National Interest, ngày 19/8/2019
(Vũ Quốc Ngữ dịch)
Nếu thực sự cần thiết, Bắc Kinh buộc phải sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề Hongkong nhằm bảo vệ chế độ toàn trị.
Liệu Tập Cận Bình sẽ triển khai Quân đội Giải phóng Nhân dân để đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa hiện nay ở Hongkong, hay Bắc Kinh sẽ chọn cách tiếp cận ôn hòa hơn để làm dịu tình trạng bất ổn đã làm rung chuyển thành phố trong nhiều tháng qua? Cho đến nay, Trung Quốc đã kiềm chế theo đuổi kịch bản Thiên An Môn ở Hongkong, thay vào đó dựa vào cảnh sát địa phương và băng đảng tội phạm để đối phó với phong trào phi bạo lực của những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Nhưng nếu phong trào đòi cải cách chính trị ở Hongkong tiếp tục tập hợp thêm sức mạnh, hoặc nếu nó có dấu hiệu lan sang đại lục thì có lẽ khó có điều gì khiến ban lãnh đạo Trung Quốc từ chối việc sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào.
Tranh chấp giữa người biểu tình Hongkong và Chính phủ Hongkong sẽ khó giải quyết thông qua đối thoại. Năm nay, tình trạng bất ổn bắt đầu như một phản ứng chống lại đề xuất của Trưởng đặc khu hành chính Carrie Lam về một đạo luật dẫn độ giữa Hongkong và đại lục, một luật cho phép chính quyền Hongkong có thể đưa người bị buộc tội ra tòa xét xử tại tòa án Trung Quốc. Nếu được ban hành, một đạo luật như vậy sẽ làm suy yếu sự độc lập tư pháp của Hongkong và sẽ trở thành công cụ hữu ích để đàn áp tự do ngôn luận, với việc các nhà hoạt động ở Hongkong luôn bị đe dọa dẫn độ về đại lục với các cáo buộc có động cơ chính trị.
Tuy nhiên, nhu cầu của người biểu tình hiện đang mở rộng hơn nhiều so với việc đòi rút dự luật dẫn độ. Trong số những thứ khác, họ đang kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát, phóng thích tù nhân chính trị và thực hành bầu cử dân chủ hoàn toàn ở Hongkong.
Lam và các nhà lãnh đạo Hongkong khác từ chối những yêu cầu này. Và ngay cả khi họ có khuynh hướng xoa dịu những người biểu tình, thì việc dân chủ hóa hoàn toàn Hongkong rõ ràng là việc không thể chấp nhận được đối với chế độ cộng sản Trung Quốc đóng đô ở Bắc Kinh, nơi trở nên ít khoan dung hơn đối với đa nguyên chính trị dưới sự lãnh đạo độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình. Kết quả của cuộc biểu tình hiện nay có thể là Hongkong được phép đi theo con đường dân chủ hóa hoàn toàn, thoát khỏi ảnh hưởng chính trị của đại lục cộng sản, hoặc người dân ở đây phải chấp nhận số phận cuối cùng của họ là trở thành một thành phố khác của Trung Quốc.
Có thể tránh được một cuộc đàn áp bạo lực? Câu trả lời, rất may, là có. Rõ ràng nhất, cuộc biểu tình có thể tự thoái trào. Rốt cuộc, thật khó để duy trì một phong trào quần chúng trên quy mô hàng triệu người như hiện đang được chứng kiến ở Hongkong, đặc biệt là đối mặt với một chính thể đầy sức mạnh. Có thể đến một thời điểm nào đó, quyết tâm biểu tình ở một số người sẽ suy giảm và buộc những người cầm đầu lựa chọn giải pháp ít rủi ro hơn trong việc đòi cải cách chính trị lâu dài. Đây là điều Bắc Kinh đang hy vọng.
Ngoài ra, Chính phủ Hongkong có thể bị áp lực phải nhượng bộ. Chẳng hạn, không hẳn là chuyện không tưởng Tập sẽ yêu cầu Lam (hoặc người kế nhiệm, nếu bà ta bị cách chức) để rút vĩnh viễn dự luật dẫn độ như một cách để mua chuộc những người chống đối quan trọng. Một điều tương tự đã xảy ra vào năm 2003, khi các cuộc biểu tình công khai buộc Hội đồng Lập pháp Hongkong rút một dự luật gây tranh cãi có mục tiêu giúp việc trừng phạt người Hongkong dễ dàng hơn vì tội phản quốc, ly khai, dụ dỗ, lật đổ chính quyền Trung Cộng
Tuy nhiên, nếu không bên nào lùi bước, thì một giải pháp theo kiểu Thiên An Môn để giải quyết bế tắc sẽ ngày càng có khả năng. Việc sử dụng quân đội sẽ tàn phá Hongkong, với thương tích hàng loạt, tử vong và bắt giữ. Một cuộc đàn áp bạo lực cũng sẽ là kết quả tồi tệ cho chế độ của Tập. Nó sẽ phá hủy nền kinh tế Hongkong và phá huỷ cơ cấu dân số ở đây, và mất nhiều thập kỷ để Bắc Kinh tái thiết và hòa giải chính trị, chưa nói đến việc bạo lực sẽ hủy hoại hình ảnh quốc tế của Tập Cận Bình.
Nhưng điều quan trọng hơn đối với ban lãnh đạo Trung Cộng là giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, duy trì quyền lực chính trị của ĐCSTQ và tránh tình trạng bất ổn lan rộng ở Trung Quốc đại lục. Đó là những cân nhắc mà Tập chú trọng hơn số phận của Hongkong. Do vậy, nếu cần thiết thì việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề vẫn là một lựa chọn để bảo vệ chế độ.
Đừng nên quên rằng thảm sát Thiên An Môn là một thành công chính trị lâu dài của ĐCSTQ. Vào mùa hè năm 1989, ban lãnh đạo Trung Quốc đã bị chia rẽ về việc có nên sử dụng bạo lực để giải tán cuộc biểu tình của các nhà vận động cải cách ở quảng trường Thiên An Môn. Nhưng một khi lựa chọn sử dụng bạo lực của quân đội đã được ban ra, ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng thống nhất. Cuộc biểu tình đã bị nghiền nát trong vài ngày, với việc khoảng mười nghìn người bị giết, nhưng nó giúp cho đảng không gặp thách thức từ đó tới nay.
Mặc dù có đổ máu (hoặc có lẽ vì thế), chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã vượt qua thách thức năm 1989. Điều tương tự không thể nói về chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu, nơi ban lãnh đạo cộng sản đã chọn giải pháp ôn hoà để đối phó với các phong trào dân chủ trong những tháng cuối năm đó. Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev nói rõ rằng Moskva sẽ chấp nhận (và thậm chí khuyến khích) cải cách chính trị để đáp ứng yêu cầu thay đổi của nhân dân, một chính sách được ca ngợi ở phương Tây. Tuy nhiên, ba mươi năm sau, Trung Quốc vẫn là một quốc gia cộng sản và đã vươn lên trở thành một cường quốc. Ngược lại, Liên Xô không còn tồn tại và hầu hết Đông Âu là một phần của NATO.
Từ quan điểm này, Thiên An Môn đã mang lợi cho Bắc Kinh. Và hơn thế nữa, chế độ ĐCSTQ đã thực hiện cuộc đàn áp Thiên An Môn mà không phải chịu nhiều hậu quả chính trị lâu dài. Ở trong nước, Bắc Kinh đã không ngừng đàn áp việc thảo luận về vụ thảm sát Thiên An Môn trong hơn ba mươi năm, ngăn chặn hiệu quả việc nhắc đến những người đã thiệt mạng. Ở nước ngoài, cuộc khủng hoảng Thiên An Môn đã thu hút nhiều chỉ trích từ nhiều chính phủ nước ngoài, các tổ chức truyền thông và các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Tuy nhiên, việc chỉ trích này tương đối ngắn ngủi và Trung Quốc đã trở thành một thành viên ngày càng quan trọng và tích cực của cộng đồng quốc tế trong suốt những năm 1990.
Nếu Tập ra lệnh đàn áp ở Hồng Kông, thì ông ta sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ông ta sẽ bị ghét vì điều đó. Nhưng không có lý do gì để tin rằng Trung Quốc không thể vượt qua cơn bão một lần nữa. Và truyền thông xã hội sẽ làm Bắc Kinh gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc che giấu thông tin về việc tàn sát thường dân vô tội so với năm 1989. Nhưng cũng cần nhắc lại là giờ đây ĐCSTQ đã trở nên tinh vi hơn trong cách kiểm soát truyền thông ở đại lục, nơi nhiều người không thích và không tin tưởng Hongkong.
Tất nhiên, khi đó không thể tránh khỏi việc Bắc Kinh sẽ sử dụng xe tăng để đàn áp người biểu tình ở Hongkong. Nhưng cốt lõi nhất, những người ra quyết định của ĐCSTQ sẽ phải đặt sự an toàn của chế độ và sự sống còn chính trị của họ lên trên tất cả. Nếu tình hình ở Hongkong đe dọa những mối quan tâm cốt lõi này của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, thì giải pháp Thiên An Môn sẽ xảy ra chắc chắn. Tệ hơn nữa, vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Cộng không loại trừ việc áp dụng giải pháp này.
Nguồn: https://nationalinterest.org/feature/tiananmen-option-would-china-use-military-force-hong-kong-74646
Tác giả Peter Harris là trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Colorado. Quý vị có thể kết nối với ông trên Twitter: @ipeterharris
August 21, 2019
Kịch bản Thiên An Môn: Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng quân sự ở Hongkong?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
National Interest, ngày 19/8/2019
(Vũ Quốc Ngữ dịch)
Nếu thực sự cần thiết, Bắc Kinh buộc phải sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề Hongkong nhằm bảo vệ chế độ toàn trị.
Liệu Tập Cận Bình sẽ triển khai Quân đội Giải phóng Nhân dân để đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa hiện nay ở Hongkong, hay Bắc Kinh sẽ chọn cách tiếp cận ôn hòa hơn để làm dịu tình trạng bất ổn đã làm rung chuyển thành phố trong nhiều tháng qua? Cho đến nay, Trung Quốc đã kiềm chế theo đuổi kịch bản Thiên An Môn ở Hongkong, thay vào đó dựa vào cảnh sát địa phương và băng đảng tội phạm để đối phó với phong trào phi bạo lực của những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Nhưng nếu phong trào đòi cải cách chính trị ở Hongkong tiếp tục tập hợp thêm sức mạnh, hoặc nếu nó có dấu hiệu lan sang đại lục thì có lẽ khó có điều gì khiến ban lãnh đạo Trung Quốc từ chối việc sử dụng vũ lực để đàn áp phong trào.
Tranh chấp giữa người biểu tình Hongkong và Chính phủ Hongkong sẽ khó giải quyết thông qua đối thoại. Năm nay, tình trạng bất ổn bắt đầu như một phản ứng chống lại đề xuất của Trưởng đặc khu hành chính Carrie Lam về một đạo luật dẫn độ giữa Hongkong và đại lục, một luật cho phép chính quyền Hongkong có thể đưa người bị buộc tội ra tòa xét xử tại tòa án Trung Quốc. Nếu được ban hành, một đạo luật như vậy sẽ làm suy yếu sự độc lập tư pháp của Hongkong và sẽ trở thành công cụ hữu ích để đàn áp tự do ngôn luận, với việc các nhà hoạt động ở Hongkong luôn bị đe dọa dẫn độ về đại lục với các cáo buộc có động cơ chính trị.
Tuy nhiên, nhu cầu của người biểu tình hiện đang mở rộng hơn nhiều so với việc đòi rút dự luật dẫn độ. Trong số những thứ khác, họ đang kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về sự tàn bạo của cảnh sát, phóng thích tù nhân chính trị và thực hành bầu cử dân chủ hoàn toàn ở Hongkong.
Lam và các nhà lãnh đạo Hongkong khác từ chối những yêu cầu này. Và ngay cả khi họ có khuynh hướng xoa dịu những người biểu tình, thì việc dân chủ hóa hoàn toàn Hongkong rõ ràng là việc không thể chấp nhận được đối với chế độ cộng sản Trung Quốc đóng đô ở Bắc Kinh, nơi trở nên ít khoan dung hơn đối với đa nguyên chính trị dưới sự lãnh đạo độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình. Kết quả của cuộc biểu tình hiện nay có thể là Hongkong được phép đi theo con đường dân chủ hóa hoàn toàn, thoát khỏi ảnh hưởng chính trị của đại lục cộng sản, hoặc người dân ở đây phải chấp nhận số phận cuối cùng của họ là trở thành một thành phố khác của Trung Quốc.
Có thể tránh được một cuộc đàn áp bạo lực? Câu trả lời, rất may, là có. Rõ ràng nhất, cuộc biểu tình có thể tự thoái trào. Rốt cuộc, thật khó để duy trì một phong trào quần chúng trên quy mô hàng triệu người như hiện đang được chứng kiến ở Hongkong, đặc biệt là đối mặt với một chính thể đầy sức mạnh. Có thể đến một thời điểm nào đó, quyết tâm biểu tình ở một số người sẽ suy giảm và buộc những người cầm đầu lựa chọn giải pháp ít rủi ro hơn trong việc đòi cải cách chính trị lâu dài. Đây là điều Bắc Kinh đang hy vọng.
Ngoài ra, Chính phủ Hongkong có thể bị áp lực phải nhượng bộ. Chẳng hạn, không hẳn là chuyện không tưởng Tập sẽ yêu cầu Lam (hoặc người kế nhiệm, nếu bà ta bị cách chức) để rút vĩnh viễn dự luật dẫn độ như một cách để mua chuộc những người chống đối quan trọng. Một điều tương tự đã xảy ra vào năm 2003, khi các cuộc biểu tình công khai buộc Hội đồng Lập pháp Hongkong rút một dự luật gây tranh cãi có mục tiêu giúp việc trừng phạt người Hongkong dễ dàng hơn vì tội phản quốc, ly khai, dụ dỗ, lật đổ chính quyền Trung Cộng
Tuy nhiên, nếu không bên nào lùi bước, thì một giải pháp theo kiểu Thiên An Môn để giải quyết bế tắc sẽ ngày càng có khả năng. Việc sử dụng quân đội sẽ tàn phá Hongkong, với thương tích hàng loạt, tử vong và bắt giữ. Một cuộc đàn áp bạo lực cũng sẽ là kết quả tồi tệ cho chế độ của Tập. Nó sẽ phá hủy nền kinh tế Hongkong và phá huỷ cơ cấu dân số ở đây, và mất nhiều thập kỷ để Bắc Kinh tái thiết và hòa giải chính trị, chưa nói đến việc bạo lực sẽ hủy hoại hình ảnh quốc tế của Tập Cận Bình.
Nhưng điều quan trọng hơn đối với ban lãnh đạo Trung Cộng là giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, duy trì quyền lực chính trị của ĐCSTQ và tránh tình trạng bất ổn lan rộng ở Trung Quốc đại lục. Đó là những cân nhắc mà Tập chú trọng hơn số phận của Hongkong. Do vậy, nếu cần thiết thì việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề vẫn là một lựa chọn để bảo vệ chế độ.
Đừng nên quên rằng thảm sát Thiên An Môn là một thành công chính trị lâu dài của ĐCSTQ. Vào mùa hè năm 1989, ban lãnh đạo Trung Quốc đã bị chia rẽ về việc có nên sử dụng bạo lực để giải tán cuộc biểu tình của các nhà vận động cải cách ở quảng trường Thiên An Môn. Nhưng một khi lựa chọn sử dụng bạo lực của quân đội đã được ban ra, ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng thống nhất. Cuộc biểu tình đã bị nghiền nát trong vài ngày, với việc khoảng mười nghìn người bị giết, nhưng nó giúp cho đảng không gặp thách thức từ đó tới nay.
Mặc dù có đổ máu (hoặc có lẽ vì thế), chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã vượt qua thách thức năm 1989. Điều tương tự không thể nói về chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu, nơi ban lãnh đạo cộng sản đã chọn giải pháp ôn hoà để đối phó với các phong trào dân chủ trong những tháng cuối năm đó. Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev nói rõ rằng Moskva sẽ chấp nhận (và thậm chí khuyến khích) cải cách chính trị để đáp ứng yêu cầu thay đổi của nhân dân, một chính sách được ca ngợi ở phương Tây. Tuy nhiên, ba mươi năm sau, Trung Quốc vẫn là một quốc gia cộng sản và đã vươn lên trở thành một cường quốc. Ngược lại, Liên Xô không còn tồn tại và hầu hết Đông Âu là một phần của NATO.
Từ quan điểm này, Thiên An Môn đã mang lợi cho Bắc Kinh. Và hơn thế nữa, chế độ ĐCSTQ đã thực hiện cuộc đàn áp Thiên An Môn mà không phải chịu nhiều hậu quả chính trị lâu dài. Ở trong nước, Bắc Kinh đã không ngừng đàn áp việc thảo luận về vụ thảm sát Thiên An Môn trong hơn ba mươi năm, ngăn chặn hiệu quả việc nhắc đến những người đã thiệt mạng. Ở nước ngoài, cuộc khủng hoảng Thiên An Môn đã thu hút nhiều chỉ trích từ nhiều chính phủ nước ngoài, các tổ chức truyền thông và các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Tuy nhiên, việc chỉ trích này tương đối ngắn ngủi và Trung Quốc đã trở thành một thành viên ngày càng quan trọng và tích cực của cộng đồng quốc tế trong suốt những năm 1990.
Nếu Tập ra lệnh đàn áp ở Hồng Kông, thì ông ta sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ông ta sẽ bị ghét vì điều đó. Nhưng không có lý do gì để tin rằng Trung Quốc không thể vượt qua cơn bão một lần nữa. Và truyền thông xã hội sẽ làm Bắc Kinh gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc che giấu thông tin về việc tàn sát thường dân vô tội so với năm 1989. Nhưng cũng cần nhắc lại là giờ đây ĐCSTQ đã trở nên tinh vi hơn trong cách kiểm soát truyền thông ở đại lục, nơi nhiều người không thích và không tin tưởng Hongkong.
Tất nhiên, khi đó không thể tránh khỏi việc Bắc Kinh sẽ sử dụng xe tăng để đàn áp người biểu tình ở Hongkong. Nhưng cốt lõi nhất, những người ra quyết định của ĐCSTQ sẽ phải đặt sự an toàn của chế độ và sự sống còn chính trị của họ lên trên tất cả. Nếu tình hình ở Hongkong đe dọa những mối quan tâm cốt lõi này của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, thì giải pháp Thiên An Môn sẽ xảy ra chắc chắn. Tệ hơn nữa, vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Cộng không loại trừ việc áp dụng giải pháp này.
Nguồn: https://nationalinterest.org/feature/tiananmen-option-would-china-use-military-force-hong-kong-74646
Tác giả Peter Harris là trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang Colorado. Quý vị có thể kết nối với ông trên Twitter: @ipeterharris