Một giải thưởng nhân quyền dành cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ trong nước vừa được bắt đầu với việc bầu chọn những nhà hoạt động cống hiến nhiều cho phong trào trong nước trong năm 2019.
Giải “Cống hiến” do một số người trong giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở TP.Hồ Chí Minh lập ra, với hai người đại diện ban tổ chức là ông Nguyễn Đại và bà Trần Thu Nguyệt.
Mục tiêu của giải thưởng là nhằm ghi nhận và động viên, khuyến khích những cá nhân đã có những cống hiến về tiền bạc, sức khỏe, thời gian cho phong trào dân chủ – nhân quyền Việt Nam. Hiện kim của giải mang tính tượng trưng là 10 triệu đồng.
Danh sách 10 ứng viên cuối cùng lần lượt là các blogger, nhà hoạt động, luật sư: Dương Thị Tân, Lê Bảo Nhi, Trần Bang, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thị Bích Ngà, Phương Ngô, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Phương, Võ An Đôn và Lê Dũng Vova.
Luật sư nhân quyền Võ An Đôn nói với RFA hôm 2/10 rằng ông “vui mừng” khi là một trong những ứng viên giải “Cống hiến” và bình luận rằng danh hiệu này “có rất nhiều ý nghĩa, khích lệ tinh thần, là chỗ dựa cho người đấu tranh”.
Hôm 2/10, từ Phú Yên, Luật sư nhân quyền Võ An Đôn nói với RFA:
“Tôi vui mừng khi là một trong những ứng viên giải “Cống hiến”. Việc trao giải thưởng “Cống hiến”, rất có ấy nghĩa cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong nước. Bởi vì từ trước đến nay chính quyền Việt Nam luôn xem nhưng người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền là thành phần phản động, chống đảng chống chính quyền nên cần phải cô lập và loại bỏ.”
“Giải này cũng có rất nhiều ý nghĩa, khích lệ tinh thần, là chỗ dựa cho người đấu tranh. Cho dù hiện kim của giải chỉ có ý nghĩa tượng trưng.”
Luật sư Đôn cũng nói thêm: “Hồi năm 2016, tôi cũng được giải nhân quyền ở hải ngoại trao. Theo tôi được biết, chính quyền ở Việt Nam không thích, nếu không muốn nói là ghét, những giải trao cho những người đấu tranh ở Việt Nam. Những người nhận giải sau đó đều bị chính quyền theo dõi, chú ý đặc biệt.”
Theo luật sư Đôn, giải thưởng có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong tình hình phong trào đấu tranh trong nước bị chính quyền đàn áp khốc liệt.
Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch), tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm vừa qua vẫn hết sức xấu trên nhiều lĩnh vực. Hiện chính phủ Việt Nam vẫn còn giam giữ ít nhất 133 người vì thực hiện những quyền cơ bản của con người.
October 3, 2019
Các nhà hoạt động trong nước lập giải “Cống Hiến” vì phong trào đấu tranh dân chủ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một giải thưởng nhân quyền dành cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh dân chủ trong nước vừa được bắt đầu với việc bầu chọn những nhà hoạt động cống hiến nhiều cho phong trào trong nước trong năm 2019.
Giải “Cống hiến” do một số người trong giới hoạt động dân chủ-nhân quyền ở TP.Hồ Chí Minh lập ra, với hai người đại diện ban tổ chức là ông Nguyễn Đại và bà Trần Thu Nguyệt.
Mục tiêu của giải thưởng là nhằm ghi nhận và động viên, khuyến khích những cá nhân đã có những cống hiến về tiền bạc, sức khỏe, thời gian cho phong trào dân chủ – nhân quyền Việt Nam. Hiện kim của giải mang tính tượng trưng là 10 triệu đồng.
Danh sách 10 ứng viên cuối cùng lần lượt là các blogger, nhà hoạt động, luật sư: Dương Thị Tân, Lê Bảo Nhi, Trần Bang, Trương Văn Dũng, Nguyễn Thị Bích Ngà, Phương Ngô, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Phương, Võ An Đôn và Lê Dũng Vova.
Luật sư nhân quyền Võ An Đôn nói với RFA hôm 2/10 rằng ông “vui mừng” khi là một trong những ứng viên giải “Cống hiến” và bình luận rằng danh hiệu này “có rất nhiều ý nghĩa, khích lệ tinh thần, là chỗ dựa cho người đấu tranh”.
Hôm 2/10, từ Phú Yên, Luật sư nhân quyền Võ An Đôn nói với RFA:
“Tôi vui mừng khi là một trong những ứng viên giải “Cống hiến”. Việc trao giải thưởng “Cống hiến”, rất có ấy nghĩa cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong nước. Bởi vì từ trước đến nay chính quyền Việt Nam luôn xem nhưng người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền là thành phần phản động, chống đảng chống chính quyền nên cần phải cô lập và loại bỏ.”
“Giải này cũng có rất nhiều ý nghĩa, khích lệ tinh thần, là chỗ dựa cho người đấu tranh. Cho dù hiện kim của giải chỉ có ý nghĩa tượng trưng.”
Luật sư Đôn cũng nói thêm: “Hồi năm 2016, tôi cũng được giải nhân quyền ở hải ngoại trao. Theo tôi được biết, chính quyền ở Việt Nam không thích, nếu không muốn nói là ghét, những giải trao cho những người đấu tranh ở Việt Nam. Những người nhận giải sau đó đều bị chính quyền theo dõi, chú ý đặc biệt.”
Theo luật sư Đôn, giải thưởng có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong tình hình phong trào đấu tranh trong nước bị chính quyền đàn áp khốc liệt.
Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch), tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm vừa qua vẫn hết sức xấu trên nhiều lĩnh vực. Hiện chính phủ Việt Nam vẫn còn giam giữ ít nhất 133 người vì thực hiện những quyền cơ bản của con người.