“Bản chất các hiệp định hỗ trợ tư pháp giữa các quốc gia (Hiệp định dẫn độ) về căn bản đều xuất phát từ một nhận thức duy trì an ninh trật tự, giúp thế giới tốt hơn. Nhưng khi nó được ký kết giữa một nước lớn, hùng mạnh mang sẵn ý đồ thao túng thâm độc như Trung quốc với một nước nhỏ hơn, yếu hơn thì rủi ro, nguy hiểm cho nước nhỏ luôn là vô cùng nghiêm trọng.”
Thiên Điểu, Việt Nam Thời báo, ngày 21/9/2019
Sau khi chật vật đối phó với việc người dân biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông đang phải đối mặt với thách thức sinh tử khi người dân Hồng Kông tiếp tục biểu thị sự bất tân dân sự với yêu sách đòi đặc khu trưởng Lâm Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức. Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng hiện thực là Hồng Kông lại một lần nữa tách khỏi thể chế của đại lục.
Mọi chuyện được khởi đầu bởi Trung Quốc đã quá vội vàng khi Hồng Kông được Anh quốc trao trả về cho Trung Quốc thì chính quyền đại lục gần như ngay lập tức, tìm cách thay thế bộ máy chính quyền ở Hồng Kông bằng việc đưa quá nhiều quan chức vào nắm giữ quyền lực, phớt lờ cơ chế bầu cử đã tồn tại ở Hồng Kông cả trăm năm. Chính điều đó đã khiến người dân Hồng Kông thấy quyền tự do bầu cử đã bị xâm phạm. Sự bùng nổ các hoạt động biểu tình phản đối chính quyền Hồng Kông thông qua Dự luật dẫn độ chỉ là một cái cớ như giọt nước tràn ly. Bằng chứng là mặc dù chính quyền Hồng Kông đã tuyên bố hủy bỏ dự luật dẫn độ nhưng người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục xuống đường đòi lãnh đạo Hồng Kông phải từ chức, rõ ràng thông điệp đã từ việc phản đối một dự luật chuyển sang cuộc đối kháng không khoan nhượng giữa người dân và bộ máy chế độ.
Trên thực tế, Hồng Kông đã ký kết các thỏa thỏa thuận hỗ trợ tư pháp, dẫn độ với một số quốc gia khác. Trước làn sóng tội phạm liên kết với nhau, hoạt động như những liên minh ngầm trên khắp toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới, tùy theo đặc thù quan hệ của liên quan quốc gia đã tiến tới ký kết hiệp định dẫn độ tội phạm nhằm đảm bảo các tội phạm bị bắt phải chịu sự trừng phạt thỏa đáng với hành vi phạm tội. Các thủ đoạn của tội phạm đã khiến những thỏa thuận về hỗ trợ tư pháp thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) không đủ để bảo đảm việc xét xử tội phạm ở nước ngoài giúp quốc gia của tội phạm thuyết phục được người dân, từ đó nảy sinh bất ổn chính trị nên đòi hỏi mức độ pháp lý cao hơn – Hiệp định hỗ trợ tư pháp. Vậy tại sao người dân Hồng Kông lại quyết liệt ngăn chặn Hiệp định dẫn độ với Trung Quốc – chế độ mà trên thực tế hiện tại cũng là chế độ chính trị của họ, đồng thời là nhà nước chung nguồn gốc dân tộc với họ ?
– Về ý thức hệ: Người dân Hồng Kông quen và tin tưởng vào hệ thống tư pháp độc lập của thể chế dân chủ phương Tây.
– Về quan điểm chính trị: Người dân Hồng Kông không thích chế độ độc tài trong mô hình nhà nước cộng sản Trung Quốc.
– Về nhu cầu: Người dân Hồng Kông đang sống trong điều kiện ổn định, sung túc. Họ cần được tôn trọng các quyền con người một cách đầy đủ.
– Về lợi ích kinh tế: Người dân Hồng Kông không trông đợi lợi ích kinh tế từ Trung quốc đại lục’;
– Về lợi ích bảo hộ luật pháp: Người dân Hồng Kông có nền dân trí cao, văn minh; chấp nhận và tuân thủ hệ thống luật pháp minh bạch của thể chế tam quyền phân lập rất tốt. Rất ít tội phạm ở ngay trong nước chứ đừng nói ra nước ngoài….
Tất cả những điều đó Trung Quốc đại lục đều không có, chỉ có những thứ ngược lại hoàn toàn với mong muốn của người dân Hồng Kông. Khi ký kết hiệp định dẫn độ với Trung Quốc đại lục, với ý đồ thao túng chính trị đã lộ rõ qua những gì đã làm của chính quyền Trung Quốc. Người dân Hồng Kông tin rằng họ sẽ bị tổn hại và gặp nguy hiểm khi tội phạm Trung quốc rất có thể là được chính chính quyền Trung quốc đứng sau sẽ tràn vào Hồng Kông để tiếp tay cho âm mưu chính trị của chính quyền Trung Quốc.
Bản chất các hiệp định hỗ trợ tư pháp giữa các quốc gia (Hiệp định dẫn độ) về căn bản đều xuất phát từ một nhận thức duy trì an ninh trật tự, giúp thế giới tốt hơn. Nhưng khi nó được ký kết giữa một nước lớn, hùng mạnh mang sẵn ý đồ thao túng thâm độc như Trung Quốc với một nước nhỏ hơn, yếu hơn thì rủi ro, nguy hiểm cho nước nhỏ luôn là vô cùng nghiêm trọng.
Qua câu chuyện Hồng Kông, khi chính quyền vì quan hệ quyền lợi chính trị mà bất chấp lòng dân thì vấn đề ý thức hệ sẽ dẫn đến mâu thuẫn đối kháng đến mức sinh tử. Khi sự lo lắng bị tổn hại đã thành hiện thực thì mâu thuẫn sẽ trở thành thù hận. cái giá phải trả sẽ không chỉ đơn giản là là sự tồn tại của một bộ máy chính trị mà là cả vận mệnh của quốc gia.. Chính quyền Việt Nam qua việc âm thầm xúc tiến việc ký kết hiệp định dẫn độ với Trung Quốc đã thêm một bước dài trên con đường dẫn đến đối nghịch giữa người dân và chế độ, không khác những gì đã và đang xảy ra ở Hồng Kông.
September 21, 2019
Hiệp định dẫn độ, câu chuyện Hồng Kông và bài học cho Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
“Bản chất các hiệp định hỗ trợ tư pháp giữa các quốc gia (Hiệp định dẫn độ) về căn bản đều xuất phát từ một nhận thức duy trì an ninh trật tự, giúp thế giới tốt hơn. Nhưng khi nó được ký kết giữa một nước lớn, hùng mạnh mang sẵn ý đồ thao túng thâm độc như Trung quốc với một nước nhỏ hơn, yếu hơn thì rủi ro, nguy hiểm cho nước nhỏ luôn là vô cùng nghiêm trọng.”
Thiên Điểu, Việt Nam Thời báo, ngày 21/9/2019
Sau khi chật vật đối phó với việc người dân biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông đang phải đối mặt với thách thức sinh tử khi người dân Hồng Kông tiếp tục biểu thị sự bất tân dân sự với yêu sách đòi đặc khu trưởng Lâm Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức. Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng hiện thực là Hồng Kông lại một lần nữa tách khỏi thể chế của đại lục.
Mọi chuyện được khởi đầu bởi Trung Quốc đã quá vội vàng khi Hồng Kông được Anh quốc trao trả về cho Trung Quốc thì chính quyền đại lục gần như ngay lập tức, tìm cách thay thế bộ máy chính quyền ở Hồng Kông bằng việc đưa quá nhiều quan chức vào nắm giữ quyền lực, phớt lờ cơ chế bầu cử đã tồn tại ở Hồng Kông cả trăm năm. Chính điều đó đã khiến người dân Hồng Kông thấy quyền tự do bầu cử đã bị xâm phạm. Sự bùng nổ các hoạt động biểu tình phản đối chính quyền Hồng Kông thông qua Dự luật dẫn độ chỉ là một cái cớ như giọt nước tràn ly. Bằng chứng là mặc dù chính quyền Hồng Kông đã tuyên bố hủy bỏ dự luật dẫn độ nhưng người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục xuống đường đòi lãnh đạo Hồng Kông phải từ chức, rõ ràng thông điệp đã từ việc phản đối một dự luật chuyển sang cuộc đối kháng không khoan nhượng giữa người dân và bộ máy chế độ.
Trên thực tế, Hồng Kông đã ký kết các thỏa thỏa thuận hỗ trợ tư pháp, dẫn độ với một số quốc gia khác. Trước làn sóng tội phạm liên kết với nhau, hoạt động như những liên minh ngầm trên khắp toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới, tùy theo đặc thù quan hệ của liên quan quốc gia đã tiến tới ký kết hiệp định dẫn độ tội phạm nhằm đảm bảo các tội phạm bị bắt phải chịu sự trừng phạt thỏa đáng với hành vi phạm tội. Các thủ đoạn của tội phạm đã khiến những thỏa thuận về hỗ trợ tư pháp thông qua Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) không đủ để bảo đảm việc xét xử tội phạm ở nước ngoài giúp quốc gia của tội phạm thuyết phục được người dân, từ đó nảy sinh bất ổn chính trị nên đòi hỏi mức độ pháp lý cao hơn – Hiệp định hỗ trợ tư pháp. Vậy tại sao người dân Hồng Kông lại quyết liệt ngăn chặn Hiệp định dẫn độ với Trung Quốc – chế độ mà trên thực tế hiện tại cũng là chế độ chính trị của họ, đồng thời là nhà nước chung nguồn gốc dân tộc với họ ?
– Về ý thức hệ: Người dân Hồng Kông quen và tin tưởng vào hệ thống tư pháp độc lập của thể chế dân chủ phương Tây.
– Về quan điểm chính trị: Người dân Hồng Kông không thích chế độ độc tài trong mô hình nhà nước cộng sản Trung Quốc.
– Về nhu cầu: Người dân Hồng Kông đang sống trong điều kiện ổn định, sung túc. Họ cần được tôn trọng các quyền con người một cách đầy đủ.
– Về lợi ích kinh tế: Người dân Hồng Kông không trông đợi lợi ích kinh tế từ Trung quốc đại lục’;
– Về lợi ích bảo hộ luật pháp: Người dân Hồng Kông có nền dân trí cao, văn minh; chấp nhận và tuân thủ hệ thống luật pháp minh bạch của thể chế tam quyền phân lập rất tốt. Rất ít tội phạm ở ngay trong nước chứ đừng nói ra nước ngoài….
Tất cả những điều đó Trung Quốc đại lục đều không có, chỉ có những thứ ngược lại hoàn toàn với mong muốn của người dân Hồng Kông. Khi ký kết hiệp định dẫn độ với Trung Quốc đại lục, với ý đồ thao túng chính trị đã lộ rõ qua những gì đã làm của chính quyền Trung Quốc. Người dân Hồng Kông tin rằng họ sẽ bị tổn hại và gặp nguy hiểm khi tội phạm Trung quốc rất có thể là được chính chính quyền Trung quốc đứng sau sẽ tràn vào Hồng Kông để tiếp tay cho âm mưu chính trị của chính quyền Trung Quốc.
Bản chất các hiệp định hỗ trợ tư pháp giữa các quốc gia (Hiệp định dẫn độ) về căn bản đều xuất phát từ một nhận thức duy trì an ninh trật tự, giúp thế giới tốt hơn. Nhưng khi nó được ký kết giữa một nước lớn, hùng mạnh mang sẵn ý đồ thao túng thâm độc như Trung Quốc với một nước nhỏ hơn, yếu hơn thì rủi ro, nguy hiểm cho nước nhỏ luôn là vô cùng nghiêm trọng.
Qua câu chuyện Hồng Kông, khi chính quyền vì quan hệ quyền lợi chính trị mà bất chấp lòng dân thì vấn đề ý thức hệ sẽ dẫn đến mâu thuẫn đối kháng đến mức sinh tử. Khi sự lo lắng bị tổn hại đã thành hiện thực thì mâu thuẫn sẽ trở thành thù hận. cái giá phải trả sẽ không chỉ đơn giản là là sự tồn tại của một bộ máy chính trị mà là cả vận mệnh của quốc gia.. Chính quyền Việt Nam qua việc âm thầm xúc tiến việc ký kết hiệp định dẫn độ với Trung Quốc đã thêm một bước dài trên con đường dẫn đến đối nghịch giữa người dân và chế độ, không khác những gì đã và đang xảy ra ở Hồng Kông.