Chuyện của “Thịnh dồ” và vỡ lẽ khái niệm “an ninh quốc gia”

 
Thịnh bị bắt trưa ngày 25/10.
 
“Thịnh dồ” không có quyền sinh sát trong tay, cái anh có duy nhất là “quyền công dân” mà anh tôn trọng được ghi nhận trong bản Hiến pháp 2013. “Thịnh dồ” bày tỏ rõ quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của mình, nghệ thuật có thể giúp anh cảm nhận về cái “xã hội mà anh đang sống”, và hơn ai hết, anh sử dụng cảm nhận đó, kể cả những lời đe dọa đầy bạo lực của anh để “hiểu hơn về xã hội, chế độ”.
An Viên, Việt Nam Thời báo, ngày 27/10/2019
“Thịnh dồ” bị nhóm an ninh thường phục thuộc Cục An ninh nội địa A02 (Bộ Công an) cưỡng bức về trụ sở làm việc vào trưa ngày 25/10.
“Thịnh dồ” là nghệ sĩ, là thành viên nhóm xã hội dân sự về môi trường – Greentrees.
“Thịnh dồ” bị tịch thu toàn bộ thiết bị điện tử của anh, từ máy tính cá nhân cho đến… hai cái đền LED.
“Thịnh dồ” là nghệ sĩ, anh là người nghệ sĩ lãng mạn và từng là như thế. Anh rất đời trong những năm gần đây, và dường như cái chất máu xã hội, ưu tư về vận nước nó len lỏi trong từng thớ thịt, dòng máu của anh.
“Chuyện của Thịnh” là góc nhìn bằng video của anh về những thân phận người yêu nước, bất đồng chính kiến, và tù nhân lương tâm.
Facebooker Dominique Khanh nhận xét: anh ta (Thịnh dồ) là một nghệ sỹ chân chính.
“Thịnh dồ” hiểu về luật pháp và luôn sống đúng bản chất của luật pháp. “Thịnh dồ” biết rõ về quy trình khám xét và bắt giữ người, kể cả tịch thu tài sản của công dân. Khi anh lên tiếng phản đối trước sự “sỗ sàng và bạo ngược” từ phía nhóm người “an ninh”, thì một công an viên đã khẳng định: Vì an ninh quốc gia, bắt thì khỏi cần nhân chứng luôn, nhá! [1]
Câu nói đó được thốt ra từ nhân viên thuộc lực lượng hành pháp quốc gia, một quốc gia luôn vỗ ngực về cái gọi là “pháp quyền”. Nhưng giờ đây, bằng tuyên bố đó, đã bóc trần sự vô pháp từ bên trong công an viên đó và tổ chức mà công an viên đó đang phục vụ. Chính vì vậy, bỏ qua những quy định luật pháp, nhóm công an viên còn đe dọa “bắt” và “đánh ngay trong đồn”.
Đó có phải là cách thức tốt nhất để quảng bá về công ước chống tra tấn mà Việt Nam từng tham gia? Đó cũng có phải là cách đáp trả cho “Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc” mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt?
Còn điều gì để mô tả câu trả lời tốt hơn bằng quan điểm “an ninh quốc gia thì khỏi cần nhân chứng”, và nếu cần thì “bắt, đánh tại đồn”?
Phải chăng khái niệm về cái gọi là quyền dân sự và chính trị, kế hoạch và sự tăng cường thực thi đã bị vô hiệu hóa bằng cụm từ “an ninh quốc gia”. Một cụm từ “tuyệt đối hóa quyền lực”, và đặt quyền hạn đó ra ngoài vòng pháp luật? Một “quyền lực” không thể và tuyệt đối không bao giờ bị nhốt trong cái “lồng cơ chế”?
Và trong khi hệ thống tòa án có câu tuyên bố nổi tiếng “nhân danh nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Tòa tuyên án” thay vì “nhân danh công lý”. Thì nay, lực lượng an ninh cũng có tuyên bố không hề kém cạnh: “Vì an ninh quốc gia, bọn tao bắt mày!”
Nhà báo Phạm Đoan Trang trên Facebook cá nhân của mình đã bình luận: Tóm lại, an ninh quốc gia là cái cớ bao biện cho mọi hành vi xâm phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật và bất lương của công an.
Ca sĩ Mai Khôi, đã bày tỏ sự phẫn nộ qua những dòng thơ trích lại của Bùi Chát: “Bởi họ có thể sử dụng chúng ta như một quân bài/ Bởi họ có thể…/ bóp chết chúng ta trong tích tắc.”
Và trước thái độ lẫn hành vi “hung hãn” đầy tính đe nẹt quyền lực của lực lượng an ninh. Hãy xem cách mà “Thịnh dồ” đối đáp (đại ý): Tôi làm nghệ thuật, và tôi cần sự trải nghiệm, cảm nhận về xã hội mà tôi đang sống. Tôi đang ở trong tay các anh, các anh đối xử với tôi thế nào mà chẳng được. Cứ đánh đi. Cũng coi như một kinh nghiệm để tôi cảm nhận sâu hơn về xã hội này, chế độ này.”
“Thịnh dồ” không có quyền sinh sát trong tay, cái anh có duy nhất là “quyền công dân” mà anh tôn trọng được ghi nhận trong bản Hiến pháp 2013. “Thịnh dồ” bày tỏ rõ quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của mình, nghệ thuật có thể giúp anh cảm nhận về cái “xã hội mà anh đang sống”, và hơn ai hết, anh sử dụng cảm nhận đó, kể cả những lời đe dọa đầy bạo lực của anh để “hiểu hơn về xã hội, chế độ”.
“Thịnh dồ” cũng không khác gì Huấn Cao, “người tù” qua ngoài bút của Nguyễn Tuân, người ngay cả khi bị “gông nặng” cũng vẫn là người “nguy hiểm, anh hùng, không sợ cường quyền”.
“Thịnh dồ” cho thấy cái đẹp của một người nghệ sĩ biết quan tâm đến thời cuộc, trong khi nhóm an ninh chỉ biểu lộ sự vô pháp, vô tắc, thể hiện một nhận thức còi cọc về quyền lực và góp phần xóa bỏ những nỗ lực tăng cường thực thi của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về quyền dân sự và chính trị.
Nhưng điều nguy hiểm, là lực lượng công an hay lực lượng an ninh được bảo dưỡng trong bầu quyền lực nên không hề nhận biết giới hạn của pháp luật. Và như Facebooker Hu Ely bày tỏ: Khi một người biết nó làm ác mà không phải chịu tội thì nó sẽ làm ác vô giới hạn.
Chú thích