Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 34, từ ngày 19/8 đến 25/8/2019: Nhà hoạt động Huỳnh Đắc Tuý bị kết án 6 năm tù giam vì hoạt động trực tuyến

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 25/8/2019

 

Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp trực tuyến, kết tội nhà hoạt động Huỳnh Đắc Tuý về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết mà ông đã chia sẻ trên trang Facebook của mình.

Ngày 21/8, Toà án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã kết án ông với mức án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế vì những bài viết chỉ trích chế độ độc tài toàn trị. Phiên toà sơ thẩm được tiến hành 6 tháng sau khi ông bị bắt vào ngày 22/02.

Một ngày sau đó, lực lượng an ninh từ Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an đã bắt cóc nhà hoạt động Đặng Vũ Lượng từ một nhà riêng ở quận Tây Hồ, và đưa ông về trụ sở của cơ quan này, nơi ông bị tra khảo trong hơn 10 giờ về nhóm Cây Xanh (Green Trees) mà ông là thành viên. Nhiều sỹ quan an ninh đã tra vấn ông về bộ phim Đừng Sợ và các thành viên của nhóm, đặc biệt về Phạm Đoan Trang, một cây bút chính trị bất đồng chính kiến với nhiều tác phẩm như Chính Trị Bình Dân và Cẩm Nang Nuôi Tù hay Phản Kháng Phi Bạo Lực. Công an cũng bắt giữ thêm Trịnh Hoàng Thanh và Nguyễn Văn Phương khi họ đến trụ sở công an để hỏi về thông tin của ông Lượng. Phương bị đưa vào một phòng kín nơi anh bị đánh đập bởi 3 sỹ quan an ninh. Công an chỉ trả tự do cho ba nhà hoạt động vào 22.30 giờ cùng ngày.

Bảy tù nhân lương tâm NguyễnQuỳnh Phong, Hà Văn Nam, Lê Văn Khiển, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùngvà Trần Quang Hảiđã quyết định không kháng cáo bản án của phiên toà ngày 30/7 vì họ tin rằng không có công lý ở Việt Nam và án họ nhận là án bỏ túi. Họ đã bị kết án tổng cộng 15 năm và 6 tháng tù giam vì cáo buộc nguỵ tạo “gây rối trật tự công cộng” vì phản đối Trạm thu phí BOT Phả Lại trong tháng 1.

Hàng trăm nhà hoạt động Việt Nam đang sống lưu vong ở Thái Lan đang lo ngại về việc công an Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác với cảnh sát Thái Lan nhân chuyến thăm Hà Nội của đoàn Cảnh sát Hoàng gia Thái. Họ có thể là mục tiêu bắt giữ của cảnh sát Thái và bị trục xuất về Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Australia (Human Rights Watch Australia) đã kêu gọi Thủ tướng Australia Scott Morrisonđề cập đến vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm của ông tới Việt Nam trong các ngày 22-24/8. Tổ chức này cho biết chế độ toàn trị ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến và giam giữ ít nhất 133 tù nhân chính trị trong điều kiện rất hà khắc.

Và nhiều tin quan trọng khác

===== 19/8 =====

Công an Hà Nội bác tin đồn tài xế trường tiểu học Gateway tự tử

Báo lề đảng đưa tin công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã phủ nhận tin đồn lái xe Đỗ Quý Phiến của trường tiểu học Gateway, người liên quan đến cái chết của cháu L. đầu tháng này, đã tử vong.

Phía công an nói chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ gia đình ông Phiến như tin đồn ác ý trên mạng xã hội, và khẳng định vẫn đang điều tra cái chết của cháu L.

Theo trường Gateway, cháu L. bị bỏ quên trên xe của ông Phiến từ sáng sớm đến 16 giờ và do vậy cháu bị chết. Tuy nhiên, lời giải thích này có vẻ không hợp lý nên có nhiều đồn đoán trên mạng Facebook về nguyên nhân thực sự làm cháu chết.

Người đi cùng xe và đón 13 học sinh từ nhà đến trường nói bà ta đã đưa cháu L. vào trường. Buổi sáng cháu L mặc áo màu đỏ, nhưng khi cháu được bế ra từ xe của ông Phiến lúc 16 giờ lại mặc áo trắng. Đầu cháu có vết thương, và có máu ở giày cùng chỗ khác.

Trường Gateway có lắp nhiều camera nhưng mọi dữ liệu đã bị xoá hết trong ngày hôm đó, làm dư luận đặt câu hỏi liệu trường đang che giấu điều gì. Việc liên lạc giữa trường và gia đình cũng có vấn đề vì thông thường trường phải kết nối ngay với gia đình nếu phát hiện sự vắng mặt của bất cứ học sinh nào.

Trong khi đó, công an Hà Nội từ chối công bố thông tin chi tiết về sự việc trên.

Cư dân mạng kháo nhau rằng tù mù về cái chết của cháu L. có liên quan đến những cổ đông sáng lập của Gateway thuộc tập đoàn giáo dục Edufit, gồm Trần Thị Hồng Vân, Trần Thị Hồng Hạnh, Thị Huyền và Nguyễn Thị Xuân Trang. Trang là con gái của Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, còn Vân là con của trung tướng Trần Văn Đệ, chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ công an.

——————–

Vingroup được tham gia xây dựng dự thảo luật đất đai sửa đổi

Theo báo Người Đô thị, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định đưa bà Hồ Ngọc Lâm, trưởng ban pháp chế của tập đoàn Vingroup của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng vào nhóm chuyên gia xây dựng dự thảoLuật Đất đai sửa đổi.

Theo quyết định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thì Vingroup là doanh nghiệp duy nhất có viên chức tham gia nhóm xây dựng dự thảo luật này, cho dù công ty này nói rằng bà Lâm tham gia với tư cách cá nhân. Đích thân bộ trưởng Hà làm tổ trưởng tổ biên soạn.

Vingroup là một công ty tư nhân phất lên nhờ được mua những mảnh đất vàng để xây dựng dự án bất động sản cao cấp. Sau đó, tập đoàn này lấn sang nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, nông nghiệp, y tế, công nghệ (sản xuất oto và smartphone).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm 2019, Vingroup có tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý là 39.457 tỷ đồng. Trong đó, chuyển nhượng bất động sản đóng góp trên 60% tổng doanh thu của Vingroup khi mang về 25.759 tỷ đồng.

Không loại trừ Vingroup là nhà tài trợ cho việc xây dựng dự thảo luật trên, vì theo quy định thì “Kinh phí chi cho nhiệm vụ soạn thảo dự án luật do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.”

Một số nhà quan sát nhận định việc Vingroup có viên chức trong nhóm soạn thảo là một hình thức lũng đoạn chính sách, cho dù có tin bà Lâm xin rút tên khỏi tổ biên soạn.

Luật Đất đai được thông qua năm 2013và có hiệu lực năm 2014, nhưng còn nhiều bất cập và vướng mắc so với thực tiễn cuộc sống. Thí dụ như đất đai thuộc sở hữu nhà nước và giá đất nhà nước quy định luôn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Thấp nhất là giá đất nông nghiệp; có địa phương giá đất nông nghiệp cao nhất chỉ là 20.000 đồng/m2.

===== 20/8 =====

Người hoạt động lưu vong lo ngại khi công an Việt Nam tăng cường hợp tác với cảnh sát Thái Lan

Người hoạt động Việt Nam đang sống lưu vong ở Thái Lan rất lo ngại khi có tin công an thành phố Hà Nội và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan cam kết tăng cường hợp tác trong việc phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Theo báo An ninh Thủ đô, cam kết này được đưa ra trong buổi gặp ngày 20/8 tại Hà Nội giữa đoàn đại biểu của Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan do Đại tướng Torsak Saardpark dẫn đầu, và Phó giám đốc công an thành phố là đại tá CSVN Nguyễn Thanh Tùng.

Trong buổi gặp, đại tá Tùng đề nghị lực lượng cảnh sát hai bên tiếp tục thực hiện kế hoạch trao đổi hàng năm theo thỏa thuận, nhằm tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm công tác nhất là trong lĩnh vực phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người.

Trong thời gian làm việc ở Việt Nam, đoàn khách đến từ Thái Lan cũng gặp gỡ với đại diện Bộ Công an Việt Nam.

Đây là một thông tin đáng lo ngại. Rất có thể sau chuyến đi này, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan sẽ tăng cường kiểm soát việc lưu trú của người Việt Nam lưu vong. Thái Lan vẫn chưa ký Công ước của Liên Hợp quốc về người tỵ nạn, và người nước ngoài không có visa hợp lệ, kể cả người đã được Liên Hợp quốc cấp thẻ tỵ nạn, có thể bị bắt giam và trục xuất về nước.

Hiện có hàng trăm người hoạt động trốn chạy sự đàn áp của chế độ cộng sản Việt Nam và sống lưu vong ở Thái Lan. Một số người hoạt động và cựu tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trong nhà giam của Thái Lan vì không có visa hợp lệ.

===== 21/8 =====

Facebooker Huỳnh Đắc Tuý bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”

Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi đã kết tội Facebooker Huỳnh Đắc Tuý về tội danh “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết chỉ trích chế độ trên tài khoản cá nhân.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong phiên toà ngày 21/8, Toà án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã kết án ông Tuý với 6 năm tù giam và 3 năm quản chế vì cho rằng anh “thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân, nhằm chống phá nhà nước.”

Ông Tuý sinh năm 1976 và cư ngụ tại phường Nghĩa Lộ, thành phố Quảng Ngãi, là giám đốc Công ty xây dựng Tuý Nguyệt. Ông bị bắt vào ngày 22/2/2019.

Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, ông là một trong 4 người bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” kể từ đầu năm 2019 khi luật An ninh mạng có hiệu lực, và là một trong 31 người đang bị giam cầm vì điều khoản trên, một trong những điều khoản mơ hồ thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự.

Để bảo vệ chế độ độc tài toàn trị, Việt Nam đã liên tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, và tăng cường trấn áp kể từ cuối năm 2015, bắt giữ và kết tội hàng trăm người hoạt động ôn hoà. Hiện Việt Nam đang giam giữ gần 240 tù nhân lương tâm, theo số liệu mới nhất của Người Bảo vệ Nhân quyền.

Luật An ninh mạng của Việt Nam là một bản sao của luật có tên tương tự của Trung Cộng.

===== 22/8 =====

Công an câu lưu nhà hoạt động môi trường Đặng Vũ Lượng, đánh đập Nguyễn Văn Phương

Sỹ quan an ninh thuộc Bộ Công an đã bắt cóc và câu lưu nhà hoạt động môi trường Đặng Vũ Lượng trong nhiều giờ và đánh đập nhà hoạt động Nguyễn Văn Phương khi anh đến đồn công an để đòi người.

Theo thông cáo của nhóm Cây Xanh (Green Trees) mà anh Lượng là thành viên cho biết sáng ngày 22/8, một nhóm người gồm công an khu vực phường Quảng An, nhiều sỹ quan an ninh quận Tây Hồ và Bộ Công an đã bắt cóc anh từ một ngôi nhà ở phố Đặng Thai Mai để đưa lên phường làm việc về vấn đề tạm trú và sau đó đưa về Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ ở số 3 Nguyễn Gia Thiều.

Tại đây, anh Lượng bị thẩm vấn về bộ phim tài liệu Đừng Sợ do nhóm Cây Xanh sản xuất và mối quan hệ với các thành viên của Green Trees và đặc biệt là mối quan hệ với Phạm Đoan Trang, một cây bút chính trị với nhiều cuốn sách như Cẩm Nang Nuôi Tù và Chính Trị Bình Dân…

Rất nhiều anh chị em của Cây Xanh và người hoạt động ở Hà Nội đã đến đồn công an để đòi người. Công an phản ứng lại bằng cách bắt thêm hai anh Trịnh Hoàng Thanh và Nguyễn Văn Phương. Phương bị ba sỹ quan an ninh mang vào một phòng rồi thay nhau đánh đập anh.

Mãi đến tận 22 giờ 30 tối cùng ngày, công an mới trả tự do cho cả ba nhà hoạt động.

Anh Lượng là người thứ 2 của nhóm bị tra vấn về phim Đừng Sợ. Công an đã bắt giữ nhà hoạt động Cao Vĩnh Thịnh và tra khảo trong nhiều giờ ngày 19/6, và vẫn đang truy lùng Phạm Đoan Trang, những người tham gia sản xuất bộ phim trên.

Cây Xanh, một tổ chức xã hội dân sự độc lập về bảo vệ môi trường và quyền con người đối với môi trường, đã ra thông cáo phản đối hành động trên của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhóm này cho rằng hành vi sách nhiễu của công an Việt Nam đối với một tổ chức xã hội dân sự gây hoang mang và mất tinh thần đoàn kết toàn dân trong bối cảnh Trung Cộng gây hấn ở Bãi Tư Chính là một hành động khó hiểu.

—————-

HWRkêu gọi Thủ tướng Australia đề cập vấn đề nhân quyền với Hà Nội

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) thúc giục Thủ tướng Australia Scott Morrisonđề cập đến vấn đề nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam trong chuyến viếng thăm tới Hà Nội trong các ngày 22-24/8.

Theo bà Elaine Pearson, giám đốc HRWAustralia thì Việt Nam không có tự do và do vậy kêu gọi ông Morrison sử dụng chuyến thăm chính thức để đề cập hồ sơ nhân quyền tệ hại của Việt Nam.

“Việt Nam vẫn không có cuộc bầu cử, đất nước vẫn bị đảng Cộng sản kiểm soát và những người chỉ trích chính quyền thường xuyên bị bắt giam, không có tự do báo chí, và không có tự do tôn giáo,”bà nói với The Guardians Australia.

Theo HWR, có ít nhất 133 tù nhân chính trị ở nước này đangbị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do biểu lộ và tự do tôn giáo, trong đó có các nhà hoạt động nhưTrần Huỳnh Duy Thức,Trần Thị Nga, Ngô Hào và Lê Đình Lượng. Đặc biệt, công dân Australia, ôngChâu Văn Khảm đã bị giam giữ sáu tháng mà không được xét xử và không có luật sư chỉ vì ông đã gặp gỡ một thành viên của Hội Anh em Dân chủ.

Bà Pearson nói rằng nhânquyền ở Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn trong hai năm qua, và đặc biệt là từ đầu năm nay, khi Luật An ninh mạng có hiệu lực với mục tiêu đàn áp trực tuyến.

Cuộc đối thoại nhân quyền thườngniên giữa hai quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức vào tuần tới, nhưng bà Pearson nói rằng vấn đề này không nên được chuyển thành “các cuộc đối thoại riêng tư giữa các quan chức.”

Thủtướng Morrison đã đến Hà Nội vào chiều thứ Năm, gặp người đồng nhiệm Nguyễn Xuân Phúc để thảo luận phương cách thực hiện quan hệ đối tác chiến lược được ký từ năm 2018, đặc biệt trong thương mại và đầu tư.

===== 23/8 =====

Hà Văn Nam và 6 nhà hoạt động chống tham nhũng không kháng án

Hà Văn Nam và 6 nhà hoạt động chống BOT bẩn khác, những người bị kết tội  trong vụ án nguỵ tạo “gây rối trật tự cộng cộng” tại Trạm thu phí BOT Phả Lại (Quế Võ, Bắc Ninh) đã không kháng cáo bản án sơ thẩm.

Nguyênnhân là những người bị kết án cho rằng nhà cầm quyền Bắc Ninh đã quyết tâm trừng phạt họ và đưa ra án bỏ túi, do vậy, kết quả sẽ không thay đổi trong phiên phúc thẩm.

Trước đó,vào ngày 30/7, Toàán Nhân dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã kếtánNguyễnQuỳnh Phong 36 tháng tù giam, Hà Văn Nam vàLê Văn Khiển 30 tháng, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, vàNgô Quang Hùng- 24 tháng, vàTrần Quang Hải bịmức án thấpnhất- 18 tháng tù.

Tạiphiên toà này, luật sư Hà Huy Sơn là người bào chữa pháp lý cho Hà Văn Nam chorằng thân chủ của ông không có tội và cáo buộc của toà không đúng.

——————–

Người đưa đón học sinh trường Gateway kêu cứu vì bị ép cung

Theo hai luật sư Lê Trọng Minh và Nguyễn Thanh Sơn thuộc Văn phòng Luật sư Dragon (Hà Nội), bà Nguyễn Bích Quy, người phụ trách đưa đón học sinh cho trường tiểu học Gateway đã cầu cứu hai ông sau khi bị công an quận Cầu Giấy ép cung trong vụ học sinh lớp 1 L. bị tử vong ngày 07/8.

Theo công bố của hai ông trên Facebook, công an đã triệu tập bà Quy lên tra vấn về sự việc xảy ra ngày 07/8. Trong quá trình hỏi cung, điều tra viên lại cố tình ghi không đúng nội dung bà Quy khai. Họ còn ghi rất nhiều nội dung khác, đặc biệt là ghi nội dung bà Quy nhận trách nhiệm do không chú ý dẫn đến để quên cháu bé trên xe làm cho cháu bé chết. Mặc dù bà không đồng ý với việc ghi nội dung sai sự thật, bà vẫn bị điều tra viên buộc phải ký vào biên bản làm việc. Do bị tra hỏi từ 15 giờ đến 21 giờ 30 và bị doạ bị nhốt, bà Quy đã phải ký.

Hai luật sư nói rằng có dấu hiệu công an Cầu Giấy mớm cung, ép cung.

Vụ cháu L. bị chết một cách đầy uẩn khúc. Trường Gateway đưa ra giải thích rằng cháu bị chết vì bị bỏ quên trên xe từ sáng sớm đến 16 giờ. Tuy nhiên, bà Quy khẳng định với luật sự rằng bà đã đón 13 học sinh và giao đủ cho trường vào sáng sớm, kể cả cháu L. Trường có lắp nhiều camera nhưng không có dữ liệu, và trường giải thích hệ thống camera bị hỏng. Ngoài ra cháu có nhiều vết thương trên người, áo bị thay, có vết máu ở giày…

Có một số nguồn tin đưa tin lái xe Phiến đã bị chết nhưng công an Cầu Giấy phủ nhận thông tin này. Báo Công an Thủ đô đưa tin ông Phiến còn sống, tuy nhiên, lại sử dụng hình ảnh anh trai của ông Phiến trong bản tin.

Theo Facebooker Nguyễn Lân Thắng, hiện hai bố mẹ của cháu L. đang bị quản thúc bởi công an tại nhà riêng ở Hà Nội.

Vụ án trở nên phức tạp với nhiều giả thiết về cái chết của cháu trong khi công an không công bố nguyên nhân cũng như kết quả điều tra. Hai trong số 4 người chủ sở hữu của Gateway là con gái của thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc và trung tướng Trần Văn Vệ, chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ công an.

Một số Facebooker cho rằng vụ án liên quan đến thủ tướng Phúc trước đại hội 13 của đảng cộng sản cầm quyền vào năm 2021. Ông Phúc là ứng cử viên sáng giá cho chức vụ tổng bí thư.

======================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây