Nếu không thay đổi vào giờ chót, thì sáng ngày mai 13/11/2019 tại thành phố Nha Trang sẽ diễn ra phiên tòa hình sự sơ thẩm về tội danh ‘trốn thuế”. Trong 4 bị can, có vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải – Ngô Tuyết Phương.
Nguyễn Hồng Phúc, Việt Nam Thời báo, ngày 12/11/2019
“Dường như ở đây là đòn răn đe của chính quyền dành cho những ai quá cứng rắn trong tiếng nói phản biện, cụ thể là luật sư Trần Vũ Hải được biết đến như một người đi đầu trong bênh vực người dân thấp cổ bé họng. Luật sư Trần Vũ Hải cũng vừa được nhóm luật sư hai miền Bắc – Nam vinh danh là Luật sư dấn thân vì cộng đồng”. Luật sư Trần Thành, nhận xét.
Theo nội dung kết luận điều tra, và bản cáo trạng, thì đây là vụ án trốn thuế trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản tại địa chỉ số 87/40, Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang. Bị can Nguyễn Thị Ngọc Hạnh là người chủ mưu thực hiện cùng với sự tham gia của bị can Ngô Văn Lắm, bị can Trần Vũ Hải và bị can Ngô Tuyết Phương.
“Các bị can đã có hành vi bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất thực hiện hành vi ký và hủy hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, sử dụng hợp đồng không đúng với trị giá giao dịch thực tế, để che giấu bản chất trị giá của giao dịch chuyển nhượng, nhằm mục đích trốn thuế và đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước số tiền 280.251.302 đồng.
Với thủ đoạn này, ngoài mục đích của bị can Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và bị can Ngô Văn Lắm sử dụng Hợp đồng số công chứng 1218 để kê khai trốn thuế thu nhập cá nhân, thì bị can Trần Vũ Hải và bị can Ngô Tuyết Phương vẫn đạt được việc có bản sao hợp đồng công chứng số 1216 (đã bị hủy) gian dối trong làm thủ tục thế chấp ngân hàng, để đảm bảo khả năng về tài chính nhận chuyển nhượng bất động sản và tránh không vi phạm thời gian không giao kết theo “Giấy nhận cọc” ngày 28/06/2016.
Hành vi nêu trên của các bị can đã phạm tội “Trốn thuế” quy định tại khoản 1, điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009) cần phải được xử lý nghiệm minh trước pháp luật”. (Trích cáo trạng)
Luật sư Nguyễn Duy Bình, thành viên trong nhóm 60 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải ở vụ án này, biện luận: “Tôi nhận thấy giả sử hành vi của người bán có dấu hiệu trốn thuế đi chăng nữa thì việc khởi tố, truy tố trong trường hợp này cũng chưa hợp tình, hợp lý, thể hiện việc đối xử thiếu bình đẳng giữa các công dân.
Từ trước tới nay thực tế xã hội cho thấy đại đa số người dân khi tham gia mua bán bất động sản đều ghi giá trên hợp đồng công chứng thấp hơn giá mua bán thực tế. Mặt khác, căn cứ theo mức trốn thuế do cơ quan điều tra xác định, tôi nhận thấy đây là mức thấp, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này không đáng kể; mặt khác, trong quá trình điều tra, truy tố phía người bán đất đã xin nộp tiền khắc phục hậu quả rất nhiều lần để mong được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng không được cơ quan điều tra và viện kiểm sát chấp nhận cũng là một bấp cập”.
Theo luật sư Trần Thành, điều luật quy định khi giá chuyển nhượng trong hợp đồng thấp hơn khung giá nhà nước thì áp dụng khung giá nhà nước. Như vậy phải hiểu rằng tất cả hợp đồng giá thấp đều phải áp thuế theo khung giá nhà nước định ra.
Còn việc các bên không ghi đúng giá thỏa thuận trên hợp đồng mua bán có công chứng, đó là thỏa thuận dân sự đôi bên; họ chỉ vi phạm pháp luật về thuế khi hai bên mua bán từ chối thực hiện nghĩa vụ thuế được áp khung giá nhà nước trong trường hợp này, khi ấy mới có thể gọi là trốn thuế. Và yêu cầu khởi tố hành vi trốn thuế đó phải đến từ bên có trách nhiệm ‘áp thuế’ là chi cục thuế Nha Trang.
“Tôi vẫn nghiêng về hướng chính quyền muốn ra đòn để răn đe tiếng nói phản biện. Hồ sơ vụ án cho biết chi cục thuế Nha Trang khai đã áp thuế ở vụ việc này theo bảng giá. Có nghĩa họ đã thu đủ và không có dấu hiệu phạm tội ở bên người có nghĩa vụ đóng thuế.
Nôm na, nói cho gọn thì kiểu thu thuế có áp giá là một kiểu ‘khoán thuế’. Người đóng thuế không chịu trách nhiệm về ‘giá thực tế’, như kiểu áp khoán thuế doanh thu cho các hộ kinh doanh nhỏ. Giờ nếu như vậy mà nói người đóng thuế đã ‘trốn thuế’, thì hóa ra đã khoán hớ, giờ muốn gỡ gạc bằng việc hình sự hóa à?”. Luật sư Trần Thành nhấn mạnh.
November 12, 2019
Trốn thuế là tội danh dùng để răn đe tiếng nói phản biện?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nếu không thay đổi vào giờ chót, thì sáng ngày mai 13/11/2019 tại thành phố Nha Trang sẽ diễn ra phiên tòa hình sự sơ thẩm về tội danh ‘trốn thuế”. Trong 4 bị can, có vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải – Ngô Tuyết Phương.
Nguyễn Hồng Phúc, Việt Nam Thời báo, ngày 12/11/2019
“Dường như ở đây là đòn răn đe của chính quyền dành cho những ai quá cứng rắn trong tiếng nói phản biện, cụ thể là luật sư Trần Vũ Hải được biết đến như một người đi đầu trong bênh vực người dân thấp cổ bé họng. Luật sư Trần Vũ Hải cũng vừa được nhóm luật sư hai miền Bắc – Nam vinh danh là Luật sư dấn thân vì cộng đồng”. Luật sư Trần Thành, nhận xét.
Theo nội dung kết luận điều tra, và bản cáo trạng, thì đây là vụ án trốn thuế trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản tại địa chỉ số 87/40, Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang. Bị can Nguyễn Thị Ngọc Hạnh là người chủ mưu thực hiện cùng với sự tham gia của bị can Ngô Văn Lắm, bị can Trần Vũ Hải và bị can Ngô Tuyết Phương.
“Các bị can đã có hành vi bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất thực hiện hành vi ký và hủy hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, sử dụng hợp đồng không đúng với trị giá giao dịch thực tế, để che giấu bản chất trị giá của giao dịch chuyển nhượng, nhằm mục đích trốn thuế và đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước số tiền 280.251.302 đồng.
Với thủ đoạn này, ngoài mục đích của bị can Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và bị can Ngô Văn Lắm sử dụng Hợp đồng số công chứng 1218 để kê khai trốn thuế thu nhập cá nhân, thì bị can Trần Vũ Hải và bị can Ngô Tuyết Phương vẫn đạt được việc có bản sao hợp đồng công chứng số 1216 (đã bị hủy) gian dối trong làm thủ tục thế chấp ngân hàng, để đảm bảo khả năng về tài chính nhận chuyển nhượng bất động sản và tránh không vi phạm thời gian không giao kết theo “Giấy nhận cọc” ngày 28/06/2016.
Hành vi nêu trên của các bị can đã phạm tội “Trốn thuế” quy định tại khoản 1, điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009) cần phải được xử lý nghiệm minh trước pháp luật”. (Trích cáo trạng)
Luật sư Nguyễn Duy Bình, thành viên trong nhóm 60 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải ở vụ án này, biện luận: “Tôi nhận thấy giả sử hành vi của người bán có dấu hiệu trốn thuế đi chăng nữa thì việc khởi tố, truy tố trong trường hợp này cũng chưa hợp tình, hợp lý, thể hiện việc đối xử thiếu bình đẳng giữa các công dân.
Từ trước tới nay thực tế xã hội cho thấy đại đa số người dân khi tham gia mua bán bất động sản đều ghi giá trên hợp đồng công chứng thấp hơn giá mua bán thực tế. Mặt khác, căn cứ theo mức trốn thuế do cơ quan điều tra xác định, tôi nhận thấy đây là mức thấp, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này không đáng kể; mặt khác, trong quá trình điều tra, truy tố phía người bán đất đã xin nộp tiền khắc phục hậu quả rất nhiều lần để mong được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng không được cơ quan điều tra và viện kiểm sát chấp nhận cũng là một bấp cập”.
Theo luật sư Trần Thành, điều luật quy định khi giá chuyển nhượng trong hợp đồng thấp hơn khung giá nhà nước thì áp dụng khung giá nhà nước. Như vậy phải hiểu rằng tất cả hợp đồng giá thấp đều phải áp thuế theo khung giá nhà nước định ra.
Còn việc các bên không ghi đúng giá thỏa thuận trên hợp đồng mua bán có công chứng, đó là thỏa thuận dân sự đôi bên; họ chỉ vi phạm pháp luật về thuế khi hai bên mua bán từ chối thực hiện nghĩa vụ thuế được áp khung giá nhà nước trong trường hợp này, khi ấy mới có thể gọi là trốn thuế. Và yêu cầu khởi tố hành vi trốn thuế đó phải đến từ bên có trách nhiệm ‘áp thuế’ là chi cục thuế Nha Trang.
“Tôi vẫn nghiêng về hướng chính quyền muốn ra đòn để răn đe tiếng nói phản biện. Hồ sơ vụ án cho biết chi cục thuế Nha Trang khai đã áp thuế ở vụ việc này theo bảng giá. Có nghĩa họ đã thu đủ và không có dấu hiệu phạm tội ở bên người có nghĩa vụ đóng thuế.
Nôm na, nói cho gọn thì kiểu thu thuế có áp giá là một kiểu ‘khoán thuế’. Người đóng thuế không chịu trách nhiệm về ‘giá thực tế’, như kiểu áp khoán thuế doanh thu cho các hộ kinh doanh nhỏ. Giờ nếu như vậy mà nói người đóng thuế đã ‘trốn thuế’, thì hóa ra đã khoán hớ, giờ muốn gỡ gạc bằng việc hình sự hóa à?”. Luật sư Trần Thành nhấn mạnh.