Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần từ 12/8 đến 18/8/2019: Nhà hoạt động về tự do tôn giáo Rah Lan Hipbị kết án 7 năm tù giam

 

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 18/8/2019

 

Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục chính sách đàn áp tự do tôn giáo, kết án nhà hoạt độngRah Lan Hip7 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của Bộ luật Hình sự 2015.

Anh Rah Lan Hip, 38 tuổi, bị cho là liên kết với một số người ở Hoa Kỳ và cao nguyên Trung Phần để cổ suý cho Nhà nước Dega, chỉ vì anh thực hiện quyền tự do tôn giáo cho người Thượng ở Tây Nguyên.

Với việc kết án anh, Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 55 tù nhân lương tâm vì lý do tôn giáo, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” hiện vẫn đang bị biệt giam ở Trại giam An Điềm.

Trong khi đó, tù nhân lương tâm Hồ Đức Hoà, người đang chịu án tù 13 năm về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” đang mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm nhưng không được chữa trị. Đơn đề nghị của anh được đi khám và chữa bệnh bị giám thị Trại giam Ba Sao từ chối từ nhiều tháng nay.

Đạidiện 7 hiệp hội ngành nghề đã ký vào một thư chung đề nghị Quốc hội Việt Nam không thông qua dự thảo sửa đổi của Bộ luật Lao động trong kỳ họp tới đây. Dự thảo muốn tăng mức lương cơ bản và giảm giờ làm, mà theo các hiệp hội này, sẽ làm các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào khó khăn vì chi phí sản xuất và chi phí không chính thức hiện đã quá cao. Việc thay đổi này cũng sẽ làm môi trường đầu tư bớt hấp dẫn đối với công ty ngoại quốc.

Và nhiều tin quan trọng khác

===== 12/8 =====

Thêm một người Thượng bị kết án 7 năm tù vì tội danh nguỵ tạo “phá hoại chính sách đoàn kết”

Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã kết tội anh Rah Lan Hipvề tội danh nguỵ tạo “phá hoạt chính sách đoàn kết” theo Điều 116 của Bộ luật hình sự, với mức án 7 nưm tù giam và 3 năm quản chế.

Trong phiên toà lưu động ngày 9/8, anh Rah Lan Hip, một công dân 38 tuổi ở xã Ia Băng, huyện Chư Prôngbị kết kết tội liên kết với nhiều người khác ở Hoa Kỳ và ở cao nguyên Trung Phần để hoạt động cổ suý cho tổ chức “Tin Lành Dega,” một tổ chức của người Thượng với mục tiêu thành lập “Nhà nước Dega,” như nhà cầm quyền Việt Nam cáo buộc.

Theo trang Thông tin điện tử của Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai,  Rah Lan Hipđã sử dụng Facebook để liên kết với những người Thượng kháctrongthời gian từ tháng 6năm 2018 đến tháng 03năm 2019, và nhận khoản hỗ trợ 18 triệu đồng Việt Nam cho các hoạt động của nhóm.

Theo nhiều hoạt động nhân quyền, nhà cầm quyền Việt Nam không muốn người Thượng liên kết để hoạt động truyền đạo Tin Lành, và thường sử dụng cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết” để kết tội nhiều mục sư và tín đồ Tin Lành. Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyên (Defend the Defenders- DTD), hiện Việt Nam đang cầm tù ít nhất 55 người từ nhiều nhóm dân tộc thiểu số như Hmong, Gia rai, Ede… với mức án từ 4 năm đến 20 năm tù chỉ vì những hoạt động cổ suý tự do tôn giáo.

Nhiều tù nhân lương tâm từ sắc dân thiểu số bị giam giữ ở nhiều nhà tù rất xa gia đình của họ trong điều kiện giam giữ vô cùng khắc nghiệt. Vì nghèo khó, gia đình họ không thể đi thăm và cung cấp thêm thực phẩm, thuốc men cho họ, và họ thường bị lãng quên trong lao tù. Nhiềungười trong số họ được tổ chức Ân xá Quốc tế coi là tù nhân lương tâm.

Chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam thực hiện chính sách đàn áp đối với tất cả các nhánh tôn giáo không chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền.

——————–

Việt Nam vẫn cho in sách “Trung Quốc trỗi dậy hoà bình” cho dù bị Bắc Kinh đe doạ độc chiếm Biển Đông

Hà Nội vẫn cho phép in sách “Trung Quốc trỗi dậy hoà bình” cho dù Bắc Kinh đang có nhiều hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và hiện thực hoá mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

Thuật ngữ “trỗi dậy hoà bình” được các quan chức và học giả Trung Cộng sử dụng để mô tả phương pháp tiếp cận trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong thế kỷ 21, coi Trung Cộng như là một quốc gia lãnh đạo thế giới có trách nhiệm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực tế là Trung Cộng chính thức từ bỏ chính sách này. Trung Cộng đã trực tiếp thách thức chủ quyền của ViệtNam và Philippines ở Biển Đông, của Nhật Bảnở Hoa Đông. Ở Biển Đông, Trung Cộng xây nhiều đảo nhân tạo trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và biến chúng thành những căn cứ quân sự.

Việc cho phép in cuốn “Trung Quốc trỗi dậy hoà bình” chưa phải là hành động khó hiểu của chính quyền Việt Nam. Cách đây nhiều năm, Hà Nội cho in cuốn “Đặng Tiểu Bình- Một trí tuệ siêu việt”- một cuốn sách ca ngợi kẻ đã xua 200,000 lính Trung Cộng xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam năm 1979. Trong cuộc xâm lược này, lính Trung Cộng đã giết hại hàng chục nghìn dân thường và phá huỷ toàn bộ cơ sở vật chất tại những nơi chúng đi qua.

Trong khi cho phép in những cuốn sách ca ngợi kẻ thù, thì Ban tuyên giáo trung ương của đảng cộng sản cầm quyền và Bộ thông tin truyền thông lại kiểm duyệt và không cho phép in cuốn Gạc Ma- vòng tròn bất tử, một cuốn sách viết về việc Trung Cộng xâm lược đảo Gạc Ma của Việt Nam ở Trường Sa.

Trên mạng xã hội, nhiều người đã thể hiện sự phản đối. Cùng với việc đàn áp người biểu tình chống Trung Cộng, thì việc cho in những cuốn sách trên là những bằng chứng cho rằng đảng cộng sản Việt Nam chỉ là chi bộ của đảng cộng sản Trung Cộng.

===== 13/8 =====

Bảy hiệp hội ngành nghề phản đối tăng lương và giảm giờ làm

Bảy hiệp hội ngành nghề vừa ký tên vào một kiến nghị chung phản đối đề xuất tăng lương và giảm giờ làm việc trong dự thảo sửa đổi Luật lao động dự kiến sẽ được trình quốc hội bàn thảo và thông qua vào kỳ họp tới.

Bảy hiệp hội đại diện cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) , Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham).

Họphản đối việc giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống còn 40-44 giờ/tuần, cho rằng các nước đang phát triển và đa phần các quốc gia mới nổi đều quy định giờ làm việc khôngdướimức 48 giờ/tuần.

Việc giảm giờ làm việc và tăng lương sẽ gây áp lực lên doanh nghiệp, có thể làm doanh nghiệp trong nước phải giảm quy mô sản xuất hoặc phá sản trong khi các công ty nước ngoài sẽ giảm đầu tư và không hấp dẫn các công ty khác đầu tư.

Một số doanh nhân cho biết hiện doanh nghiệp và người lao động phải đóng nhiều khoản phí cao như phí bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, và những phí này cao hơn so với hầu hết các nước trên thế giới. Thêm vào nữa, doanh nghiệp còn phải đưa phong bì cho quan chức địa phương và trung ương mà khoản này không hề nhỏ.

Bà Nguyễn Thu Dung, chủ tịch công đoàn ở một phân xưởng chế biến cá tra xuất khẩu ở công ty A.Đ.D (khu công nghiệp Thốt Nốt, Cần Thơ)cho rằng việc giảm giờ làm và tăng lương nhằm mục đích “làm đẹp mặt chế độ” chứ thực chất không nhằm cải thiện thu nhập của người lao động. Nhà nước nên tìm cách giảm phí bảo hiểm xã hội hoặc không thu những phí như phí công đoàn.

Dự thảo Luật Lao động sửa đổi quy định cộng cả lương làm thêm giờ và các trợ cấp khác vào tiền lương để đóng bảo hiểm vànhư vậy số tiền đóng bảo hiểm sẽlại tăng, tạo thêm gánh nặng cho cả người lao động và cả doanh nghiệp.

STT Quốc gia Giờ làm việc quy định (giờ/tuần)
I Quốc gia phát triển
1 Nhật Bản 8g/ngày, 40g-44g/tuần
2 Singapore 8g/ngày hoặc 44g/tuần
II Quốc gia mới nổi thu nhập cao
1 Trung Quốc Không quá 8g/ngày và 44g/tuần
2 Thái Lan Không quá 9g/ngày, 48g/tuần
3 Malaysia 10g/ngày bao gồm cả nghỉ giữa giờ, 48g/tuần
III Quốc gia mới nổi thu nhập thấp
1 Ấn Độ 48g/tuần, 9g/ngày
2 Philippines 8g/ngày, 48g/tuần
3 Lào 8g/ngày, 48g/tuần
4 Indonesia 8g/ngày cho tuần 5 ngày làm việc, 7g/ngày cho làm việc 6 ngày/tuần
5 Bangladesh 8g/ngày, 48g/tuần
IV Quốc gia đang phát triển
1 Campuchia 48g/tuần
2 Mozambique 48g/tuần
3 Haiti 48g/tuần

 

Bảng biểu so sánh trích từ Công văn số 72/2019/CV-VASEP tới Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội(VNTB)

BẢNG CHI TIẾT CÁC KHOẢN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN CỦA DOANH NGHIỆP
Năm Người sử dụng lao động (%) Người lao động (%) Tổng cộng (%)
BHXH BHYT BHTN KPCĐ BHXH BHYT BHYT ĐPCĐ
Từ 01/2010 16 3 1 2 6 1,5 1 1 31,5
Từ 07/2017 17.5 3 1 2 8 1,5 1 1 35
Từ 01/2018 16 2.5 1 1 6 1,5 1 1 30

Bảng biểu trích từ công văn số 68/2019/CV-VASEP gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VNTB)

———————

Vingroup sa thait 6 nhân viên vì rao bán xe Vinfast trên mạng xã hội

Vingroup, một tập đoàn kinh tế khổng lồ của tỷ phú dollar Phạm Nhật Vượng, đã sa thải 6 nhân viên của tập đoàn vì đã rao bán xe Vinfast trên mạng xã hội trong lúc tập đoàn ra sức quảng bá việc sử dụng sản phẩm của tập đoàn.

Quyết định sa thải 6 nhân viên, được ký bởi chủ tịch tập đoàn Phạm Nhật Vượng, nói rằng các nhân viên này đã được ưu đãi khi mua xe nhưng lại không sử dụng mà bán đi, gây ảnh hưởng đến phong trào “Người Vin dùng hàng Vin.”

Phạm Nhật Vượng cũng yêu cầu toàn thể nhân viên của tập đoàn tham gia tích cực vào phong trào trên và “trở thành đại sứ thương hiệu lan toả niềm tự hào về các sản phẩm Make in Vietnam.”

Sau khi làm giàu bằng sản xuất và bán mỳ ăn liền ở Ucraina, Vượng trở về Việt Nam và đầu tư vào bất động sản, cấu kết với quan chức chế độ để mua rẻ đất của dân và đất công để biến chúng thành những dự án bất động sản cao cấp.

Gần đây, Vingroup cũng lấn sân sang nhiều ngành nghề khác như nông nghiệp, giáo dục, y tế, và lắp ráp xe hơi mang nhãn hiệu Vinfast gây ồn ào trong nước gần đây. Xe này, tuy được gọi là Made in Việt Nam nhưng dường như tỷ lệ nội địa hoá vô cùng thấp. Giá bán xe này không hề rẻ so với giá xe của các hãng xe có tiếng trên thế giới.

Công nhân viên của tập đoàn cũng phải mua với giá cao như mọi khách hàng khác.

Chỉ mới đưa ra thị trường vài tuần, xe Vinfast hiệu Fadil đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết như chảy dầu, bốc khói chỉ sau khi chạy 80 km vì sử dụng giắc cắm của Trung Cộng.

Vingroup được sự hỗ trợ, lobby của nhiều quan chức cao cấp của chế độ.

===== 14/8 =====

Chính phủ Việt Nam vẫn im lặng về việc Trung Cộng đưa tàu khảo sát lại vào Bãi Tư Chính

Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng về việc tàu Hải Dương Địa Chất 8của Trung cộng quaylạiBãi Tư Chính saukhi bỏ đi mấy ngày để tiếp nhiên liệu.

Theo nhiều hãng tin quốc tế, tàu Hải Dương Địa Chất 8, với sự hộ tống của hai tàu hải cảnh, đã quay lại xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ở khu vực gần Bãi Tư Chính, sau khi nạp thêm nhiên liệu ở đảo Chữ Thập, một đảo mà Trung Cộng chiếm được từ Việt Nam những năm cuối thập niên 1980.

Trung Cộng đưa tàu nghiên cứu trên vào Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7 nhưng chính phủ Việt Nam cũng im lặng mãi cho đến ngày 8/ 8, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao mới tổ chức họp báo và phát biểu vài câu phản đối lấy lệ. Chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và chủ tịch quốc hội thì im bặt, chỉ có bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh lên tiếng chỉ trích Trung Cộng ở hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok đầu tháng 8.

Trong khi đó, lực lượng an ninh cộng sản tiếp tục sách nhiễu, đàn áp những người biểu tình hay viết bài phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Công an giải tán cuộc biểu tình của 10 thành viên nhóm No-U trước toà đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội, câu lưu nhiều người biểu tình khác hoặc tra hỏi, thu giữ máy móc của một số Facebooker.

Nạn nhân mới nhất của sự đàn áp này là ông Hoàng Thanh Tùng ở Bình Phước, bị công an địa phương “mời” lên đồn làm việc vì các bài viết chống Trung Cộng.

Thay vì viết bài phản đối Trung Cộng, báo chí lề đảng lại tấn công những người tích cực phản đối Bắc Kinh, gọi họ là những kẻ gây rối và lợi dụng việc Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam để kích động quần chúng gây bất ổn xã hội.

——————–

Chế độ cộng sản tiếp tục sách nhiễu thương phế binh Việt Nam Cộng hoà

Nhà cầm quyền ở Sài Gòn tiếp tục sách nhiễu thương phế binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà và nạn nhân mới nhất là ông Lê Thanh Dương trú tại phường 12, quận Bình Thạnh.

Ông Dương bị công an phường yêu cầu lên đồn ngày 14/8 để “Làm rõ một số vấn đề về Ông” theo như giấy mời đề ngày 08/8.

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc 44 năm trước, tuy nhiên, chế độ cộng sản vẫn thực hiện chính sách đàn áp đối với những người từng phục vụ cho chính thể Việt Nam Cộng hoà, kể cả những người bị tàn tật vì bom đạn.

Hàng chục thương phế binh Việt Nam Cộng hoà không có gia đình và họ trọ trong những căn phòng rẻ tiền ở khu vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn để ngả lưng qua đêm sau một ngày lê lết đi bán vé số. Tuy nhiên, đầu năm nay, khi nhà cầm quyền tấn công, đập phá, xóa bỏ khu vườn rau này, họ đã bị ném bỏ đồ đạc chăn mùng ra khỏi phòng trọ. Vào cuối tháng 4 công an tiếp tục đe dọa trấn áp những con người tàn phế này, ép chủ nhà phải đuổi họ ra khỏi phòng trọ.

Nhà cầm quyền cộng sản không từ thủ đoạn bẩn thỉu nào để gây khó cho thương phế binh Việt Nam Cộng hoà, kể cả việc phá rối nhiều chương trình tri ân thực hiện bởi Nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế Kỳ Đồng ở Sài Gòn.

Chế độ cộng sản luôn rêu rao chính sách hoà giải dân tộc và đoàn kết, nhưng chúng công khai triệt hạ giới bất đồng chính kiến và âm thầm phá đám cuộc sống của những người từng phục vụ cho chính thể Việt Nam Cộng hoà.

===== 15/8 =====

Nhiều chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị quấy phá trong mùa Vu Lan

Nhà chức trách ở nhiều địa phương đã quấy phá và sách nhiễu nhiều chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, không cho tăng lữ cử hành Đại lễ Vu Lan, một sự kiện quan trọng của Phật giáo.

Theo Facebooker Đàm Ngọc Tuyên, có ít nhất 1 tịnh thất và 2 chùa thuộc giáo hội truyền thừa Phật giáo chính thống bị sách nhiễu trong khi những cơ sở chùa chiền thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức tôn giáo bị kiểm soát bởi nhà cầm quyền cộng sản, thì được thoải mái hoạt động.

Thượng tọa Thích Đồng Quang, trụ trì chùa Sơn Linh ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum cho biết trưa ngày 15/8 tức rằm tháng 7 âm lịch, nhà cầm quyền huyện đã đến ngăn cản ông làm lễ trên nền chùa đã bị đập phá một cách lén lút bởi nhà chức trách địa phương trong tháng 1. Chùa này nằm ở đỉnh dốc Đak Mút, xã Plei Kan, được xây dựng từ thập kỷ trước, bị đập phá khi sư trụ trì đi chữa bệnh ở Huế.

Một ngày trước đó, nhà cầm quyền huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vùng Tàu đưa công an đến để quấy phá, không cho hòa thượng Thích Không Tánh cùng chư tăng cử hành đại lễ Vu Lan ở tịnh thất Đạt Quang ở xã Bàu Lâm và chùa Phước Bửu Tự do hoà thượng Thích Vĩnh Phước trụ trì.

Từ nhiều năm nay, khi nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện chính sách đàn áp những nhánh tôn giáo độc lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có nhiều chùa bị đập phá như chùa Liên Trì ở Sài Gòn hay Linh Sơn ở Kon Tum. Nhiều sư bị bắt hay bị quản thúc nhiều năm như hoà thượng Thích Quảng Độ.

Theo nhiều nhà quan sát thì nhiều sỹ quan an ninh được bố trí trụ trì nhiều chùa và nắm giữ tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để giúp nhà cầm quyền lũng đoạn tôn giáo.

===== 16/8 =====

Nhà báo bị kỷ luật vì chỉ trích dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông trên Facebook

Theo thông tin trên mạng xã hội, nhà báo Trần Thanh Tường, trưởng ban kinh tế-xã hội củabáo Đại Đoàn Kết, đã bị kỷ luật vì viết bài chỉ trích dự án đường sắt trên cao Cat Linh-Hà Đông trên trang Facebook cá nhân của mình.

Theo đó, vào tháng 3 vừa qua, ông Tường viết bài về dự án đường sắt trên cao nói trên do nhà thầu Trung Cộng thực hiện, rằng nó bị kéo dài trong 16 năm, nhiều nhà cửa bị giải toả, cây lâu năm bị chặt, giao thông bị ùn tắc, và chi phí bị đội lên từ 8,770 tỷ lên 18,000 tỷ đồng.

Sau khi ông Tường đăng tải bài viết trên, ông chỉ bị Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử củaBộ thông tin và truyền thông nhắc nhở miệng. Tuy nhiên, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Hồng Thanh Quang, nguyên là đại tá công an và phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân, gửi văn bản thúc ép Hội Nhà báo Việt Nam kỷ luật ông Cường dù ban kiểm tra của hội này cũng chỉ ra văn bản nhắc nhở.

Ông Quang cũng tổ chức họp chi bộ đảng của báo để kỷ luật ông Tường với mức khiển trách cho dù các đảng viên trong chi bộ không mặn mà với việc kỷ luật, phải tổ chức họp 2 lần.

ÔngTường đã gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan cấp trên về sự tuỳ tiện của ông Quang trong việc cố tình kỷ luật mình, cho dù những gì ông viết về dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông hoàn toàn đúng.

Dự án hạ tầng trên là một trong 12 dự án có liên quan đến nhà thầu/nhà đầu tư Trung Cộng đều bị đội vốn, thua lỗ hoặc trì trệ hay gây ô nhiễm môi trường, theo nhà báo Đoàn Bảo Châu. Những dự án tai tiếng khác là dự án khai thác bauxite ở Cao nguyên Trung Phần, nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh, Nhà máy phân đạm Hà Bắc ở Bắc Giang, hai nhà máy DAP Hải Phòng và Lào Cai, Nhà máy thép Việt – Trung ở Lào Cai, Nhà máy thép Thái Nguyên, Nhà máy sơ sợi Đình Vũ ở Hải Phòng và Nhà máy giấy Hậu Giang.

===============

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây