Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 15/12/2019
Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, người đang thi hành án tù 13 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, Nghệ An), đã tử vong vào ngày 10/12 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh sau một tuần rơi vào hôn mê.
Gia đình của ông cho biết ông được đưa vào bệnh viện ngày 03/12 từ trại giam vì bị chảy máu não. Gia đình ông được phía trại giam thông báo vào ngày hôm sau và khi họ tới bệnh viện vào chiều cùng ngày thì ông đã rơi vào hôn mê.
Sau khi ông mất, gia đình có nguyện vọng đưa xác ông về quê mai táng nhưng phía trại giam không đồng ý và đưa ông về an nghỉ tại nghĩa trang của trại. Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền đã lên án hành động này của Việt Nam, cho rằng đây là hành xử thiếu đạo lý và có điều gì mờ ám về phía nhà cầm quyền Hà Nội.
Nhà cầm quyền Việt Nam có kế hoạch tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp về cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 15 năm nếu bị kết tội. Họ bị bắt cóc vào đầu tháng 9 năm 2018, bị biệt giam nhiều tháng mà gia đình không hề hay biết.
Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, đã được hai Bộ Ngoại giao của Pháp và Đức chọn là 1 trong 14 nhà hoạt động trên thế giới được giải thưởng Nhân quyền & Pháp quyền Pháp-Đức 2019. Giải thưởng này được thiết lập bởi 2 quốc gia năm 2016 để vinh danh những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, những người chống lại sự kỳ thị chủng tộc, chống phân biệt đối xử với người đồng giới tính và bảo vệ những người đang đấu tranh bằng cách đưa sự thật đến với thế giới. Chính phủ Pháp và Đức muốn thể hiện sự ủng hộ cho công việc của họ bằng giải thưởng này.
Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo xếp Việt Nam là nhà tù lớn thứ 2 châu Á, sau Trung Cộng, và là một trong 7 quốc gia trên thế giới giam giữ nhiều nhà báo. Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 11/12 của tổ chức này thì Việt Nam hiện đang giam giữ 12 nhà báo vì những hoạt động nghề nghiệp của họ.
Dân biểu Alan Lowenthal của Hạ viện Hoa Kỳ nói ông sẵn lòng bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam), với hy vọng giúp ông tránh bị đối xử hà khắc trong những năm tù còn lại. Nhà báo công dân Hoá từng bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo kể từ khi bị bắt đầu năm 2017.
Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh, người đang thụ án tù 6 năm tại Trại giam Ba Sao ở Hà Nam, đang bị kỷ luật với hình thức không được gặp gia đình và không được nhận đồ tiếp tế. Phía trại giam không cho gia đình biết lý do Khánh bị kỷ luật.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 02/12 =====
Huỷ bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải để điều tra lại
Viện kiểm sát tối cao có kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ các bản án sơ thẩm đã từng kết tội tử hình Hồ Duy Hải về tội danh cướp của giết người, một vụ án có nhiều khuất tất trong quá trình điều tra và kết tội.
Theo hồ sơ vụ án, anh Hải quen biết với 2 nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An từ năm 2007. Sáng ngày 14/1/2008, người ta phát hiện 2 nữ nhân viên này bị sát hại dã man tại nơi làm việc và công an địa phương bắt giữ anh Hải như là một nghi can. Căn cứ vào kết luận điều tra của công an, toà án tỉnh Long An vào năm 2008 và toà án tối cao ở Sài Gòn năm 2009 đều xác định Hải, khi đó mới 23 tuổi, phạm tội giết người và cướp tài sản.
Tuy nhiên, trước toà, Hải đều kêu oan. Gia đình anh đã gõ cửa nhiều nơi để kêu oan cho anh và tố cáo phía công an nguỵ tạo nhiều chứng cứ giả. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có Ân xá Quốc tế, cũng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xem xét điều tra lại vụ án để tránh oan sai.
Trong quyết định kháng nghị mới nhất, Viện kiểm sát tối cao đã chỉ ra một loạt các sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng như bỏ sót chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa lời khai của bị can Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai làm trong giải quyết vụ án.
Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm sau đó ở tỉnh Long An và Sài Gòn vào các năm 2008 và 2009 đều xác định Hải, lúc đó mới 23 tuổi, đã “giết người” và “cướp tài sản”, và tuyên án tử hình,
Do không có nền tư pháp độc lập và nạn tra tấn phổ biến, tỷ lệ án oan ở Việt Nam rất cao. Nhiều người bị kết án tử hình về cáo buộc giết người nhưng chỉ được minh oan sau nhiều năm tù tội sau khi thủ phạm thực sự ra đầu thú.
===== 04/12 =====
Nhà cầm quyền Việt Nam muốn thắt chặt thêm kiểm duyệt thông tin
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn thắt chặt thêm kiểm duyệt thông tin vốn đã hà khắc trong bối cảnh nhiều người dân bất mãn với các chính sách kinh tế-xã hội của chế độ.
Trong hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật báo chí do Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức ở Hà Nội ngày 04/12, một số viên chức nhà nước đã đề nghị xử lý những vi phạm như khai thác thông tin sai sự thật trên mạng, đăng tin theo mạng xã hội mà không kiểm chứng hoặc thông tin báo chí chính thống bị cắt gọt đưa lên mạng xã hội.
Đề nghị này tưởng như hợp lý nhưng thực ra nhằm để bịt miệng những tiếng nói phản biện trên mạng xã hội trong khi không có chế tài để xử lý những tin bịa đặt của báo chí nhà nước cộng sản để bôi xấu giới bất đồng chính kiến hay lừa dối nhân dân và phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó.
Kể từ đầu năm tới nay, chế độ cộng sản Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 21 Facebooker với cáo buộc trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự vì những bài viết và chia sẻ trên mạng xã hội có nội dung chỉ trích chế độ và cổ suý nhân quyền, dân chủ. Hàng chục người khác bị bắt nộp phạt hành chính vì đưa những tin tức không có lợi cho nhà cầm quyền lên mạng xã hội.
Theo báo cáo năm 2018 của tổ chức Freedom House thì Việt Nam không có tự do Internet còn Ký giả Không Biên giới (RSF) thì Việt Nam đứng gần cuối trong bảng xếp hạng Tự do báo chí Toàn cầu trong nhiều năm gần đây.
===== 05/12 =====
Trung tá công an bị khởi kiện vì viết thêm vào biên bản hỏi cung nghi phạm
Trung tá Nguyễn Việt Cường, điều tra viên của công an cộng sản thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, bị khởi tố vì tự viết thêm nhiều nội dung có tính chất buộc tội đối với nhiều bị can.
Ông Cường đã bị khởi tố về cáo buộc “làm sai lệch hồ sơ vụ án” quy định tại khoản 2, Điều 375 của Bộ luật Hình sự với mức án tù từ 5 đến 10 năm. Trước đó, ông này bị đình chỉ chức vụ trường công an phường Phú Thạnh và bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Theo kết quả điều tra ban đầu, năm 2012, ông Cường là đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý của thành phố Tuy Hoà, được phân công điều tra một vụ án vận chuyển trái phép chất ma tuý với 3 bị can. Trong quá trình điều tra, ông Cường đã tự viết thêm vào biên bản hỏi cung của hai bị can có tính chất buộc tội đối với bị can Nguyễn Hồng Ngọc Anh, người sau này bị kết án 7 năm tù giam. Sau khi điều tra lại, công an đã đình chỉ vụ án và trả tự do cho người này vì không đủ chứng cứ cấu thành tội phạm.
Cùng với việc tra tấn và ép cung, công an Việt Nam thường xuyên áp dụng nhiều thủ thuật lừa nghi phạm trong quá trình hỏi cung, trong đó có việc bắt nghi phạm ký vào tờ giấy trắng, hoặc để nhiều chỗ trống trong biên bản hỏi cung rồi điều tra viên tự viết thêm biên bản. Sau khi làm việc với công an cộng sản, nhiều nhà hoạt động đã kể lại những thủ thuật này chúng.
Chính những hành động bất hợp pháp trên của lực lượng công an cộng sản đã đưa lại hàng nghìn án oan, và rất nhiều người đã bị án tử hình mà không còn cơ hội được minh oan. Trong vụ án Hồ Duy Hải bị kết tội tử hình vì bị cho là thủ phạm giết hại hai nhân viên bưu điện, công an đã mua dao ngoài chợ về để làm tang vật vụ án bên cạnh nhiều nguỵ tạo khác.
===== 08/12 =====
Nhà cầm quyền cộng sản tại Sài Gòn lại quấy rối và bắt người ở vườn rau Lộc Hưng
Nhà cầm quyền cộng sản ở thành phố Sài Gòn đã đưa ông an, mật vụ và dân phòng tới khu vườn rau Lộc Hưng để đập tượng thánh, phá hang đá, cướp đồ và bắt 3 người dân khi người dân Công giáo ở khu này chuẩn bị mừng Giáng sinh.
Sau khi đập nát tượng Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, mật vụ bịt mặt bằng khẩu trang đã bắt 3 người dân ở vườn rau Lộc Hưng, gồm bà Cao Thị Thu, là chị ruột của ông Cao Hà Chánh, ông Hiếu và ông Quang.
Theo tin từ người dân ở đây, công an, an ninh mặc thường phục đeo khẩu trang, dân phòng và côn đồ đã xông vào khu vườn rau Lộc Hưng để cản trở giáo dân ở đây dựng hang đá Noel, kéo sập khung gỗ làm hang đá và cướp các dụng cụ vào lúc 9 giờ sáng ngày 08/12.
Mật vụ và côn đồ còn cướp giàn giáo của họ Mông Triệu, giáo xứ Lộc Hưng để bên cạnh Đài Đức Mẹ. Khi bà con ở đây phản đối hành vi sai trái của nhà cầm quyền thì mật vụ bắt đi 3 người.
Khu đất vườn rau Lộc Hưng rộng hơn 5 hectare, là mảnh đất được chính quyền Việt Nam Cộng hoà cấp cho người Bắc di cư vào Nam trốn chạy cộng sản. Sau khi quân Bắc Việt tiến chiếm miền Nam, nhà cầm quyền không cấp sổ đỏ cho cư dân trong khu vực. Đầu năm nay, nhà cầm quyền Sài Gòn đã đuổi cư dân ở đây và đập phá hết nhà cửa của họ rồi căng biển báo sẽ xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội nhưng ông Cao Hà Trực cho rằng không có dự án nào và mục tiêu của nhà cầm quyền là cướp không của dân Lộc Hưng.
===== 09/12 =====
Một facebooker bị phạt 5 triệu vì đưa tin Formosa dùng chất thải san lấp mặt bằng
Báo Vietnamnet loan tin, sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Tĩnh cùng với phòng an ninh Chính trị nội bộ công an Hà Tỉnh đã làm việc với anh Bùi Đức Hiếu, 30 tuổi, quê xã Đức Bồng, huyện Đức Thọ Hà Tĩnh vì chia sẽ thông tin về chất thải Formosa. Ngay sau đó, anh Hiếu bị sở Thông tin và truyền thông phạt hành chính 5 triệu đồng.
Trước đó, vào ngày 5 tháng 12, anh Hiếu đã chia sẽ thông tin về việc ông ty Việt An Phát đã dùng xỉ than của Formosa để san lấp mặt bằng. Những xỉ than này trước đó được truyền thông trong nước đưa tin rằng, tất cả đều là chất độc hại, gây nguy hiểm đến môi trường. Vì vậy, anh Hiếu cho rằng việc làm này của công ty Việt An Phát gây ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người đang sống xung quanh con sông Quyền, nơi gần khu vực đổ xỉ than.
Sau đó, anh Hiếu bị công ty mà báo Việt Nam nêu là công ty có liên quan chứ không dám nói rõ tên công ty nào đã gửi đơn lên nhà chức trách Hà Tĩnh. Vì công ty cho rằng, thông tin của anh Hiếu đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Nhận được đơn, nhà cầm quyền Hà Tĩnh không vào cuộc làm rõ xỉ than Formosa độc hại như thế nào, và tác động của nó khi mang đổ ra môi trường tự nhiên, ngược lại họ đã đè anh Hiếu ra để doạ nạt, và phạt tiền. Nhà cầm quyền cho rằng, anh Hiếu đã chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm theo luật pháp Cộng sản Việt Nam, nên anh Hiếu cũng vi phạm.
Ngoài ra, nhà cầm quyền Hà Tĩnh còn cho rằng, trước phản ứng của người dân, bộ Xây dựng Cộng sản Việt Nam đã có văn bản khẳng định xỉ than của Formosa đạt tiêu chuẩn chất lượng để dùng làm vật liệu san lấp công trình xây dựng, công trình giao thông, và phụ gia xi măng.
===== 10/12 =====
Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực tử vong trong khi thi hành án tù 13 năm
Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, người đang thi hành án tù 14 năm vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), đã bị tử vong vào ngày thứ Hai, đúng ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).
Gia đình ông Thực cho biết ông được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện vào sáng thứ Ba và gia đình nhận được tin báo vào ngày thứ Tư. Khi gia đình tới nơi vào chiều ngày 04/12 thì ông đã rơi vào hôn mê và mất vào sáng ngày 10/12.
Gia đình được thông báo là ông bị vỡ mạch máu não. Trước đó ông có bệnh viêm phổi.
Gia đình có ý nguyện đưa xác ông về mai táng ở địa phương nhưng dường như phía công an không đồng ý mà buộc phải mai táng ông tại nghĩa trang của trại giam.
Ông Thực là một giáo viên mới về hưu. Ông tham gia một số cuộc biểu tình ở Hà Nội về môi trường và chống Trung Cộng xâm lược ở Biển Đông. Ông cũng viết một số bài và chia sẻ về dân chủ và nhân quyền trên Facebook.
Ông bị nhà cầm quyền tỉnh Hoà Bình bắt ngày 17/10/2017 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Sau nhiều tháng bị biệt giam và tra tấn cũng như hành hạ, ông bị kết án 14 năm tù giam. Sau khi kháng án không thành công, ông bị chuyển đến Trại giam số 6, một cơ sở nổi tiếng về sự tàn bạo dành cho tù nhân lương tâm.
Ông đã tham gia tuyệt thực cùng một số tù nhân lương tâm khác như Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng trong tháng 6 và 7 để phản đối giám thị đối xử hà khắc với họ.
Ông là tù nhân lương tâm thứ 2 bị chết trong trại giam trong năm nay. Trước đó, ông Đoàn Đình Nam, thành viên của nhóm Ân Đàn Đại Đạo, đã bị chết ở Trại giam Xuyên Mộc khi đang thi hành án tù 16 năm.
——————–
Ân xá Quốc tế tuyên bố Cộng sản Việt Nam hành xử trái đạo đức khi không cho gia đình đưa TNLT Đào Quang Thực về an táng
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành xử trái đạo đức khi không cho gia đình tù nhân lương tâm Đào Quang Thực đưa xác ông về quê mai táng mà đưa ông vào nghĩa trang của Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam, nói rằng ông rất đau buồn và bàng hoàng về cái chết của ông Thực, một nhà hoạt động môi trường và nhân quyền đang thi hành án tù 13 năm ở trại giam trên. Ông cho biết hành xử của giám thị Trại giam số 6 và ban lãnh đạo của Bộ công an cộng sản là không thể chấp nhận được.
Ông Phil Robertson từ tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho rằng có nhiều uẩn khúc trong cái chết của ông Thực và kêu gọi Hà Nội điều tra về nguyên nhân và công bố rộng rãi cho công chúng.
Như tin đã đưa, ông Đào Quang Thực mất sáng ngày 10/12 tại bệnh viện đa khoa Vinh sau hơn 1 tuần bị hôn mê. Nhà cầm quyền nói rằng ông bị chảy máu não. Ông bị kết án 13 năm tù về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự chỉ vì tham gia biểu tình ôn hoà về môi trường và chống Trung Cộng xâm lược ở Biển Đông, và viết bài về dân chủ và nhân quyền trên Facebook.
Ông là một trong nhiều tù nhân lương tâm bị chết trong thời gian bị giam giữ vì điều kiện sinh sống hà khắc và không được cung cấp dịch vụ y tế cần thiết. Ông đã bị tra tấn và bỏ đói trong thời gian điều tra, và bị đối xử hà khắc sau khi bị kết án tù.
Trong tháng 5-7 vừa qua, ông cùng 1 nhóm tù nhân lương tâm khác tuyệt thực 40 ngày để phản đối ban giám thị Trại giam số 6.
===== 11/12 =====
Giám đốc tổ chức Người Bảo Vệ Nhân quyền được trao giải Nhân quyền & Pháp quyền Pháp-Đức 2019
Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) đã được hai Bộ Ngoại giao của Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức trao giải thưởng Nhân quyền và Pháp quyền Pháp-Đức 2019 (Franco-German Prize for Human Rights and the Rule of Law 2019).
Ông Vũ Quốc Ngữ, người giữ chức giám đốc của DTD từ 2015, được hai Toà Đại sứ của Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam đề cử cho giải thưởng này vì những đóng góp của ông trong nhiều năm qua trong việc bảo vệ và cổ suý nhân quyền cũng như các giá trị dân chủ ở Việt Nam, nơi chế độ cộng sản cầm quyền trong nhiều thập kỷ qua và thường xuyên vi phạm các quyền cơ bản của con người.
Ông là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng này, một giải thưởng mà Pháp và Đức lập ra năm 2016 thể hiện cam kết cổ suý nhân quyền và hợp tác với nhau trong lĩnh vực này.
DTD là tổ chức được thành lập năm 2012 bởi một số cựu tù nhân lương tâm với mục tiêu cổ suý dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. DTD có các hoạt động như báo cáo vi phạm nhân quyền lên một số cơ chế nhân quyền của Liên Hợp quốc và chính phủ quốc gia dân chủ, hỗ trợ người hoạt động trong nước (và nước ngoài), hợp tác với một số tổ chức nhân quyền quốc tế để mở một số khoá đào tạo kỹ năng cho người hoạt động nhân quyền, làm hồ sơ xin hỗ trợ khẩn cấp cho người hoạt động đang gặp khó khăn, và vận động quốc tế.
Giải thưởng Nhân quyền và Pháp quyền Pháp-Đức, được thành lập vào năm 2016 bởi Bộ Ngoại giao hai nước, vinh danh những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, những người chống lại sự kỳ thị chủng tộc, chống phân biệt đối xử với người đồng giới tính và bảo vệ những người đang đấu tranh bằng cách đưa sự thật đến với thế giới. Chính phủ Pháp và Đức muốn thể hiện sự ủng hộ cho công việc của họ bằng giải thưởng này.
——————–
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả: Chế độ CSVN bỏ tù 12 nhà báo, xếp thứ 2 châu Á
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) đã xếp chế độ cộng sản Việt Nam vào nhóm 7 nước là kẻ thù lớn nhất trên thế giới của giới nhà báo trong báo cáo hàng năm công bố vào ngày 11/12/2019.
Theo đó, với việc bỏ tù 12 nhà báo, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đứng thứ 2 ở châu Á sau Trung Cộng và đứng thứ 6 trên thế giới về số lượng nhà báo bị giam cầm, cùng nhóm với các nước như Trung Cộng, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, và Ai Cập, Eritrea, Vietnam, và Iran.
Nạn nhân mới nhất là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, người bị bắt ngày 21/11 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự, một tội danh trong phần An ninh quốc gia.
Theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 21 nhà báo và Facebooker từ đầu năm đến nay, và kết án 13 trong số họ với mức án từ 1 đến 9 năm tù giam.
Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam hạng 176 trên tổng số 180 quốc gia trong Bảng Tự do báo chí toàn cầu 2019.
Theo CPJ, có ít nhất 250 nhà báo đang bị cầm tù trên thế giới. Trung Quốc đứng đầu các chế độ độc đoán không chấp nhận truyền thông độc lập.
===== 13/12 =====
Hạ nghị sỹ Alan Lowenthal sẵn sàng bảo trợ cho TNLT Nguyễn Văn Hoá
Dân biểu Alan Lowenthal của Hạ viện Hoa Kỳ sẵn lòng bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước” tại Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
Trước đó, vào ngày 10/12, gia đình của anh Nguyễn Văn Hoá đã gửi thư cho ông Lowenthal để đề nghị ông bảo trợ cho Hóa nhằm giúp tù nhân lương tâm này tránh được bị đối xử hà khắc trong thời gian bị cầm tù.
Trong cuộc phỏng vấn của RFA, ông dân biểu cho biết ông cùng Thượng Nghị sĩ Ed Markey đã viết một bức thư gửi cho Ngoại trưởng Pompeo để cảnh báo về tình hình đàn áp báo chí ở Việt Nam và trường hợp cụ thể của Hoá.
Là một thành viên của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, ông Lowenthal đã nhiều lần lên tiếng về tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Ông đã bảo trợ cho nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong đó có Nguyễn Tiến Trung, người đã được tự do và đang học chương trình cao học ở Hoa Kỳ.
Ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm (CPC) và áp dụng đạo luật Nhân quyền Việt Nam cũng như áp dụng Đạo luật Magnitsky.
Nguyễn Văn Hoá là 1 trong 12 nhà báo Việt Nam đang bị cầm tù, theo Uỷ ban bảo vệ ký giả (CPJ) trong báo cáo mới công bố ngày 11/12. Anh bị bắt và kết án chỉ vì đã đưa tin về biểu tình của dân chúng phản đối nhà máy thép Formosa của Đài Loan vì gây ô nhiễm trầm trọng ở khu vực ven biển miền Trung năm 2016.
===== 15/12 =====
TNLT Phan Kim Khánh bị kỷ luật tại Trại giam Ba Sao
Theo thông tin từ gia đình, tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh đang bị kỷ luật tại Trại giam Ba Sao ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ngày 15/12, bố của Khánh là ông Phan Văn Dung đã đến trại giam theo lịch thăm hàng tháng, nhưng ông không được gặp con trai cũng không được chuyển quà. Phía trại giam nói anh bị kỷ luật nhưng không nói nguyên nhân và hình thức kỷ luật.
Cách đây vài hôm, Khánh có điện thoại về gia đình nhưng không nhắc gì đến việc bị kỷ luật, do vậy việc bị kỷ luật có khả năng mới xảy ra.
Hồi giữa năm nay, Khánh cùng 3 tù nhân lương tâm khác là Lê Đình Lượng, Nguyễn Viết Dũng và Lê Thanh Tùng ở trại này cũng bị bị kỷ luật, không được gọi điện thoại về gia đình, không được mua bất cứ thứ gì thêm ở cantin và không được nhận quà của gia đình gửi vào.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ ở đây
December 16, 2019
Tuần tin Người bảo vệ Nhân quyền, từ ngày 02/12 đến 15/12/2019: Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực tử vong trong khi thi hành án tù 13 năm
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 15/12/2019
Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, người đang thi hành án tù 13 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, Nghệ An), đã tử vong vào ngày 10/12 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh sau một tuần rơi vào hôn mê.
Gia đình của ông cho biết ông được đưa vào bệnh viện ngày 03/12 từ trại giam vì bị chảy máu não. Gia đình ông được phía trại giam thông báo vào ngày hôm sau và khi họ tới bệnh viện vào chiều cùng ngày thì ông đã rơi vào hôn mê.
Sau khi ông mất, gia đình có nguyện vọng đưa xác ông về quê mai táng nhưng phía trại giam không đồng ý và đưa ông về an nghỉ tại nghĩa trang của trại. Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền đã lên án hành động này của Việt Nam, cho rằng đây là hành xử thiếu đạo lý và có điều gì mờ ám về phía nhà cầm quyền Hà Nội.
Nhà cầm quyền Việt Nam có kế hoạch tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp về cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự, với mức án có thể lên tới 15 năm nếu bị kết tội. Họ bị bắt cóc vào đầu tháng 9 năm 2018, bị biệt giam nhiều tháng mà gia đình không hề hay biết.
Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, đã được hai Bộ Ngoại giao của Pháp và Đức chọn là 1 trong 14 nhà hoạt động trên thế giới được giải thưởng Nhân quyền & Pháp quyền Pháp-Đức 2019. Giải thưởng này được thiết lập bởi 2 quốc gia năm 2016 để vinh danh những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, những người chống lại sự kỳ thị chủng tộc, chống phân biệt đối xử với người đồng giới tính và bảo vệ những người đang đấu tranh bằng cách đưa sự thật đến với thế giới. Chính phủ Pháp và Đức muốn thể hiện sự ủng hộ cho công việc của họ bằng giải thưởng này.
Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo xếp Việt Nam là nhà tù lớn thứ 2 châu Á, sau Trung Cộng, và là một trong 7 quốc gia trên thế giới giam giữ nhiều nhà báo. Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 11/12 của tổ chức này thì Việt Nam hiện đang giam giữ 12 nhà báo vì những hoạt động nghề nghiệp của họ.
Dân biểu Alan Lowenthal của Hạ viện Hoa Kỳ nói ông sẵn lòng bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” ở Trại giam An Điềm (tỉnh Quảng Nam), với hy vọng giúp ông tránh bị đối xử hà khắc trong những năm tù còn lại. Nhà báo công dân Hoá từng bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo kể từ khi bị bắt đầu năm 2017.
Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh, người đang thụ án tù 6 năm tại Trại giam Ba Sao ở Hà Nam, đang bị kỷ luật với hình thức không được gặp gia đình và không được nhận đồ tiếp tế. Phía trại giam không cho gia đình biết lý do Khánh bị kỷ luật.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 02/12 =====
Huỷ bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải để điều tra lại
Viện kiểm sát tối cao có kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ các bản án sơ thẩm đã từng kết tội tử hình Hồ Duy Hải về tội danh cướp của giết người, một vụ án có nhiều khuất tất trong quá trình điều tra và kết tội.
Theo hồ sơ vụ án, anh Hải quen biết với 2 nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An từ năm 2007. Sáng ngày 14/1/2008, người ta phát hiện 2 nữ nhân viên này bị sát hại dã man tại nơi làm việc và công an địa phương bắt giữ anh Hải như là một nghi can. Căn cứ vào kết luận điều tra của công an, toà án tỉnh Long An vào năm 2008 và toà án tối cao ở Sài Gòn năm 2009 đều xác định Hải, khi đó mới 23 tuổi, phạm tội giết người và cướp tài sản.
Tuy nhiên, trước toà, Hải đều kêu oan. Gia đình anh đã gõ cửa nhiều nơi để kêu oan cho anh và tố cáo phía công an nguỵ tạo nhiều chứng cứ giả. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, trong đó có Ân xá Quốc tế, cũng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xem xét điều tra lại vụ án để tránh oan sai.
Trong quyết định kháng nghị mới nhất, Viện kiểm sát tối cao đã chỉ ra một loạt các sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng như bỏ sót chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa lời khai của bị can Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai làm trong giải quyết vụ án.
Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm sau đó ở tỉnh Long An và Sài Gòn vào các năm 2008 và 2009 đều xác định Hải, lúc đó mới 23 tuổi, đã “giết người” và “cướp tài sản”, và tuyên án tử hình,
Do không có nền tư pháp độc lập và nạn tra tấn phổ biến, tỷ lệ án oan ở Việt Nam rất cao. Nhiều người bị kết án tử hình về cáo buộc giết người nhưng chỉ được minh oan sau nhiều năm tù tội sau khi thủ phạm thực sự ra đầu thú.
===== 04/12 =====
Nhà cầm quyền Việt Nam muốn thắt chặt thêm kiểm duyệt thông tin
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn thắt chặt thêm kiểm duyệt thông tin vốn đã hà khắc trong bối cảnh nhiều người dân bất mãn với các chính sách kinh tế-xã hội của chế độ.
Trong hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật báo chí do Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức ở Hà Nội ngày 04/12, một số viên chức nhà nước đã đề nghị xử lý những vi phạm như khai thác thông tin sai sự thật trên mạng, đăng tin theo mạng xã hội mà không kiểm chứng hoặc thông tin báo chí chính thống bị cắt gọt đưa lên mạng xã hội.
Đề nghị này tưởng như hợp lý nhưng thực ra nhằm để bịt miệng những tiếng nói phản biện trên mạng xã hội trong khi không có chế tài để xử lý những tin bịa đặt của báo chí nhà nước cộng sản để bôi xấu giới bất đồng chính kiến hay lừa dối nhân dân và phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó.
Kể từ đầu năm tới nay, chế độ cộng sản Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 21 Facebooker với cáo buộc trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự vì những bài viết và chia sẻ trên mạng xã hội có nội dung chỉ trích chế độ và cổ suý nhân quyền, dân chủ. Hàng chục người khác bị bắt nộp phạt hành chính vì đưa những tin tức không có lợi cho nhà cầm quyền lên mạng xã hội.
Theo báo cáo năm 2018 của tổ chức Freedom House thì Việt Nam không có tự do Internet còn Ký giả Không Biên giới (RSF) thì Việt Nam đứng gần cuối trong bảng xếp hạng Tự do báo chí Toàn cầu trong nhiều năm gần đây.
===== 05/12 =====
Trung tá công an bị khởi kiện vì viết thêm vào biên bản hỏi cung nghi phạm
Trung tá Nguyễn Việt Cường, điều tra viên của công an cộng sản thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, bị khởi tố vì tự viết thêm nhiều nội dung có tính chất buộc tội đối với nhiều bị can.
Ông Cường đã bị khởi tố về cáo buộc “làm sai lệch hồ sơ vụ án” quy định tại khoản 2, Điều 375 của Bộ luật Hình sự với mức án tù từ 5 đến 10 năm. Trước đó, ông này bị đình chỉ chức vụ trường công an phường Phú Thạnh và bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Theo kết quả điều tra ban đầu, năm 2012, ông Cường là đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý của thành phố Tuy Hoà, được phân công điều tra một vụ án vận chuyển trái phép chất ma tuý với 3 bị can. Trong quá trình điều tra, ông Cường đã tự viết thêm vào biên bản hỏi cung của hai bị can có tính chất buộc tội đối với bị can Nguyễn Hồng Ngọc Anh, người sau này bị kết án 7 năm tù giam. Sau khi điều tra lại, công an đã đình chỉ vụ án và trả tự do cho người này vì không đủ chứng cứ cấu thành tội phạm.
Cùng với việc tra tấn và ép cung, công an Việt Nam thường xuyên áp dụng nhiều thủ thuật lừa nghi phạm trong quá trình hỏi cung, trong đó có việc bắt nghi phạm ký vào tờ giấy trắng, hoặc để nhiều chỗ trống trong biên bản hỏi cung rồi điều tra viên tự viết thêm biên bản. Sau khi làm việc với công an cộng sản, nhiều nhà hoạt động đã kể lại những thủ thuật này chúng.
Chính những hành động bất hợp pháp trên của lực lượng công an cộng sản đã đưa lại hàng nghìn án oan, và rất nhiều người đã bị án tử hình mà không còn cơ hội được minh oan. Trong vụ án Hồ Duy Hải bị kết tội tử hình vì bị cho là thủ phạm giết hại hai nhân viên bưu điện, công an đã mua dao ngoài chợ về để làm tang vật vụ án bên cạnh nhiều nguỵ tạo khác.
===== 08/12 =====
Nhà cầm quyền cộng sản tại Sài Gòn lại quấy rối và bắt người ở vườn rau Lộc Hưng
Nhà cầm quyền cộng sản ở thành phố Sài Gòn đã đưa ông an, mật vụ và dân phòng tới khu vườn rau Lộc Hưng để đập tượng thánh, phá hang đá, cướp đồ và bắt 3 người dân khi người dân Công giáo ở khu này chuẩn bị mừng Giáng sinh.
Sau khi đập nát tượng Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, mật vụ bịt mặt bằng khẩu trang đã bắt 3 người dân ở vườn rau Lộc Hưng, gồm bà Cao Thị Thu, là chị ruột của ông Cao Hà Chánh, ông Hiếu và ông Quang.
Theo tin từ người dân ở đây, công an, an ninh mặc thường phục đeo khẩu trang, dân phòng và côn đồ đã xông vào khu vườn rau Lộc Hưng để cản trở giáo dân ở đây dựng hang đá Noel, kéo sập khung gỗ làm hang đá và cướp các dụng cụ vào lúc 9 giờ sáng ngày 08/12.
Mật vụ và côn đồ còn cướp giàn giáo của họ Mông Triệu, giáo xứ Lộc Hưng để bên cạnh Đài Đức Mẹ. Khi bà con ở đây phản đối hành vi sai trái của nhà cầm quyền thì mật vụ bắt đi 3 người.
Khu đất vườn rau Lộc Hưng rộng hơn 5 hectare, là mảnh đất được chính quyền Việt Nam Cộng hoà cấp cho người Bắc di cư vào Nam trốn chạy cộng sản. Sau khi quân Bắc Việt tiến chiếm miền Nam, nhà cầm quyền không cấp sổ đỏ cho cư dân trong khu vực. Đầu năm nay, nhà cầm quyền Sài Gòn đã đuổi cư dân ở đây và đập phá hết nhà cửa của họ rồi căng biển báo sẽ xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội nhưng ông Cao Hà Trực cho rằng không có dự án nào và mục tiêu của nhà cầm quyền là cướp không của dân Lộc Hưng.
===== 09/12 =====
Một facebooker bị phạt 5 triệu vì đưa tin Formosa dùng chất thải san lấp mặt bằng
Báo Vietnamnet loan tin, sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Tĩnh cùng với phòng an ninh Chính trị nội bộ công an Hà Tỉnh đã làm việc với anh Bùi Đức Hiếu, 30 tuổi, quê xã Đức Bồng, huyện Đức Thọ Hà Tĩnh vì chia sẽ thông tin về chất thải Formosa. Ngay sau đó, anh Hiếu bị sở Thông tin và truyền thông phạt hành chính 5 triệu đồng.
Trước đó, vào ngày 5 tháng 12, anh Hiếu đã chia sẽ thông tin về việc ông ty Việt An Phát đã dùng xỉ than của Formosa để san lấp mặt bằng. Những xỉ than này trước đó được truyền thông trong nước đưa tin rằng, tất cả đều là chất độc hại, gây nguy hiểm đến môi trường. Vì vậy, anh Hiếu cho rằng việc làm này của công ty Việt An Phát gây ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người đang sống xung quanh con sông Quyền, nơi gần khu vực đổ xỉ than.
Sau đó, anh Hiếu bị công ty mà báo Việt Nam nêu là công ty có liên quan chứ không dám nói rõ tên công ty nào đã gửi đơn lên nhà chức trách Hà Tĩnh. Vì công ty cho rằng, thông tin của anh Hiếu đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Nhận được đơn, nhà cầm quyền Hà Tĩnh không vào cuộc làm rõ xỉ than Formosa độc hại như thế nào, và tác động của nó khi mang đổ ra môi trường tự nhiên, ngược lại họ đã đè anh Hiếu ra để doạ nạt, và phạt tiền. Nhà cầm quyền cho rằng, anh Hiếu đã chủ động cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm theo luật pháp Cộng sản Việt Nam, nên anh Hiếu cũng vi phạm.
Ngoài ra, nhà cầm quyền Hà Tĩnh còn cho rằng, trước phản ứng của người dân, bộ Xây dựng Cộng sản Việt Nam đã có văn bản khẳng định xỉ than của Formosa đạt tiêu chuẩn chất lượng để dùng làm vật liệu san lấp công trình xây dựng, công trình giao thông, và phụ gia xi măng.
===== 10/12 =====
Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực tử vong trong khi thi hành án tù 13 năm
Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, người đang thi hành án tù 14 năm vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), đã bị tử vong vào ngày thứ Hai, đúng ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12).
Gia đình ông Thực cho biết ông được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện vào sáng thứ Ba và gia đình nhận được tin báo vào ngày thứ Tư. Khi gia đình tới nơi vào chiều ngày 04/12 thì ông đã rơi vào hôn mê và mất vào sáng ngày 10/12.
Gia đình được thông báo là ông bị vỡ mạch máu não. Trước đó ông có bệnh viêm phổi.
Gia đình có ý nguyện đưa xác ông về mai táng ở địa phương nhưng dường như phía công an không đồng ý mà buộc phải mai táng ông tại nghĩa trang của trại giam.
Ông Thực là một giáo viên mới về hưu. Ông tham gia một số cuộc biểu tình ở Hà Nội về môi trường và chống Trung Cộng xâm lược ở Biển Đông. Ông cũng viết một số bài và chia sẻ về dân chủ và nhân quyền trên Facebook.
Ông bị nhà cầm quyền tỉnh Hoà Bình bắt ngày 17/10/2017 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Sau nhiều tháng bị biệt giam và tra tấn cũng như hành hạ, ông bị kết án 14 năm tù giam. Sau khi kháng án không thành công, ông bị chuyển đến Trại giam số 6, một cơ sở nổi tiếng về sự tàn bạo dành cho tù nhân lương tâm.
Ông đã tham gia tuyệt thực cùng một số tù nhân lương tâm khác như Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng trong tháng 6 và 7 để phản đối giám thị đối xử hà khắc với họ.
Ông là tù nhân lương tâm thứ 2 bị chết trong trại giam trong năm nay. Trước đó, ông Đoàn Đình Nam, thành viên của nhóm Ân Đàn Đại Đạo, đã bị chết ở Trại giam Xuyên Mộc khi đang thi hành án tù 16 năm.
——————–
Ân xá Quốc tế tuyên bố Cộng sản Việt Nam hành xử trái đạo đức khi không cho gia đình đưa TNLT Đào Quang Thực về an táng
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành xử trái đạo đức khi không cho gia đình tù nhân lương tâm Đào Quang Thực đưa xác ông về quê mai táng mà đưa ông vào nghĩa trang của Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam, nói rằng ông rất đau buồn và bàng hoàng về cái chết của ông Thực, một nhà hoạt động môi trường và nhân quyền đang thi hành án tù 13 năm ở trại giam trên. Ông cho biết hành xử của giám thị Trại giam số 6 và ban lãnh đạo của Bộ công an cộng sản là không thể chấp nhận được.
Ông Phil Robertson từ tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho rằng có nhiều uẩn khúc trong cái chết của ông Thực và kêu gọi Hà Nội điều tra về nguyên nhân và công bố rộng rãi cho công chúng.
Như tin đã đưa, ông Đào Quang Thực mất sáng ngày 10/12 tại bệnh viện đa khoa Vinh sau hơn 1 tuần bị hôn mê. Nhà cầm quyền nói rằng ông bị chảy máu não. Ông bị kết án 13 năm tù về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự chỉ vì tham gia biểu tình ôn hoà về môi trường và chống Trung Cộng xâm lược ở Biển Đông, và viết bài về dân chủ và nhân quyền trên Facebook.
Ông là một trong nhiều tù nhân lương tâm bị chết trong thời gian bị giam giữ vì điều kiện sinh sống hà khắc và không được cung cấp dịch vụ y tế cần thiết. Ông đã bị tra tấn và bỏ đói trong thời gian điều tra, và bị đối xử hà khắc sau khi bị kết án tù.
Trong tháng 5-7 vừa qua, ông cùng 1 nhóm tù nhân lương tâm khác tuyệt thực 40 ngày để phản đối ban giám thị Trại giam số 6.
===== 11/12 =====
Giám đốc tổ chức Người Bảo Vệ Nhân quyền được trao giải Nhân quyền & Pháp quyền Pháp-Đức 2019
Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) đã được hai Bộ Ngoại giao của Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức trao giải thưởng Nhân quyền và Pháp quyền Pháp-Đức 2019 (Franco-German Prize for Human Rights and the Rule of Law 2019).
Ông Vũ Quốc Ngữ, người giữ chức giám đốc của DTD từ 2015, được hai Toà Đại sứ của Cộng hoà Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam đề cử cho giải thưởng này vì những đóng góp của ông trong nhiều năm qua trong việc bảo vệ và cổ suý nhân quyền cũng như các giá trị dân chủ ở Việt Nam, nơi chế độ cộng sản cầm quyền trong nhiều thập kỷ qua và thường xuyên vi phạm các quyền cơ bản của con người.
Ông là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng này, một giải thưởng mà Pháp và Đức lập ra năm 2016 thể hiện cam kết cổ suý nhân quyền và hợp tác với nhau trong lĩnh vực này.
DTD là tổ chức được thành lập năm 2012 bởi một số cựu tù nhân lương tâm với mục tiêu cổ suý dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. DTD có các hoạt động như báo cáo vi phạm nhân quyền lên một số cơ chế nhân quyền của Liên Hợp quốc và chính phủ quốc gia dân chủ, hỗ trợ người hoạt động trong nước (và nước ngoài), hợp tác với một số tổ chức nhân quyền quốc tế để mở một số khoá đào tạo kỹ năng cho người hoạt động nhân quyền, làm hồ sơ xin hỗ trợ khẩn cấp cho người hoạt động đang gặp khó khăn, và vận động quốc tế.
Giải thưởng Nhân quyền và Pháp quyền Pháp-Đức, được thành lập vào năm 2016 bởi Bộ Ngoại giao hai nước, vinh danh những người bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, những người chống lại sự kỳ thị chủng tộc, chống phân biệt đối xử với người đồng giới tính và bảo vệ những người đang đấu tranh bằng cách đưa sự thật đến với thế giới. Chính phủ Pháp và Đức muốn thể hiện sự ủng hộ cho công việc của họ bằng giải thưởng này.
——————–
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả: Chế độ CSVN bỏ tù 12 nhà báo, xếp thứ 2 châu Á
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) đã xếp chế độ cộng sản Việt Nam vào nhóm 7 nước là kẻ thù lớn nhất trên thế giới của giới nhà báo trong báo cáo hàng năm công bố vào ngày 11/12/2019.
Theo đó, với việc bỏ tù 12 nhà báo, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đứng thứ 2 ở châu Á sau Trung Cộng và đứng thứ 6 trên thế giới về số lượng nhà báo bị giam cầm, cùng nhóm với các nước như Trung Cộng, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, và Ai Cập, Eritrea, Vietnam, và Iran.
Nạn nhân mới nhất là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, người bị bắt ngày 21/11 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự, một tội danh trong phần An ninh quốc gia.
Theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 21 nhà báo và Facebooker từ đầu năm đến nay, và kết án 13 trong số họ với mức án từ 1 đến 9 năm tù giam.
Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam hạng 176 trên tổng số 180 quốc gia trong Bảng Tự do báo chí toàn cầu 2019.
Theo CPJ, có ít nhất 250 nhà báo đang bị cầm tù trên thế giới. Trung Quốc đứng đầu các chế độ độc đoán không chấp nhận truyền thông độc lập.
===== 13/12 =====
Hạ nghị sỹ Alan Lowenthal sẵn sàng bảo trợ cho TNLT Nguyễn Văn Hoá
Dân biểu Alan Lowenthal của Hạ viện Hoa Kỳ sẵn lòng bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước” tại Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
Trước đó, vào ngày 10/12, gia đình của anh Nguyễn Văn Hoá đã gửi thư cho ông Lowenthal để đề nghị ông bảo trợ cho Hóa nhằm giúp tù nhân lương tâm này tránh được bị đối xử hà khắc trong thời gian bị cầm tù.
Trong cuộc phỏng vấn của RFA, ông dân biểu cho biết ông cùng Thượng Nghị sĩ Ed Markey đã viết một bức thư gửi cho Ngoại trưởng Pompeo để cảnh báo về tình hình đàn áp báo chí ở Việt Nam và trường hợp cụ thể của Hoá.
Là một thành viên của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, ông Lowenthal đã nhiều lần lên tiếng về tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Ông đã bảo trợ cho nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong đó có Nguyễn Tiến Trung, người đã được tự do và đang học chương trình cao học ở Hoa Kỳ.
Ông kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm (CPC) và áp dụng đạo luật Nhân quyền Việt Nam cũng như áp dụng Đạo luật Magnitsky.
Nguyễn Văn Hoá là 1 trong 12 nhà báo Việt Nam đang bị cầm tù, theo Uỷ ban bảo vệ ký giả (CPJ) trong báo cáo mới công bố ngày 11/12. Anh bị bắt và kết án chỉ vì đã đưa tin về biểu tình của dân chúng phản đối nhà máy thép Formosa của Đài Loan vì gây ô nhiễm trầm trọng ở khu vực ven biển miền Trung năm 2016.
===== 15/12 =====
TNLT Phan Kim Khánh bị kỷ luật tại Trại giam Ba Sao
Theo thông tin từ gia đình, tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh đang bị kỷ luật tại Trại giam Ba Sao ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Ngày 15/12, bố của Khánh là ông Phan Văn Dung đã đến trại giam theo lịch thăm hàng tháng, nhưng ông không được gặp con trai cũng không được chuyển quà. Phía trại giam nói anh bị kỷ luật nhưng không nói nguyên nhân và hình thức kỷ luật.
Cách đây vài hôm, Khánh có điện thoại về gia đình nhưng không nhắc gì đến việc bị kỷ luật, do vậy việc bị kỷ luật có khả năng mới xảy ra.
Hồi giữa năm nay, Khánh cùng 3 tù nhân lương tâm khác là Lê Đình Lượng, Nguyễn Viết Dũng và Lê Thanh Tùng ở trại này cũng bị bị kỷ luật, không được gọi điện thoại về gia đình, không được mua bất cứ thứ gì thêm ở cantin và không được nhận quà của gia đình gửi vào.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ ở đây