Hàng năm, tổ chức CIWEM của Anh vinh danh các nhiếp ảnh gia có tác phẩm về môi trường trên toàn thế giới. Tổ chức có lịch sử từ năm 1895 này có sứ mệnh cải thiện việc quản lý nguồn nước và môi trường nhằm phục vụ cho các lợi ích công cộng.
Luật Khoa xin giới thiệu các bức ảnh và tác giả đoạt giải năm 2019, lược dịch từ bài viết của The Guardian.
Nhiếp ảnh gia SL Shanth Kumar (Mumbai): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường của năm”.
Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc dòng lũ quét tràn qua thị trấn Bandra ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, cuốn một ngư dân ra khỏi nhà. Người này sau đó được các ngư dân khác giải cứu kịp thời. Thành phố ven biển Mumbai thường phải hứng chịu các trận lũ lụt do hậu quả của hiện tượng nước biển dâng.
Nhiếp ảnh gia Sean Gallagher: Giải “Môi trường biến đổi”.
Hàng cây đổ rạp bên bờ biển ở đảo quốc Tuvalu (Thái Bình Dương) do hiện tượng xói mòn đất, hậu quả của việc nước biển dâng. Hiện tượng nước biển dâng có thể sẽ nhấn chìm hoàn toàn đảo quốc nhỏ bé này.
Nhiếp ảnh gia Eliud Gil Samaniego: Giải “Đô thị bền vững”.
Thành phố Mexicali ở Mexico vào ngày đầu năm, 1/1/2019, là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, hậu quả của biến đổi khí hậu, vị trí địa lý, sản xuất công nghiệp và khói bụi từ ô-tô.
Nhiếp ảnh gia Dharshie Wissah, Kakamega (Kenya): Giải “Nước, bình đẳng và sự bền vững”.
Một cậu bé đang uống nước bẩn ở Kenya. Khu vực này thiếu nước sạch do hậu quả của việc tàn phá rừng.
Nhiếp ảnh gia J Henry Fair, Niederzier (Đức): Giải “Hành động khí hậu và năng lượng”.
Cánh rừng Hambach ở Đức với 12 nghìn năm tuổi bị một công ty năng lượng tàn phá để khai thác than nâu. Cánh rừng này có diện tích tương đương với quận Manhattan ở New York (Mỹ), nay chỉ còn lại 10%.
Nhiếp ảnh gia Neville Ngomane (Nam Phi): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường trẻ của năm”.
Một con tê giác đang bị cưa sừng để tránh cho nó khỏi bị thợ săn giết chết. Trước nạn săn bắn tê giác ồ ạt hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị rằng tê giác nên được cưa sừng mỗi 12-24 tháng.
Nhiếp ảnh gia Sebnem Coskun (Thổ Nhĩ Kỳ): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Dọn rác trong lòng biển ở thành phố Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ), một nỗ lực trong dự án “Zero Waster Blue”.
Nhiếp ảnh gia Amdad Hossain (Bangladesh): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Một phụ nữ ngủ trên một lưu vực sông bẩn thỉu ở Bangladesh.
Nhiếp ảnh gia Aragon Renuncio (Burkina Faso): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Một cậu bé đội túi ni-lông lên đầu. Hàng năm, thế giới sản xuất ra tới 380 triệu tấn nhựa. Mỗi ngày có khoảng tám triệu miếng nhựa bị thải vào các đại dương.
Nhiếp ảnh gia Ian Wade (Anh): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Chụp hình cây vào ban đêm với kỹ thuật phơi sáng dài “long shutter speed” và đèn LED không phải là việc dễ dàng. Nhiếp ảnh gia Ian Wade đã phải mất năm đêm mới chụp được bức hình này và đặt tên nó là “Lá phổi của Trái Đất”.
Nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt (Việt Nam): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Do lượng cá sụt giảm, các phương pháp đánh bắt cá kiểu tận diệt ngày càng phổ biến. Trong ảnh là một phụ nữ ở Phú Yên đang khâu một loại lưới đánh cá lỗ nhỏ, vốn là ngư cụ có khả năng bắt cả các loại cá non.
Nhiếp ảnh gia Valerie Leonard (Nepal): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Một người nhặt rác ở bãi rác Sisdol (Nepal) để tìm kiếm nguyên vật liệu cũng như những món đồ có giá trị để đem bán. Bãi rác tạm này được đưa vào hoạt động năm 2005 và đến nay đã quá tải.
September 28, 2019
Ảnh: Các tác phẩm đoạt giải nhiếp ảnh về môi trường năm 2019
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một cậu bé đang uống nước bẩn ở Kenya. Khu vực này thiếu nước sạch do hậu quả của việc tàn phá rừng. Ảnh: Dharshie Wissah.
Trần Hà Linh, Luật Khoa tạp chí, ngày 28/9/2019
Hàng năm, tổ chức CIWEM của Anh vinh danh các nhiếp ảnh gia có tác phẩm về môi trường trên toàn thế giới. Tổ chức có lịch sử từ năm 1895 này có sứ mệnh cải thiện việc quản lý nguồn nước và môi trường nhằm phục vụ cho các lợi ích công cộng.
Luật Khoa xin giới thiệu các bức ảnh và tác giả đoạt giải năm 2019, lược dịch từ bài viết của The Guardian.
Nhiếp ảnh gia SL Shanth Kumar (Mumbai): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường của năm”.
Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc dòng lũ quét tràn qua thị trấn Bandra ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, cuốn một ngư dân ra khỏi nhà. Người này sau đó được các ngư dân khác giải cứu kịp thời. Thành phố ven biển Mumbai thường phải hứng chịu các trận lũ lụt do hậu quả của hiện tượng nước biển dâng.
Nhiếp ảnh gia Sean Gallagher: Giải “Môi trường biến đổi”.
Hàng cây đổ rạp bên bờ biển ở đảo quốc Tuvalu (Thái Bình Dương) do hiện tượng xói mòn đất, hậu quả của việc nước biển dâng. Hiện tượng nước biển dâng có thể sẽ nhấn chìm hoàn toàn đảo quốc nhỏ bé này.
Nhiếp ảnh gia Eliud Gil Samaniego: Giải “Đô thị bền vững”.
Thành phố Mexicali ở Mexico vào ngày đầu năm, 1/1/2019, là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, hậu quả của biến đổi khí hậu, vị trí địa lý, sản xuất công nghiệp và khói bụi từ ô-tô.
Nhiếp ảnh gia Dharshie Wissah, Kakamega (Kenya): Giải “Nước, bình đẳng và sự bền vững”.
Một cậu bé đang uống nước bẩn ở Kenya. Khu vực này thiếu nước sạch do hậu quả của việc tàn phá rừng.
Nhiếp ảnh gia J Henry Fair, Niederzier (Đức): Giải “Hành động khí hậu và năng lượng”.
Cánh rừng Hambach ở Đức với 12 nghìn năm tuổi bị một công ty năng lượng tàn phá để khai thác than nâu. Cánh rừng này có diện tích tương đương với quận Manhattan ở New York (Mỹ), nay chỉ còn lại 10%.
Nhiếp ảnh gia Neville Ngomane (Nam Phi): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường trẻ của năm”.
Một con tê giác đang bị cưa sừng để tránh cho nó khỏi bị thợ săn giết chết. Trước nạn săn bắn tê giác ồ ạt hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị rằng tê giác nên được cưa sừng mỗi 12-24 tháng.
Nhiếp ảnh gia Sebnem Coskun (Thổ Nhĩ Kỳ): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Dọn rác trong lòng biển ở thành phố Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ), một nỗ lực trong dự án “Zero Waster Blue”.
Nhiếp ảnh gia Amdad Hossain (Bangladesh): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Một phụ nữ ngủ trên một lưu vực sông bẩn thỉu ở Bangladesh.
Nhiếp ảnh gia Aragon Renuncio (Burkina Faso): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Một cậu bé đội túi ni-lông lên đầu. Hàng năm, thế giới sản xuất ra tới 380 triệu tấn nhựa. Mỗi ngày có khoảng tám triệu miếng nhựa bị thải vào các đại dương.
Nhiếp ảnh gia Ian Wade (Anh): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Chụp hình cây vào ban đêm với kỹ thuật phơi sáng dài “long shutter speed” và đèn LED không phải là việc dễ dàng. Nhiếp ảnh gia Ian Wade đã phải mất năm đêm mới chụp được bức hình này và đặt tên nó là “Lá phổi của Trái Đất”.
Nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt (Việt Nam): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Do lượng cá sụt giảm, các phương pháp đánh bắt cá kiểu tận diệt ngày càng phổ biến. Trong ảnh là một phụ nữ ở Phú Yên đang khâu một loại lưới đánh cá lỗ nhỏ, vốn là ngư cụ có khả năng bắt cả các loại cá non.
Nhiếp ảnh gia Valerie Leonard (Nepal): Giải “Nhiếp ảnh gia môi trường Ciwem của năm”.
Một người nhặt rác ở bãi rác Sisdol (Nepal) để tìm kiếm nguyên vật liệu cũng như những món đồ có giá trị để đem bán. Bãi rác tạm này được đưa vào hoạt động năm 2005 và đến nay đã quá tải.