Việc đàn áp hành vi bày tỏ ý kiến trên mạng vẫn tiếp diễn
Human Rights Watch, ngày 08/10/2019
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng việc công an bắt giữ một nhà hoạt động dân chủ vào ngày 23 tháng Chín năm 2019 chỉ vì các bài đăng trên Facebook cá nhân. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với anh.
Công an tỉnh Lâm Đồng cáo buộc Nguyễn Quốc Đức Vượng đã “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 của bộ luật hình sự nước này. Theo các điều 173 và 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, bị cáo buộc về tội danh an ninh có nghĩa là anh có thể vừa bị tạm giam, vừa không được tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý cho đến khi công an kết thúc điều tra, một tình huống có thể dẫn đến ngược đãi hoặc tra tấn.
“Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook,” ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam.”
Dù không rõ chính xác những bài nào trên Facebook của anh Vượng làm chính quyền bất bình nhất, nhưng tài khoản của anh thể hiện nhiều góc nhìn độc lập có thể khiến Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam phật ý. Tuy nhiên, không thấy tin bài nào liên quan tới kích động phạm tội, bạo lực, thù hằn hay các nội dung khác vi phạm luật hình sự, phù hợp với quyền tự do ngôn luận mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng khi tham gia Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.
Nguyễn Quốc Đức Vượng đã bày tỏ quan điểm ủng hộ dân chủ ở Việt Nam và phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam tham nhũng và độc quyền. Trong một lần phát hình livestream trực tiếp, anh nói, “Tôi không chắc là bộ máy nhà nước này tham nhũng hết sạch, nhưng tôi khẳng định chắc chắn 100% những người tham nhũng đều là đảng viên Đảng Cộng sản, vì ở Việt Nam là độc đảng, không có đối lập để cạnh tranh.”
Trong các bài đăng hay phát hình trực tiếp khác, anh đã chia sẻ tin tức về biểu tình ở Hồng Kông và lên tiếng ủng hộ thay đổi chính quyền ở Venezuela. Anh cũng chia sẻ các câu chuyện về vấn nạn tịch thu đất đai ở Việt Nam và nêu các trường hợp tù nhân chính trị, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Viết Dũng và Phan Kim Khánh.
Nguyễn Quốc Đức Vượng, 28 tuổi, sống ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo một tờ báo chính thống của đảng cộng sản, vào tháng Sáu năm 2018, anh đã tham gia một cuộc biểu tình lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối luật an ninh mạng mới được thông qua và dự thảo luật đặc khu kinh tế. Được biết, công an đã phạt anh 750.000 VND (tương đương 32 đô la Mỹ).
Sau vụ bắt giữ anh vào tháng Chín, báo chí nhà nước Việt Nam dẫn lời phía công an, đưa tin rằng “[H]ơn hai năm qua, Nguyễn Quốc Đức Vượng đã sử dụng mạng xã hội để làm, tán phát tài liệu, tuyên truyền xuyên tạc nhằm bôi nhọ, nói xấu chế độ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Công an nói rằng họ đã cảnh cáo anh Vượng không được đăng các tài liệu phê phán nhà nước lên mạng, nhưng anh không chấm dứt.
Vụ bắt giữ anh Vượng là một phần của đợt đàn áp nhằm vào các nhà phê phán chính quyền và vận động dân chủ đang tiếp diễn. Trong sáu tháng đầu năm 2019, chính quyền Việt Nam đã kết tội ít nhất 11 người, trong đó có Nguyễn Ngọc Ánh, Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương, và xử án họ từ hai đến chín năm tù vì phê phán chính quyền.
Các trường hợp khác bị bắt giữ do đăng hoặc chia sẻ bài trên Facebook gồm có nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh vào tháng Năm và Phạm Văn Điệp, một người lên tiếng phê phán chính quyền, vào tháng Sáu.
Bộ luật an ninh mạng đầy rẫy vấn đề của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ tháng Giêng. Bộ luật quá mơ hồ và lỏng lẻo này trao cho chính quyền khả năng tùy tiện kiểm duyệt ngôn luận tự do và buộc các nhà cung cấp dịch vụ, trong đó có Facebook, phải gỡ bỏ các nội dung bị chính quyền coi là vi phạm trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu.
Tính đến ngày mồng 7 tháng Mười, các bài đăng cũ của Nguyễn Quốc Đức Vượng vẫn còn trên trang Facebook, nhưng các bài cũ của những người bảo vệ nhân quyền bị bắt giam thường bị gỡ bỏ.
Một số công ty internet, cũng như các chính phủ và các nhà tài trợ hữu quan, trong các trao đổi riêng, đã nêu lên các quan ngại nghiêm trọng với luật an ninh mạng mới, cũng như các luật có tính chất đàn áp khác, của Việt Nam, và phản đối một số yêu cầu nhằm hạn chế nội dung. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng bây giờ họ cần công khai lên tiếng phản đối các nội dung pháp luật được Việt Nam sử dụng để dập tắt tự do ngôn luận.
“Facebook, với tư cách là một trong những nền tảng truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam, có vị thế để công khai nêu lên những quan ngại về nhân quyền với chính phủ Việt Nam,” ông Sifton nói. “Cho dù công ty này có phải chịu sức ép từ phía Việt Nam, họ cũng có lực đối trọng nhờ số lượng người sử dụng đông đảo ở Việt Nam.”
Trong tháng Tám, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng Facebook đã tuân thủ khoảng “70 đến 75 phần trăm” các yêu cầu gần đây của chính quyền về ngăn chặn nội dung đăng tải, tăng hơn so với khoảng “30 phần trăm” thời gian trước. Trong số các nội dung bị Facebook gỡ bỏ, theo bộ này, có “hơn 200 link bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.” Không rõ bộ này có được các số liệu nói trên như thế nào. Bộ Thông tin và Truyền thông không hé lộ gì về cơ sở của các yêu cầu nói trên, và cũng không cho biết liệu việc các nội dung ấy bị báo cáo do vi phạm pháp luât Việt Nam hay do vi phạm “Tiêu chuẩn Cộng đồng” của Facebook. (Có khả năng là đôi khi nhà chức trách báo cáo với Facebook các tài liệu mà họ coi là phạm pháp, nhưng không phải như các vi phạm pháp luật, mà thay vào đó, là các vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng vốn không liên quan [với pháp luật sở tại], và sau đó lại tính việc gỡ bỏ nội dung [của Facebook] là tuân thủ.)
Bộ này cũng nói rằng đã yêu cầu Facebook hạn chế chỉ cho các tài khoản đã định danh mới có thể phát livestream trực tiếp. Không rõ bộ này muốn Facebook thực hiện yêu cầu đó bằng cách nào hay các tiêu chí để các tài khoản được định danh ra sao. Bộ này phát biểu rằng đã yêu cầu Facebook có chính sách “tiền kiểm” nội dung và gỡ bỏ các quảng cáo “phát tán tin giả liên quan đến các vấn đề chính trị khi có yêu cầu từ chính phủ.”
Facebook từng nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng các tiêu chuẩn liên quan tới việc gỡ bỏ nội dung hay chặn theo khu vực địa lý đều “mang tính toàn cầu.” Quy trình gỡ bỏ nội dung hay chặn theo khu vực địa lý, theo Facebook cho biết trong một văn bản, “ở Việt Nam cũng giống như ở các nơi khác trên thế giới.” Các nội dung bị báo cáo trước tiên sẽ được xem xét xem có vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng của công ty này hay không; nếu nội dung không vi phạm, Facebook cho biết khi đó họ sẽ đánh giá xem liệu yêu cầu của chính quyền có phù hợp theo luật pháp địa phương và luật nhân quyền quốc tế hay không.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần sửa đổi các bộ luật cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, vốn đòi hỏi bất kỳ hạn chế nào về tự do ngôn luận cũng phải cần thiết và cân xứng nhằm thi hành các mục đích hợp pháp, và các công ty internet cần công khai yêu cầu chính phủ Việt Nam làm như vậy.
October 9, 2019
Việt Nam: Thêm vụ bắt bớ mới vì đăng tải trên Facebook
by Nhan Quyen • Nguyen Quoc Duc Vuong
Việc đàn áp hành vi bày tỏ ý kiến trên mạng vẫn tiếp diễn
Human Rights Watch, ngày 08/10/2019
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng việc công an bắt giữ một nhà hoạt động dân chủ vào ngày 23 tháng Chín năm 2019 chỉ vì các bài đăng trên Facebook cá nhân. Chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với anh.
Công an tỉnh Lâm Đồng cáo buộc Nguyễn Quốc Đức Vượng đã “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” theo điều 117 của bộ luật hình sự nước này. Theo các điều 173 và 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, bị cáo buộc về tội danh an ninh có nghĩa là anh có thể vừa bị tạm giam, vừa không được tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý cho đến khi công an kết thúc điều tra, một tình huống có thể dẫn đến ngược đãi hoặc tra tấn.
“Chính quyền Việt Nam nghĩ rằng có thể dập tắt tiếng nói của Nguyễn Quốc Đức Vượng bằng cách bắt giữ anh về hành vi bày tỏ ý kiến trên Facebook,” ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Nhưng việc đó chỉ gây nhiều sự chú ý hơn tới các quan điểm của anh, và tới những nỗ lực đè nén nhằm kiểm duyệt thông tin trên mạng của chính quyền Việt Nam.”
Dù không rõ chính xác những bài nào trên Facebook của anh Vượng làm chính quyền bất bình nhất, nhưng tài khoản của anh thể hiện nhiều góc nhìn độc lập có thể khiến Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam phật ý. Tuy nhiên, không thấy tin bài nào liên quan tới kích động phạm tội, bạo lực, thù hằn hay các nội dung khác vi phạm luật hình sự, phù hợp với quyền tự do ngôn luận mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng khi tham gia Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.
Nguyễn Quốc Đức Vượng đã bày tỏ quan điểm ủng hộ dân chủ ở Việt Nam và phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam tham nhũng và độc quyền. Trong một lần phát hình livestream trực tiếp, anh nói, “Tôi không chắc là bộ máy nhà nước này tham nhũng hết sạch, nhưng tôi khẳng định chắc chắn 100% những người tham nhũng đều là đảng viên Đảng Cộng sản, vì ở Việt Nam là độc đảng, không có đối lập để cạnh tranh.”
Trong các bài đăng hay phát hình trực tiếp khác, anh đã chia sẻ tin tức về biểu tình ở Hồng Kông và lên tiếng ủng hộ thay đổi chính quyền ở Venezuela. Anh cũng chia sẻ các câu chuyện về vấn nạn tịch thu đất đai ở Việt Nam và nêu các trường hợp tù nhân chính trị, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Viết Dũng và Phan Kim Khánh.
Nguyễn Quốc Đức Vượng, 28 tuổi, sống ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo một tờ báo chính thống của đảng cộng sản, vào tháng Sáu năm 2018, anh đã tham gia một cuộc biểu tình lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối luật an ninh mạng mới được thông qua và dự thảo luật đặc khu kinh tế. Được biết, công an đã phạt anh 750.000 VND (tương đương 32 đô la Mỹ).
Sau vụ bắt giữ anh vào tháng Chín, báo chí nhà nước Việt Nam dẫn lời phía công an, đưa tin rằng “[H]ơn hai năm qua, Nguyễn Quốc Đức Vượng đã sử dụng mạng xã hội để làm, tán phát tài liệu, tuyên truyền xuyên tạc nhằm bôi nhọ, nói xấu chế độ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Công an nói rằng họ đã cảnh cáo anh Vượng không được đăng các tài liệu phê phán nhà nước lên mạng, nhưng anh không chấm dứt.
Vụ bắt giữ anh Vượng là một phần của đợt đàn áp nhằm vào các nhà phê phán chính quyền và vận động dân chủ đang tiếp diễn. Trong sáu tháng đầu năm 2019, chính quyền Việt Nam đã kết tội ít nhất 11 người, trong đó có Nguyễn Ngọc Ánh, Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương, và xử án họ từ hai đến chín năm tù vì phê phán chính quyền.
Các trường hợp khác bị bắt giữ do đăng hoặc chia sẻ bài trên Facebook gồm có nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh vào tháng Năm và Phạm Văn Điệp, một người lên tiếng phê phán chính quyền, vào tháng Sáu.
Bộ luật an ninh mạng đầy rẫy vấn đề của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ tháng Giêng. Bộ luật quá mơ hồ và lỏng lẻo này trao cho chính quyền khả năng tùy tiện kiểm duyệt ngôn luận tự do và buộc các nhà cung cấp dịch vụ, trong đó có Facebook, phải gỡ bỏ các nội dung bị chính quyền coi là vi phạm trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu.
Tính đến ngày mồng 7 tháng Mười, các bài đăng cũ của Nguyễn Quốc Đức Vượng vẫn còn trên trang Facebook, nhưng các bài cũ của những người bảo vệ nhân quyền bị bắt giam thường bị gỡ bỏ.
Một số công ty internet, cũng như các chính phủ và các nhà tài trợ hữu quan, trong các trao đổi riêng, đã nêu lên các quan ngại nghiêm trọng với luật an ninh mạng mới, cũng như các luật có tính chất đàn áp khác, của Việt Nam, và phản đối một số yêu cầu nhằm hạn chế nội dung. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng bây giờ họ cần công khai lên tiếng phản đối các nội dung pháp luật được Việt Nam sử dụng để dập tắt tự do ngôn luận.
“Facebook, với tư cách là một trong những nền tảng truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam, có vị thế để công khai nêu lên những quan ngại về nhân quyền với chính phủ Việt Nam,” ông Sifton nói. “Cho dù công ty này có phải chịu sức ép từ phía Việt Nam, họ cũng có lực đối trọng nhờ số lượng người sử dụng đông đảo ở Việt Nam.”
Trong tháng Tám, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói rằng Facebook đã tuân thủ khoảng “70 đến 75 phần trăm” các yêu cầu gần đây của chính quyền về ngăn chặn nội dung đăng tải, tăng hơn so với khoảng “30 phần trăm” thời gian trước. Trong số các nội dung bị Facebook gỡ bỏ, theo bộ này, có “hơn 200 link bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.” Không rõ bộ này có được các số liệu nói trên như thế nào. Bộ Thông tin và Truyền thông không hé lộ gì về cơ sở của các yêu cầu nói trên, và cũng không cho biết liệu việc các nội dung ấy bị báo cáo do vi phạm pháp luât Việt Nam hay do vi phạm “Tiêu chuẩn Cộng đồng” của Facebook. (Có khả năng là đôi khi nhà chức trách báo cáo với Facebook các tài liệu mà họ coi là phạm pháp, nhưng không phải như các vi phạm pháp luật, mà thay vào đó, là các vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng vốn không liên quan [với pháp luật sở tại], và sau đó lại tính việc gỡ bỏ nội dung [của Facebook] là tuân thủ.)
Bộ này cũng nói rằng đã yêu cầu Facebook hạn chế chỉ cho các tài khoản đã định danh mới có thể phát livestream trực tiếp. Không rõ bộ này muốn Facebook thực hiện yêu cầu đó bằng cách nào hay các tiêu chí để các tài khoản được định danh ra sao. Bộ này phát biểu rằng đã yêu cầu Facebook có chính sách “tiền kiểm” nội dung và gỡ bỏ các quảng cáo “phát tán tin giả liên quan đến các vấn đề chính trị khi có yêu cầu từ chính phủ.”
Facebook từng nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng các tiêu chuẩn liên quan tới việc gỡ bỏ nội dung hay chặn theo khu vực địa lý đều “mang tính toàn cầu.” Quy trình gỡ bỏ nội dung hay chặn theo khu vực địa lý, theo Facebook cho biết trong một văn bản, “ở Việt Nam cũng giống như ở các nơi khác trên thế giới.” Các nội dung bị báo cáo trước tiên sẽ được xem xét xem có vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng của công ty này hay không; nếu nội dung không vi phạm, Facebook cho biết khi đó họ sẽ đánh giá xem liệu yêu cầu của chính quyền có phù hợp theo luật pháp địa phương và luật nhân quyền quốc tế hay không.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần sửa đổi các bộ luật cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, vốn đòi hỏi bất kỳ hạn chế nào về tự do ngôn luận cũng phải cần thiết và cân xứng nhằm thi hành các mục đích hợp pháp, và các công ty internet cần công khai yêu cầu chính phủ Việt Nam làm như vậy.