Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 01/12/2019
Sau khi bắt giữ nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng trong tuần trước, tuần qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án 5 nhà hoạt động Phạm Văn Điệp, Nguyễn Chí Vững, Trần Thanh Giang và hai anh em ruột Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 và 4 công dân Đoàn Viết Hoan, Võ Thường Trung, Ngô Xuân Thành và Nguyễn Đình Khuê ở Đồng Nai về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của của Bộ luật Hình sự. 9 người bị kết án với tổng số năm tù giam là 48 và 7 năm quản chế.
Vào ngày 26/11, Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá kết tội ông Phạm Văn Điệp với mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, còn Toà án Nhân dân tỉnh Bạc Liêu bị án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Cùng ngày, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án hai ông Đoàn Viết Hoan và ông Võ Thường Trung 3 năm tù giam còn hai ông Ngô Xuân Thành và Nguyễn Đình Khuê mỗi người 30 tháng tù chỉ vì họ có ý định tham gia biểu tình phản đối chế độ vào cuối tháng Tư vừa qua. Các ông đã bị bắt trước khi thực hiện ý định của mình nhưng vẫn bị kết tội với những bản án nặng nề.
Một ngày sau, nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã kết tội ông Trần Thanh Giang, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo và là người đấu tranh đòi tự do tôn giáo, với mức án 8 năm tù giam.
Vào ngày 28/11, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa ông Huỳnh Minh Tâm và em gái Huỳnh Thị Tố Nga ra xét xử với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì họ đăng tải nhiều bài viết về dân chủ và nhân quyền trên mạng xã hội. Ông Tâm, người bị bắt ngày 26/1, bị kết án 9 năm tù trong khi cô Nga, người bị bắt cóc và bị biệt giam sau đó, bị án 5 năm tù.
Vào tối Chủ nhật (24/11), lực lượng an ninh đã buộc nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh không được tham dự buổi hoà nhạc với chủ đề môi trường tại Nhà Hát lớn ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mật vụ cũng yêu cầu một nhà hoạt động môi trường khác Đặng Vũ Lượng rời khỏi nhà hát nhưng bị ông này từ chối. Nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cho biết nhà riêng của họ cũng bị an ninh mặc thường phục canh gác từ sáng sớm.
Ngày 27/11, hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra tuyên bố chung yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngừng trấn áp Nhà Xuất bản Tự do. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi có hàng chục người bị sách nhiễu và đàn áp trong thời gian gần đây vì có liên quan đến việc in ấn và giao nhận nhiều cuốn sách về dân chủ và nhân quyền.
===== 24/11 =====
Nhiều nhà hoạt động bị cấm tham dự giao hưởng về môi trường
Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đã sử dụng nhiều biện pháp để ngăn cản nhiều người hoạt động ở thủ đô tham dự buổi giao hưởng về môi trường mang tên “WAKE- Tỉnh” được biểu diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội tối 24/11.
Nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh, thành viên chủ chốt của nhóm Cây Xanh (Trees) cho biết cô đã mua cặp vé xem buổi giao hưởng do nghệ sỹ piano Phó An My và nhạc sỹ Đặng Tuệ Nguyên tổ chức với mục tiêu mong muốn thức tỉnh cộng đồng nhìn thẳng vào những gì hệ luỵ con người đã gây ra cho hệ sinh thái Đất Mẹ.
Tuy nhiên, khi cô vừa tới Nhà hát lớn thì lực lượng an ninh thành phố và công an phường nơi cô cư trú ập tới và yêu cầu cô “hợp tác” với chúng. Khi cô phản đối, công an đã ép cô và người đi cùng vào xe hơi của chúng và chạy về phường sở tại. Mục tiêu của hành xử côn đồ này là không cho cô vào xem buổi hoà nhạc. Chúng từ chối lời yêu cầu bồi thường trị giá cặp vé 2 triệu đồng của cô.
Cô Thịnh, người từng bị sách nhiễu hai lần trong năm nay bởi an ninh cộng sản, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam đã cướp đi quyền cơ bản nhất của cô.
Cùng trong buổi tối đó, an ninh mặc thường phục đã yêu cầu ông Đặng Vũ Lượng rời khỏi nhà hát nhưng ông từ chối.
Cũng trong ngày, hàng chục nhà hoạt động ở Hà Nội cho biết nhà cầm quyền địa phương đã đưa mật vụ tới canh giữ tư gia của họ từ sáng sớm và không cho họ rời khỏi nhà. Một số người khác bị mật vụ đi theo bám sát cả ngày.
Bắt cóc và quản chế tại gia hoặc cử người theo dõi người bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội thường được lực lượng an ninh Việt Nam áp dụng nhằm khống chế hoạt động của họ.
===== 26/11 =====
Facebookers Phạm Văn Điệp và Nguyễn Chí Vững bị kết án 15 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
Trong ngày 26/11, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án hai Facebooker Phạm Văn Điệp và Nguyễn Chí Vững tổng cộng 15 năm tù giam và 7 năm quản chế cùng về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong phiên toà được tiến hành bởi Toà án cộng sản tỉnh Thanh Hoá, ông Điệp bị án 9 năm tù giam và 5 năm quản còn ông Vững, bị Toà án cộng sản tỉnh Bạc Liêu kết án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Cáo trạng nói ông Điệp là “đối tượng cơ hội chính trị” và “tham gia tổ chức Đảng Dân chủ 21.” Ông còn bị cho là “thường xuyên sử dụng mạng xã hội facebook để tuyên truyền chống phá Nhà nước” và “bôi xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước” từ 2014 đến thời điểm ông bị bắt vào ngày 29/6 năm 2019.
Trước khi ông Điệp bị đưa ra toà một tuần, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ra thông cáo báo chí kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông vì ông chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận có trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin ông Vững đã sử dụng hai tài khoản Facebook có tên “Nguyễn Chí Vững” và “Viên Gạch Nhỏ” để đưa nhiều bài viết chỉ trích chế độ cộng sản. Ông bị bắt giam ngày 23/4.
Ông Điệp và ông Vững là hai trong 21 Facebooker bị bắt trong năm nay vì những bài viết chỉ trích chế độ trên mạng xã hội. Hai ông cũng là một trong 37 người hoạt động bị kết án trong năm nay với tổng mức án là 185.5 năm tù giam và 47năm quản chế, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Cũng theo tổ chức này, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm, 22 người trong số họ còn bị giam giữ nhiều tháng trong thời gian điều tra.
——————–
Bốn công dân Đồng Nai bị kết án 11 năm tù vì có ý định tham gia biểu tình
Ngày 26/11, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã kết tội 4 công dân tổng cộng 11 năm tù giam chỉ vì họ có ý định tham gia biểu tình, thực hiện một trong nhiều quyền được hiến định và có trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà chế độ cộng sản Việt Nam đã ký kết.
Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, ông Đoàn Viết Hoan và ông Võ Thường Trung đều bị kết án 3 năm tù giam còn hai ông Ngô Xuân Thành và Nguyễn Đình Khuê bị mỗi người 2 năm 6 tháng tù về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự chỉ vì có ý định tham gia biểu tình trong dịp tháng Tư năm nay.
Cả 4 ông bị bắt trong tháng Tư vừa qua, và bị cho là nghe lời kêu gọi của người Mỹ gốc Việt Lisa Phạm để chuẩn bị biểu tình phản đối cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng tham gia phiên toà để bào chữa cho ông Nguyễn Đình Khuê còn đồng nghiệp của ông là Đặng Đình Mạnh biện hộ cho ông Đoàn Viết Hoan. Hai người còn lại không có luật sư bào chữa cho riêng mình.
Trong hai năm gần đây, hàng nghìn người bị đánh đập và bắt giữ vì tham gia biểu tình chống Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hoặc phản đối chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Hàng trăm người trong số họ đã bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” với mức án từ 8 tháng đến 54 tháng. Vào dịp tháng 9 năm 2018, khoảng một chục người bị bắt giữ khi chưa thực hiện biểu tình và nhiều trong số họ vẫn đang bị tạm giam để điều tra về cáo buộc“gây rối an ninh.”
===== 27/11 =====
Tín đồ Phật giáo Hoà Hảo bị kết án 8 năm tù vì “phỉ báng lãnh tụ”
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh An Giang đã kết án ông Trần Thanh Giang, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, với bản án 8 năm tù giam vì “phỉ báng lãnh tụ” và “xuyên tạc tình hình hiện tại của đất nước.”
Ngày 27/11, Toà án Nhân dân tỉnh An Giang đã thực hiện một phiên xử kín kết tội ông Giang, 48 tuổi, vì “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, một tội danh được sử dụng rộng rãi bởi nhà cầm quyền cộng sản trong việc đàn áp những tiếng nói phản biện.
Theo cáo trạng, ông Giang bị cho là có hành vi sử dụng Facebook cá nhân để viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung “gây hại” cho chế độ.
Ông Giang là tín đồ Phật giáo Hoà Hảo ở ấp Long Hoà, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới. Ông bị bắt ngày 23/4/2019 và biệt giam cho đến ngày bị xử kín. Truyền thông nhà nước cộng sản không đưa tin về ông, một người hoạt động về tự do tôn giáo trong nhiều năm qua.
Ông là người thứ 9 bị kết án trong các ngày 25-28/11 về nhóm tội danh liên quan đến an ninh quốc gia với tổng cộng 48năm tù giam và 7 năm quản chế. Những nhà hoạt động khác bị kết tội là: Phạm Văn Điệp, Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Thị Tố Nga, Đoàn Viết Hoan, Nguyễn Đình Khuê, Võ Thường Trung và Ngô Xuân Thành.
——————–
HRW và Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam ngừng trấn áp Nhà Xuất bản Tự do
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã cùng kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngừng trấn áp Nhà Xuất bản Tự do, nơi in ấn nhiều sản phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chế độ cộng sản.
Trong thông cáo chung phát đi ngày 27/11, hai tổ chức trên yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay hành động leo thang đàn áp Nhà Xuất bản Tự do. Bản thông cáo cho biết nhiều người cộng tác với nhà xuất bản trên bị quấy rối, đe dọa, và ít nhất một người cho biết ông bị tra tấn và bị đối xử hà khắc khi bị cảnh sát giam giữ trong khi nhiều người khác bị bắt cam kết không mua sách của nhà xuất bản này.
Hai tổ chức nhân quyền cho biết việc đàn áp đối với Nhà Xuất bản Tự do chính là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và truy cập thông tin, thể hiện sự không khoan nhượng của nhà cầm quyền cộng sản đối với giới bất đồng chính kiến.
Thông cáo thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngày chiến dịch đe doạ và quấy rối đối với Nhà Xuất bản Tự do và cho phép cơ sở này và những người có liên quan thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Hai tổ chức cũng yêu cầu nhà cầm quyền điều tra việc sách nhiễu và đưa những kẻ thực hiện việc đàn áp ra xét xử tại toà và bồi thường cho các nạn nhân.
Nhà Xuất bản Tự do đã in nhiều cuốn sách phục vụ mục đích khai dân trí, với nhiều đầu sách về tự do, dân chủ và nhân quyền. Lực lượng an ninh Việt Nam theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động liên quan đến nhà xuất bản này, truy tìm những tác giả đầu sách như Phạm Đoan Trang hay bắt giữ người giao sách hoặc triệu tập người mua sách lên đồn công an để doạ nạt. Hàng chục người đã bị hạch sách, đàn áp, đánh đập và tra khảo nhiều lần.
Tuy gặp sự đàn áp tàn khốc, Nhà Xuất bản Tự do vẫn kiên cường trụ vững. Mới gần đây, Nhà Xuất bản và nhiều tác giả, trong đó có Phạm Đoan Trang, công bố phổ biến miễn phí nhiều đầu sách trên mạng Internet.
===== 28/11 =====
Hai anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga bị kết án 15 năm tù vì chỉ trích nhà cầm quyền trên mạng xã hội Facebook
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết tội thêm hai Facebooker Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì nhiều bài viết của họ trên mạng xã hội chỉ trích chế độ độc tài toàn trị.
Trong phiên toà ngày 28/11, Toà án cộng sản tỉnh Đồng Nai đã kết án ông Tâm với mức án 9 năm tù giam trong khi người em ruột của ông, cô Nga, bị áp mức án tù 5 năm tù giam trong một phiên toà mà cả hai người không có luật sư riêng.
Theo cáo trạng, ông Tâm, 41 tuổi, và cô Nga, 36 tuổi, đã sử dụng tài khoản cá nhân trên Facebook để đăng tải nhiều bài viết có nội dung “xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền.”
Cô Nga, một kỹ thuật viên của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở Sài Gòn, từng tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018.
Cả hai bị bắt vào cuối tháng 2 năm nay và bị biệt giam từ đó. Gia đình của họ không được thông báo về cáo buộc mà cả hai bị điều tra trong suốt 9 tháng vừa qua. Công an Đồng Nai cũng đe doạ gia đình của họ, không cho người trong gia đình tiếp nhận sự chia sẻ của giới bất đồng chính kiến.
Việc bắt giữ và kết tội hai anh em Tâm-Nga là một phần của chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến mà chế độ cộng sản ở Việt Nam đang tiến hành. Trong thời gian gần đây, chế độ độc tài cộng sản đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động ôn hoà, bao gồm cả nhà báo nổi tiếng Phạm Chí Dũng, và kết tội nhiều trong số họ với mức án nặng nề.
Từ đầu năm tới nay, có ít nhất 39 nhà hoạt động bị kết án tổng cộng 199.5 năm tù giam và 47 năm quản chế. Có ít nhất 21 người bị bắt vì những bài viết ôn hoà trên mạng xã hội kể từ khi luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2018 cho dù không ai bị kết tội vì luật này.
===== 29/11 ====
Việt Nam trục xuất nhóm người tỵ nạn từ Bắc Hàn
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dường như mới trục xuất một nhóm người Bắc Hàn chạy vào Việt Nam để tìm kiếm tỵ nạn chính trị sau khi họ nhập cảnh bất hợp vào Lạng Sơn trong ngày 23/11 từ Trung Cộng.
Dẫn nguồn tin từ tổ chức Công lý cho Bắc Hàn (Justice for North Korea), BBC đưa tin nhóm người này có từ 10 đến 14 người, có phụ nữ nhưng không có trẻ em. Họ bị bắt giữ bởi lực lượng biên phòng sau khi bước vào lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức này cho biết họ liên lạc lần cuối cùng với nhóm người này vào ngày 27/11 còn mục sư Kim từ tổ chức thừa sai Caleb Missions, người đã giải cứu nhiều người đào thoát từ Bắc Hàn, nói rằng ông đã liên lạc với 1 người trong nhóm lần cuối vào ngày 29/11. Nhóm này nói họ sẽ bị Việt Nam trục xuất về Trung Cộng.
Một số tổ chức nhân quyền Bắc Hàn đã kêu gọi Toà Đại sứ Nam Hàn ở Việt Nam can thiệp để giải cứ người tỵ nạn vì nếu bị trục xuất sang Trung Cộng thì họ sẽ bị trả về Bắc Hàn, nơi họ sẽ bị trừng phạt hà khắc bằng án tử hình.
Trong tháng Tư, Việt Nam đã trục xuất sang Trung Cộng ba người Bắc Hàn khi họ trên đường tìm tự do.
Chế độ cộng sản Việt Nam chưa ký Công ước quốc tế về người tỵ nạn và có quan hệ ngoại giao thân thiết với Trung Cộng và Bắc Hàn cho dù Nam Hàn là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Cách đây nhiều năm, mạng xã hội đưa tin một nhóm người Ngô Duy Nhĩ bị bắt khi họ nhập cảnh vào Việt Nam và họ đã cướp súng bắn lại lực lượng biên phòng. Tuy nhiên, họ đã bị an ninh Việt Nam và Trung Cộng đã bắn chết cả nhóm.
==========
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
December 2, 2019
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 48 từ ngày 25/11 đến 01/12/2019: Việt Nam kết án 9 người hoạt động với tổng mức án 48 năm tù
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 01/12/2019
Sau khi bắt giữ nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng trong tuần trước, tuần qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án 5 nhà hoạt động Phạm Văn Điệp, Nguyễn Chí Vững, Trần Thanh Giang và hai anh em ruột Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 và 4 công dân Đoàn Viết Hoan, Võ Thường Trung, Ngô Xuân Thành và Nguyễn Đình Khuê ở Đồng Nai về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của của Bộ luật Hình sự. 9 người bị kết án với tổng số năm tù giam là 48 và 7 năm quản chế.
Vào ngày 26/11, Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá kết tội ông Phạm Văn Điệp với mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, còn Toà án Nhân dân tỉnh Bạc Liêu bị án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Cùng ngày, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án hai ông Đoàn Viết Hoan và ông Võ Thường Trung 3 năm tù giam còn hai ông Ngô Xuân Thành và Nguyễn Đình Khuê mỗi người 30 tháng tù chỉ vì họ có ý định tham gia biểu tình phản đối chế độ vào cuối tháng Tư vừa qua. Các ông đã bị bắt trước khi thực hiện ý định của mình nhưng vẫn bị kết tội với những bản án nặng nề.
Một ngày sau, nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã kết tội ông Trần Thanh Giang, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo và là người đấu tranh đòi tự do tôn giáo, với mức án 8 năm tù giam.
Vào ngày 28/11, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa ông Huỳnh Minh Tâm và em gái Huỳnh Thị Tố Nga ra xét xử với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì họ đăng tải nhiều bài viết về dân chủ và nhân quyền trên mạng xã hội. Ông Tâm, người bị bắt ngày 26/1, bị kết án 9 năm tù trong khi cô Nga, người bị bắt cóc và bị biệt giam sau đó, bị án 5 năm tù.
Vào tối Chủ nhật (24/11), lực lượng an ninh đã buộc nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh không được tham dự buổi hoà nhạc với chủ đề môi trường tại Nhà Hát lớn ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mật vụ cũng yêu cầu một nhà hoạt động môi trường khác Đặng Vũ Lượng rời khỏi nhà hát nhưng bị ông này từ chối. Nhiều nhà bất đồng chính kiến khác cho biết nhà riêng của họ cũng bị an ninh mặc thường phục canh gác từ sáng sớm.
Ngày 27/11, hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra tuyên bố chung yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngừng trấn áp Nhà Xuất bản Tự do. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi có hàng chục người bị sách nhiễu và đàn áp trong thời gian gần đây vì có liên quan đến việc in ấn và giao nhận nhiều cuốn sách về dân chủ và nhân quyền.
===== 24/11 =====
Nhiều nhà hoạt động bị cấm tham dự giao hưởng về môi trường
Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đã sử dụng nhiều biện pháp để ngăn cản nhiều người hoạt động ở thủ đô tham dự buổi giao hưởng về môi trường mang tên “WAKE- Tỉnh” được biểu diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội tối 24/11.
Nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh, thành viên chủ chốt của nhóm Cây Xanh (Trees) cho biết cô đã mua cặp vé xem buổi giao hưởng do nghệ sỹ piano Phó An My và nhạc sỹ Đặng Tuệ Nguyên tổ chức với mục tiêu mong muốn thức tỉnh cộng đồng nhìn thẳng vào những gì hệ luỵ con người đã gây ra cho hệ sinh thái Đất Mẹ.
Tuy nhiên, khi cô vừa tới Nhà hát lớn thì lực lượng an ninh thành phố và công an phường nơi cô cư trú ập tới và yêu cầu cô “hợp tác” với chúng. Khi cô phản đối, công an đã ép cô và người đi cùng vào xe hơi của chúng và chạy về phường sở tại. Mục tiêu của hành xử côn đồ này là không cho cô vào xem buổi hoà nhạc. Chúng từ chối lời yêu cầu bồi thường trị giá cặp vé 2 triệu đồng của cô.
Cô Thịnh, người từng bị sách nhiễu hai lần trong năm nay bởi an ninh cộng sản, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam đã cướp đi quyền cơ bản nhất của cô.
Cùng trong buổi tối đó, an ninh mặc thường phục đã yêu cầu ông Đặng Vũ Lượng rời khỏi nhà hát nhưng ông từ chối.
Cũng trong ngày, hàng chục nhà hoạt động ở Hà Nội cho biết nhà cầm quyền địa phương đã đưa mật vụ tới canh giữ tư gia của họ từ sáng sớm và không cho họ rời khỏi nhà. Một số người khác bị mật vụ đi theo bám sát cả ngày.
Bắt cóc và quản chế tại gia hoặc cử người theo dõi người bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội thường được lực lượng an ninh Việt Nam áp dụng nhằm khống chế hoạt động của họ.
===== 26/11 =====
Facebookers Phạm Văn Điệp và Nguyễn Chí Vững bị kết án 15 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
Trong ngày 26/11, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án hai Facebooker Phạm Văn Điệp và Nguyễn Chí Vững tổng cộng 15 năm tù giam và 7 năm quản chế cùng về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong phiên toà được tiến hành bởi Toà án cộng sản tỉnh Thanh Hoá, ông Điệp bị án 9 năm tù giam và 5 năm quản còn ông Vững, bị Toà án cộng sản tỉnh Bạc Liêu kết án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Cáo trạng nói ông Điệp là “đối tượng cơ hội chính trị” và “tham gia tổ chức Đảng Dân chủ 21.” Ông còn bị cho là “thường xuyên sử dụng mạng xã hội facebook để tuyên truyền chống phá Nhà nước” và “bôi xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước” từ 2014 đến thời điểm ông bị bắt vào ngày 29/6 năm 2019.
Trước khi ông Điệp bị đưa ra toà một tuần, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ra thông cáo báo chí kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông vì ông chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận có trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin ông Vững đã sử dụng hai tài khoản Facebook có tên “Nguyễn Chí Vững” và “Viên Gạch Nhỏ” để đưa nhiều bài viết chỉ trích chế độ cộng sản. Ông bị bắt giam ngày 23/4.
Ông Điệp và ông Vững là hai trong 21 Facebooker bị bắt trong năm nay vì những bài viết chỉ trích chế độ trên mạng xã hội. Hai ông cũng là một trong 37 người hoạt động bị kết án trong năm nay với tổng mức án là 185.5 năm tù giam và 47năm quản chế, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Cũng theo tổ chức này, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm, 22 người trong số họ còn bị giam giữ nhiều tháng trong thời gian điều tra.
——————–
Bốn công dân Đồng Nai bị kết án 11 năm tù vì có ý định tham gia biểu tình
Ngày 26/11, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã kết tội 4 công dân tổng cộng 11 năm tù giam chỉ vì họ có ý định tham gia biểu tình, thực hiện một trong nhiều quyền được hiến định và có trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà chế độ cộng sản Việt Nam đã ký kết.
Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, ông Đoàn Viết Hoan và ông Võ Thường Trung đều bị kết án 3 năm tù giam còn hai ông Ngô Xuân Thành và Nguyễn Đình Khuê bị mỗi người 2 năm 6 tháng tù về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự chỉ vì có ý định tham gia biểu tình trong dịp tháng Tư năm nay.
Cả 4 ông bị bắt trong tháng Tư vừa qua, và bị cho là nghe lời kêu gọi của người Mỹ gốc Việt Lisa Phạm để chuẩn bị biểu tình phản đối cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng tham gia phiên toà để bào chữa cho ông Nguyễn Đình Khuê còn đồng nghiệp của ông là Đặng Đình Mạnh biện hộ cho ông Đoàn Viết Hoan. Hai người còn lại không có luật sư bào chữa cho riêng mình.
Trong hai năm gần đây, hàng nghìn người bị đánh đập và bắt giữ vì tham gia biểu tình chống Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam, hoặc phản đối chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Hàng trăm người trong số họ đã bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” với mức án từ 8 tháng đến 54 tháng. Vào dịp tháng 9 năm 2018, khoảng một chục người bị bắt giữ khi chưa thực hiện biểu tình và nhiều trong số họ vẫn đang bị tạm giam để điều tra về cáo buộc“gây rối an ninh.”
===== 27/11 =====
Tín đồ Phật giáo Hoà Hảo bị kết án 8 năm tù vì “phỉ báng lãnh tụ”
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh An Giang đã kết án ông Trần Thanh Giang, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, với bản án 8 năm tù giam vì “phỉ báng lãnh tụ” và “xuyên tạc tình hình hiện tại của đất nước.”
Ngày 27/11, Toà án Nhân dân tỉnh An Giang đã thực hiện một phiên xử kín kết tội ông Giang, 48 tuổi, vì “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, một tội danh được sử dụng rộng rãi bởi nhà cầm quyền cộng sản trong việc đàn áp những tiếng nói phản biện.
Theo cáo trạng, ông Giang bị cho là có hành vi sử dụng Facebook cá nhân để viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung “gây hại” cho chế độ.
Ông Giang là tín đồ Phật giáo Hoà Hảo ở ấp Long Hoà, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới. Ông bị bắt ngày 23/4/2019 và biệt giam cho đến ngày bị xử kín. Truyền thông nhà nước cộng sản không đưa tin về ông, một người hoạt động về tự do tôn giáo trong nhiều năm qua.
Ông là người thứ 9 bị kết án trong các ngày 25-28/11 về nhóm tội danh liên quan đến an ninh quốc gia với tổng cộng 48năm tù giam và 7 năm quản chế. Những nhà hoạt động khác bị kết tội là: Phạm Văn Điệp, Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Thị Tố Nga, Đoàn Viết Hoan, Nguyễn Đình Khuê, Võ Thường Trung và Ngô Xuân Thành.
——————–
HRW và Ân xá Quốc tế kêu gọi Việt Nam ngừng trấn áp Nhà Xuất bản Tự do
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) và Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã cùng kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngừng trấn áp Nhà Xuất bản Tự do, nơi in ấn nhiều sản phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chế độ cộng sản.
Trong thông cáo chung phát đi ngày 27/11, hai tổ chức trên yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay hành động leo thang đàn áp Nhà Xuất bản Tự do. Bản thông cáo cho biết nhiều người cộng tác với nhà xuất bản trên bị quấy rối, đe dọa, và ít nhất một người cho biết ông bị tra tấn và bị đối xử hà khắc khi bị cảnh sát giam giữ trong khi nhiều người khác bị bắt cam kết không mua sách của nhà xuất bản này.
Hai tổ chức nhân quyền cho biết việc đàn áp đối với Nhà Xuất bản Tự do chính là sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và truy cập thông tin, thể hiện sự không khoan nhượng của nhà cầm quyền cộng sản đối với giới bất đồng chính kiến.
Thông cáo thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngày chiến dịch đe doạ và quấy rối đối với Nhà Xuất bản Tự do và cho phép cơ sở này và những người có liên quan thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Hai tổ chức cũng yêu cầu nhà cầm quyền điều tra việc sách nhiễu và đưa những kẻ thực hiện việc đàn áp ra xét xử tại toà và bồi thường cho các nạn nhân.
Nhà Xuất bản Tự do đã in nhiều cuốn sách phục vụ mục đích khai dân trí, với nhiều đầu sách về tự do, dân chủ và nhân quyền. Lực lượng an ninh Việt Nam theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động liên quan đến nhà xuất bản này, truy tìm những tác giả đầu sách như Phạm Đoan Trang hay bắt giữ người giao sách hoặc triệu tập người mua sách lên đồn công an để doạ nạt. Hàng chục người đã bị hạch sách, đàn áp, đánh đập và tra khảo nhiều lần.
Tuy gặp sự đàn áp tàn khốc, Nhà Xuất bản Tự do vẫn kiên cường trụ vững. Mới gần đây, Nhà Xuất bản và nhiều tác giả, trong đó có Phạm Đoan Trang, công bố phổ biến miễn phí nhiều đầu sách trên mạng Internet.
===== 28/11 =====
Hai anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga bị kết án 15 năm tù vì chỉ trích nhà cầm quyền trên mạng xã hội Facebook
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết tội thêm hai Facebooker Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì nhiều bài viết của họ trên mạng xã hội chỉ trích chế độ độc tài toàn trị.
Trong phiên toà ngày 28/11, Toà án cộng sản tỉnh Đồng Nai đã kết án ông Tâm với mức án 9 năm tù giam trong khi người em ruột của ông, cô Nga, bị áp mức án tù 5 năm tù giam trong một phiên toà mà cả hai người không có luật sư riêng.
Theo cáo trạng, ông Tâm, 41 tuổi, và cô Nga, 36 tuổi, đã sử dụng tài khoản cá nhân trên Facebook để đăng tải nhiều bài viết có nội dung “xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền.”
Cô Nga, một kỹ thuật viên của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở Sài Gòn, từng tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018.
Cả hai bị bắt vào cuối tháng 2 năm nay và bị biệt giam từ đó. Gia đình của họ không được thông báo về cáo buộc mà cả hai bị điều tra trong suốt 9 tháng vừa qua. Công an Đồng Nai cũng đe doạ gia đình của họ, không cho người trong gia đình tiếp nhận sự chia sẻ của giới bất đồng chính kiến.
Việc bắt giữ và kết tội hai anh em Tâm-Nga là một phần của chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến mà chế độ cộng sản ở Việt Nam đang tiến hành. Trong thời gian gần đây, chế độ độc tài cộng sản đã bắt giữ nhiều nhà hoạt động ôn hoà, bao gồm cả nhà báo nổi tiếng Phạm Chí Dũng, và kết tội nhiều trong số họ với mức án nặng nề.
Từ đầu năm tới nay, có ít nhất 39 nhà hoạt động bị kết án tổng cộng 199.5 năm tù giam và 47 năm quản chế. Có ít nhất 21 người bị bắt vì những bài viết ôn hoà trên mạng xã hội kể từ khi luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2018 cho dù không ai bị kết tội vì luật này.
===== 29/11 ====
Việt Nam trục xuất nhóm người tỵ nạn từ Bắc Hàn
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dường như mới trục xuất một nhóm người Bắc Hàn chạy vào Việt Nam để tìm kiếm tỵ nạn chính trị sau khi họ nhập cảnh bất hợp vào Lạng Sơn trong ngày 23/11 từ Trung Cộng.
Dẫn nguồn tin từ tổ chức Công lý cho Bắc Hàn (Justice for North Korea), BBC đưa tin nhóm người này có từ 10 đến 14 người, có phụ nữ nhưng không có trẻ em. Họ bị bắt giữ bởi lực lượng biên phòng sau khi bước vào lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức này cho biết họ liên lạc lần cuối cùng với nhóm người này vào ngày 27/11 còn mục sư Kim từ tổ chức thừa sai Caleb Missions, người đã giải cứu nhiều người đào thoát từ Bắc Hàn, nói rằng ông đã liên lạc với 1 người trong nhóm lần cuối vào ngày 29/11. Nhóm này nói họ sẽ bị Việt Nam trục xuất về Trung Cộng.
Một số tổ chức nhân quyền Bắc Hàn đã kêu gọi Toà Đại sứ Nam Hàn ở Việt Nam can thiệp để giải cứ người tỵ nạn vì nếu bị trục xuất sang Trung Cộng thì họ sẽ bị trả về Bắc Hàn, nơi họ sẽ bị trừng phạt hà khắc bằng án tử hình.
Trong tháng Tư, Việt Nam đã trục xuất sang Trung Cộng ba người Bắc Hàn khi họ trên đường tìm tự do.
Chế độ cộng sản Việt Nam chưa ký Công ước quốc tế về người tỵ nạn và có quan hệ ngoại giao thân thiết với Trung Cộng và Bắc Hàn cho dù Nam Hàn là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Cách đây nhiều năm, mạng xã hội đưa tin một nhóm người Ngô Duy Nhĩ bị bắt khi họ nhập cảnh vào Việt Nam và họ đã cướp súng bắn lại lực lượng biên phòng. Tuy nhiên, họ đã bị an ninh Việt Nam và Trung Cộng đã bắn chết cả nhóm.
==========
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây