Vụ giết hai nhân viên bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) xảy ra cách nay đã gần 10 năm. Đó cũng là khoảng thời gian mà Hồ Duy Hải bị giam giữ, hai lần bị tuyên án tử hình, được hoãn thi hành án tử vào giờ chót và vẫn đang tiếp tục kêu oan.
Ngày 7/12/2017, ông Đinh Văn Sang – Viện trưởng VKSND tỉnh Long An – trong kỳ họp HĐND tỉnh Long An đã kiến nghị tử hình Hồ Duy Hải càng sớm càng tốt, “bởi vì giam giữ loại này rất cực”.
Bạn đọc hãy cùng Luật Khoa tạp chí điểm lại chín điều cần biết trong vụ án còn nhiều khuất tất này.
1. Hai lần bị tuyên án tử
Hồ Duy Hải và em gái trong một bức hình của gia đình những năm 2000. Ảnh: Kienthuc.net.
Theo báo Thanh Niên, sáng ngày 14/1/2008, nhân viên giao báo phát hiện hai nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) đã chết tại Bưu điện Cầu Voi.
Nạn nhân Hồng bị cắt lìa cuống họng, trên mặt có nhiều thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu thang, áo bị cuốn lên khỏi ngực. Cạnh đó, nạn nhân Vân có nhiều vết thương trên đầu do vật cứng va chạm. Hai nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng hiếp. Hiện trường không bị xáo trộn. Phòng khách có hai bịch trái cây để trên bàn.
Cũng theo bài báo này, một nhân chứng là người bán trái cây cách Bưu điện Cầu Voi 150m, xác nhận khoảng 20h ngày 13/1/2008, Vân có đến mua trái cây ở tiệm của người này vào tối hôm đó và mua nhiều hơn ngày thường vì nói là có khách đến.
Ngày 21/3/2008, Công an tỉnh Long An bắt giữ Hồ Duy Hải vì tình nghi là hung thủ. Sau đó, Hải bị khởi tố về tội “giết người”.
Theo bản án phúc thẩm, Hải khai nhận có quen Hồng và Vân. Tối hôm đó, Hải có đến Bưu điện Cầu Voi và đưa tiền cho Vân đi mua trái cây và nảy sinh ý muốn quan hệ sinh lý với Hồng. Hồng từ chối, đạp mạnh vào bụng Hải và kêu la. Hải dùng tay đánh vào mặt, bóp cổ và dùng thớt tròn đập vào vùng mặt và đầu. Hồng ngất. Hải lấy dao inox cán mũ đen cắt hai nhát vào cổ Hồng. Chờ Vân về, Hải cầm ghế xếp inox đập vào đầu, kéo Vân đến chỗ Hồng và lấy dao đã giết Hồng cắt vào cổ Vân 2-3 nhát. Hải rửa tay, rửa dao rồi bỏ dao cạnh tấm bảng lớn, cạnh cầu thang. Hải lấy 1.400.000 đồng, 40-50 cái thẻ sim điện thoại, điện thoại Nokia 1100 và trang sức của hai nạn nhân rồi rời khỏi hiện trường.
Ngày 1/12/2008, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Long An tuyên án tử hình Hồ Duy Hải và buộc bị cáo bồi thường gần 60 triệu đồng. Hải đã làm đơn kháng cáo ngay sau đó. Ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác đơn kháng cáo của Hải, tuyên y án sơ thẩm.
2. Cáo trạng không nêu rõ thời gian chết của hai nạn nhân
Mô phỏng hiện trường lúc xảy ra án mạng tại Bưu điện Cầu Voi theo cáo trạng sơ thẩm tháng 10/2008. Ảnh: Inforgaphic/Zing.vn.
Luật sư của Hải – ông Nguyễn Văn Đạt – cho rằng việc xác định thời gian chết cụ thể của hai nạn nhân là rất quan trọng. Điều này sẽ xác định lời khai của bị cáo có phù hợp hay không? Nạn nhân nào chết trước, lúc mấy giờ? Có phải như lời khai của bị cáo là giết Hồng trước rồi đến Vân?
Tuy nhiên, theo luật sư Đạt, toàn bộ hồ sơ vụ án không có bằng chứng nào chỉ ra được thời gian chết của hai nạn nhân.
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tình hình oan sai trong vụ án Hồ Duy Hải, trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề ngày 10/2/2015, cũng cho rằng xác định thời gian chết của nạn nhân chính là căn cứ để có thể xác định thời gian gây án và chứng cứ ngoại phạm.
Trong hai bản cáo trạng sơ thẩm và phúc thẩm, cơ quan tố tụng không xác định cụ thể mà chỉ cho rằng nạn nhân Hồng chết trước, nạn nhân Vân chết sau. Trong khi đó, rõ ràng cơ quan điều tra bằng nghiệp vụ có thể xác định được điều này, theo như báo cáo của bà Nga.
3. Cơ quan điều tra dùng đồ mua ở chợ để thay thế tang vật vụ án
Cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường ngày 14/01/2008 (ảnh lớn). Con dao nhân chứng mua được nộp cho công an và được vẽ lại (ảnh nhỏ). Ảnh: Hoàng Phương/Thanh Niên.
Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm, Hải dùng con dao và tấm thớt tròn để gây án. Nhưng hai vật này lại không được cơ quan điều tra thu thập tại hiện trường. Các nhân chứng đi mua hai vật này ở chợ đem đi giao nộp vì cho rằng nó tương tự hung khí mà Hải đã dùng để gây án. Về sau, cả con dao và tấm thớt này đều được Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Long An sử dụng để truy tố Hải.
Theo báo cáo của đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga, hai tháng sau khi xảy ra án mạng thì cơ quan điều tra mới thu thập cái ghế inox mà Hải khai nhận dùng để đập vào đầu Vân. Chủ tọa tại phiên tòa sơ thẩm yêu cầu đưa chiếc ghế này cho Hải xác nhận và Hải thừa nhận là đã dùng chiếc ghế này để đập vào đầu Vân.
Tuy nhiên, theo báo cáo, chiếc ghế thu thập sau khi xảy ra án mạng lại hoàn toàn khác với chiếc ghế được ghi trong biên bản khám nghiệm hiện trường. Mã số tem đảm bảo của hai chiếc ghế khác nhau, có chiều cao khác nhau. Còn tấm thớt được ghi nhận là nằm ngay cạnh nạn nhân khi khám nghiệm nhưng lại không được thu thập.
Chiếu theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về khám nghiệm hiện trường, “điều tra viên tiến hành… thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án” thì các tang vật mới được xem là chứng cứ hợp pháp.
4. Chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét kỹ
Bưu điện Cầu Voi nơi xảy ra vụ án mạng tối ngày 13/01/2008, ảnh chụp 12/2014. Ảnh: Nguyễn Cường/Infonet.
Biên bản của Đoàn giám sát của UBTVQH cho rằng chứng cứ ngoại phạm về thời gian Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi chưa được xem xét kỹ.
Trong những lần nhận tội, Hải khai đến tiệm cầm đồ vào lúc 19 giờ 13 phút 39 giây, cầm điện thoại xong lấy tiền, đến một quán cà phê để đưa tiền, về nhà đổi xe, gặp bạn để đưa tiền, chở bạn đến một quán cà phê khác rồi chạy xe một mình đến Bưu điện Cầu Voi, lúc đó khoảng 19 giờ 30 phút. Vậy tất cả hoạt động này diễn ra trong 16 phút 21 giây.
Theo kết quả kiểm tra, đoạn đường Hải đi từ tiệm cầm đồ đến bưu điện là 7,5 km mất 15 phút. Vậy Hải chỉ còn 01 phút 21 giây để làm thủ tục cầm đồ, đưa tiền ở quán cà phê thứ nhất, về nhà đổi xe, gặp bạn và giao tiền cho bạn.
Trong khi đó, Hải khai cầm đồ mất 5 phút, đổi xe mất khoảng 3-4 phút, gặp bạn khoảng 5 phút. Tổng cộng mất khoảng 13-14 phút, chưa kể cầm điện thoại xong đến quán cà phê thứ nhất để đưa tiền.
Vậy thời gian Hải khai có mặt tại Bưu điện Cầu Voi là chưa thuyết phục.
5. Dấu vân tay ở hiện trường không phải của Hải
Bưu điện Cầu Voi (bìa trái – Thơ Trịnh); Nơi hai xác nạn nhân được phát hiện (ảnh giữa) và labo mà Hải khai đã hai lần rửa tay và dao trong vụ án. Ảnh: Luật sư Trần Hồng Phong.
Cơ quan điều tra đã thu được “dấu vết đường vân ở trên tay nắm mở vòi nước” của labo rửa mặt tại hiện trường vụ án. Tuy nhiên, theo bản kết luận giám định thì dấu vân tay này lại không trùng khớp với 10 dấu vân tay của Hải.
Trong khi đó, theo hai bản án, Hải khai nhận sau khi gây án, đã hai lần mở vòi nước của labo để rửa dao và tay dính máu.
Điều này cũng khó lý giải, vì sao hành động giết người của Hải là bộc phát, không mang bao tay, hai lần mở vòi nước để rửa dao và tay nhưng dấu vân tay trên vòi nước lại không phải là của Hải.
6. Hải khai nhận tội, rồi lại kêu oan
Hồ Duy Hải trong phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ảnh: Hoàng Phương/Thanh Niên.
Trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hải đều kêu oan.
Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, khi vị đại diện VKSND hỏi Hải trong phiên tòa sơ thẩm: “Như vậy cáo trạng của VKSND truy tố bị cáo về tội giết người cướp tài sản có oan không?, Hải trả lời: “Oan”. Hải nói “chỉ khai nhận tội giết người chứ không thực hiện hành vi giết người”.
Mẹ của Hải – bà Nguyễn Thị Loan – đã phản ánh với Đoàn Giám sát của UBTVQH rằng sở dĩ Hải có nhiều bản cung nhận tội là vì bị đánh, “đánh nhiều đến nỗi không đi được, phải có hai người dắt hai bên trước khi xử phúc thẩm”.
Hồ Duy Hải đã kêu oan với Đoàn giám sát khi gặp nhau trực tiếp trại giam vào tháng 12/2014.
Khi được Đoàn giám sát hỏi vì sao nhận tội, Hải nói do thua cá độ bóng đá, cảm thấy áp lực, chán nản với gia đình. Mặt khác, do sau khi xảy ra vụ việc đến hai tháng cơ quan điều tra mới gọi lên, Hải không nhớ rõ mình đã làm gì ngày hôm đó nên không chứng minh được bản thân ngoại phạm.
Khi được Đoàn giám sát hỏi vì sao không gây án mà có thể viết bản tự khai chi tiết về vụ án mạng, Hải nói do nghe nhiều người nói và một tháng sau vụ án mạng có nghe Nguyễn Thanh Hải là công an xã kể lại nên nhớ. Người này đã làm đơn xác nhận không nói cho Hải nghe về vụ án mạng, và đã chết vào năm 2010 trong một vụ tai nạn giao thông.
7. Tạm thoát án tử vào giờ chót
Đơn xin hoản thi hành án của gia đình (trái) và bút phê của Phó Chánh Án TAND tỉnh Long An. Ảnh: Việt Tường/Zing.
Sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, Hải đã làm đơn xin Chủ tịch nước giảm án nhưng bị bác đơn.
Ngày 25/11/2014, gia đình Hải được báo sẽ thi hành án tử hình đối với Hải vào ngày 5/12/2014, lúc này chỉ còn 10 ngày để gia đình kêu oan.
Theo báo VietNamNet, ngày 3/12/2014, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Giám đốc Công an TP.HCM, đã gửi thư đề nghịxem xét bản án của Hải đến Chủ tịch nước.
Một ngày trước ngày thi hành án (4/12/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi công văn cho Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình để xem xét kỹ trước khi thi hành án.
Theo báo Tuổi Trẻ, lúc này, mẹ của Hải và dì ruột đang trên đường ra Hà Nội kêu oan thì được tin Chủ tịch Hội đồng Thi hành án Lê Quang Hùng bút phê xác nhận hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
8. Đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm bị từ chối
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: VietNamNet.
10 năm nay, bà Nguyễn Thị Loan từ Long An đã tìm mọi cách để kêu kêu oan cho con của mình. Bà Loan luôn tin con mình vô tội.
Luật sư Nguyễn Văn Đạt, người bào chữa cho Hồ Duy Hải, cũng đã hỗ trợ gia đình kêu oan. Theo báo Pháp luật điện tử, từ năm 2012 đến tháng 1/2015, luật sư Đạt đã gửi 43 lá đơn xin kháng nghị giám đốc thẩm cho Hải. Luật sư Trần Văn Tạo cũng đã gửi đơn kháng nghị giám đốc thẩm cho Hải vào tháng 4/2015.
Báo cáo kết quả nghiên cứu của đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga cũng nói rõ việc kết tội Hồ Duy Hải “chưa đủ cơ sở vững chắc, có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm” và “cần phải xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này”.
Tuy nhiên, các kiến nghị này không nhận được phản hồi tích cực nào. Tháng 3/2015, trong phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình tại Quốc hội về tình hình oan sai, ông Bình khẳng định chưa có căn cứ nói Hồ Duy Hải vô tội. Theo ông Bình, “quá trình điều tra tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi vụ án vì vậy tòa vẫn giữ nguyên bản án tử hình”.
9. Cộng đồng quốc tế đề nghị Việt Nam xem xét lại bản án
Gia đình Hồ Duy Hải tiếp xúc với giới ngoại giao ở Việt Nam. Ảnh: Peter Nguyen/NCR Online.
Một ngày sau khi hoãn quyết định thi hành án tử hình, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã gửi thư hoan nghênh Việt Nam hoãn thi hành án tử hình, kêu gọi Việt Nam đình chỉ thi hành bản án này và bãi bỏ án tử hình.
Trường hợp của Hồ Duy Hải cũng được nhắc đến trong hầu hết các báo cáo về nhân quyền ở Việt Nam liên quan đến án tử hình, như báo cáo của Anh về nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam năm 2015, báo cáo về án tử hình của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 2014, v.v.
December 1, 2019
9 điều cần biết về tử tù Hồ Duy Hải
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bà Nguyễn Thị Loan biểu tình ở Hà Nội kêu oan cho Hồ Duy Hải. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Trần Long Vi, Luật Khoa tạp chí, ngày 20/12/2017
Vụ giết hai nhân viên bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) xảy ra cách nay đã gần 10 năm. Đó cũng là khoảng thời gian mà Hồ Duy Hải bị giam giữ, hai lần bị tuyên án tử hình, được hoãn thi hành án tử vào giờ chót và vẫn đang tiếp tục kêu oan.
Ngày 7/12/2017, ông Đinh Văn Sang – Viện trưởng VKSND tỉnh Long An – trong kỳ họp HĐND tỉnh Long An đã kiến nghị tử hình Hồ Duy Hải càng sớm càng tốt, “bởi vì giam giữ loại này rất cực”.
Bạn đọc hãy cùng Luật Khoa tạp chí điểm lại chín điều cần biết trong vụ án còn nhiều khuất tất này.
1. Hai lần bị tuyên án tử
Hồ Duy Hải và em gái trong một bức hình của gia đình những năm 2000. Ảnh: Kienthuc.net.
Theo báo Thanh Niên, sáng ngày 14/1/2008, nhân viên giao báo phát hiện hai nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) đã chết tại Bưu điện Cầu Voi.
Nạn nhân Hồng bị cắt lìa cuống họng, trên mặt có nhiều thương tích, nằm ngửa bên dưới chân cầu thang, áo bị cuốn lên khỏi ngực. Cạnh đó, nạn nhân Vân có nhiều vết thương trên đầu do vật cứng va chạm. Hai nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng hiếp. Hiện trường không bị xáo trộn. Phòng khách có hai bịch trái cây để trên bàn.
Cũng theo bài báo này, một nhân chứng là người bán trái cây cách Bưu điện Cầu Voi 150m, xác nhận khoảng 20h ngày 13/1/2008, Vân có đến mua trái cây ở tiệm của người này vào tối hôm đó và mua nhiều hơn ngày thường vì nói là có khách đến.
Ngày 21/3/2008, Công an tỉnh Long An bắt giữ Hồ Duy Hải vì tình nghi là hung thủ. Sau đó, Hải bị khởi tố về tội “giết người”.
Theo bản án phúc thẩm, Hải khai nhận có quen Hồng và Vân. Tối hôm đó, Hải có đến Bưu điện Cầu Voi và đưa tiền cho Vân đi mua trái cây và nảy sinh ý muốn quan hệ sinh lý với Hồng. Hồng từ chối, đạp mạnh vào bụng Hải và kêu la. Hải dùng tay đánh vào mặt, bóp cổ và dùng thớt tròn đập vào vùng mặt và đầu. Hồng ngất. Hải lấy dao inox cán mũ đen cắt hai nhát vào cổ Hồng. Chờ Vân về, Hải cầm ghế xếp inox đập vào đầu, kéo Vân đến chỗ Hồng và lấy dao đã giết Hồng cắt vào cổ Vân 2-3 nhát. Hải rửa tay, rửa dao rồi bỏ dao cạnh tấm bảng lớn, cạnh cầu thang. Hải lấy 1.400.000 đồng, 40-50 cái thẻ sim điện thoại, điện thoại Nokia 1100 và trang sức của hai nạn nhân rồi rời khỏi hiện trường.
Ngày 1/12/2008, Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Long An tuyên án tử hình Hồ Duy Hải và buộc bị cáo bồi thường gần 60 triệu đồng. Hải đã làm đơn kháng cáo ngay sau đó. Ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác đơn kháng cáo của Hải, tuyên y án sơ thẩm.
2. Cáo trạng không nêu rõ thời gian chết của hai nạn nhân
Mô phỏng hiện trường lúc xảy ra án mạng tại Bưu điện Cầu Voi theo cáo trạng sơ thẩm tháng 10/2008. Ảnh: Inforgaphic/Zing.vn.
Luật sư của Hải – ông Nguyễn Văn Đạt – cho rằng việc xác định thời gian chết cụ thể của hai nạn nhân là rất quan trọng. Điều này sẽ xác định lời khai của bị cáo có phù hợp hay không? Nạn nhân nào chết trước, lúc mấy giờ? Có phải như lời khai của bị cáo là giết Hồng trước rồi đến Vân?
Tuy nhiên, theo luật sư Đạt, toàn bộ hồ sơ vụ án không có bằng chứng nào chỉ ra được thời gian chết của hai nạn nhân.
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về tình hình oan sai trong vụ án Hồ Duy Hải, trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề ngày 10/2/2015, cũng cho rằng xác định thời gian chết của nạn nhân chính là căn cứ để có thể xác định thời gian gây án và chứng cứ ngoại phạm.
Trong hai bản cáo trạng sơ thẩm và phúc thẩm, cơ quan tố tụng không xác định cụ thể mà chỉ cho rằng nạn nhân Hồng chết trước, nạn nhân Vân chết sau. Trong khi đó, rõ ràng cơ quan điều tra bằng nghiệp vụ có thể xác định được điều này, theo như báo cáo của bà Nga.
3. Cơ quan điều tra dùng đồ mua ở chợ để thay thế tang vật vụ án
Cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường ngày 14/01/2008 (ảnh lớn). Con dao nhân chứng mua được nộp cho công an và được vẽ lại (ảnh nhỏ). Ảnh: Hoàng Phương/Thanh Niên.
Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm, Hải dùng con dao và tấm thớt tròn để gây án. Nhưng hai vật này lại không được cơ quan điều tra thu thập tại hiện trường. Các nhân chứng đi mua hai vật này ở chợ đem đi giao nộp vì cho rằng nó tương tự hung khí mà Hải đã dùng để gây án. Về sau, cả con dao và tấm thớt này đều được Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Long An sử dụng để truy tố Hải.
Theo báo cáo của đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga, hai tháng sau khi xảy ra án mạng thì cơ quan điều tra mới thu thập cái ghế inox mà Hải khai nhận dùng để đập vào đầu Vân. Chủ tọa tại phiên tòa sơ thẩm yêu cầu đưa chiếc ghế này cho Hải xác nhận và Hải thừa nhận là đã dùng chiếc ghế này để đập vào đầu Vân.
Tuy nhiên, theo báo cáo, chiếc ghế thu thập sau khi xảy ra án mạng lại hoàn toàn khác với chiếc ghế được ghi trong biên bản khám nghiệm hiện trường. Mã số tem đảm bảo của hai chiếc ghế khác nhau, có chiều cao khác nhau. Còn tấm thớt được ghi nhận là nằm ngay cạnh nạn nhân khi khám nghiệm nhưng lại không được thu thập.
Chiếu theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về khám nghiệm hiện trường, “điều tra viên tiến hành… thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án” thì các tang vật mới được xem là chứng cứ hợp pháp.
4. Chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét kỹ
Bưu điện Cầu Voi nơi xảy ra vụ án mạng tối ngày 13/01/2008, ảnh chụp 12/2014. Ảnh: Nguyễn Cường/Infonet.
Biên bản của Đoàn giám sát của UBTVQH cho rằng chứng cứ ngoại phạm về thời gian Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi chưa được xem xét kỹ.
Trong những lần nhận tội, Hải khai đến tiệm cầm đồ vào lúc 19 giờ 13 phút 39 giây, cầm điện thoại xong lấy tiền, đến một quán cà phê để đưa tiền, về nhà đổi xe, gặp bạn để đưa tiền, chở bạn đến một quán cà phê khác rồi chạy xe một mình đến Bưu điện Cầu Voi, lúc đó khoảng 19 giờ 30 phút. Vậy tất cả hoạt động này diễn ra trong 16 phút 21 giây.
Theo kết quả kiểm tra, đoạn đường Hải đi từ tiệm cầm đồ đến bưu điện là 7,5 km mất 15 phút. Vậy Hải chỉ còn 01 phút 21 giây để làm thủ tục cầm đồ, đưa tiền ở quán cà phê thứ nhất, về nhà đổi xe, gặp bạn và giao tiền cho bạn.
Trong khi đó, Hải khai cầm đồ mất 5 phút, đổi xe mất khoảng 3-4 phút, gặp bạn khoảng 5 phút. Tổng cộng mất khoảng 13-14 phút, chưa kể cầm điện thoại xong đến quán cà phê thứ nhất để đưa tiền.
Vậy thời gian Hải khai có mặt tại Bưu điện Cầu Voi là chưa thuyết phục.
5. Dấu vân tay ở hiện trường không phải của Hải
Bưu điện Cầu Voi (bìa trái – Thơ Trịnh); Nơi hai xác nạn nhân được phát hiện (ảnh giữa) và labo mà Hải khai đã hai lần rửa tay và dao trong vụ án. Ảnh: Luật sư Trần Hồng Phong.
Cơ quan điều tra đã thu được “dấu vết đường vân ở trên tay nắm mở vòi nước” của labo rửa mặt tại hiện trường vụ án. Tuy nhiên, theo bản kết luận giám định thì dấu vân tay này lại không trùng khớp với 10 dấu vân tay của Hải.
Trong khi đó, theo hai bản án, Hải khai nhận sau khi gây án, đã hai lần mở vòi nước của labo để rửa dao và tay dính máu.
Điều này cũng khó lý giải, vì sao hành động giết người của Hải là bộc phát, không mang bao tay, hai lần mở vòi nước để rửa dao và tay nhưng dấu vân tay trên vòi nước lại không phải là của Hải.
6. Hải khai nhận tội, rồi lại kêu oan
Hồ Duy Hải trong phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ảnh: Hoàng Phương/Thanh Niên.
Trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hải đều kêu oan.
Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, khi vị đại diện VKSND hỏi Hải trong phiên tòa sơ thẩm: “Như vậy cáo trạng của VKSND truy tố bị cáo về tội giết người cướp tài sản có oan không?, Hải trả lời: “Oan”. Hải nói “chỉ khai nhận tội giết người chứ không thực hiện hành vi giết người”.
Mẹ của Hải – bà Nguyễn Thị Loan – đã phản ánh với Đoàn Giám sát của UBTVQH rằng sở dĩ Hải có nhiều bản cung nhận tội là vì bị đánh, “đánh nhiều đến nỗi không đi được, phải có hai người dắt hai bên trước khi xử phúc thẩm”.
Hồ Duy Hải đã kêu oan với Đoàn giám sát khi gặp nhau trực tiếp trại giam vào tháng 12/2014.
Khi được Đoàn giám sát hỏi vì sao nhận tội, Hải nói do thua cá độ bóng đá, cảm thấy áp lực, chán nản với gia đình. Mặt khác, do sau khi xảy ra vụ việc đến hai tháng cơ quan điều tra mới gọi lên, Hải không nhớ rõ mình đã làm gì ngày hôm đó nên không chứng minh được bản thân ngoại phạm.
Khi được Đoàn giám sát hỏi vì sao không gây án mà có thể viết bản tự khai chi tiết về vụ án mạng, Hải nói do nghe nhiều người nói và một tháng sau vụ án mạng có nghe Nguyễn Thanh Hải là công an xã kể lại nên nhớ. Người này đã làm đơn xác nhận không nói cho Hải nghe về vụ án mạng, và đã chết vào năm 2010 trong một vụ tai nạn giao thông.
7. Tạm thoát án tử vào giờ chót
Đơn xin hoản thi hành án của gia đình (trái) và bút phê của Phó Chánh Án TAND tỉnh Long An. Ảnh: Việt Tường/Zing.
Sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, Hải đã làm đơn xin Chủ tịch nước giảm án nhưng bị bác đơn.
Ngày 25/11/2014, gia đình Hải được báo sẽ thi hành án tử hình đối với Hải vào ngày 5/12/2014, lúc này chỉ còn 10 ngày để gia đình kêu oan.
Theo báo VietNamNet, ngày 3/12/2014, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Giám đốc Công an TP.HCM, đã gửi thư đề nghịxem xét bản án của Hải đến Chủ tịch nước.
Một ngày trước ngày thi hành án (4/12/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi công văn cho Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị hoãn thi hành án tử hình để xem xét kỹ trước khi thi hành án.
Theo báo Tuổi Trẻ, lúc này, mẹ của Hải và dì ruột đang trên đường ra Hà Nội kêu oan thì được tin Chủ tịch Hội đồng Thi hành án Lê Quang Hùng bút phê xác nhận hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
8. Đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm bị từ chối
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: VietNamNet.
10 năm nay, bà Nguyễn Thị Loan từ Long An đã tìm mọi cách để kêu kêu oan cho con của mình. Bà Loan luôn tin con mình vô tội.
Luật sư Nguyễn Văn Đạt, người bào chữa cho Hồ Duy Hải, cũng đã hỗ trợ gia đình kêu oan. Theo báo Pháp luật điện tử, từ năm 2012 đến tháng 1/2015, luật sư Đạt đã gửi 43 lá đơn xin kháng nghị giám đốc thẩm cho Hải. Luật sư Trần Văn Tạo cũng đã gửi đơn kháng nghị giám đốc thẩm cho Hải vào tháng 4/2015.
Báo cáo kết quả nghiên cứu của đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga cũng nói rõ việc kết tội Hồ Duy Hải “chưa đủ cơ sở vững chắc, có đầy đủ căn cứ để giám đốc thẩm” và “cần phải xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này”.
Tuy nhiên, các kiến nghị này không nhận được phản hồi tích cực nào. Tháng 3/2015, trong phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình tại Quốc hội về tình hình oan sai, ông Bình khẳng định chưa có căn cứ nói Hồ Duy Hải vô tội. Theo ông Bình, “quá trình điều tra tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi vụ án vì vậy tòa vẫn giữ nguyên bản án tử hình”.
9. Cộng đồng quốc tế đề nghị Việt Nam xem xét lại bản án
Gia đình Hồ Duy Hải tiếp xúc với giới ngoại giao ở Việt Nam. Ảnh: Peter Nguyen/NCR Online.
Một ngày sau khi hoãn quyết định thi hành án tử hình, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã gửi thư hoan nghênh Việt Nam hoãn thi hành án tử hình, kêu gọi Việt Nam đình chỉ thi hành bản án này và bãi bỏ án tử hình.
Trường hợp của Hồ Duy Hải cũng được nhắc đến trong hầu hết các báo cáo về nhân quyền ở Việt Nam liên quan đến án tử hình, như báo cáo của Anh về nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam năm 2015, báo cáo về án tử hình của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 2014, v.v.