Với những nội dung liên quan phần ‘công đoàn’ trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, ‘công đoàn độc lập’ không hề hiện diện.
Thảo Vy, ngày 23/9/2019
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chưa bao giờ tổ chức cho công nhân biểu tình, nếu không muốn nói là làm ngược lại – tức cơ quan này chỉ điểm cho công an bắt bớ những công nhân biểu tình.
“Về vấn đề tổ chức công đoàn và công đoàn cơ sở của người lao động, tôi thấy Bộ Luật Lao động sửa đổi ghi không rõ là qui định này dành cho Tổ chức Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) hay cho cả tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động?
Nếu chỉ qui định cho hệ thống Công đoàn của Tổng LĐLĐVN thì trong các doanh nghiệp trừ doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh khác sẽ còn lại rất ít đoàn viên, thậm chí là không có đoàn viên nào cả”.
Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty May sông Hồng, thắc mắc như vậy trong phát biểu tại “Hội thảo Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức vào tuần qua.
“Công đoàn cơ sở” là tên gọi khác được dùng thay cho “Công đoàn độc lập” ở dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
“Đóng cửa đi ăn mày mà thôi!”
Ông Bùi Đức Thịnh tự giới thiệu là ‘đã từng có thời gian khá dài tham gia Quân đội thời chống Mỹ, nhiều năm làm công tác chính trị chuyên nghiệp Đảng, Đoàn tại Nam Định, gần nửa thế kỷ tuổi Đảng và làm tại doanh nghiệp từ lúc sơ khai đến giờ, đã trên 31 năm’.
“Sở dĩ muốn giới thiệu như vậy để mọi người hiểu rằng, trong con người và trong cuộc đời tôi luôn hòa trộn của quá nhiều cảm xúc. Liên tục những ngày vừa qua, chúng tôi phải nghe, phải chứng kiến quá nhiều những cuộc tranh luận nảy lửa của các vị ‘học giả’ ở trên Trời trên TV, cùng với một lực lượng nhân sự hùng hậu và tiêu tốn quĩ thời gian khổng lồ, chỉ để tranh cãi mỗi một việc là thêm hay bớt đi mấy giờ làm việc trong mỗi ngày, mỗi tuần hay cả năm, rồi nghĩ đến nghỉ Tết Lễ mấy ngày… mặc dù những ngày ấy còn xa lắc, xa lơ.
Xin thưa, những cuộc tranh luận ấy, giới doanh nghiệp chúng tôi lúc đầu còn chú ý lắng nghe, nhưng sau cứ như ù tai đi, mệt mỏi và chán vô cùng, chẳng muốn tham gia gì nữa vì có ai nghe đâu. Vậy nên cứ để mặc các vị ‘học giả’ kia ở trên Trời tiếp tục tranh cãi cho đến khi nào cạn kiệt sức lực thì thôi… Thưa, nếu ở doanh nghiệp chúng tôi chỉ cần mấy cuộc cãi vã mà không hồi kết như vậy thì chỉ còn nước là “đóng cửa đi ăn mày mà thôi”. Đây là câu nói cửa miệng thường trong các cuộc họp của chúng tôi”.
Ông Bùi Đức Thịnh ngao ngán nhận xét về các quan chức trong bộ máy ‘Đảng – Nhà nước’ của Việt Nam.
Cần chấm dứt cách nghĩ “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân”
Hiến pháp 2013, Điều 4.1 ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Tại sao lại có cách nghĩ của dáng dấp cuộc đấu tranh giữa một bên là giới chủ với một bên là đại diện người lao động?
“Lời ca rực máu và lửa ra đời từ trong cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1871: ‘Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn’… hay ‘Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản nếu có mất thì chỉ mất xiềng xích gông cùm, còn được thì được cả thế giới tự do…’. Xin thưa, điều ấy đúng với thời điểm lịch sử xa xưa ấy, còn bây giờ đã hoàn toàn khác biệt rồi, bởi nếu không có giới chủ, không thể có công nhân và ngược lại, nếu không có công nhân, không thể có giới chủ và nếu không có cả hai thì thế giới chỉ sẽ quay lại thời kỳ hoang dại mà thôi.
Quan hệ giữa giới chủ và với công nhân hiện nay là mối quan hệ hữu cơ, không thể đối lập hay tách rời, ngoài công việc, còn là tình thương yêu đồng loại, thương yêu con người rất sâu đậm nữa. Các cuộc tranh luận của một số vị ‘học giả’ kia, dường như đang muốn hình thành và thúc đẩy thành một cuộc đấu tranh mang tính đối kháng giữa hai chủ thể ấy.
Đó là mối nguy hiểm tiềm tàng về sự an toàn, an ninh, hẹp là trong từng doanh nghiệp, rộng là lan ra toàn xã hội, khi có lực lượng nào đó kích động, dẫn dắt… Thế cho nên, giữa cả hai phía nhất định phải tự tìm được tiếng nói chung mà không cần phải dùng đến biện pháp lobby, vận động hành lang nào khác.
Bởi không ai có thể quyết định thay cho sự sinh tồn của giới chủ cũng như của người lao động bằng chính họ. Qui luật sinh tồn, diệt vong hay đào thải của các doanh nghiệp cũng giống như qui luật giá trị trong kinh tế học vậy, tự bản thân nó tức khắc biết cách hiệu chỉnh mỗi khi quan hệ chủ – thợ ấy gặp trục trặc trên cơ sở có sự tham chiếu của pháp luật.
Người lao động sẽ tìm được giá trị và những nhu cầu cuộc sống của mình thông qua giới chủ, thông qua doanh nghiệp nơi họ làm việc bởi rất nhiều người lao động trực tiếp còn là cổ đông của doanh nghiệp nữa, họ vừa là vai trò người chủ, vừa là vai trò người lao động, vậy chẳng lẽ họ tự bóc lột, tự đày đọa chính bản thân mình hay sao?
Ngược lại, thông qua tinh thần, thái độ làm việc của người lao động, chính là thước đo về giá trị văn hóa, về sức mạnh vật chất và uy tín của doanh nghiệp – Điều này vô cùng quan trọng, quyết định cho sự sinh tồn, phát triển hay lụi tàn đối với một doanh nghiệp”.
Ông Bùi Đức Thịnh biện giải.
Ai cũng rõ, chỉ ‘Đảng – Nhà nước’ là…
Ông Bùi Đức Thịnh nói rằng chỉ cần để người chủ và đại diện nguời lao động, hay tất cả người lao động trong doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn, cởi mở với nhau thì mọi việc trở lên rất nhanh chóng và nhẹ nhàng, “chứ đâu phải chỉ tập trung ở mấy người ngồi tít trên Trời cao cùng với những cuộc tranh luận bất tận, nhưng cực kỳ xa lạ với cuộc sống này”.
Ông Bùi Đức Thịnh khẳng định: “Tổng thể các cuộc thảo luận dân chủ giữa giới chủ với đại diện người lao động hay tất cả người lao động trong các doanh nghiệp được tập hợp lại, dù doanh nghiệp tôi hàng vạn người, vẫn có thể làm được.
Dù ngành Dệt- May Việt Nam có cả triệu người, chúng tôi vẫn có thể làm được. Toàn bộ các doanh nghiệp khác của đất nước với hàng chục triệu người, chúng tôi vẫn có thể làm được. Ý chí thống nhất cao độ đó giữa giới chủ với người lao động, sẽ là nền tảng để hình thành nên khung pháp lý và đạo đức tiêu chuẩn trong toàn xã hội, thật đơn giản nhưng ai cũng hài lòng bởi thấy trách nhiệm và giá trị đích thực của mình trong đó”.
Vẫn theo ông Bùi Đức Thịnh, trong doanh nghiệp, “xin nói nôm na là tay làm, hàm nhai! Tay ngừng làm, hàm ngừng nhai!. Giản đơn vậy thôi nhưng đó là một chân lý sống, một triết lý sống. Rời bỏ chân lý ấy, doanh nghiệp sẽ sụp đổ, người lao động sẽ rơi vào cảnh bần hàn. Không ai thương doanh nghiệp cả, không ai nuôi doanh nghiệp cả. Doanh nghiệp tự đi vay, tự trả tiền thuê đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, sau khi trả nợ, trả tiền công, rồi nộp đủ các loại thuế, phí, còn lại ít nào, gọi là tích lũy”.
Ở Việt Nam hiện tại, hàng hóa đầu ra thì luôn bấp bênh, giá cả từ người đặt hàng luôn mỗi ngày một giảm vì sức ép từ thị trường tiêu thụ. Khi hàng hóa như vậy, đầu tư như vậy thì lấy đâu ra năng suất cao để mà có thu nhập cao, để mà tích lũy tài chính dồi dào sẵn sàng bù đắp cho người lao động mỗi khi thị trường thất bát, gió mưa chẳng thuận…
Chẳng có ai viết đơn xin gia nhập vào công đoàn của nhà nước đâu…
Ông Bùi Đức Thịnh nói thẳng: “Khi tổng giám đốc doanh nghiệp nói với Chủ tịch công đoàn là nên vận động để kết nạp một số công đoàn viên vào hệ thống của Tổng LĐLĐVN, vì từ trước tới nay chẳng có ai viết đơn, cũng chẳng kết nạp ai.
Câu trả lời của Chủ tịch công đoàn là: Thưa, không ai muốn viết đơn và không ai muốn vào tổ chức ấy cả bởi họ sẽ mất ngay đi 1% tiền lương là kinh phí công đoàn mà chẳng đem lại cho họ bất cứ lợi ích nào. Đấy là một thực tế mà không mệnh lệnh hành chính nào có thể bắt buộc được họ.
Khi không còn tổ chức công đoàn của Tổng LĐLĐVN, phần kinh phí công đoàn 2%/ quĩ lương của doanh nghiệp tất yếu sẽ bị xóa bỏ. Còn nếu với tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động, kinh phí hoạt động của họ sẽ do các đoàn viên tự nguyện đóng góp mà doanh nghiệp không được quyền can dự hay dùng các biện pháp nào khác về kinh tế, tài chính thao túng, chi phối. Lẽ đương nhiên cũng sẽ không thể có bóng dáng của thứ 2% kinh phí công đoàn vô lý kia nữa”.
Cụm từ ‘công đoàn cơ sở’ mà ông Thịnh nhắc đến chính là tên gọi khác của ‘công đoàn độc lập’ mà dường như ở dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động vì lẽ gì đó đã chọn dùng ‘từ thay thế’ như vậy.
Theo ông Bùi Đức Thịnh, qui định về số thời gian làm việc của cán bộ công đoàn cùng chế độ tiền lương của họ trong doanh nghiệp quá rườm rà, không luật nào qui định chi tiết đến như thế cả và sẽ gây thêm rất nhiều phức tạp cho doanh nghiệp.
“Thực tế ở doanh nghiệp, cán bộ công đoàn có hoạt động gì đâu, mà nếu có họp, cũng chẳng có nội dung gì cụ thể để các công đoàn viên cần nghe mặc dù chủ doanh nghiệp không hề cản trở, thậm chí còn luôn khuyến khích hoạt động công đoàn trong mối quan hệ tương hỗ với doanh nghiệp.
Việc kỷ luật cán bộ công đoàn cũng phải bình đẳng như bất cứ người lao động nào khác trong doanh nghiệp, mà không có miễn trừ một khi người đó vi phạm kỷ luật lao động, hay không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong một số thời hạn qui định.
Khi cán bộ công đoàn ở công đoàn cơ sở không làm việc mà vẫn được doanh nghiệp trả lương thì ngay lập tức, cộng đồng đoàn viên sẽ hạ bệ ngay, vì cho đó là sự bất công và đang bị chủ thao túng. Họ chỉ được hưởng phụ cấp từ chính kinh phí của các công đoàn viên tự nguyện đóng góp để làm công việc chung của công đoàn do qui chế của công đoàn cơ sở qui định.
Như vậy, qui định trong dự thảo chỉ đúng với hệ thống tổ chức của Tổng LĐLĐVN chứ không thể đúng với hệ thống các tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động mà chúng ta đang triển khai thực hiện theo các Công ước Quốc tế…”. Ông Bùi Đức Thịnh, nhận định.
September 26, 2019
‘Công đoàn độc lập’ ở đâu trong dự thảo Bộ Luật Lao động đang sửa đổi?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Với những nội dung liên quan phần ‘công đoàn’ trong dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, ‘công đoàn độc lập’ không hề hiện diện.
Thảo Vy, ngày 23/9/2019
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chưa bao giờ tổ chức cho công nhân biểu tình, nếu không muốn nói là làm ngược lại – tức cơ quan này chỉ điểm cho công an bắt bớ những công nhân biểu tình.
“Về vấn đề tổ chức công đoàn và công đoàn cơ sở của người lao động, tôi thấy Bộ Luật Lao động sửa đổi ghi không rõ là qui định này dành cho Tổ chức Công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) hay cho cả tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động?
Nếu chỉ qui định cho hệ thống Công đoàn của Tổng LĐLĐVN thì trong các doanh nghiệp trừ doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh khác sẽ còn lại rất ít đoàn viên, thậm chí là không có đoàn viên nào cả”.
Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty May sông Hồng, thắc mắc như vậy trong phát biểu tại “Hội thảo Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức vào tuần qua.
“Công đoàn cơ sở” là tên gọi khác được dùng thay cho “Công đoàn độc lập” ở dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
“Đóng cửa đi ăn mày mà thôi!”
Ông Bùi Đức Thịnh tự giới thiệu là ‘đã từng có thời gian khá dài tham gia Quân đội thời chống Mỹ, nhiều năm làm công tác chính trị chuyên nghiệp Đảng, Đoàn tại Nam Định, gần nửa thế kỷ tuổi Đảng và làm tại doanh nghiệp từ lúc sơ khai đến giờ, đã trên 31 năm’.
“Sở dĩ muốn giới thiệu như vậy để mọi người hiểu rằng, trong con người và trong cuộc đời tôi luôn hòa trộn của quá nhiều cảm xúc. Liên tục những ngày vừa qua, chúng tôi phải nghe, phải chứng kiến quá nhiều những cuộc tranh luận nảy lửa của các vị ‘học giả’ ở trên Trời trên TV, cùng với một lực lượng nhân sự hùng hậu và tiêu tốn quĩ thời gian khổng lồ, chỉ để tranh cãi mỗi một việc là thêm hay bớt đi mấy giờ làm việc trong mỗi ngày, mỗi tuần hay cả năm, rồi nghĩ đến nghỉ Tết Lễ mấy ngày… mặc dù những ngày ấy còn xa lắc, xa lơ.
Xin thưa, những cuộc tranh luận ấy, giới doanh nghiệp chúng tôi lúc đầu còn chú ý lắng nghe, nhưng sau cứ như ù tai đi, mệt mỏi và chán vô cùng, chẳng muốn tham gia gì nữa vì có ai nghe đâu. Vậy nên cứ để mặc các vị ‘học giả’ kia ở trên Trời tiếp tục tranh cãi cho đến khi nào cạn kiệt sức lực thì thôi… Thưa, nếu ở doanh nghiệp chúng tôi chỉ cần mấy cuộc cãi vã mà không hồi kết như vậy thì chỉ còn nước là “đóng cửa đi ăn mày mà thôi”. Đây là câu nói cửa miệng thường trong các cuộc họp của chúng tôi”.
Ông Bùi Đức Thịnh ngao ngán nhận xét về các quan chức trong bộ máy ‘Đảng – Nhà nước’ của Việt Nam.
Cần chấm dứt cách nghĩ “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân”
Hiến pháp 2013, Điều 4.1 ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Tại sao lại có cách nghĩ của dáng dấp cuộc đấu tranh giữa một bên là giới chủ với một bên là đại diện người lao động?
“Lời ca rực máu và lửa ra đời từ trong cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1871: ‘Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn’… hay ‘Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản nếu có mất thì chỉ mất xiềng xích gông cùm, còn được thì được cả thế giới tự do…’. Xin thưa, điều ấy đúng với thời điểm lịch sử xa xưa ấy, còn bây giờ đã hoàn toàn khác biệt rồi, bởi nếu không có giới chủ, không thể có công nhân và ngược lại, nếu không có công nhân, không thể có giới chủ và nếu không có cả hai thì thế giới chỉ sẽ quay lại thời kỳ hoang dại mà thôi.
Quan hệ giữa giới chủ và với công nhân hiện nay là mối quan hệ hữu cơ, không thể đối lập hay tách rời, ngoài công việc, còn là tình thương yêu đồng loại, thương yêu con người rất sâu đậm nữa. Các cuộc tranh luận của một số vị ‘học giả’ kia, dường như đang muốn hình thành và thúc đẩy thành một cuộc đấu tranh mang tính đối kháng giữa hai chủ thể ấy.
Đó là mối nguy hiểm tiềm tàng về sự an toàn, an ninh, hẹp là trong từng doanh nghiệp, rộng là lan ra toàn xã hội, khi có lực lượng nào đó kích động, dẫn dắt… Thế cho nên, giữa cả hai phía nhất định phải tự tìm được tiếng nói chung mà không cần phải dùng đến biện pháp lobby, vận động hành lang nào khác.
Bởi không ai có thể quyết định thay cho sự sinh tồn của giới chủ cũng như của người lao động bằng chính họ. Qui luật sinh tồn, diệt vong hay đào thải của các doanh nghiệp cũng giống như qui luật giá trị trong kinh tế học vậy, tự bản thân nó tức khắc biết cách hiệu chỉnh mỗi khi quan hệ chủ – thợ ấy gặp trục trặc trên cơ sở có sự tham chiếu của pháp luật.
Người lao động sẽ tìm được giá trị và những nhu cầu cuộc sống của mình thông qua giới chủ, thông qua doanh nghiệp nơi họ làm việc bởi rất nhiều người lao động trực tiếp còn là cổ đông của doanh nghiệp nữa, họ vừa là vai trò người chủ, vừa là vai trò người lao động, vậy chẳng lẽ họ tự bóc lột, tự đày đọa chính bản thân mình hay sao?
Ngược lại, thông qua tinh thần, thái độ làm việc của người lao động, chính là thước đo về giá trị văn hóa, về sức mạnh vật chất và uy tín của doanh nghiệp – Điều này vô cùng quan trọng, quyết định cho sự sinh tồn, phát triển hay lụi tàn đối với một doanh nghiệp”.
Ông Bùi Đức Thịnh biện giải.
Ai cũng rõ, chỉ ‘Đảng – Nhà nước’ là…
Ông Bùi Đức Thịnh nói rằng chỉ cần để người chủ và đại diện nguời lao động, hay tất cả người lao động trong doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn, cởi mở với nhau thì mọi việc trở lên rất nhanh chóng và nhẹ nhàng, “chứ đâu phải chỉ tập trung ở mấy người ngồi tít trên Trời cao cùng với những cuộc tranh luận bất tận, nhưng cực kỳ xa lạ với cuộc sống này”.
Ông Bùi Đức Thịnh khẳng định: “Tổng thể các cuộc thảo luận dân chủ giữa giới chủ với đại diện người lao động hay tất cả người lao động trong các doanh nghiệp được tập hợp lại, dù doanh nghiệp tôi hàng vạn người, vẫn có thể làm được.
Dù ngành Dệt- May Việt Nam có cả triệu người, chúng tôi vẫn có thể làm được. Toàn bộ các doanh nghiệp khác của đất nước với hàng chục triệu người, chúng tôi vẫn có thể làm được. Ý chí thống nhất cao độ đó giữa giới chủ với người lao động, sẽ là nền tảng để hình thành nên khung pháp lý và đạo đức tiêu chuẩn trong toàn xã hội, thật đơn giản nhưng ai cũng hài lòng bởi thấy trách nhiệm và giá trị đích thực của mình trong đó”.
Vẫn theo ông Bùi Đức Thịnh, trong doanh nghiệp, “xin nói nôm na là tay làm, hàm nhai! Tay ngừng làm, hàm ngừng nhai!. Giản đơn vậy thôi nhưng đó là một chân lý sống, một triết lý sống. Rời bỏ chân lý ấy, doanh nghiệp sẽ sụp đổ, người lao động sẽ rơi vào cảnh bần hàn. Không ai thương doanh nghiệp cả, không ai nuôi doanh nghiệp cả. Doanh nghiệp tự đi vay, tự trả tiền thuê đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, sau khi trả nợ, trả tiền công, rồi nộp đủ các loại thuế, phí, còn lại ít nào, gọi là tích lũy”.
Ở Việt Nam hiện tại, hàng hóa đầu ra thì luôn bấp bênh, giá cả từ người đặt hàng luôn mỗi ngày một giảm vì sức ép từ thị trường tiêu thụ. Khi hàng hóa như vậy, đầu tư như vậy thì lấy đâu ra năng suất cao để mà có thu nhập cao, để mà tích lũy tài chính dồi dào sẵn sàng bù đắp cho người lao động mỗi khi thị trường thất bát, gió mưa chẳng thuận…
Chẳng có ai viết đơn xin gia nhập vào công đoàn của nhà nước đâu…
Ông Bùi Đức Thịnh nói thẳng: “Khi tổng giám đốc doanh nghiệp nói với Chủ tịch công đoàn là nên vận động để kết nạp một số công đoàn viên vào hệ thống của Tổng LĐLĐVN, vì từ trước tới nay chẳng có ai viết đơn, cũng chẳng kết nạp ai.
Câu trả lời của Chủ tịch công đoàn là: Thưa, không ai muốn viết đơn và không ai muốn vào tổ chức ấy cả bởi họ sẽ mất ngay đi 1% tiền lương là kinh phí công đoàn mà chẳng đem lại cho họ bất cứ lợi ích nào. Đấy là một thực tế mà không mệnh lệnh hành chính nào có thể bắt buộc được họ.
Khi không còn tổ chức công đoàn của Tổng LĐLĐVN, phần kinh phí công đoàn 2%/ quĩ lương của doanh nghiệp tất yếu sẽ bị xóa bỏ. Còn nếu với tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động, kinh phí hoạt động của họ sẽ do các đoàn viên tự nguyện đóng góp mà doanh nghiệp không được quyền can dự hay dùng các biện pháp nào khác về kinh tế, tài chính thao túng, chi phối. Lẽ đương nhiên cũng sẽ không thể có bóng dáng của thứ 2% kinh phí công đoàn vô lý kia nữa”.
Cụm từ ‘công đoàn cơ sở’ mà ông Thịnh nhắc đến chính là tên gọi khác của ‘công đoàn độc lập’ mà dường như ở dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động vì lẽ gì đó đã chọn dùng ‘từ thay thế’ như vậy.
Theo ông Bùi Đức Thịnh, qui định về số thời gian làm việc của cán bộ công đoàn cùng chế độ tiền lương của họ trong doanh nghiệp quá rườm rà, không luật nào qui định chi tiết đến như thế cả và sẽ gây thêm rất nhiều phức tạp cho doanh nghiệp.
“Thực tế ở doanh nghiệp, cán bộ công đoàn có hoạt động gì đâu, mà nếu có họp, cũng chẳng có nội dung gì cụ thể để các công đoàn viên cần nghe mặc dù chủ doanh nghiệp không hề cản trở, thậm chí còn luôn khuyến khích hoạt động công đoàn trong mối quan hệ tương hỗ với doanh nghiệp.
Việc kỷ luật cán bộ công đoàn cũng phải bình đẳng như bất cứ người lao động nào khác trong doanh nghiệp, mà không có miễn trừ một khi người đó vi phạm kỷ luật lao động, hay không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong một số thời hạn qui định.
Khi cán bộ công đoàn ở công đoàn cơ sở không làm việc mà vẫn được doanh nghiệp trả lương thì ngay lập tức, cộng đồng đoàn viên sẽ hạ bệ ngay, vì cho đó là sự bất công và đang bị chủ thao túng. Họ chỉ được hưởng phụ cấp từ chính kinh phí của các công đoàn viên tự nguyện đóng góp để làm công việc chung của công đoàn do qui chế của công đoàn cơ sở qui định.
Như vậy, qui định trong dự thảo chỉ đúng với hệ thống tổ chức của Tổng LĐLĐVN chứ không thể đúng với hệ thống các tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động mà chúng ta đang triển khai thực hiện theo các Công ước Quốc tế…”. Ông Bùi Đức Thịnh, nhận định.