp. Ngoài ra, còn có yếu tố bí mật, bất ngờ và giải tán sớm. Tuy nhiên, sau đó cũng có những người bị sách nhiễu do đi biểu tình hoặc viết bài trên mạng: Bác Lê Gia Khánh (Hà Nội) bị yêu cầu lên quận để cam kết không được bén mảng đến đại sứ quán TC và không biểu tình nữa; Vũ Hệ bị đưa về đồn tra vấn trong nhiều giờ; Lê Thị Thanh Thúy (Sài Gòn) bị phạt 750 nghìn đồng; Facebooker Phạm Hiền (Kiên Giang) bị tịch thu máy tính và điện thoại…
Tôi phải kể cụ thể như vậy để thấy rằng, đợt biểu tình phản đối TC xâm phạm Bãi Tư Chính chỉ thu hút được chừng 25 người tham gia. Trước hết, phải khẳng định, đó là những con người can đảm, ngoan cường và vô cùng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Nhưng con số đó cũng nói lên nhà cầm quyền cộng sản cơ bản đã thành công trong việc đàn áp biểu tình chống Trung Cộng xâm lược.
Đàn áp biểu tình là vi hiến
Trước hết, cần khẳng định, nhà cầm quyền đàn áp biểu tình là vi hiến.
Điều 25 Hiến pháp xác nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Như vậy, không ai có thể tước đi quyền biểu tình của công dân. Nhà cầm quyền chỉ có thể ngăn chặn những hành vi quá khích như bạo loạn, đập phá. Những hành vi này sẽ bị điều chỉnh bởi các luật khác ví dụ Bộ luật hình sự chứ không phải bị xử vì tội biểu tình hay kêu gọi biểu tình. Biểu tình và kêu gọi biểu tình là những hành vi không bị cấm.
Tuy nhiên điều 25 thòng một câu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vậy hoạt động biểu tình do luật nào qui định? Đó là Luật biểu tình mà quốc hội chây ỳ, không chịu ban hành. Mặc dù vậy, chưa có luật biểu tình không có nghĩa là người dân không được biểu tình. Người dân vẫn có quyền thực hiện quyền biểu tình theo cách hiểu của họ, tức là thể hiện thái độ đối với một vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội bức xúc nào đó trong trật tự và ôn hòa.
Ngăn chặn, đàn áp biểu tình ôn hòa bằng cách rình rập tận nhà từng người, bắt bớ, đánh đập người tham gia biểu tình ôn hòa là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Thậm chí, cả những người bị nghi ngờ có ý định biểu tình cũng bị bắt bớ và đánh đập vô cùng dã man. Cuộc bố ráp bắt bớ ở Sài Gòn ngày 17/6/2018 là một ví dụ. Không chỉ vi hiến mà đó còn là tội ác.
Vì vậy khi nói: “nhà cầm quyền cộng sản cơ bản đã thành công trong việc đàn áp biểu tình chống Trung Cộng xâm lược” là nói họ đã thành công bằng các biện pháp vi hiến.
Trong các cuộc đối thoại giữa người biểu tình bị bắt về đồn với an ninh, phía an ninh (đại diện cho nhà cầm quyền) không thể trả lời được những câu hỏi của người biểu tình do tính phi lý, phi pháp của họ.
Câu hỏi dành cho Nguyễn Phú Trọng
Cuối cùng, chỉ xin hỏi ông Nguyễn Phú Trọng một câu, nếu ông trả lời được thì tôi sẽ không đòi biểu tình nữa.
Trong tư duy pháp luật của Quốc hội (mà thực chất là của đảng CSVN) thì khi các ông chưa ra luật biểu tình thì đương nhiên quyền biểu tình trong Hiến pháp bị cắt!? Tôi cứ tạm cho là như vậy đi, tức là tôi đặt ra một giả thiết chứ không thừa nhận.
Điều 4 Hiến pháp ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Tương tự điều 25, điều 4 cũng thòng một câu: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Vậy cái khuôn khổ ấy là gì thưa ông? Có phải đó là luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN. Nhưng luật này, cũng giống như luật biểu tình đều chưa có, đúng không?
Dân biểu tình thì các ông bảo là chưa có Luật biểu tình nên không được phép biểu tình.
Vậy khi chưa có luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN thì tại sao các ông không ngồi đợi? Nếu chưa có luật biểu tình mà biểu tình là phi pháp thì khi chưa có Luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN mà đảng CSVN cứ lãnh đạo cũng là phi pháp.
Nói như thế mới thể hiện tinh thần bình đẳng. Không thể để cho 5 triệu người được bình đẳng hơn 90 triệu người còn lại.
Trên thực tế, mặc dù không có luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN nhưng các ông vẫn cứ hoạt động suốt 89 năm nay. Chính vì hoạt động lung tung, tùy thích không theo khuôn khổ nào cho nên đất nước mới ra nông nỗi này. Đó là mất lãnh thổ, chiến tranh, nghèo đói, lầm than, bất công và tụt hậu.
August 14, 2019
Nhà cầm quyền VN vi hiến khi đàn áp biểu tình chống Trung Cộng xâm lược
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nguyễn Tường Thụy, Việt Nam Thời báo, ngày 14/8/2019
Anh Trần Bang (Sài Gòn) bị đánh khi anh tham gia biểu tình ngày 5/11/2015 phản đối trùm xâm lược Tập Cận Bình sang Việt Nam (ảnh cắt từ clip)
Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ nhưng ngoan cường
Như vậy là trong hơn 1 tháng Trung Cộng xâm phạm và quấy nhiễu tại khu bực Bãi Tư Chính, có thể nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kiểm soát được biểu tình. Nếu như vụ tàu HD 981 xâm phạm vùng biển của Việt Nam tháng 5/2014, biểu tình đã nổ ra khắp nơi với hàng chục nghìn người tham gia, áp sát được tận đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội thì vụ TC xâm phạm Bãi Tư Chính chỉ là vài cuộc “tập kích” nhỏ lẻ.
Có thể kể ra: cuộc biểu tình trước đại sứ quán TC ngày 6/8/2019 với chừng 10 người tham gia, cuộc biểu tình của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ngày 8/8/2019 trước lãnh sự quán TC tại Sài Gòn cũng chỉ khoảng gần 10 người.
Một cuộc biểu tình khác ở khu công nghiệp Tân Tạo, cùng ngày với cuộc biểu tình trước đại sứ quan TC ở HN, có chừng 4 – 5 người tham gia.
Có cả “cuộc” biểu tình đơn độc. Anh Vũ Hệ từ Nghệ An đưa con ra Hà Nội chữa bệnh. Ngày 8/8/2019 anh ra ngã tư vòng xuyến Nguyễn Chí Thanh giương biểu ngữ “Đả đảo Trung Quốc xâm lược Bãi Tư Chính của Việt Nam! China get out of Vietnam.”
Có lẽ những cuộc biểu tình nhỏ lẻ như vậy không đủ để cho nhà cầm quyền huy động quân đến đàn áp. Ngoài ra, còn có yếu tố bí mật, bất ngờ và giải tán sớm. Tuy nhiên, sau đó cũng có những người bị sách nhiễu do đi biểu tình hoặc viết bài trên mạng: Bác Lê Gia Khánh (Hà Nội) bị yêu cầu lên quận để cam kết không được bén mảng đến đại sứ quán TC và không biểu tình nữa; Vũ Hệ bị đưa về đồn tra vấn trong nhiều giờ; Lê Thị Thanh Thúy (Sài Gòn) bị phạt 750 nghìn đồng; Facebooker Phạm Hiền (Kiên Giang) bị tịch thu máy tính và điện thoại…
Tôi phải kể cụ thể như vậy để thấy rằng, đợt biểu tình phản đối TC xâm phạm Bãi Tư Chính chỉ thu hút được chừng 25 người tham gia. Trước hết, phải khẳng định, đó là những con người can đảm, ngoan cường và vô cùng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Nhưng con số đó cũng nói lên nhà cầm quyền cộng sản cơ bản đã thành công trong việc đàn áp biểu tình chống Trung Cộng xâm lược.
Đàn áp biểu tình là vi hiến
Trước hết, cần khẳng định, nhà cầm quyền đàn áp biểu tình là vi hiến.
Điều 25 Hiến pháp xác nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Như vậy, không ai có thể tước đi quyền biểu tình của công dân. Nhà cầm quyền chỉ có thể ngăn chặn những hành vi quá khích như bạo loạn, đập phá. Những hành vi này sẽ bị điều chỉnh bởi các luật khác ví dụ Bộ luật hình sự chứ không phải bị xử vì tội biểu tình hay kêu gọi biểu tình. Biểu tình và kêu gọi biểu tình là những hành vi không bị cấm.
Tuy nhiên điều 25 thòng một câu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vậy hoạt động biểu tình do luật nào qui định? Đó là Luật biểu tình mà quốc hội chây ỳ, không chịu ban hành. Mặc dù vậy, chưa có luật biểu tình không có nghĩa là người dân không được biểu tình. Người dân vẫn có quyền thực hiện quyền biểu tình theo cách hiểu của họ, tức là thể hiện thái độ đối với một vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội bức xúc nào đó trong trật tự và ôn hòa.
Ngăn chặn, đàn áp biểu tình ôn hòa bằng cách rình rập tận nhà từng người, bắt bớ, đánh đập người tham gia biểu tình ôn hòa là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Thậm chí, cả những người bị nghi ngờ có ý định biểu tình cũng bị bắt bớ và đánh đập vô cùng dã man. Cuộc bố ráp bắt bớ ở Sài Gòn ngày 17/6/2018 là một ví dụ. Không chỉ vi hiến mà đó còn là tội ác.
Vì vậy khi nói: “nhà cầm quyền cộng sản cơ bản đã thành công trong việc đàn áp biểu tình chống Trung Cộng xâm lược” là nói họ đã thành công bằng các biện pháp vi hiến.
Trong các cuộc đối thoại giữa người biểu tình bị bắt về đồn với an ninh, phía an ninh (đại diện cho nhà cầm quyền) không thể trả lời được những câu hỏi của người biểu tình do tính phi lý, phi pháp của họ.
Câu hỏi dành cho Nguyễn Phú Trọng
Cuối cùng, chỉ xin hỏi ông Nguyễn Phú Trọng một câu, nếu ông trả lời được thì tôi sẽ không đòi biểu tình nữa.
Trong tư duy pháp luật của Quốc hội (mà thực chất là của đảng CSVN) thì khi các ông chưa ra luật biểu tình thì đương nhiên quyền biểu tình trong Hiến pháp bị cắt!? Tôi cứ tạm cho là như vậy đi, tức là tôi đặt ra một giả thiết chứ không thừa nhận.
Điều 4 Hiến pháp ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Tương tự điều 25, điều 4 cũng thòng một câu: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Vậy cái khuôn khổ ấy là gì thưa ông? Có phải đó là luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN. Nhưng luật này, cũng giống như luật biểu tình đều chưa có, đúng không?
Dân biểu tình thì các ông bảo là chưa có Luật biểu tình nên không được phép biểu tình.
Vậy khi chưa có luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN thì tại sao các ông không ngồi đợi? Nếu chưa có luật biểu tình mà biểu tình là phi pháp thì khi chưa có Luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN mà đảng CSVN cứ lãnh đạo cũng là phi pháp.
Nói như thế mới thể hiện tinh thần bình đẳng. Không thể để cho 5 triệu người được bình đẳng hơn 90 triệu người còn lại.
Trên thực tế, mặc dù không có luật về sự lãnh đạo của đảng CSVN nhưng các ông vẫn cứ hoạt động suốt 89 năm nay. Chính vì hoạt động lung tung, tùy thích không theo khuôn khổ nào cho nên đất nước mới ra nông nỗi này. Đó là mất lãnh thổ, chiến tranh, nghèo đói, lầm than, bất công và tụt hậu.